CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH
lượt xem 45
download
Các công ty nội địa ở hầu hết các nước đều phải dựa vào các ngân hàng nội địa như là nguồn tài trợ chính của họ. Những nguyên nhân của hiện tượng đó là: các ngân hàng nội địa có một mạng lưới chi nhánh để huy động hiệu quả nhất các khoản tiền gửi lẻ, thường là những nguồn tạo quỹ cho vay với chi phí rẻ nhất, nhân viên ngân hàng nội địa là những người có khả năng phân tích tốt nhất và hiểu rõ nhất về những công ty nội địa và các điều kiện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH
- CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH 1. Các ngân hàng Việt Nam 2. Các điều kiện và điều khoản cho vay điển hình 3. Các công ty thuê mua tài chính 4. Tín dụng mua hàng 5. Các ngân hàng nước ngoài ở Việt nam 1. Các ngân hàng Việt Nam Các công ty nội địa ở hầu hết các nước đều phải dựa vào các ngân hàng nội địa như là nguồn tài trợ chính của họ. Những nguyên nhân của hiện tượng đó là: các ngân hàng nội địa có một mạng lưới chi nhánh để huy động hiệu quả nhất các khoản tiền gửi lẻ, thường là những nguồn tạo quỹ cho vay với chi phí rẻ nhất, nhân viên ngân hàng nội địa là những người có khả năng phân tích tốt nhất và hiểu rõ nhất về những công ty nội địa và các điều kiện của thị trường mà họ đang hoạt động và các ngân hàng địa phương cung cấp đầy đủ nhất các dịch vụ đáp ứng nhu cầu như thư tín dụng, tài khoản hiện hành và ngoại hối. Các công ty Việt Nam thường nói rằng việc vay vốn từ ngân hàng rất khó khăn. Dường như lý do chủ yếu là nhiều công ty không thể có những bất động sản thế chấp mà ngân hàng yêu cầu. Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức của riêng họ, và điều này ảnh hưởng lớn đến việc cho vay: Thách thức Tác động đến việc cho vay Thiếu sự rõ ràng Phê duyệt các khoản vay rất khó nếu các công ty không muốn và thiếu các báo cung cấp các thông tin tài chính đầy đủ được xác nhận một cách cáo đã được kiểm độc lập; điều này khiến người cho vay chú trọng chủ yếu vào tài toán sản thế chấp mà ít dựa vào việc phân tích các nhân tố quan
- trọng khác. Thiếu sự tin cậy Nguồn cung các quỹ, đặc biệt là cho các khoản vay có thời hạn bị vào các ngân hàng hạn chế bởi vì giá trị các khoản tiền gửi có thời hạn nhỏ. và vào giá trị của đồng VN Quản lý lãi suất Làm cho các khoản vay có thời hạn không có lợi nhuận bởi vì sự chênh lệch trung bình giữa chi phí tiền gửi với lãi suất thu được là cố định Hạn chế trong việc Các khoản vay có thể bị giảm ngay cả khi người đi vay có thể tăng các khoản đáp ứng được những tiêu chí thông thường vay Khuôn khổ pháp lý Thế chấp bị hạn chế bằng các bất động sản bởi vì có rất ít khả năng lựa chọn. Các thủ tục đăng ký tài sản thế chấp khác và thực hiện thế chấp mới đang được triển khai Người ta đang dự định thay đổi những quy định pháp luật để có thể làm giảm bớt hoặc loại bỏ những thách thức này. Cho đến khi điều đó xảy ra thì các công ty muốn vay tiền vẫn phải giải quyết những vấn đề này bên cạnh những thách thức về mặt quản lý và hoạch định hoạt động kinh doanh thông thường. Việc trình bày đầy đủ những thông tin tài chính và sự giao tiếp rộng mở sẽ giúp bạn tạo lập được mối quan hệ tốt với ngân hàng của bạn. Hãy tạo điều kiện để ngân hàng của bạn được thông tin đầy đủ. Hãy trao đổi với họ về sự tiến bộ và bất cứ thay đổi nào trong kế hoạch của công ty bạn. Nếu ngân hàng biết rõ ràng về hoạt động kinh doanh của bạn thì họ sẽ có thể hỗ trợ khi công ty của bạn gặp phải tình huống xấu. 2. Các điều kiện và điều khoản cho vay điển hình Cho đến tháng 3 năm 1998, những điều kiện sau đã được áp dụng: • Lãi suất: Ngắn hạn: 1,2%/tháng, dài hạn 1,25%/tháng (cho đồng VN); lãi suất tối đa 8,5% cho các khoản vay bằng đô la.
- • Thế chấp: Giá trị bất động sản dùng để thế chấp phải bảo đảm 140% giá trị khoản vay, điều đó có nghĩa là chỉ có thể vay lượng tiền bằng 70% giá trị tài sản thế chấp. • Các điều khoản khác: giá trị các khoản vay phải không được vượt quá vốn chủ sở hữu bao gồm các tài sản cố định theo giá thị trường và người vay phải có tài khoản ít nhất là ba tháng thì mới có thể vay được. • Hỗ trợ tài chính trước khi xuất khẩu: có thể lên đến 70-80% giá trị của một thư tín dụng đã được phê duyệt; ngân hàng sẽ kiểm soát hàng hoá thông qua các vận đơn kho hàng. • Thông tin cần cung cấp: Các ngân hàng có mẫu đơn riêng của họ, thông tin đã được nói đến trong phần 2.4 cũng bao quát được các yêu cầu đó. 3. Các công ty thuê mua tài chính Thuê mua tài chính là một hợp đồng trong đó một công ty thuê mua tài chính đồng ý cho một công ty khác quyền sử dụng một phần máy móc hay thiết bị nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể để thu tiền thuê. Khi thuê mua thiết bị bạn có thể có lợi thế hơn là đi vay để mua thiết bị đó. Các quy định về thuê mua đã được chính phủ Việt Nam thông qua vào tháng 10/1995. Các công ty cho thuê mua đã được thành lập mặc dù không phải tất cả các chi tiết cần thiết về hoạt động thuê mua đều đã được thông báo. Các điều khoản và điều kiện thuê mua tài chính hiện nay là: - Khoản đặt cọc đảm bảo lên đến mức 30% giá mua (20% dùng để mua thiết bị và phần 10% còn lại được hoàn lại khi khoản thuê mua được trả và nó có thể được tính bù trừ vào giá trị còn lại); - Lãi suất khoảng 8,5%; - Thời gian hoàn trả có thể lên tới 5 năm nhưng thường chỉ 3 đến 4 năm; - Các khoản thanh toán hỗn hợp hàng tháng được tính bằng cách cộng tổng lãi vào khoản tiền chính và chia cho số tháng quy định trong điều khoản thanh toán; và - Thế chấp cho máy móc thiết bị sẽ được đảm bảo mặc dù người ta có thể yêu cầu các hình thức thế chấp khác như bảo lãnh. Vì các công ty thuê mua tạo vốn của họ bằng đô la nên tất cả các khoản thuê mua đều được ghi bằng đô la mặc dù người vay (người thuê mua) có thể thanh toán
- bằng tiền đồng theo tỷ giá chuyển đổi đô la vào ngày thanh toán. Vì vậy, người thuê mua phải chịu rủi ro về ngoại hối. Với các quy định hiện nay thuê mua tài chính có lợi thế hơn hẳn đi vay bởi vì nó không đòi hỏi thế chấp bất động sản để đảm bảo cho khoản vay. Vì khoản đảm bảo cho thuê mua tài chính là thiết bị nên các công ty thuê mua tài chính luôn muốn chắc chắn rằng thiết bị bạn cần có thể bán được dễ dàng nếu bạn không thể trả được khoản tiền thuê. Các thiết bị có tính chuyên ngành cao có thể sẽ không phù hợp để cho thuê. Sau đây là các bước tiến hành thuê mua tài chính: - Bạn thương lượng với những nhà cung cấp về thiết bị bạn cần; - Khi đã thống nhất về giá cả bạn yêu cầu công ty thuê mua tài chính thông qua; - Khi việc thuê mua của bạn đã được phê duyệt, công ty thuê mua sẽ ký một hợp đồng mua thiết bị đó; - Thiết bị sẽ được chuyển trực tiếp đến công ty của bạn và bạn hoàn thiện nốt thủ tục xác nhận việc tiếp nhận; - Sau đó công ty thuê mua sẽ trả tiền cho nhà cung cấp; và - Bạn thực hiện trả tiền theo từng tháng như đã thoả thuận trong hợp đồng thuê mua. Bạn có trách nhiệm trả thuế nhập khẩu và các khoản bảo hiểm cho thiết bị. Tiền thuê và khấu hao là các chi phí sẽ được trừ đi trong thu nhập của công ty của bạn và vào cuối kỳ thuê mua bạn có thể chọn phương án mua “giá trị còn lại” của thiết bị là giá trị đã được thoả thuận khi ký hợp đồng thuê mua. 4. Tín dụng mua hàng Các nguồn tài trợ của các ngân hàng xuất nhập khẩu nước ngoài có thể là một nguồn tài trợ dài hạn hơn với chi phí thấp hơn. Ví dụ, Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc đã cấp tín dụng cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, First Vina Bank và VIETCOMBANK. Mục đích của các khoản cho vay này là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt nam mua hàng hoá và thiết bị của Hàn Quốc.
- Lãi suất tính với các ngân hàng Việt nam thấp hơn mức lãi suất thị trường và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc yêu cầu giới hạn chi phí của người vay ở mức không quá 2% so với mức lãi suất đặc biệt. Điều quan trọng cần biết là các ngân hàng địa phương phải cấp tín dụng dựa trên cơ sở những quy định và thực tiễn của Việt nam. Người đi vay vẫn phải đáp ứng các điều khoản của ngân hàng địa phương nhưng khi được duyệt thì người đi vay sẽ được hưởng những điều khoản có lợi hơn so với việc vay trực tiếp của chính ngân hàng đó. Thời hạn thanh toán tối đa là 10 năm, nửa năm trả một lần và người đi vay phải thanh toán 15% bằng tiền mặt. Các khoản vay phải được dùng để mua các nhà máy công nghiệp và các mặt hàng đầu tư cơ bản khác, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, hàng tiêu dùng dài hạn và các bộ phận, chi tiết của nó do những nhà cung cấp Hàn Quốc cung ứng. Khi bạn tìm mua một thiết bị mới bạn nên hỏi nhà sản xuất hay các đại diện xem họ có cung cấp những điều khoản tín dụng như đã mô tả ở đây không. 5. Các ngân hàng nước ngoài ở Việt nam Ở bất cứ nước nào các ngân hàng nước ngoài đều không phải là nguồn hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ. Lý do như sau: - Chi phí hoạt động cao; - Bị hạn chế trong việc tiếp cận các khoản tiền gửi lẻ do đó họ hạn chế cho vay bằng nội tệ; và, - Các ngân hàng nước ngoài thiếu những sự hiểu biết cần thiết về tình hình sở tại để đánh giá toàn diện rủi ro tín dụng. Các ngân hàng nước ngoài tạo lợi ích cho các công ty nhỏ một cách gián tiếp thông qua việc tạo ra sự cạnh tranh trong việc cho các công ty lớn vay. Về sau, cuộc cạnh tranh này sẽ khiến cho các ngân hàng địa phương quan tâm hơn đến việc cho các công ty nhỏ vay. Các ngân hàng nước ngoài có thể giới thiệu các sản phẩm mới và thường xuyên mở rộng thị trường ngoại hối và thị trường vốn liên ngân hàng. Những hoạt động này sẽ cải thiện lãi suất và giá cả. Các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam đang cho các công ty liên doanh có vốn nước ngoài vay những khoản lớn hơn với sự bảo lãnh của phía nước ngoài cũng như bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước đại diện cho phía Việt Nam. Trong trường hợp
- này, ngân hàng đòi hỏi mức lãi suất cao hơn 2,5-3,0% so với phí tổn vốn của họ. Một vài trường hợp các công ty trong nước cũng có thể được các ngân hàng nước ngoài cho vay nếu công ty có bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp đó, Ngân hàng nhà nước yêu cầu công ty phải đáp ứng được các quy định thông thường về vay nợ. Vì vậy lợi thế duy nhất có được là ngân hàng nước ngoài có thể cho vay bằng đô la với thời hạn dài hơn. Những thay đổi gần đây đòi hỏi các công ty phải đổi tiền đô la ra tiền đồng đã khiến một vài ngân hàng nước ngoài hiện nay đang quan tâm đến việc tìm thêm các tài khoản của các công ty xuất khẩu. Họ tin rằng có thêm nhiều khách hàng với các khoản thu đô la thường xuyên sẽ giúp họ quản lý tốt hơn tình trạng ngoại tệ của họ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TẬP BỔ SUNG MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
3 p | 947 | 175
-
Tiểu luận " Tổ Chức Nguồn Lực Tài Chính"
54 p | 603 | 168
-
Các vấn đề trong Kế hoạch kinh doanh (Phần 5)
1 p | 263 | 141
-
Bài giảng Chuyên đề kế hoạch tài chính cho dự án kinh doanh
33 p | 287 | 56
-
CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHUYÊN DỤNG
9 p | 134 | 43
-
Thực hiện kế hoạch Marketing
3 p | 207 | 40
-
Quản trị tài chính
67 p | 168 | 33
-
Lý thuyết tài chính doanh nghiệp
19 p | 91 | 11
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 5 - ThS. Bùi Phước Quãng
15 p | 56 | 11
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 3 - Tô Lê Ánh Nguyệt
13 p | 79 | 10
-
Các nguồn vốn trong một nền kinh tế
3 p | 103 | 7
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp 1: Chương 4 - ThS. Nguyễn Anh Thư
41 p | 31 | 7
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp 1: Chương 1 - ThS. Nguyễn Anh Thư
20 p | 23 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý quản trị kinh doanh: Chương 8 (phần 1) - Nguyễn Hải Sản
26 p | 69 | 5
-
Bài giảng Phân tích kinh tế doanh nghiệp - Chương 6: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
29 p | 23 | 5
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh 2 - Bài 6: Quản trị tài chính
11 p | 87 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh 2 - Bài 6: Quản trị tài chính (ThS. Phan Thị Thanh Hoa)
26 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn