intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi đọc hiểu văn bản Ngữ Văn 7

Chia sẻ: Bui VAn Huy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

1.893
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tập hợp và biên soạn các câu hỏi đọc hiểu bám sát sách giáo khoa, có sưu tầm và bổ sung các câu hỏi khác. Gợi ý trả lời câu hỏi khó. Các câu hỏi được xây dựng theo 4 cấp đô: Nhận biết, thông hiểu vận dụng và vận dụng cao,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi đọc hiểu văn bản Ngữ Văn 7

  1. CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN 7 1. Nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có bài ca dao sau: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.” a.Phương thức biểu đạt của bài ca dao trên. b.Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh và nêu tác dụng.  c. Bài ca dao trên cho em hiểu thêm điều gì về thân phận người phụ nữ?  d. Từ bài ca dao trên, em thấy được những nét nghệ thuật đặc trưng gì của các bài ca dao  than thân?  e. Trong chương trình Ngữ văn 7, có tác phẩm cũng viết về hình ảnh người phụ nữ. Em  hãy cho biết tên tác phẩm đó, tác giả và thể loại của tác phẩm? Hình ảnh người phụ nữ  trong tác phẩm ấy có gì khác so với các bài ca dao than thân dân gian? g. Trình bày một vài suy nghĩ của em về “thân phận” và vai trò của người phụ nữ ngày  nay để thấy được sự khác biệt của xã hội xưa và nay. 2. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để  đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả  quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở  khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu  tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi  trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban giám  hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh,để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo  dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai  sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa  con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can  đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ  mở ra”. a.Phương thức biểu đạt của văn bản.  b.Ngày khai trường ở Nhật có những điểm gì đặc biệt? c.Tại sao khi dắt con qua cổng trường, người mẹ lại buông tay con ra? d. Theo người mẹ “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. “Thế  giới kì diệu” đó là gì? e.Chia sẻ về ngày đầu tiên đi học của em? f.Có bạn cho rằng: Ngày nay, học cần đi học vẫn có thể kiếm được nhiều tiền, vì thế  việc học không quan trọng?. Ý kiến của em về vấn đề này? g.Theo em, việc học có phải chỉ giới hạn trong nhà trường hay không? Vai trò của gia đình  và xã hội đối với việc giáo dục thế hệ trẻ như thế nào? 3.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luỵện con thành người dũng  cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, đựoc mẹ  dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự  thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay  đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng...Con sẽ không thể sống thanh thản,  nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ...tất cả  cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và 
  2. hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En­ri­cô này! Con hãy nhớ rằng,  tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và  nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. a.Phương thức biểu đạt.  b.Người bố đã dự đoán En – ri – cô sẽ mong ước điều gì khi đã trở thành người trưởng  thành, dũng cảm.  c.Dù không trực tiếp xuất hiện nhưng em cảm thấy mẹ của En – ri – cô là người mẹ như  thế nào? d. “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.  Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”. Em hiểu như  thế nào về câu văn này? e.So với câu: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc/ Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe  không…” thì đoạn văn trên có nét riêng nào trong việc thể hiện và khẳng định về lòng  hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.  f.Chia sẻ một kỉ niệm đáng nhớ của em về mẹ.  4. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về  phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào  con Vệ Sĩ.  ­Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó  ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi  ­Anh xin hứa  Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu  của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút. a.Phương thức biểu đạt.  b.Khi lên xe , Thủy đã có hành động như thế nào? c.Người anh như thế nào khi “nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên  xe”.Điều đó thể hiện tâm trạng nào của người anh? d.Sự đoàn tụ của hai con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ có ý nghĩa gì? e.Suy nghĩ của em về trách nhiệm của cha mẹ với con cái.  5. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát  ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê  nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn  với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.  Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi  của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh  đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc  khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay  dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ  mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?). a.Phương thức biểu đạt? b.Thạch Lam đã nhận xét như thế nào về Cốm? c.Ý nghĩa của câu văn: “Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất  dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nhoáng và  thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được  những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn”?
