intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021

Chia sẻ: Kiều Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

147
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 được TaiLieu.VN sưu tầm và chọn lọc nhằm giúp các bạn học sinh lớp 11 luyện tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi chọn học sinh giỏi sắp tới. Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp quý thầy cô tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và biên soạn đề thi. Mời quý thầy cố và các bạn học sinh cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021

Tham khảo thêm:

1. Đề thi HSG môn Lịch sử lớp 11 cấp trường - Trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Câu 1. (3 điểm) Kể tên các cuộc phát kiến địa lý trong thời Hậu kỳ trung đại Tây Âu. Giải thích tại sao phát kiến địa lý coi là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức?

Câu 2. (5 điểm) Trình bày hình thức và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản thời Cận đại?

Câu 3: (3 điểm) Hoàn thành bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo mẫu và nêu nhận xét của em. 

Thời gian  Tên cuộc KC - KN  Người lãnh đạo  Trận tiêu biểu  Kết quả
         
         
         
         

Câu 4 (5 điểm) Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn được tiến hành như thế nào?

Câu 5. (4 điểm) Trong cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) nhân tố nào được coi là “chìa khoá” thành công? Từ cuộc cải cách này, em có suy nghĩ gì về công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay?

Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp trường  môn Lịch sử lớp 11

Câu 1:

1. Các cuộc phát kiến lớn:

- Năm 1487, B. Đi-a –Xơ là hiệp sĩ Hoàng gia đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực nam của châu Phi…

- Tháng 8- 1492, C. Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ TBN đi về hướng Tây, sau hơn 2 tháng ….Cô- lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mỹ

- Tháng 7-1497 Va-xco- đơ Ga – ma chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha đi tìm đường sang phương Đông…

- Từ năm 1519 đến 1522 Ph. Ma –gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển…

2. Giải thích:

- Con người lần đầu tiên hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, bề rộng và hình thái trái đất. ..mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới ..

- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc châu báu khổng lồ, thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển…

Câu 2:

*Kể tên các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại:… *Hình thức: Về cơ bản cac cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đều diễn ra một trong 5 hình thức sau đây:

- Hình thức là một phong trào giải phóng dân tộc: đánh đuổi thực dân phong kiến hoặc thực dân tư sản, như cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI (đánh đuổi thực dân phong kiến Tây Ban Nha), cách mạng tư sản Mĩ lần thứ nhất cuối thế kỉ XVIII (đánh đuổi thực dân Anh).

- Hình thức nội chiến (giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trong một nước): như cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII (một bên là tư sản, quý tộc mới cùng quần chúng nhân dân với một bên là nhà vua và quý tộc phong kiến bảo thủ); nội chiến ở Mĩ 1861-1865 giữa tư sản miền Bắc và chủ nô miền Nam.

- Hình thức một phong trào cách mạng của quần chúng. Sự phát triển của cách mạng gắn liền với vai trò to lớn của quần chúng như cách mạng tư sản Pháp cuối thể kỉ XVIII (Cách mạng Pháp tiến lên từng nấc thang với đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh chính là do cuộc đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân Pháp)

- Hình thức một cuộc cải cách hay duy tân đất nước như cuộc cải cách nông nô ở Nga (1861-1865), cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868.

- Hình thức một phong trào đấu tranh thống nhất đất nước như cuộc đấu tranh thống nhất Đức và Italia giữa thế kỉ XIX.

*Nhiệm vụ của cách mạng tư sản:

- Nhiệm vụ dân tộc nhằm xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường, bảo vệ Tổ quốc khi có sự xâm lược của các thế lực phong kiến nước ngoài, liên kết với bọn phong kiến trong nước đã bị lật đổ. Tuy nhiên, nhiệm vụ dân tộc được thể hiện lên khác nhau trong mỗi cuộc cách mạng tùy vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước.

- Nhiệm vụ dân chủ được thể hiện ở việc xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản với việc thành lập nhà nước Cộng hòa tư sản (hay quân chủ lập hiến) và ban bố các quyền dân chủ tư sản, trong đó nhấn mạnh quyền tư hữu, được xem là bất khả xâm phạm-một yếu tố quan trọng của nền dân chủ tư sản. Vấn đề ruộng đất là nội dung cơ bản của cách mạng tư sản và tuy theo mức độ, kết quả của việc giải quyết yêu cầu này mà đánh giá tính triệt để của cách mạng tư sản.


2. Đề thi HSG môn Lịch sử lớp 11 cấp trường - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội

Câu 1: (5,0 điểm) Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, em hãy:

a. Trình bày bối cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản.

b. Theo em, trong những nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị, nội dung được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa Nhật Bản phát triển? Vì sao?

Câu 2: (5,0 điểm) Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), em hãy:

a. Nêu kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai.

b. Từ kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai, rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ hòa bình trên thế giới hiện nay.

Câu 3: (5,0 điểm) Vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng? Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đã có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?

