intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bệnh do thiếu dinh dưỡng (Kỳ 1)

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

226
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bệnh do thiếu dinh dưỡng (Kỳ 1) Những kết quả nghiên cứu của khoa học dinh dưỡng đã chỉ ra trong thức ăn có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, đó là protein, lipid, các vitamin, chất khoáng và nước. Thiếu một trong các chất này có thể gây ra nhiều bệnh tật, như bệnh scobut do thiếu vitamin C đã lấy đi sinh mạng 100 trong số 160 thủy thủ theo Vasco de Gama tìm đường sang phương Đông, viêm da pellagre hay gặp ở các vùng ăn toàn bắp do thiếu vitamin PP,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bệnh do thiếu dinh dưỡng (Kỳ 1)

  1. Các bệnh do thiếu dinh dưỡng (Kỳ 1) Những kết quả nghiên cứu của khoa học dinh dưỡng đã chỉ ra trong thức ăn có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, đó là protein, lipid, các vitamin, chất khoáng và nước. Thiếu một trong các chất này có thể gây ra nhiều bệnh tật, như bệnh scobut do thiếu vitamin C đã lấy đi sinh mạng 100 trong số 160 thủy thủ theo Vasco de Gama tìm đường sang phương Đông, viêm da pellagre hay gặp ở các vùng ăn toàn bắp do thiếu
  2. vitamin PP, bệnh tê phù do thiếu vitamin B1... Người ta gọi đó là các bệnh thiếu dinh dưỡng đặc hiệu, nghĩa là nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một thành phần dinh dưỡng nào đó. Nhờ áp dụng kiến thức dinh dưỡng vào chăm sóc sức khỏe, nhiều loại bệnh đã được đẩy lùi về quá khứ. Tuy vậy ở các nước nghèo vẫn còn nổi trội các vấn đề sức khỏe do thiếu dinh dưỡng, bệnh thiếu dinh dưỡng quan trọng nhất hiện nay là thiếu protein năng lượng, thiếu vitamin A và bệnh khô mắt, thiếu máu dinh dưỡng, thiếu iod và bệnh bướu cổ. Các đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe và phát triển của một cộng đồng. Dinh dưỡng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến các dạng rối loạn thường gặp. Đói và các bệnh thiếu dinh dưỡng hiển nhiên là đặc điểm của các nước nghèo, nhưng liệu các nước đã “no”, dư thừa về thực phẩm thì vấn đề về dinh dưỡng có gì đáng quan tâm nữa không? Các thống kê về dịch tễ học so sánh ở từng nước trong các thời kỳ khác nhau và so sánh các quần thể di cư từ vùng này sang vùng khác cho thấy, mô hình bệnh tật thay đổi theo lối sống và cách ăn uống. Ở các nước giàu, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường tăng lên. Bệnh béo phì chiếm 20 - 40% số dân trưởng thành ở nhiều nước phát triển, là nguy cơ quan trọng của nhiều bệnh khác.
  3. Như vậy cả thiếu ăn lẫn thừa ăn (thừa về số lượng và thiếu về chất lượng) đều có thể gây bệnh. Một chế độ ăn cân đối, hợp lý là cần thiết cho con người sống lâu và khỏe mạnh. Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng là loại thiếu dinh dưỡng quan trọng nhất ở trẻ em, với biểu hiện lâm sàng là tình trạng chậm lớn và hay đi kèm với các bệnh nhiễm khuẩn. Vấn đề này thường xảy ra do: - Chế độ ăn thiếu về số lượng và chất lượng. - Tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là các bệnh đường ruột, sởi và viêm đường hô hấp cấp dẫn đến giảm ngon miệng và giảm hấp thu. Suy dinh dưỡng thể còm Marasmus là thể thiếu dinh dưỡng nặng hay gặp nhất. Đó là hậu quả của chế độ ăn thiếu cả nhiệt lượng lẫn protein do cai sữa sớm hoặc ăn bổ sung không hợp lý. Tình trạng vệ sinh kém gây tiêu chảy, trẻ ăn càng kém và vòng lẩn quẩn bệnh lý bắt đầu. Kwashiorkor ít gặp hơn Marasmus, thường là do chế độ ăn quá nghèo về protein nhưng carbohydrat tạm đủ (chế độ ăn chủ yếu dựa vào khoai sắn). Ngoài ra còn có thể phối hợp Marasmus - Kwashiorkor. Suy dinh dưỡng bắt đầu từ biểu hiện chậm lớn cho đến các thể nặng là Marasmus và Kwashiorkor. Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, việc
  4. nhận biết các thể nhẹ và vừa có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Trong điều kiện thực hành, người ta chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao, vòng cánh tay) để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng. Khi đo vòng cánh tay cần sờ nắn để đánh giá tình trạng lớp mỡ dưới da. Ở cộng đồng, cách phân loại thông dụng nhất trước đây do Gomez F. đưa ra từ năm 1956, dựa vào cân nặng theo tuổi quy ra phần trăm của cân nặng chuẩn. Thiếu dinh dưỡng độ 1 tương ứng 75 - 90% của cân nặng chuẩn. Thiếu dinh dưỡng độ 2 tương ứng 60 - 75%. Cách phân loại của Gomez F. đơn giản nhưng không phân biệt được thiếu dinh dưỡng mới xảy ra hay đã lâu. Để khắc phục nhược điểm đó, Waterlow J.C. đề nghị cách phân loại như sau: thiếu dinh dưỡng thể gầy còm (tức là hiện đang thiếu dinh dưỡng) biểu hiện bằng cân nặng theo chiều cao, thấp so với chuẩn, thiếu dinh dưỡng thể còi cọc (tức là thiếu dinh dưỡng trường diễn) dựa vào chiều cao theo tuổi thấp so với chuẩn. Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới, các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi và cân nặng theo chiều cao. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng thấp (dưới 2.500 g) là chỉ tiêu có ý nghĩa về tình trạng dinh dưỡng của người mẹ, sự chăm sóc của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Những trẻ sơ sinh có cân nặng thấp thường có nguy cơ tử vong cao, dễ bị bệnh và suy dinh dưỡng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2