  3. d.Người Việt Nam đang học theo “ những thức bóng bẩy hào nhoáng và thô kệch” mà  quên mất đi những giá trị truyền thống. Em hãy chia sẻ một vài “ những thức bóng bẩy  hào nhoáng và thô kệch” mà người Việt đang học theo? e.Khi sang Việt Nam năm 2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama tới quán bún chả trên phố  Lê Văn Hưu để thưởng thức món ăn truyền thống của Việt Nam. Tháng 3/2018,  Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae­in và phu nhân đã đến ăn sáng tại một cửa hàng  phở trên phố Hoàng Minh Giám (Hà Nội). Em có suy nghĩ gì khi những đặc sản của  Việt Nam được những người nổi tiếng và thế giới biết tới? f.Chia sẻ về một đặc sản ở địa phương em bằng một vài câu văn? 6.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và  ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm  phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của  lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm  vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp  của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc  cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm,  sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có  thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt  ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm  tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp  đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm. a.Phương thức biểu đạt? b.Theo tác giả, khi thưởng thức cốm chúng ta sẽ cảm nhận được điều gì? c. “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng  mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo  léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa.” Câu văn thể hiện thái  độ gì của tác giả? d.Việc uống trà của người Nhật đã được thực hiện thành một văn hóa “văn hóa trà đạo”.  Từ văn hóa trà đạo của người Nhật và lời kêu gọi của Thạch Lam trong việc thưởng  thức cốm, em học hỏi được điều gì khi chúng ta thưởng thức , đón nhận các giá trị  truyền thống? e.Em đã được thưởng thức đặc sản nào ở Việt Nam? Chia sẽ một vài suy nghĩ sau khi  thưởng thức đặc sản đó? 7. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu  riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại  từ những thôn xóm xa xam có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng… Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông,  ngậm một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái  thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng  mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống! a.Phương thức biểu đạt b.Mùa xuân Bắc Việt hiện lên trong nỗi nhớ của tác giả có những đặc điểm gì/ c. “Say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống!” Say sưa sự sống được hiểu như thế nào? d.Biện pháp tu từ liệt kê và nêu tác dụng?
  4. e. So với các tác phẩm khác viết về mùa xuân như “Rằm tháng giêng”…em thấy đoạn văn  viết về mùa xuân của Vũ Bằng có gì đặc biệt? f.Ấn tượng về mùa xuân trong em? 8.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi  chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa[2] nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái  chứng với trời đang ui ui[3] buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả  đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những  giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu,  thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin  thưa:  Yêu nhau yêu cả đường đi  Ghét nhau ghét cả tông chi[4] họ hàng. a.Phương thức biểu đạt? b.Tác giả yêu Sài Gòn ở những điều gì? c.Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê và nêu tác dụng? d. Chế Lam Viên đã từng viết  “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.  Sài Gòn đã  “hóa tâm hồn” tác giả như thế nào? e.Chia sẻ về một miền quê, một địa phương mà em đã từng được đến.  9. Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi: Tiếng gà trưa  Mang bao nhiêu hạnh phúc  Đêm cháu về nằm mơ  Giấc ngủ hồng sắc trứng  Cháu chiến đấu hôm nay  Vì lòng yêu Tổ quốc  Vì xóm làng thân thuộc  Bà ơi, cũng vì bà  Vì tiếng gà cục tác  Ổ trứng hồng tuổi thơ.  a.Phương thức biểu đạt b.Tiếng gà trưa mang đến cho tác giả những điều gì? c.Người cháu chiến đấu vì những điều gì? d.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ? Tác dụng? e. Trong “Lòng yêu nước” I. Ê – ren – bua đã viết: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu  những vật tầm thường nhất, cụ thể là yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ  ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lè mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu  mạnh”. So với Ê – ren – bua, lí tưởng chiến đấu, lòng yêu nước của Xuân Quỳnh có điểm  gì khác? f. Chia sẻ ấn tượng về một âm thanh cuộc sống ở xung quanh em/ 10. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc  đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào[1] ở nước ngoài đến những đồng bào ở  vùng tạm bị chiếm[2], từ nhân dân miền ngược dến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn  yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy  giặc đặng[3] tiêu diệt giặc, đến những công chức[4] ở hậu phương[5]nhịn ăn để ủng hộ bộ  đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc 
