Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
lượt xem 2
download
Tham khảo "Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)" để ôn tập kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi nhằm chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra đạt kết quả tốt nhất. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
- BỘ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 NĂM 2021-2022 (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Kim Sơn 2. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu 3. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng 4. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự 5. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Quảng Nam 6. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi 7. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thanh Am
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BÁN KỲ I HUYỆN KIM SƠN Năm học: 2021 - 2022 MÔN LỊCH SỬ 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài:45 phút ( Đề bài gồm 03 trang) I.Trắc nghiệm (20câu – mỗi câu 0,3 điểm) Câu 1: Để thoát khỏi việcbị tư bản phương Tây thôn tính làm thuộc địa Nhật Bản đã: A. Chấp nhận sự bảo hộ của một nước tư bản . B. Tiến hành Duy tân đất nước. C. Kí các hiệp ước bất bình đẳng. D. Kiên quyết đấu tranh vũ trang. Câu 2: Phát minh nào đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh cuối thế kỉ XVIII. A. Máy dệt chạy bằng sức nước của Ét- mơn Các-rai. B. Máy kéo sợi Gienny của Ha-gri-vơ. C. Máy hơi nước của Giêm Oát. D. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước của Ac-crai-tơ. Câu 3: Sau khi cách mạng tư sản thắng lợi thể chế chính trị ở Anh là A. phong kiến. B. nền cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thống. C. thể chế quân chủ lập hiến. D. chiếm hữu nô lệ. Câu 4: Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học là của A. Phoi-ơ-bách, Hê-ghen. B. Xmít, Ri – các- đô. C. Các Mác, Ăngghen. D. Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô – oen. Câu 5: Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Ấn Độ nhằm chống lại chính sách “chia để trị “của thực dân Anh A. Phong trào đấu tranh của công nhân Bombay B. Khởi nghĩa Xipay C. Phong trào đấu tranh của nhân dân Bengan D. Hoạt động của Đảng Quốc Đại Câu 6: Cách mạng tư sản thắng lợi có nghĩa lớn nhất là? A. mở đường cho CNTB phát triển B. tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII. C. tạo điều kiện cho giai cấp vô sản đấu tranh. D. hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là vô sản và tư sản. Câu 7: Phong trào công nhân trong giai đoạn nào có ý nghĩa “đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác” A. Những năm 30 -40 của thế kỉ XIX B. Cuối thế kỉ XVIII C. Đầu thế kỉ XIX D. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Câu 8: Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Nhật chuyển sang giai đoạn: A. CNTB độc quyền (CNĐQ). B. phong kiến. C. CNTB. D. CNXH. Câu 9: Kinh tế Mĩ chiếm vị trí thứ nhất thế giới vào khi nào? A. Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. B. Cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII. C. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. D. Cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII. Câu 10: Đặc điểm riêng của nước Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến. B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân mới. C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. D. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. Câu 11: Kẻ thống trị nước Nga vào đầu thế kỉ XX là A. Sác lơ I B. Nga hoàng Ni cô lai II C. Chi e D. Lui XVI
- Câu 12: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nước Đông Nam Á nào không bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc? A. Lào B. Miến Điện C. Việt Nam D. Thái Lan Câu 13: “Phong trào Hiến chương” nổ ra ở nước ... A. Mĩ B. Anh C. Đức D. Pháp Câu 14: Giai cấp lãnh đạo trong các cuộc cách mạng tư sản là: A. nông dân. B. công nhân. C. quí tộc phong kiến. D. tư sản, quí tộc mới. Câu 15: Cách mạng tư sản Hà Lan được coi là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên vì A. Giai cấp phong kiến thống trị bị lật đổ. B. Tạo điều kiên cho CNTB phát triển. C. Đánh đổ chế độ phong kiến ngoại bang. D. Nổ ra từ đầu thế kỉ XVI. Câu 16: Nguyên nhân nào khiến các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm lược thuộc địa vào thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX? A. Do phương thức sản xuất mới được hình thành. B. Do hai giai cấp cơ bản của CNTB đã được hình thành. C. Do cách mạng công nghiệp mang lại kết quả to lớn. D. Do chủ nghĩa tư bản phát triển, nhu cầu về thị trường, thuộc địa và nhân công tăng. Câu 17: Phong trào được coi là tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX A. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế B. Phong trào Đông Du C. Phong trào Cần Vương D. Phongt rào cải cách, duy tân Câu 18: Người đã đưa cách mạng tư sản Pháp phát triển đến đỉnh cao A. Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn. B. Lui XVI. C. M. Rô-be-spie. D. Ô-li-vơ Crôm- oen. Câu 19: Trong giai đoạn đầu giai cấp công nhân đấu tranh chống lại giai cấp tư sản dưới hình thức A. đưa yêu sách B. thành lập tổ chức Công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình C. đập phá máy móc, đốt công xưởng D. bãi công, bài thị, bãi khóa Câu 20: Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc mang tính chất: A. Cách mạng tư sản không triệt để . B. Cách mạng dân tộc dân chủ. C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. Cách mạng vô sản. II. Tự luận.(4,0 điểm) Câu 1:( 3 điểm ) Em hãy nêu những nét về Lê – nin và sự thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga. Câu 2: ( 1 điểm) Sự thất bại của Công Xã Pa ri (1871) đã để lại cho giai cấp vô sản thế giới và Việt Nam những bài học lịch gì? -----------------Hết----------------
- Xác nhận của Ban giám hiệu Giáo viên thẩm định Giáo viên ra đề kiểm tra đề Trung Văn Đức Nguyễn Thị Phong Phạm Thị Hà
- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BÁN KÌ I ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Năm học: 2021-2022 MÔN LỊCH SỬ 8 ( Hướng dẫn này gồm 01 trang) I.Trắc nghiệm (6,0 điểm – mỗi đáp án đúng 0,3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp B B C C C A A A C D B D B D D D A C C A án II/ Tự luận(4,0điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Nêu được khái quát tiểu sử và giai đoạn đầu hoạt động cách mạng của Lê – nin: - Lê – nin ( 1870 – 1924), sinh ra trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. 0,75 - Sớm có tinh thần cách mạng chống lại chế độ chuyên chế Nga hoàng. 0,75 - 1893, trở thành người lãnh đạo của nhóm công nhân mác – xít ở Pê – téc- 0,75 bua, bị bắt và tù đày. - 7/ 1903, thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. Là chính đảng kiểu 0,75 mới của giai cấp vô sản Nga. 2 Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri đã để lại cho giai cấp vô sản Việt Nam và thế giới sau này những bài học lịch sử quan trọng khi muốn làm cách mạng 0, 25 vô sản thắng lợi: + phải có đảng chân chính của giai cấp vô sản lãnh đạo 0,25 + phải có liên minh công nông 0,25 + phải kiên quyết trấn áp kẻ thù. 0,25 -----Hết----- Xác nhận của Ban giám Giáo viên thẩm định Giáo viên ra đáp án hiệu đáp án Nguyễn Thị Phong Trung Văn Đức Phạm Thị Hà
- MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn Lịch Sử lớp 8 CẤP ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO CỘNG CHỦ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL ĐỀ 1. Thời kì xác - Các cuộc cách Ý nghĩa - Vì sao cách - Các yếu tố Phong trào Phân lập CNTB mạng tư sản đầu lịch sử mạng tư sản Anh thúc đẩy Anh công nhân sau tích ý ( Giữa thế kỉ tiên là cuộc cách mạng tiến hành cách của cách 1848-1849 nghĩa XVI đến nửa - Các giai cấp xuất không triệt để mạng công sau thế kỉ hiện trong nền sản mạng tư - Vì sao cuộc cách nghiệp đến 1870 lịch sử XIX) xuất TBCN sản mạng 1905- 1907 - của - Nền chính trịcủa Pháp ở Nga thất bại cách Pháp trước cách cuối thế - Những đóng góp mạng mạng kỉ của Quốc tế thứ tư sản - Nền công nghiệp XVIII? hai Pháp của Anh - Những điểm mới của chính đảng do cuối - Hình thức đấu Lê- nin thành lập thế kỉ tranh đầu tiên của XVIII? giai cấp công nhân - Chính đảng đầu tiên của giai cấp vô sản TG - Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế cộng sản Số câu: 7 1/2 4 1 1 1/2 12 Số điểm: 2,33 1 1,33 0,33 0,33 1 6,33 Tỉ lệ 23,3% 10% 13,3% 3,3 3,3 10% 63,3 2. Các nước - Các chính sách - Vì sao công xã - Đặc điểm của Âu- Mĩ cuối của công xã Pari là nhà nước CNĐQ Anh, XIX- đầu XX kiểu mới Pháp, Mĩ, Đức - Cơ sở hình - Nguyên nhân
- thành các công ty các nước TB độc quyền của phương Tây Đức xâm chiếm TQ - Vai trò của Đảng quốc đại Số câu: 1 3 2 6 Số điểm: 0,33 1 0,66 2 Tỉ lệ 3,3 10% 6,6 20% 3. Châu Á giữa - Hậu quả của - Lí do cac nươc XVIII- đầu XX chính sách thống trị phương Tây xâm của thực dân Anh ở lược Trung Quốc Ấn Độ - Những điểm chung nổi bật về chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á Số câu: 1 2 5 Số điểm: 0.33 0,66 1,66 Tỉ lệ 3,3% 6,6% 16,6% TS Câu 9 1/2 9 3 1/2 1 23 TS điểm 3 1 3.0 1 10% 1 10đ Tỉ lệ 30% 10% 30% 10% 10% 100%
- BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn Lịch Sử lớp 8 CẤP ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO CỘNG CHỦ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL ĐỀ 1. Liên Xô và - Các cuộc cách Ý nghĩa - Vì sao cách - Các yếu tố Phong trào Phân các nước Đông mạng tư sản đầu lịch sử mạng tư sản Anh thúc đẩy Anh công nhân sau tích ý Âu từ năm tiên là cuộc cách mạng tiến hành cách của cách 1848-1849 nghĩa 1945 đến - Các giai cấp xuất không triệt để mạng công những năm 90 hiện trong nền sản mạng tư - Vì sao cuộc cách nghiệp đến 1870 lịch sử xuất TBCN sản mạng 1905- 1907 - của - Nền chính trịcủa Pháp ở Nga thất bại cách Pháp trước cách cuối thế - Những đóng góp mạng mạng kỉ XVIII của Quốc tế thứ tư sản - Nền công nghiệp hai Pháp của Anh - Những điểm mới - Hình thức đấu của chính đảng do cuối tranh đầu tiên của Lê- nin thành lập thế kỉ giai cấp công nhân. XVIII - Chính đảng đầu tiên của giai cấp vô sản TG - Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế cộng sản Số câu: 7 1/2 4 1 1 1/2 12 2. Các nước - Các chính sách - Vì sao công xã - Đặc điểm của Âu - Mĩ cuối của công xã Pari là nhà nước CNĐQ Anh, XIX- đầu XX kiểu mới Pháp, Mĩ, Đức - Cơ sở hình - Nguyên nhân thành các công ty các nước TB
- độc quyền của phương Tây Đức xâm chiếm TQ - Vai trò của Đảng quốc đại Số câu: 1 3 2 6 3. Châu Á giữa - Hậu quả của - Lí do cac nươc XVIII- đầu XX chính sách thống trị phương Tây xâm của thực dân Anh ở lược Trung Quốc Ấn Độ - Những điểm chung nổi bật về chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á Số câu: 1 2 5 TS Câu 9 1/2 9 3 1/2 1 23
- PHÒNG GDĐT HỘI AN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU Năm học: 2021-2022 Môn: Lịch sử 8 Thời gian làm bài: 45phút Họ và tên: Điểm: Lớp: I/ TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)Em hãy chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên bao gồm A. Cách mạng Hà Lan, cách mạng Anh, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. B. Cách mạng tháng Mười Nga, cách mạng Anh, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. C. Cách mạng Hà Lan, cách mạng Tân Hợi, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. D. Cách mạng Hà Lan, cách mạng Anh, cách mạng tháng Tám ở Inđônêxia. Câu 2. Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để? A. Quyền lợi của nhân dân không được áp ứng. B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa. Câu 3. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa , giai cấp nào đã xuất hiện? A. Quý tộc mới B. Tư sản và vô sản C. Tư sản và tiểu tư sản D. Tư sản và thợ thủ công Câu 4. : Trước Cách mạng 1789, Pháp là một nước A. quân chủ chuyên chế. B. quân chủ lập hiến. C. cộng hòa liên bang. D. tự trị. Câu 5. Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ ngành nào? A. Luyện kim. B. Giao thông vận tải. C. Hóa chất. D. Dệt Câu 6. Sau cách mạng tư sản, yếu tố nào thúc đẩy nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp? A. Tư bản, nhân công và sự phát triển của máy móc, kỹ thuật. B. Tư bản, nguồn lao động và thị trường rộng lớn. C. Vốn, công nhân làm thuê và thuộc địa. D. Tư bản, công nhân, nô lệ và thị trường. Câu 7. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là gì? A. Mít tinh, biểu tình. B. Bãi công. C. Khởi nghĩa. D. Đập phá máy móc. Câu 8. Chính Đảng đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào? A. Đồng minh những người cộng sản. B. Quốc tế thứ nhất. C. Quốc thế thứ hai. D. Quốc tế thứ ba. Câu 9. Quốc tế thứ hai không có đóng góp nào sau đây? A. Xây dựng một lực lượng quân sự mạnh ở các nước. B. Thúc đẩy việc thành lập chính phủ vô sản ở nhiều nước. C. Đoàn kết các phong trào đấu tranh ở châu Âu và Bắc Mỹ. D. Làm chậm quá trình chiến tranh đế quốc ở các nước. Câu 10. Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của lực lượng nào? A. Giai cấp công nhân thế giới. B. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. C. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới. D. Khối liên minh công – nông tất cả các nước. Câu 11. Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga thất bại vì sao? A. Sai lầm về đường lối đấu tranh. B. Thiếu sự lãnh đạo của một đảng Mác-xít.
- C. Chưa tập hợp được quần chúng rộng rãi. D. Thiếu tổ chức chặt chẽ, lực lượng quá chênh lệch. Câu 12. Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản? A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước. B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng. C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga. D. Quốc tế thứ hai tan rã Câu 13. Đầu thế kỉ XX, Lê-nin đã thành lập một chính đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo, chính đảng này có gì mới so với các tổ chức trước đây? A. Chính đảng của những người lao động Nga. B.Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. C. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản. D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng. Câu 14. Vì sao nói "Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới"? A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân. C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ. D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh. Câu 15. Chính sách nào của Công xã đã bước đầu giao tư liệu sản xuất cho người lao động? A. Hoãn trả lại tiền thuê nhà. B. Quy định tiền lương tối thiểu. C. Giáo dục bắt buộc. D. Công nhân quản lí xí nghiệp chủ bỏ trốn. Câu 16. Khẳng định nào sau đây là đúng A. Chủ nghĩa đế quốc Anh là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi". B. Chủ nghĩa đế quốc Mĩ là "chủ nghĩa đế quốc thực dân". C. Chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi". D. Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến". Câu 17. Sự hình thành các công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào? A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng. B. Tập trung tư bản và tài chính. C. Xuất khẩu tư bản. D. Tập trung sản xuất và tư sản. Câu 18. Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào? A. Tầng lớp tri thức. B. Giai cấp nông dân. C. Giai cấp công nhân. D. Giai cấp tư sản. Câu 19. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã để lại hậu quả gì trong xã hội? A. Bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp. B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ. C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp. D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Câu 20. Tại sao các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Trung Quốc? A. Trung Quốc là nước có khoa học kĩ thuật phát triển. B. Trung Quốc rộng lớn, giàu tài nguyên, đông dân. C. Trung Quốc cố ý gây hấn với các nước phương Tây. D. Phong kiến Trung Quốc bị suy yếu nên dễ dàng bị xâm chiếm. Câu 21. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật? A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa. C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị. D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính. B. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 22.Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?( 2đ) Câu 23. Phong trào công nhân từ sau cách mạng 1848 - 1849 đến năm 1870 có nét gì nổi bật?( 1đ) - HẾT-
