intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu trên người bệnh có đặt thông tiểu lưu

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

95
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu trên 48 giờ tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương và mối liên quan giữa NKTN với yếu tố thuộc về đặc điểm bệnh nhân, môi trường đặt thông tiểu và kỹ thuật đặt thông tiểu của điều dưỡng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu trên người bệnh có đặt thông tiểu lưu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU  <br /> TRÊN NGƯỜI BỆNH CÓ ĐẶT THÔNG TIỂU LƯU <br /> Cao Thị Mỹ Châu*, Vũ Hồng Thịnh**, Dr. Alison Merrill*** <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu trên <br /> 48 giờ tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương và mối liên quan giữa NKTN với yếu tố thuộc về đặc điểm bệnh nhân, <br /> môi trường đặt thông tiểu và kỹ thuật đặt thông tiểu của điều dưỡng. <br /> Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. <br /> Kết quả : 46 bệnh nhân được chỉ định đặt thông tiểu lưu và thỏa tiêu chí đưa vào mẫu nghiên cứu tại Bệnh <br /> Viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 5/2013 đến tháng 9/2013. Tỷ lệ NKTN sau đặt thông tiểu lưu trên 48 giờ là <br /> 17,4%. Khảo sát mối liên quan giữa NKTN với đặc điểm bệnh nhân có 3 mối liên quan có sự khác biệt ý nghĩa <br /> thống kê.  <br /> Kết  luận: Bệnh nhân có đặt thông tiểu lưu là đối tượng có nhiều nguy cơ NKTN đặc biệt là những bệnh <br /> nhân có nhiều bệnh lý kèm theo. Áp dụng các kỹ thuật vô khuẩn trong đặt thông tiểu một cách nghiêm túc là góp <br /> phần làm giảm nguy cơ mắc NKTN.  <br /> Từ khóa: Nhiễm khuẩn tiết niệu, thông tiểu lưu, liên quan thông tiểu lưu. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> RISK FACTORS ASSOCIATED WITH URINARY TRACT INFECTION  <br /> ON PATIENTS WHO HAVE AN INDWELLING BLADDER CATHETER <br /> Cao Thi My Chau, Vu Hong Thinh, Alison Merrill <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 149 ‐152 <br /> Objectives: Indentify the prevalence of CAUTIs in patients with > 48 hours of catheterization in Nguyen <br /> Tri  Phuong  Hospital  and  the  associations  between  CAUTIs  and  demographic  characteristics  of  patients, <br /> environmental factors of catherization, and catheterization techniques of nurses in Nguyen Tri Phuong Hospital. <br /> Method: A prospective observational study.  <br /> Results: 46 patients who had indication of indwelling catheter and met the inclusion criteria, at Nguyen Tri <br /> Phuong Hospital from May to September 2013. The prevalence of CAUTIs in patients with catheterization > 48h <br /> was 17.4 %. Exploring the association between UTIs and demographic characteristics of patients has 03 factors <br /> having significant  <br /> Conclusion:  The  patients  who  have  an  indwelling  bladder  catheter  are  high  risk  subjects  urinary  tract <br /> infections  especially  in  patients  with  multiple  comorbidities.  Applying  sterile  techniques  in  catheterization <br /> contributes to reducing the risk of CAUTIs. <br /> Keywords: Urinary tract infection, catheterization, CAUTIs. <br /> hàng  đầu  tại  Việt  Nam  cũng  như  trên  toàn  thế <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> giới.  Nhiễm  khuẩn  bệnh  viện  đường  tiết  niệu <br /> Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hiện nay là <br /> (NKBVĐTN) là NKBV thường gặp nhất và có tỷ <br /> một  trong  những  thách  thức  và  mối  quan  tâm <br /> lệ  mắc  khá  cao  (15%  đến  25%)  và  chưa  có <br /> * Bệnh viện Nguyễn Tri Phương <br /> ***Friendship Bridge Nurses Group <br /> Tác giả liên lạc: ThS.ĐD Cao Thị Mỹ Châu <br /> <br /> .** Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh <br /> <br />  <br /> <br />  ĐT: 0918541561   Email: caothimychau66@gmail.com <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> <br /> 149<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br /> <br /> khuyến cáo chuẩn để phòng ngừa. <br /> Các  nghiên  cứu  trên  thế  giới  chỉ  ra  rằng  có <br /> nhiều  yếu  tố  liên  quan  đến  nhiễm  khuẩn  tiết <br /> niệu do đặt thông tiểu lưu (NKTNDĐTTL). Các <br /> yếu  tố  này  có  thể  bao  gồm  các  đặc  điểm  của <br /> bệnh  nhân  như  tuổi  cao,  giới  tính  nữ,  tiền  sử <br /> mắc  các  bệnh  mạn  tính  như  đái  tháo  đường <br /> (ĐTĐ), tim mạch. Các yếu tố liên quan đến quá <br /> trình  đặt  thông  tiểu  cũng  đóng  vai  trò  hết  sức <br /> quan trọng trong việc mắc NKTNDĐTTL ở bệnh <br /> nhân…(1,5). Việc không tuân thủ các quy định về <br /> vô  khuẩn  trong  suốt  quá  trình  đặt  thông  tiểu <br /> cũng  như  theo  dõi  và  chăm  sóc  thông  tiểu  của <br /> nhân  viên  y  tế  có  thể  góp  phần  tăng  nguy  cơ <br /> mắc NKTNDĐTTL ở bệnh nhân(2).  <br /> Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ngoài kết <br /> quả điều tra mô tả cắt ngang chưa có một nghiên <br /> cứu  nào  tìm  hiểu  về  các  yếu  tố  liên  quan <br /> NKTNDĐTTL. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến <br /> hành  để  khảo  sát  các  yếu  tố  liên  quan  đến <br /> NKTNDĐTTL  để  từ  đó  có  thể  đưa  ra  các  đề <br /> xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm <br /> sóc  bệnh  nhân  đặt  thông  tiểu  đồng  thời  giúp <br /> bệnh nhân tránh được  những hậu  quả nặng  nề <br /> do NKTNDĐTTL gây ra. <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> ‐  Xác  định  tỷ  lệ  NKTN  trên  bệnh  nhân  khi <br /> đặt  thông  tiểu  lưu  trên  48  giờ  tại  bệnh  viện <br /> Nguyễn Tri Phương. <br /> ‐ Xác định mối liên quan giữa NKTN với các <br /> yếu tố thuộc về đặc điểm bệnh nhân, môi trường <br /> đặt  thông  tiểu  và  kỹ  thuật  đặt  thông  tiểu  của <br /> điều dưỡng. <br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Tất  cả  các  trường  hợp  bệnh  nhân  được  đặt <br /> thông  tiểu  lưu  tại  Bệnh  Viện  Nguyễn  Tri <br /> Phương từ tháng 5/2013 đến tháng 9/2013.  <br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu <br /> Bệnh nhân có thời gian lưu ống thông tiểu ≥ <br /> 48 giờ. <br /> <br /> 150<br /> <br /> Kết quả xét nghiệm cấy nước tiểu trước khi <br /> đặt thông tiểu lưu là âm tính.  <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.  <br /> <br /> Xử lý số liệu <br /> Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập liệu <br /> và phần mềm Stata 12.0 để phân tích số liệu.  <br /> <br /> KẾT QUẢ ‐ BÀN LUẬN <br /> Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu của bệnh <br /> nhân sau khi lưu ống thông tiểu trên 48 giờ <br /> Bảng 1. Kết quả cấy và soi nước tiểu sau khi lưu ống <br /> thông tiểu trên 48 giờ  <br />  (n = 46) <br /> Dương tính<br /> Kết quả cấy và soi nước tiểu sau khi<br /> lưu ống thông tiểu trên 48 giờ<br /> Tần số Tỷ lệ (%)<br /> Kết quả cấy nước tiểu<br /> 8<br /> 17,4<br /> Kết quả soi nước tiểu<br /> 10<br /> 21,7<br /> 5<br /> 50<br /> Nếu soi dương E. Coli<br /> tính, tác nhân gây Vi nấm<br /> 3<br /> 30<br /> bệnh<br /> 1<br /> 10<br /> E. faccalis<br /> 1<br /> 10<br /> Pro. Mirabillis<br /> <br /> : n = 10 là số bệnh nhân có kết quả soi nước tiểu dương <br /> tính <br /> * <br /> <br /> Kết  quả  cho  thấy  có  10/46  mẫu  nước  tiểu <br /> (21,7%) có nhiễm khuẩn khi soi nước tiểu. Trong <br /> 10  mẫu  này  tác  nhân  gây  bệnh  là  E.  Coli  đã <br /> chiếm  đến  50%,  các  loại  vi  nấm  chiếm  30%,  E. <br /> faccalis  và  Pro.  Mirabillis  chiếm  10%.  Kết  quả <br /> này  phù  hợp  với  nhiều  nghiên  cứu  khác  trong <br /> đó  E.  Coli  luôn  là  tác  nhân  gây  NKTNDĐTTL <br /> chiếm tỷ lệ cao nhất. Nghiên cứu của Joon HL(3) <br /> cho  thấy  tỷ  lệ  nhiễm  E.  coli  là  38,7%,  cao  nhất <br /> nếu  so  với  các  tác  nhân  gây  bệnh  khác <br /> (Enterococcus  spp:  30,6%;  Candida  spp:  9,7%). <br /> Nghiên cứu của Somwang(6) cho thấy tỷ lệ bệnh <br /> nhân mắc NKTNDĐTTL do E. Coli là 15,1% cao <br /> hơn so với các tác nhân khác như Enterococcus. <br /> spp  (12,6%),  Pseudomas  aeruginosa  (11,3%). <br /> Điều  này  cho  thấy  có  sự  lây  lan  của  E.  Coli  từ <br /> ống  tiêu  hóa  (lỗ  hậu  môn)  vào  đường  tiết  niệu <br /> gây  ra  NKTN,  do  đó  vệ  sinh  bộ  phận  sinh  dục <br /> hàng  ngày  là  rất  quan  trọng  trong  phòng  ngừa <br /> NKĐTN.  <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi chẩn đoán <br /> một  bệnh  nhân  có  bị  NKTN  hay  không  là  dựa <br /> vào kết quả của cấy nước tiểu sau khi đặt thông <br /> tiểu trên 48 giờ. Như vậy trong nghiên cứu này <br /> tỷ lệ NKTN là 17,4%.  <br /> Bảng 2‐ Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn <br /> tiết niệu và tiền sử bệnh lý của bệnh nhân (n = 46) <br /> Tiền sử<br /> bệnh lý<br /> của<br /> bệnh nhân<br /> <br /> Tình trạng<br /> nhiễm khuẩn<br /> tiết niệu<br /> Có<br /> Không<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> <br /> PR<br /> (KTC 95%)<br /> <br /> p<br /> <br /> Đái tháo đường<br /> Có<br /> 4 (40)<br /> 6 (60)<br /> 3,6 (1,1-11,9) 0,03<br /> Không<br /> 4 (11,1) 32 (88,9)<br /> Số bệnh lý đi kèm<br /> Không có<br /> 0 (0)<br /> 3 (100)<br /> 1<br /> bệnh lý<br /> 1 bệnh lý<br /> 1 (3,7) 26 (96,3) 6 (1,7-8,7)<br /> 0,01<br /> ≥ 2 bệnh lý<br /> 7 (43,8) 9 (56,2) 36 (2,9-76,7) 0,003<br /> Sử dụng thuốc tăng huyết áp*<br /> Có<br /> 5 (38,5) 8 (61,5)<br /> 3,6 (1,1-12,8) 0,04<br /> Không<br /> 3 (10,7) 25 (89,3)<br /> <br /> Khi phân tích mối liên quan giữa tiền sử mắc <br /> bệnh của bệnh nhân và tình trạng NKTN, chúng <br /> tôi  nhận  thấy  những  người  mắc  bệnh  ĐTĐ  có <br /> mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng <br /> NKTN.  Cụ  thể  những  bệnh  nhân  mắc  ĐTĐ  có <br /> khả  năng  NKTN  cao  gấp  3,6  lần  so  với  bệnh <br /> nhân  không  mắc  ĐTĐ  (p  =  0,03).  ĐTĐ  là  một <br /> bệnh mạn tính có nhiều tác động có hại lên sức <br /> khoẻ  của  bệnh  nhân  trong  đó  có  việc  làm  suy <br /> giảm khả năng của hệ miễn dịch trên bệnh nhân. <br /> Điều này cùng với những yếu tố từ môi trường <br /> như dụng cụ thông tiểu nhiễm khuẩn, kỹ thuật <br /> điều dưỡng sai quy trình làm tăng đáng kể nguy <br /> cơ  mắc  NKTN  ở  bệnh  nhân  đặt  thông  tiểu  lưu <br /> dài ngày. <br /> Kết quả cho thấy khả năng mắc NKTN tăng <br /> dần theo số lượng bệnh mà một bệnh nhân mắc <br /> phải.  Cụ  thể  bệnh  nhân  mắc  một  bệnh  có  khả <br /> năng mắc NKTN cao gấp 6 lần so với bệnh nhân <br /> không mắc bệnh lý nào (p = 0,01), còn bệnh nhân <br /> mắc ≥ 2 bệnh lý có khả năng mắc NKTN cao gấp <br /> 36 lần so với bệnh nhân không mắc bệnh lý nào <br /> (p  =  0,003).  Như  vậy  có  thể  thấy  rằng  việc  mắc <br /> nhiều  bệnh  cùng  lúc  có  tác  động  xấu  đến  sức <br /> <br /> Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> khoẻ  của  bệnh  nhân,  làm  tăng  nguy  cơ  mắc <br /> NKTN ở bệnh nhân lên gấp nhiều lần. <br /> Bảng 3‐ Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường <br /> đặt thông tiểu và tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu <br /> của bệnh nhân sau khi đặt thông tiểu (n = 46) <br /> Yếu tố môi<br /> trường đặt thông<br /> tiểu<br /> Thời gian lưu ống<br /> 48 giờ<br /> > 48 giờ<br /> Tần suất đặt ống<br /> 1 lần<br /> ≥ 2 lần<br /> <br /> Tình trạng nhiễm<br /> khuẩn tiết niệu<br /> Có<br /> Không<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> <br /> PR (KTC<br /> 95%)<br /> <br /> p<br /> <br /> 3 (10,7) 25 (89,3)<br /> 2,6 (0,7-9,5) 0,2<br /> 4 (27,8) 13 (72,2)<br /> 4 (12,5) 28 (87,5)<br /> 2,3 (0,7-7,9) 0,2<br /> 4 (28,6) 10 (71,4)<br /> <br /> Các yếu tố thời gian lưu ống và tần suất đặt <br /> ống cho kết quả tương tự như nhiều nghiên cứu <br /> khác trên thế giới đã chứng minh. Cụ thể, những <br /> bệnh nhân có thời gian lưu ống > 48 giờ có khả <br /> năng  mắc  NKTN  cao  gấp  2,6  lần  so  với  bệnh <br /> nhân  lưu  ống  48  giờ.  Nghiên  cứu  của  Nguyễn <br /> Viết Lượng(4) cho thấy tỷ lệ mắc NKTNDĐTTL <br /> khi bệnh nhân có thời gian lưu ống > 120 giờ là <br /> 12,6%  gấp  2  lần  so  với  bệnh  nhân  có  thời  gian <br /> lưu ống từ 1‐48 giờ (6,3%). Những bệnh nhân có <br /> tần suất đặt ống ≥ 2 lần có khả năng mắc NKTN <br /> cao  gấp  2,3  lần  so  với  những  bệnh  nhân  đặt  1 <br /> lần.  Tuy  nhiên,  như  nhiều  mối  quan  hệ  được <br /> phân  tích  trước  đó,  cỡ  mẫu  nhỏ  đã  ảnh  hưởng <br /> đến các mối quan hệ này làm chúng không có ý <br /> nghĩa thống kê (p > 0,05). <br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5/2013‐<br /> 9/2013 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trên 46 <br /> bệnh nhân đặt thông tiểu lưu nhằm tìm hiểu tỷ <br /> lệ NKTN và các yếu tố liên quan đến tình trạng <br /> NKTN cho kết quả như sau: <br /> ‐ Tỷ lệ NKTN sau đặt thông tiểu lưu trên 48 <br /> giờ trong nghiên cứu này là 17,4%. <br /> ‐ Có tổng cộng 31 yếu tố được khảo sát mối <br /> liên  quan  với  tình  trạng  NKTN  của  bệnh  nhân <br /> trong nghiên cứu này. Có 03 mối liên quan cho <br /> thấy có ý nghĩa về mặt thống kê bao gồm <br /> + Giữa tiền sử mắc bệnh ĐTĐ và tình trạng <br /> NKTN có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = <br /> <br /> 151<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> 0,03) trong đó bệnh nhân mắc ĐTĐ có khả năng <br /> mắc  NKTN  cao  gấp  3,6  lần  so  với  bệnh  nhân <br /> không mắc ĐTĐ. <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> + Giữa số bệnh lý đi kèm mà bệnh nhân mắc <br /> phải và tình trạng NKTN có mối liên quan có ý <br /> nghĩa thống kê (p 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2