Câu 4: (5,0 điểm) Em hãy lập bảng so sánh những điểm khác nhau của Cách mạng tư sản Pháp và Cách mạng tháng Mười Nga (theo mẫu):

Nội dung so sánh  Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII) Cách mạng tháng Mười Nga (1917) 
Nhiệm vụ     
Lãnh đạo    
Lực lượng    
Xu hướng phát triển    
Tính chất    

Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp trường  môn Lịch sử lớp 11

Câu 1: (5,0 điểm)

a. * Bối cảnh lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản:

- Về chính trị: Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân – Sôgun. (0,5đ)

- Về kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển nhanh chóng. (0,25đ)

- Về xã hội: Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thể lực về kinh tế,song không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt. (0,25đ)

- Các nước đế quốc, trước tiên là Mĩ, đe doạ xâm lược Nhật Bản. Nhật Bản đứng trước sự lựa chọn hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến hoặc cải duy tân đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. (0,5đ)

- Cuối năm 1867 – đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoảng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ. (0,25đ)

* Nội dung cơ bản:

- Về chính trị: Xóa bỏ chế độ Mạc phủ, xác lập quyền thông trị của quý tộc, tưsản; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. (0,25đ)

- Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu công.. (0,25đ)

- Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng. (0,25đ)

- Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây. (0,25đ)

*Ý nghĩa:

- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, đã xóa bỏ rào cản của chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. (0,75đ)

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa và trở thành nước tư bản hủng mạnh ở châu Á. (0,5đ)

b. Trong những nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị, nội dung được đánh giá lànhân tố “chìa khóa” để đưa Nhật Bản phát triển là:

- Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó cải cách về giáo dục được đánh giá là cải cách mạng tính chất “chìa khóa", bởi vì: (0,5đ)

- Chỉ có cải cách giáo dục mới mở đường cho con người Nhật Bản đủ bản lĩnh nắm bắt được tri thức tiên tiến của phương Tây. (0,25đ)

- Từ đó sẽ đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản hùng mạnh sau đó trở thành một nước đế quốc ở châu Á. (0,25đ) 


3. Đề thi HSG môn Lịch sử lớp 11 cấp trường - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng 

Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày nội dung, ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX. Bài học rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị đối với công cuộc đổi mới xây dựng nước ta là gì?

Câu 2 (1,5 điểm) Hãy cho biết nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Cống hiến vĩ đại nhất của Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc Đồng Minh hội cho lịch sử Trung Quốc là gì? Tại sao?

Câu 3 (2,0 điểm) Bằng những hiểu biết về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), em hãy đánh giá vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Câu 4 (2,5 điểm) Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tại sao nói: Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới?

Câu 5 (2,0 điểm) Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.

Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp trường  môn Lịch sử lớp 11

Câu 1:

* Nội dung, ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX - Ngày 3/1/1868, Thiên hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới. Ngay sau khi nắm lại quyền lực, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa giáo dục...

- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương. Tổ chức Chính phủ gồm 12 bộ như kiểu châu Âu... Năm 1889, Hiến pháp mới đươc ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Về kinh tế: Chính phủ thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá cầu cống....

- Về văn hóa – giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa học – kĩ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài học. Coi giáo dục là nhân tố chìa khóa của sự phát triển.

- Về quân sự: Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. Công nghiệp đóng tàu được chú trọng phát triển, mời chuyên gia quân sự nước ngoài...

- Ý nghĩa: Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, hay nửa thuộc địa. Mở đường cho việc biến Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa.

* Bài học rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị đối với công cuộc đổi mới xây dựng nước ta là: Muốn xây dựng đất nước lớn mạnh, cải cách, đổi mới là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để cải cách, đổi mới thành công thì phải đảm bảo có sự đồng thuận từ trên xuống dưới, có quyết tâm của người lãnh đạo và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Phải có những điều kiện khách quan tương đối thuận lợi và đảm bảo cho đổi mới thành công. Nội dung cải cách phải phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng phải lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc. 

Câu 2:

* Nguyên nhân: Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến Duyên cớ: Do chính quyền nhà Thanh tao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc ⇒ phong trào giữ đường bùng nổ. Nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.

* Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.

* Ý nghĩa:

- Chấm dứt chế độ phong kiến lỗi thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Cách mạng đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước châu Á trong đó có Việt Nam

Câu 3:

* Vai trò của Liên Xô:

- Là một trong ba trụ cột chính, cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

- Đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt phát xít Đức, giải phóng các nước Đông Âu, tiến vào sào huyệt của phát xít Đức buộc chúng phải đầu hàng.

- Liên Xô tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Cùng với Mĩ, Anh tổ chức hội nghị Ianta, Pốtxđam, bàn về việc kết thúc chiến tranh.

* Vai trò của Mĩ, Anh:

- Cùng với Liên Xô là một trong ba lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Tại mặt trận Bắc Phi: là lực lượng chủ yếu góp phần trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia..

- Tấn công quân Đức ở phía Tây (chiến trường châu Âu), cùng với Liên Xô góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức, kết thúc chiến tranh ở châu Âu.

- Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật đầu hàng..

- Cùng với Liên Xô thiết lập trạt tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu về máy.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2