  5. vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ  những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để  giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ[6] quyên đất ruộng cho  Chính phủ,... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau  nơi lòng nồng nàn yêu nước.  a.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn b.Nội dung chính của đoạn văn? c.Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng? d.Lòng yêu nước ngày nay còn cần thiết hay không? Vì sao? e.Chia sẻ cách bày tỏ lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay? 11.Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng  và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh  nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với  giặc ngoại xâm; bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và  giữ nước. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội  Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của  tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.             Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta  không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của  ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy  và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng  nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta  đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bời vì đời sống, cuộc đấu tranh của  nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. b. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. c.Theo tác giả, “Tiếng Việt của chúng ta đẹp” là bởi vì nguyên nhân nào/ d. Trong đoạn văn trên, tác giả nhiều lần sử dụng cụm từ “Tiếng Việt của chúng ta”, việc  sử dụng như vậy, tác giả muốn khẳng định điều gì? e.Trong bài thơ “Tiếng Việt” nhà thơ Lưu Quang Vũ viết:  Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá  Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...  So với đoạn trích, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thể hiện tình cảm với tiếng Việt có điểm gì  khác? f. Theo em, trong xu thế hội nhập ngày nay, tiếng Việt có còn quan trọng và cần thiết  không? Vì sao? g. Gần đây, giáo sư Bùi Hiền có đưa ra đề nghị cải cách tiếng Việt. Quan điểm của em  về vấn đề này? h.Chia sẻ một vài việc làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.  12.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn  có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và  rộng rãi đến trăm nghìn lần. 
  6. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ  khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng  suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì quá đáng.  […] Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm  linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn đến  bực nào… a.Phương thức biểu đạt b.Theo tác giả, văn chương có những công dụng gì? c. ” Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm  linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn đến  bực nào…” Em hãy thử hình dung một vài hình ảnh về “cảnh tượng nghèo nàn” nếu thiếu  văn chương? d.Một số bạn hiện nay, không thích học văn vì không phù hợp với xu thế hiện nay? Quan  điểm của em về vấn đề này như thế nào? e.Chia sẻ một số suy nghĩ của em về  vai trò của văn chương và cách học văn sao cho  hiệu quả.  13. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” Nhà hiền triết bảo: “Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng  bao giờ biết đến đau khổ”. Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên bà đến gõ cửa  một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi  này không?” Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ.  Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều  được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. Bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi  nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. Thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người  khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi.  Hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé! a.Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? b.Em hiểu như thế nào về hình ảnh hạt giống cây mù tạt trong câu văn “Hãy đem về đây  cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến  đau khổ“. c. Em hiểu như thế nào về câu “ bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn  hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh  khác”. d.Thông điệp nào của văn bản trên để lại cho em nhiều suy nghĩ nhất ? e.Em đã từng gặp nỗi buồn nào hay chưa? Hãy chia sẻ bằng một vài câu văn?Em đã làm gì  để vượt qua nỗi buồn ấy? GỢI Ý Câu 1 : PCNN: Nghệ thuật.
  7. Câu 2 : Hình ảnh hạt giống cây mù tạt là hình ảnh ẩn dụ, có thể hiểu là hạt giống của  hạnh phúc và niềm tin hi vọng. Câu 3 : Cách hiểu: trong cuộc sống hạnh phúc­ đau khổ; thành công­ thất bại…luôn cùng  tồn tại. Không có gì là tuyệt đối trong cuộc sống này. Câu 4 : Thông điệp: HS có thể tùy chọn theo cách cảm nhận của mình:  sự đồng cảm,  chia sẻ trong cuộc sống, cách quên đi đau khổ, khát vọng bất tử hóa, tình mẫu tử… 14. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Cuộc sống tuy buộc vào cuộc đời mỗi con người không ít bất hạnh nhưng rồi chính nó  cũng mang đến cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc. Có những hạnh phúc vụt đến rồi vụt  đi như một ánh chớp bất thần giữa đêm tối. Nhưng cũng có những hạnh phúc đã trở thành  một trong những mục tiêu lớn nhất của một đời người, những hạnh phúc mà ai cũng đều  khao khát. Những hạnh phúc ấy, chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay và tất nhiên  không phải người nào cũng được tận hưởng. Hạnh phúc gia đình có lẽ là niềm hạnh phúc  lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất trong số những hạnh phúc được đếm trên đầu ngón tay mà mỗi  con người luôn tìm kiếm, luôn hướng đến.” (Trích Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Văn NLXH, Cao Lê Mỹ Diệu) a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.  b. Em hiểu như  thế nào về ý nghĩ: “Có những hạnh phúc vụt đến rồi vụt đi như một ánh  chớp bất thần giữa đêm tối.”?  c.Vì sao tác giả cho rằng: “Cuộc sống tuy buộc vào cuộc đời mỗi con người không ít bất  hạnh nhưng rồi chính nó cũng mang đến cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc d. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? (1,0 điểm) GỢI Ý 1. Phương thức nghị luận.  2. Hạnh phúc ở đời lắm khi thoáng qua rất nhanh. 3. Vì thông qua trải nghiệm của chính cuộc đời mình, có lẽ tác giả  đã nhận ra sự có hậu  của cuộc sống – cũng là sự  đáng sống của cuộc đời: tuy có những lúc đem lại bất hạnh   nhưng cuộc sống vẫn thường mang đến cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc (mà hạnh  phúc lớn lao nhất chính là hạnh phúc gia đình). 4. Thông điệp (một trong các thông điệp chính sau): Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hạnh  phúc hoặc Hạnh phúc gia đình là hạnh phúc lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất. 15. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Mẹ sinh con trên miền đất ấy Khi bom rền lửa cháy phố làng ta Quà của con là sắn là ngô Đồ chơi cũng làm theo hình súng đạn Đi mẫu giáo con học nhiều bài hát: “Con chim vành khuyên nhỏ…” … Con chim vàng khuyên xinh Con chim vành khuyên của mẹ Vành khuyên tập xuống hầm từ bé Nước ngập, hầm sâu, mẹ tát mấy lần Đội mũ rơm đến trường Bao con vành khuyên giấu đèn trong ống nứa
  8. Ít mơ thấy sắc màu hoa quả Thường thấy quân thù, thấy súng và bom… Con thức ban ngày, mẹ chở che con Đêm con mơ, mẹ làm sao che chở Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ Chỉ mình con chống chọi với quân thù …. Nếu giấc mơ là ngôi nhà mở cửa Mẹ sẽ vào che chở giấc mơ con” a.Người con sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt nào? Liệt kê những chi tiết, hình ảnh nói với  em điều đó. b.Giải thích ý nghĩa của hình ảnh con chim vành khuyên trong đoạn: “Con chim vành  khuyên của mẹ…trong ống nứa” c.Tâm trạng của người mẹ thể hiện qua bốn câu thơ: “Con thức ban ngày…. chống chọi  với quân thù”. d.Hai câu thơ cuối cùng có cách diễn đạt độc đáo như thế nào?Tác dụng của cách diễn  đạt đó.  e.Những dòng thơ dài ngắn không theo quy luật có tác dụng như thế nào trong việc thể  hiện nội dung đoạn thơ? f.So với câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”,  2 câu thơ có nét riêng như thế nào? g.Những đứa trẻ thường mơ thấy “súng và bom”, theo em, đến nay còn hay hết? Vì sao? Hãy chia sẻ giấc mơ của mình bằng 3­5 câu văn? 16. Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi: “… Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao   Ngân hà chảy ngược trên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm bờ ao đom đóm chập chờn  trong leo lẻo những vui buồn xa xôi  Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ… mẹ ru con liệu mai sau các con còn nhớ chăng?”                                         (Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Theo Thơ Nguyễn Duy) a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?  b.  Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.  c.   Xác định phép tu từ cú pháp được sử dụng ở bốn dòng thơ đầu và cho biết tác dụng  của phép tu từ ấy.  d. Em hãy  nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện qua hai dòng thơ: “Mẹ ru cái lẽ ở  đời / sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn” Trả lời trong khoảng 5 ­7 dòng.  e. “bà ru mẹ… mẹ ru con / liệu mai sau các con còn nhớ chăng?Theo em tác giả hỏi “nhớ  chăng” là nhớ về điều gì? f.Ngày nay, người ta thích mở điện thoại, máy tính…để nghe những bài hát do các ca sĩ  thể hiện, mà lời ru của mẹ cũng ít dần? Em có suy nghĩ gì về điều này. 
  9. g.Suy nghĩ của em về “Lời ru của mẹ” bằng 3­ 5 câu văn.  GỢI Ý 1. Cac biên phap tu t ́ ̣ ́ ư đ ̀ ược sử dung trong hai câu th ̣ ơ trên la:̀ ̣ + Biên phap lăp câu truc  ́ ̣ ́ ́ ở hai dong th ̀ ơ:  "Bao giờ cho tơi thang năm" ́ ́ "Bao giờ cho tơi mua thu" ́ ̀ ̣ Biên phap nay nhăm nhân manh y, tao s ́ ̀ ̀ ́ ̣ ́ ̣ ự nhip bhang, cân đôi cho bai th ̣ ̀ ́ ̀ ơ. Đông th ̀ ời no ́ ̃ ̉ ̃ cung giup diên ta nôi khao khat, nôi nh ̃ ́ ́ ̃ ớ da diêt cua tac gia qua cac câu hoi "bao gi ́ ̉ ́ ̉ ́ ̉ ờ".  ̣ + Biên phap nhân hoa  ́ ́ ở câu thơ:  "Trai hông trai b ́ ̀ ́ ưởi đanh đu gi ́ ưa răm" ̃ ̀ ̣ Biên phap nay lam cho hinh anh "trai hông, trai b ́ ̀ ̀ ̀ ̉ ́ ̀ ́ ưởi" trở nên sông đông, gân gui v ́ ̣ ̀ ̃ ới moi  ̣ ngươi h ̀ ơn. "Trai hông, trai b ́ ̀ ́ ưởi" như co s ́ ưc sông giông nh ́ ́ ́ ư con người, "đanh đu" nh ́ ư  nhưng đ ̃ ưa tre đang yêu, hiêu đông, tinh nghich. ́ ̉ ́ ́ ̣ ̣   2. Trong câu thơ:  "Trong leo leo nh ̉ ưng vui buôn xa xôi" ̃ ̀ Tac gia đa s ́ ̉ ̃ ử dung cum t ̣ ̣ ư "trong leo leo". Đây la môt cum t ̀ ̉ ̀ ̣ ̣ ừ lay. T ́ ư lay nay giup cho câu  ̀ ́ ̀ ́ thơ co săc thai riêng, co gia tri biêu đat cao, co nhiêu tâng nghia h ́ ́ ́ ́ ́ ̣ ̉ ̣ ́ ̀ ̀ ̃ ơn:  Biêu lô tinh cam, khăc ̉ ̣ ̀ ̉ ́  ̣ ̀ ượng, đường net môt cach ro net va phong phu h hoa hinh t ́ ̣ ́ ̃ ́ ̀ ́ ơn. Đo la nôi nh ́ ̀ ̃ ớ da diêt, nh ́ ững  ̀ ̣ hoai niêm vê nh ̀ ững ki ́ưc ngot ngao xa xăm. ́ ̣ ̀   ̣ 3. Quan niêm cua Nguyên Duy qua câu th ̉ ̃ ơ: ̣ "Me ru cai le  ́ ̃ở đời Sưa nuôi phân xac hat nuôi phân hôn" ̃ ̀ ́ ̀ ̀ Lơi ru cua me luôn ch ̀ ̉ ̣ ưa đ ́ ựng những y nghia sâu xa. Đo la nh ́ ̃ ́ ̀ ững kinh nghiêm vê cach  ̣ ̀ ́ ứng  xử,  cach sông đep  ́ ́ ̣ ở đời; sữa me nuôi d ̣ ưỡng thê xac, l ̉ ́ ời ru cua me nuôi d ̉ ̣ ưỡng tâm hôn  ̀ chung ta, đ́ ưa chung ta đên v ́ ́ ới những chân trời mới, chân trời đây tinh yêu th ̀ ̀ ương. Đo la  ́ ̀ ơn nghia, la tinh cam, la công lao to l ̃ ̀ ̀ ̉ ̀ ớn cua nng ̉ ươi me. ̀ ̣ ̣ 4. Đoan trich thê hiên tâm trang cua nhân vât tr ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ̣ ư tinh: nôi nh ̃ ̀ ̃ ớ, niêm th ̀ ương, tinh yêu va  ̀ ̀ long biêt  ̀ ́ ơn sâu năng cua ng ̣ ̉ ươi con danh cho me. La nôi nh ̀ ̀ ̣ ̀ ̃ ớ vê quang th̀ ̃ ời gian trước đây  ̉ ̀ ̉ tao tân cua me, quang th ̣ ̃ ơi gian ngot ngao tr ̀ ̣ ̀ ươc đây bên canh me, v ́ ̣ ̣ ơi nh́ ưng naon ̃ ̣ ưc, khat  ́ ́ khao va niêm vui be nho, gian di,  ̀ ̀ ́ ̉ ̉ ̣  vê nh ̀ ưngbx hoai niêm vê quê h ̀ ̣ ̀ ương yêu dâu. ́ 17.Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi: "Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh" (Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt) a. Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. b.Các biểu hiện của tình yêu tiếng Việt? c. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ và tác dụng trong câu: “ Ôi tiêng Viêt nh ́ ̣ ư đât cay, nh ́ ̀ ư luạ Ong tre nga va mêm mai nh ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ư tơ ” d. Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
  10. e. Trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới  trẻ ngày nay.(3­ 5 câu văn) GỢI Ý 1. Thể thơ tự do. 2. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh: ­ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa ­ Óng tre ngà và mềm mại như tơ ­ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát ­ Như gió nước không thể nào nắm bắt Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt   đẹp bởi hình và thanh. 3. Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có,  phong phú của tiếng Việt. 4.Biện pháp tu từ chính sử dụng trong hai câu thơ:” Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa  /Óng tre ngà và mềm mại như tơ.”: + Biện pháp nghệ thuật so sánh: Tiếng Việt như đất cày, như lụa, óng tre ngà, như tơ  + Hiệu quả nghệ thuật: Những hình ảnh so sánh mộc mạc, giản dị làm cho Tiếng Việt   hiện lên rất cụ thể,  sinh động, đẹp đẽ, gần gũi và thân thuộc hơn à Khơi gợi tình yêu  tiếng mẹ đẻ trong mỗi người.    5.Với cách diễn đạt: “Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát/ Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh”, nhà thơ muốn nhấn mạnh đặc điểm ở vẻ đẹp của  tiếng Việt: Về phương diện ngữ âm, tiếng Việt giàu nhạc điệu, giàu sức gợi hình và biểu  cảm.  18. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi (Chú ý: Bổ sung câu hỏi) HƠI ẤM Ổ RƠM  Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm: ­ Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm nhiều hơn chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gày gò Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người. ("Hơi ấm ổ rơm"­ Nguyễn Duy) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.  b. Nêu hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản.  c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:  “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm”.  d.Em hiểu “hương mật ong của ruộng” đó là hương gì? d.  Tình cảm của "bà mẹ" dành cho nhân vật trữ tình trong văn bản. (Hình ảnh người  mẹ?)
  11. e. Hình ảnh quê hương trong em là gì?( Hoặc: Chia sẻ về một tấm lòng mà em đã được  gặp) GỢI Ý 1.Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: biểu cảm (0,25 điểm) 2.Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong văn bản: (0,5 điểm) ­Đêm khuya, bị lỡ đường, xin ngủ nhờ. Gặp bà cụ nghèo nhưng rộng bụng cho qua đêm. ­Nhân vật trữ tình đã rất cảm động trước tấm lòng của bà cụ 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thứ 2 của văn bản: (0,5 điểm) ­Biện pháp so sánh ­Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tấm lòng thơm thảo, nhường cơm sẻ áo của những người  lao động nghèo khó; cái ấm áp của tình người. Đằng sau đó là sự xúc động của nhà thơ. 5. Viết đoạn văn (0,75 điểm) Tình cảm của bà mẹ dành cho nhân vật trữ tình: chân tình, mộc mạc, sẵn sàng  nhường cơm, sẻ áo dù hoàn cảnh của bà rất khó khăn. Tấm lòng ấy thật cao cả, đáng  trân trọng. BỔ SUNG Câu 1.Không gian: Một ngôi nhà tranh bé nhỏ ven đồng chiêm. Thời gian: Ban đêm Câu 2. Nhan đề Hơi ấm ổ rơm có thể hiểu như sau. . ­Đó là hình ảnh tả thực: người lính không có chăn đắp nên dùng rơm thay chăn, hơi ấm  này có thể là hơi ấm thật từ những ổ rơm mang lại cho người lính. ­Thứ hai, hơi ấm ổ rơm có thể là ẩn dụ của hơi ấm tình thương của bà mẹ vùng đồng  chiêm mà người lính được thụ hưởng trong đếm đi công tác lỡ đường, (ổ rơm ­ tình  người) Câu 3. Việc sử dụng các từ láy xơ xác, gầy gò trong câu thơ “Trong hơi ấm hơn nhiều  chăn đệm/ Của những cọng rơm xơ xác gầy gò đem lại nhiều hiệu quả nghệ thuật. Từ láy có tác dụng tả thực vì để lâu nên những cọng rơm “xơ xác, gầy gò”. Nhưng chúng  còn cho hơi ấm hơn cả chăn đệm dày dặn và cao sang. Nhưng người đọc biết rằng, tác  giả không chỉ nói điều đó mà còn ẩn chứa một liên tưởng sâu xa: những cọng rơm nhỏ bé  đó cho hơi ấm cũng giống như một bà mẹ già trong ngôi nhà tranh bé nhỏ ở ven đồng  chiêm cho tình thương ấm áp, ấp ủ người lính. Câu 4. Câu hỏi kiểm tra năng lực cảm thụ cá nhân, thí sinh có thể tự do trình bày những  cảm nhận của riêng mình. Tham khảo một số ý cơ bản sau. Người mẹ trong đoạn trích là một người mẹ tuy rằng xa lạ với người chiến sĩ, nhưng khi  người chiến sĩ lỡ đường xin ở qua một đêm mẹ liền nồng hậu đón tiếp với tất cả tình  cảm yêu thương nhất, “chật nhà nhưng rộng tình thương”, sẵn lòng thu xếp cho nơi ngủ.  Chỉ cần gặp người lính trong hoàn cảnh ấy là bà mẹ đã hiểu người lính cần gì, không cần  đợi anh trình bày, vì có thể anh đâu phải là người lính đầu tiên ghé vào nhà mẹ. Mẹ nói  ngay: “Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ...” Hình ảnh người mẹ nghèo nhưng rất giàu  tình thương đó hiện lên thật cảm động và đẹp đẽ. Ngoài ra bài thơ cũng ca ngợi tình cảm  quân dân gắn bó... 19. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một  cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả  vũ trụ  tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy  ấy? Một chút hơi, một giọt nước   cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ  vẫn  
  12. cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ  không như  vũ trụ  kia, khỏe hơn  mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe. Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng. Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta   không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó   là nền tảng của nhân luân. Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định   của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là "giàu hơn",  vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư  tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ. (Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? b.Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Dựa vào mà em xác định được vấn đề đó? c. Nêu hiệu quả  của một trong những biện pháp tu từ  được sử  dụng trong câu văn sau:   "Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một  cây sậy có tư tưởng"? d. Qua hình  ảnh "cây sậy có tư  tưởng", em rút ta bài học gì về  cách nhìn nhận của con   người? GỢI Ý 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận. 2. Nội dung chính của văn bản: Giá trị của con người là ở tư tưởng. ­ Cơ sở xác định nội dung chính của văn bản: dựa vào nhan đề "Giá trị con người" và câu   chủ đề của văn bản "Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng". 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: so sánh (con người được so sánh với cây   sậy). ­Giống nhau: mềm yếu, nhỏ bé ­Khác nhau: con người có tư tưởng ­ Tác dụng: Con người nhỏ bé, yếu ớt trước tạo hóa nhưng lại lớn lao và trường tồn nhờ  có tư tưởng. 4. Bài học về cách nhìn nhận của con người: ­Nhận thức: Nhìn nhận tầm vóc của con người thông qua giá trị  tư  tưởng mà người đó  cống hiến và để lại. ­Thái độ: Đừng đánh giá hay coi trọng con người thông qua giá trị vật chất. ­Hành động: Rèn luyện bản thân để có tư tưởng tích cực, lành mạnh, giàu có.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0