intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách thiết kế giáo án và đánh giá kết quả học tập – Phần 2

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

170
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động dạy học là hoạt động dựa trên các bài học cụ thể. Các bài học này lại dựa trên mục đích của lớp học và mục tiêu mà học viên mong muốn sẽ đạt được vào cuối mỗi bài học. Mỗi lần đặt ra mục đích và mục tiêu, người giáo viên phải vạch ra một giáo án cho từng bài học để giảng dạy. Tại sao giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra? + Để đánh giá quá trình học tập của học sinh: giáo viên bao giờ cũng mong muốn học sinh sẽ tiếp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách thiết kế giáo án và đánh giá kết quả học tập – Phần 2

  1. Cách thiết kế giáo án và đánh giá kết quả học tập – Phần 2 Hoạt động dạy học là hoạt động dựa trên các bài học cụ thể. Các bài học này lại dựa trên mục đích của lớp học và mục tiêu mà học viên mong muốn sẽ đạt được vào cuối mỗi bài học. Mỗi lần đặt ra mục đích và mục tiêu, người giáo viên phải vạch ra một giáo án cho từng bài học để giảng dạy. Tại sao giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra? + Để đánh giá quá trình học tập của học sinh: giáo viên bao giờ cũng mong muốn học sinh sẽ tiếp thu nhiều lượng kiến thức mà họ truyền đạt. Tuy nhiên, học sinh chỉ tiếp thu được một phần những gì giáo viên truyền đạt và không phải học sinh nào cũng tiếp thu như nhau. Do đó, bài kiểm tra có tác dụng giúp giáo viên nắm được trình độ tiếp thu của từng học sinh. + Để biết học sinh hiểu bài đến mức độ nào. Trong một số trường hợp, chỉ cần học sinh đọc đi đọc lại nội dung bài cũng đủ để giáo viên đánh giá. (ví dụ: viết các chữ viết hoa). Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, giáo viên lại muốn biết học sinh áp dụng kiến thức như thế nào (ví dụ: sử dụng đúng các chữ viết hoa trong bài luận). + Để biết học sinh tiếp thu bài được bao nhiêu và đã học những gì. Nếu biết được điều này, giáo viên sẽ phát hiện được học sinh nào cần giúp đỡ thêm và cần giúp đỡ họ như thế nào. Với mục đích thúc đẩy học sinh học
  2. tập, các bài kiểm tra có thể khiến học sinh thấy e ngại hoặc có thể coi bài kiểm tra như một bài tập thú vị. + Giúp giáo viên nên dạy tiếp vấn đề gì. Các bài kiểm tra giúp giáo viên biết học sinh đã hiểu biết những gì, và từ đó giáo viên có thể thay đổi tích cực biểu thời gian để nhấn mạnh lại những phần quan trọng, hoặc chuyển sang phần khác. + Giúp giáo viên đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Các bài kiểm tra giúp giáo viên nhận ra những phần nào giảng dạy còn chưa rõ ràng hoặc những phần nào họ giảng dạy thành công. 3. Giáo viên kiểm tra bài như thế nào? Các chỉ dẫn: Trước tiên, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh rõ ràng về yêu cầu của bài. Ví dụ: Với bài tập điền từ vào chỗ trống, các em sẽ mất điểm nếu điền sai từ. Ngoài ra, các em sẽ mất điểm nếu mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, hoặc lỗi chấm câu, hoặc người chấm bài không đọc được đáp án của các em. Sau đây là một số dạng bài kiểm tra và các cách đánh giá. a- Các câu hỏi mục tiêu: Một câu hỏi mục tiêu là câu hỏi chỉ có một đáp án đúng. Dưới đây là 4 ví dụ về dạng bài này: Điền vào chỗ trống: Delhi is the capital of ________. ·
  3. Điền đáp án vào chỗ trống: Which country is Delhi the capital · of? ________. Chia động từ trong ngoặc cho đúng thì: Yesterday I (go) home · at 19 hours. Khoanh tròn vào đáp án đúng: [It's/its/it's/Its] a long way · to Cape Town. b- Các câu hỏi lựa chọn 1 trong 4 đáp án: Đây là dạng bài thông dụng trong các dạng bài trắc nghiệm. Ví dụ: Delhi is the capital of ___________. a) India b) Spain c) Malawi d) China Giáo viên nên đảo vị trí của đáp án đúng. Ví dụ như tránh để các câu trả lời đúng luôn là A hoặc D. c- Các câu hỏi thuộc chủ cách: Dạng bài này đòi hỏi người chấm dựa trên cách đánh giá chủ quan để chấm điểm. Bài luận, bản tóm tắt, và các bài giải thích đều thuộc dạng bài này. Về mặt lý thuyết, các bài kiểm tra thuộc dạng này cũng đáng tin cậy như dạng bài các câu hỏi mục tiêu, tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng với cùng một bài luận thì mỗi giáo viên lại cho điểm khác nhau. Do đó, điều quan trọng là phải thể hiện cụ thể việc cho điểm càng chi tiết càng tốt. Một cách hữu hiệu cho phương pháp này là chúng ta chia các câu hỏi thành từng phần và cho điểm từng phần đó. Ví dụ:
  4. Describe your best friend (tổng cộng 20 điểm). Say how you met (3 điểm), what you like about each other (5 điểm), what you do together (5 điểm), and mention anything else which is interesting (7 điểm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2