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - LỊCH SỬ 8 - 2021- 2022 ĐÁP ÁN Thang điểm A. TRẮC NGHIỆM 7 điểm Khoanh tròn đáp án đúng Câu 1 2 3 4 5 6 7 Mỗi đáp Đáp án A A B A D A D án đúng Câu 8 9 10 11 12 13 14 được 0,33 điểm A B B B A B B (Nếu đúng Đáp án 3 câu = 1 điểm) Câu 15 16 17 18 19 20 21 Đáp án D D B B A B C B. TỰ LUẬN 3 điểm Câu 22 Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp 2,0 điểm cuối thế kỉ XVIII? * Đối với nước Pháp: - Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến. - 0,5đ - Mở đường cho sự phát triển của TBCN. - 0,25đ - Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc - 0,25đ thống nhất được hình thành. * Đối với thế giới: - Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu -0,25 đ - Ảnh hưởng của làn sóng TBCN đến khắp châu Âu. - 0,25 đ * Hạn chế: - Chưa đáp ứng được đầy dù quyền lợi cho nhân dân. - 0,25 đ - Không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là - 0,25 đ được hưởng lợi. Câu 23. Phong trào công nhân từ sau cách mạng 1848 - 1849 đến năm 1870 1 điểm có nét gì nổi bật? - Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ hơn, dưới sự lãnh đạo của một tổ - 0,25 đ chức quốc tế (Quốc tế thứ nhất). - Giai cấp công nhân được giác ngộ và nhận thức rõ hơn về vai trò của giai - 0,5 đ cấp mình thông qua các hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác của Quốc tế thứ nhất. - Có tinh thần đoàn kết quốc tế thông qua Quốc tế thứ nhất. - 0,25 đ
- PHÒNG GDĐT NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Môn: LỊCH SỬ – LỚP 8 – MÃ ĐỀ 1 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Nội dung nào không phải là biểu hiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh? A. Nhiều công trường thủ công xuất hiện B. Có những phát minh mới về kỹ thuật. C. Trung tâm công nghiệp, thương mại hình thành. D. Công cụ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp. Câu 2: Năm 1784, Giêm Oát đã A. sáng chế ra máy kéo sợi Gienni. B. phát minh ra máy hơi nước. C. chế tạo thành công đầu máy xe lửa. D. xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên. Câu 3: Trước cách mạng, Pháp theo thể chế chính trị: A. Quân chủ lập hiến B. Quân chủ chuyên chế C. Cộng hoà D. Liên bang Câu 4: Khẩu hiệu “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” xuất hiện trong … A. khởi nghĩa Liông (Pháp). B. khởi nghĩa Sơlêđin (Đức). C. phong trào Hiến chương (Anh). D. phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng (Anh). Câu 5: Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại là do A. lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết. B. chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình. C. không được sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế. D. thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng. Câu 6: Cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Giáng đòn chí tử, làm suy yếu chế độ Nga hoàng. B. Là bước chuẩn bị cho cách mạng tháng Mười sau này. C. Đưa giai cấp công nhân, nhân dân lao động lên làm chủ trong thời gian ngắn. D. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông đầu thế kỉ XX. Câu 7: Để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, chính phủ Pháp đã có hành động gì? A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước. B. Thành lập chính phủ lâm thời. C. Tuyên chiến với Phổ. D. Giao chính quyền cho tư sản. Câu 8: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ? A. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái. B. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ. C. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu. D. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu. Câu 9: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)? A. Không lật đổ được chế độ phong kiến. B. Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc. C. Không tích cực chống phong kiến đến cùng. D. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 10: Nga, Nhật chiếm vùng nào của Trung Quốc? A. Vùng Đông Bắc. B. Vùng Vân Nam. C. Vùng châu thổ sông Dương Tử. D. Tỉnh Sơn Đông.
- II. Tự luận (5 điểm) Bài 1: (2,0 điểm) Lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa cuộc cách mạng tư sản với cách mạng vô sản về ( mục đích, nhiệm vụ cách mạng và lãnh đạo)? Nhận xét về các cuộc cách mạng đó? Bài 2: (1,0 điểm) Vì sao nói cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 là một cuộc cách mạng vô sản? Bài 3: (1,0 điểm) Tại sao gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa là chủ nghĩa đế quốc thực dân, chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi? Bài 4: (1,0 điểm) Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ như thế nào?
- PHÒNG GDĐT NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Môn: LỊCH SỬ – LỚP 8 – MÃ ĐỀ 2 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Biểu hiện chứng tỏ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Anh phát triển A. xuất hiện các trung tâm công nghiệp. B. xuất hiện nhiều công trường thủ công phục vụ cho tiêu dùng trong nước. C. trung tâm tài chính được hình thành trong cả nước, tiêu biểu là Luân Đôn. D. xuất hiện nhiều công trường thủ công, trung tâm về công nghiệp, tài chính và thương mại. Câu 2: Ac-crai-tơ đã phát minh ra A. máy hơi nước. B. máy kéo sợi. C. máy dệt chạy bằng sức nước. D. máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Câu 3: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào? A. Ruộng đất bị bỏ hoang. B. Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên. C. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp. D. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu. Câu 4: Cuộc đấu tranh của công nhân thể hiện rõ tính chất quần chúng, rộng lớn nhất là cuộc đấu tranh nào? A. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri. B. “Phong trào Hiến Chương” ở Anh. C. Khởi nghĩa của công nhân Sơ-lê-din D. Khởi nghĩa của thợ Li-ông năm 1834. Câu 5: Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là A. bỏ việc. B. biểu tình, bãi công. C. khởi nghĩa vũ trang. D. đập phá máy móc, đốt công xưởng. Câu 6: Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga? A. Sự phát triển của phong trào đấu tranh cuối năm 1904. B. Nước Nga thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905). C. Vụ thảm sát “Ngày chủ nhật đẫm máu” của quân đội và cảnh sát Nga. D. Công nhân Xanh Pêtécbua biểu tình thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống. Câu 7: Chính phủ tư sản lâm thời ra đời sau cuộc khởi nghĩa ngày 4/9/1870 có tên gọi là A. Chính phủ vệ quốc. B. Chính phủ tư sản. B. Chính phủ lâm thời. D. Chính phủ phản quốc. Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân thực dân phương Tây xâm lược Ấn Độ? A. Có truyền thống văn hóa lâu đời. B. Kinh tế văn hóa, xã hội Ấn Độ bị suy thoái. C. Đất rộng người đông, tài nguyên phong phú. D. Là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo). Câu 9: Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản? A. Thiết lập nền cộng hòa của giai cấp tư sản. B. Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản. C. Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của đế quốc. D. Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng. Câu 10: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc? A. Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông. B. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu. C. Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh. D. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh.
- II. Tự luận (5 điểm) Bài 1: (2,0 điểm) Lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa cuộc cách mạng tư sản với cách mạng vô sản về lực lượng và xu hướng phát triển? Nhận xét về các cuộc cách mạng đó? Bài 2: (1,0 điểm) Vì sao nói cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 là một cuộc cách mạng vô sản? Bài 3: (1,0 điểm) Tại sao gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến? Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”? Bài 4: (1,0 điểm) Thực dân Anh thống trị Ấn Độ như thế nào và hậu quả của chính sách thống trị của Anh đối với Ấn Độ.
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM PHÒNG GDĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 – MÃ ĐỀ 1 I.Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B B A D C C D A A II. Tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) *Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cách mạng tư sản với cách mạng vô sản (1 điểm) Khác nhau Cách mạng tư sản Cách mạng vô sản Mục đích, nhiệm vụ Lật đổ chế độ phong kiến Lật đổ chế độ TBCN, xây dựng chế cách mạng chuyên chế, mở đường cho độ XHCN, thực hiện mọi quyền lợi chủ nghĩa tư bản phát triển. cho nhân dân lao động. Lãnh đạo Tư sản, quí tộc mới,...đại Giai cấp vô sản, đứng đầu là Đảng diện cho phương thức sản cộng sản. xuất TBCN *Nhận xét: Cách mạng tư sản và cách mạng vô sản cùng giải quyết được nhiệm vụ dân chủ là lật đổ giai cấp thống trị, nên đã thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia, nhất là giai cấp nông dân(0,5đ) - Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản, quí tộc tư sản hóa lãnh đạo, nên sau khi giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tiếp tục duy trì chế độ bóc lột đối với nhân dân lao động, đưa đất nước đi theo con đường tư bản. (0,5đ) Câu 2. (1 điểm) Nói cuộc cách mạng ngày 18/3 1871 là một cuộc cách mạng vô sản vì: - Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân lao động Pa-ri. - Mục đích: Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. Thành lập chính quyền của giai cấp vô sản. -Do giai cấp vô sản lãnh đạo. Câu 3. (1 điểm) * Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì: - Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục. * Chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi" vì: - Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao. - Pháp là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản (sau Anh), nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng. Câu 4. (1điểm) Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ: - Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và áp đặt ách thống trị đối với Ấn Độ. - Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM PHÒNG GDĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 – MÃ ĐỀ 2 I.Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp D D D B D C A B B C án II. Tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) *Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cách mạng tư sản với cách mạng vô sản (1 điểm) Khác nhau Cách mạng tư sản Cách mạng vô sản Lực lượng Tư sản, nông dân, thợ thủ Quần chúng nhân dân nói chung (công công, nô lệ… nhân, nông dân, binh lính, dân thành thị, học sinh, sinh viên…) Xu hướng phát Thiết lập chế độ tư bản chủ Thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa triển nghĩa *Nhận xét: Cách mạng tư sản và cách mạng vô sản cùng giải quyết được nhiệm vụ dân chủ là lật đổ giai cấp thống trị, nên đã thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia, nhất là giai cấp nông dân(0,5đ) - Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản, quí tộc tư sản hóa lãnh đạo, nên sau khi giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tiếp tục duy trì chế độ bóc lột đối với nhân dân lao động, đưa đất nước đi theo con đường tư bản. (0,5đ) Câu 2. (1 điểm) Nói cuộc cách mạng ngày 18/3 1871 là một cuộc cách mạng vô sản vì: - Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân lao động Pa-ri. - Mục đích: Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. Thành lập chính quyền của giai cấp vô sản. -Do giai cấp vô sản lãnh đạo. Câu 3. (1 điểm) - Đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến". Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới. - Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”: Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển mạnh mẽ, hình thành các tổ chức độc quyền “tơ-rớt” công nghiệp khổng lồ (thép, dầu, ô tô...) đứng đầu các công ti đó là những ông vua như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Mooc-gan, “vua ô tô” Pho.... Câu 4. (1điểm) - Thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. - Tiến hành chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp… - Khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị. - Hậu quả: kinh tế giảm sút, đời sống nhân dân cực khổ, số người chết đói gia tăng, mâu thuẫn giữa thực dân Anh và nhân dân Ấn Độ sâu sắc.
- UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ 8 ( TIẾT 20) Năm học: 2021-2022 Thời gian làm bài: 45 phút. I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Lí giải được nguyên nhân của sự phát triển này. - Lí giải được tên gọi của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp , Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. - Lí giải được nguyên nhân, hình thức của công phong trào đập phá máy móc, bãi công và phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX. - Trình bày được những thành tựu và hệ quả của cách mạng công nghiệp. - Trình bày được nguyên nhân khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859). Lí giải được nguyên nhân nói đây là khởi nghĩa dân tộc. - Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thất bại của cuộc cách mạng Nga ( 1905- 1907). - Nêu được những thành tựu về kĩ thuật của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII-XX. - Trình bày được diễn biến cách mạng Tân Hợi. Lí giải được đây là cuộc cách mạng không triệt để. 2. Năng lực - Năng lực tìm hiểu lịch sử. - Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét, phân tích. - Rèn luyện kỉ năng nêu và đánh giá vấn đê, so sánh... 3. Phẩm chất: - Giáo dục học sinh tính tự học, tự rèn, tính trung thực và tự giác trong kiểm tra. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án
31 p | 35 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
36 p | 60 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
20 p | 63 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án
28 p | 51 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
51 p | 44 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 38 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
45 p | 26 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
63 p | 15 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
64 p | 25 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 (Có đáp án)
43 p | 19 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
27 p | 30 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
28 p | 47 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
27 p | 71 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
30 p | 55 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 39 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn