intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

394
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Nêu được định nghĩa Hội chứng tràn dịch màng phổi. 2. Phân biệt được đặc điểm Dịch thấm và Dịch tiết của dịch màng phổi. 3. Nêu được một số nguyên nhân thường gặp của Tràn dịch màng phổi. 4. Mô tả được bệnh cảnh lâm sàng điển hình của Hội chứng tràn dịch màng phổi. 5. Nêu được các cận lâm sàng cần thiết trong Hội chứng Tràn dịch màng phổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP

  1. CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP Đối tượng: Sinh viên Y2. Thời gian: 2 tiết. HỘI CHỨNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI Mục tiêu: 1. Nêu được định nghĩa Hội chứng tràn dịch màng phổi. 2. Phân biệt được đặc điểm Dịch thấm và Dịch tiết của dịch màng phổi. 3. Nêu được một số nguyên nhân thường gặp của Tràn dịch màng phổi. 4. Mô tả được bệnh cảnh lâm sàng điển hình của Hội chứng tràn dịch màng phổi. 5. Nêu được các cận lâm sàng cần thiết trong Hội chứng Tràn dịch màng phổi. I-ĐỊNH NGHĨA:
  2. Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ dịch bất thường trong khoang màng phổi. II-NGUYÊN NHÂN: 1-Bình thường, khoang màng phổi chứa một ít thanh dịch giúp cho 2 lá m àng phổi trượt lên nhau dễ dàng trong các thì hô hấp. 2-Dịch tích tụ bất thường trong khoang màng phổi thường là do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tạo lập và các yếu tố hấp thu do các bệnh căn nguyên gây tăng áp lực tĩnh mạch hệ thống hay tĩnh mạch phổi, giảm áp lực keo huyết tương, tăng tính thấm mao mạch hay tắc nghẽn mạch bạch huyết. 3-Tràn dịch màng phổi có thể chia làm Dịch thấm và dịch tiết. Tràn dịch màng phổi dịch tiết khi có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn:  Protein (DMP) > 30 g/L.  Protein (DMP) / Protein (huyết thanh)> 0,5.  LDH (DMP) / LDH (huyết thanh) > 0,6. Dịch thấm là do tăng áp lực tĩnh mạch hay giảm áp suất keo huyết tương. Quá trình bệnh lý tiên phát không liên quan trực tiếp đến màng phổi. Dịch tiết do tăng tính thấm m àng phổi (viêm, chấn thương…) hay do tắc nghẽn mạch bạch huyết.
  3. 4-Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi:  Dịch tiết:  Nhiễm trùng: lao, viêm phổi…  Thuyên tắc phổi.  Bệnh collagen.  Viêm tu ỵ.  Chấn thương.  Dịch thấm:  Suy tim sung huyết.  Xơ gan.  Hội chứng thận hư. III-TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: (Điển hình, thể tự do) Triệu chứng lâm sàng tu ỳ thuộc nguyên nhân, lượng dịch nhiều hay ít và dịch tạo lập nhanh hay chậm.
  4. 1-Đau ngực do viêm màng phổi: thường gặp trong các bệnh lý viêm và thường kết hợp với tiếng cọ màng phổi. Tính chất đau: đau nhói, đau như kim châm, đau tăng khi ho hay hít thở sâu. 2-Khó thở: do dịch chèn ép vào nhu mô phổi và làm giảm cử động của cơ hoành. 3-Nhìn: bên lồng ngực có tràn dịch hơi nhô, ít di động theo nhịp thở, khoang liên sườn hơi giãn. 4-Sờ: rung thanh giảm hay mất hẳn. 5-Gõ: đục. 6-Nghe:  Rì rào phế nang giảm hay mất hẳn.  Có thể nghe được tiếng cọ màng phổi.  Nếu tràn dịch màng phổi lượng ít và có đông đặc phổi có thể nghe được tiếng ran nổ, ran ẩm hay tiếng thổi m àng phổi. IV-CẬN LÂM SÀNG: 1-Xquang ngực thẳng:
  5.  Dấu hiệu sớm nhất là mờ góc sườn hoành. Có thể không phát hiện được nếu lượng dịch < 300ml.  Lượng dịch trung bình có thể thấy đường cong Damoiseau.  Lượng dịch nhiều thấy nửa bên lồng ngực bị mờ, khoang liên sườn giãn, trung thất có thể bị đẩy lệch qua bên đối diện. 2-Siêu âm: có thể giúp xáv định khi lượng dịch ít hay giúp hướng dẫn chọc dò trong trường hợp khó khăn. 3-Chọc dò dịch màng phổi: trừ khi nguyên nhân đã được xác định, các trường hợp tràn dịch màng phổi nên chọc dò để lấy dịch màng phổi phân tích tìm nguyên nhân. Dịch màng phổi rút ra cần quan sát đại thể, các xét nghiệm sinh hoá, tế b ào học, vi trùng và các xét nghiệm khác để chẩn đoán tuỳ thuộc nguyên nhân.
  6. HỘI CHỨNG TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI Mục tiêu: 1. Nêu được định nghĩa hội chứng tràn khí màng phổi. 2. Nêu được nguyên nhân gây tràn khí màng phổi. 3. Mô tả được bệnh cảnh lâm sàng điển hình của Hội chứng tràn khí màng phổi. 4. Mô tả được hình ảnh Xquang điển hình của Hội chứng tràn khí màng phổi. I-ĐỊNH NGHĨA:
  7. Bình thường không có khí trong khoang m àng phổi. Tràn khí màng phổi là sự hiện diện khí trong khoang m àng phổi. Khi sự tích tụ khí trong khoang m àng phổi đủ nhiều sẽ gây xẹp nhu mô phổi. II-NGUYÊN NHÂN: 1. Chấn thương. 2. Tràn khí màng phổi tự phát thường do vỡ bóng khí ở thuỳ trên, hay gặp ở nam nhiều hơn nữ và tuổi thường gặp từ 20 – 40 tuổi. 3. Tràn khí màng phổi thứ phát do các bệnh phổi như lao phổi, ung thư, khí phế thũng, nhồi máu phổi… III-TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: 1-Cơ năng: Triệu chứng chính là đau ngực và khó thở.  Đau ngực: bệnh nhân đột ngột đau như xé ngực, như dao đâm, có thể gây sốc, mặt tái xanh, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ.  Khó thở: xẩy ra ngay sau đau ngực. Bệnh nhân thường thở nhanh nông. 2-Thực thể:  Nhìn: bên lồng ngực bệnh giảm di động theo nhịp thở, lồng ngực phồng, khoang liên sườn giãn.
  8.  Sờ: rung thanh mất.  Gõ: vang trống. Tam chứng Galliard.  Nghe: mất rì rào phế nang. IV-XQUANG: Có các dấu hiệu sau:  Một bên phổi quá sáng.  Khoang liên sườn giãn, các xương sườn nằm ngang.  Phổi co cụm lại.  Cơ hoành bị đẩy xuống dưới, trung thất bị đẩy qua bên đối diện.
  9. HỘI CHỨNG ĐÔNG ĐẶC PHỔI Mục tiêu: 1. Nêu được định nghĩa Hội chứng đông đặc phổi. 2. Nêu được nguyên nhân và lâm sàng của Hội chứng đông đặc phổi. 3. Mô tả được hình ảnh Xquang của Hội chứng đông đặc phổi. I-ĐỊNH NGHĨA: Bình thường nhu mô phổi xốp. Khi nhu mô phổi bị viêm, các phế nang sung huyết chứa đầy dịch tiết, tỷ trọng nhu mô phổi tăng được biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng đông đặc.
  10. II-NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: 1-Nguyên nhân: Các nguyên nhân thường gặp của hội chứng đông đặc phổi là:  Viêm phổi: Viêm phổi thuỳ thường do phế cầu thường cho hội chứng đông đặc điển hình với các đặc điểm sau:  Sốt cao đột ngột, có cơn rét run.  Có thể đau ngực một bên.  Ho khạc đàm có màu rỉ sắt.  Ap xe phổi: là tình trạng nung mủ của nhu mô phổi. Khởi đầu bằng các triệu chứng giống viêm phổi thuỳ hay viêm phổi đốm. Sau 1 – 2 tuần, bệnh nhân ho ộc mủ có thể lẫn máu.  Lao phổi: diễn tiến lâm sàng thường bán cấp hay mạn tính. Bệnh nhân thường ho kéo dài, sốt về chiều, suy nhược dần.  Nhồi máu phổi: hay gặp trong các trường hợp sau mổ, nhất là các phẫu thuật vùng tiểu khung, sau sanh, hẹp van 2 lá…Lâm sàng bệnh nhân đột ngột đau ngực, khó thở, ho khạc ra máu, có khi sốc. 2-Khám thực thể:  Sờ: rung thanh tăng.
  11.  Gõ: đục.  Nghe: rì rào phế nang giảm hay mất. Có thể nghe được tiếng ran nổ, âm thổi ống. III-XQUANG NGỰC THẲNG: Hình mờ chiếm một vùng, một phân thuỳ hay rải rác 2 phế trường. Tổn thương có thể có mật độ đồng nhất hay không, ranh giới rõ hay không rõ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2