intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn kỹ năng làm bài phần Đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Hướng dẫn kỹ năng làm bài phần Đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12" nhằm giúp học sinh nắm được các dạng câu hỏi và kỹ năng làm các dạng câu hỏi đọc hiểu phong phú, đa dạng, mới mẻ hơn, vận dụng được kỹ năng làm bài vào các đề bài cụ thể; giúp các em biết cách làm bài tốt hơn để đạt hiệu quả trong thi cử, kiểm tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn kỹ năng làm bài phần Đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến cấp trường-Trường THPT Nguyễn Huệ. Hội đồng chấm sáng kiến cấp Tỉnh -Sở Giáo dục & Đào tạo Ninh Bình Chúng tôi gồm: TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức vụ Trình độ Tỷ lệ (%) năm sinh chuyên đóng góp môn vào việc tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Thị Thu THPT Nguyễn Huệ TTCM Thạc sĩ 40% Thoa 24/7/1979 2 Vũ Thị Hương THPT Nguyễn Huệ Giáo viên Thạc sĩ 30% Thảo 25/12/1978 3 THPT Nguyễn Huệ Giáo viên Thạc sĩ 30% Phạm Thị Hằng Phương 18/9/1986 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng: Nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Hướng dẫn kỹ năng làm bài phần Đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12” Lĩnh vực áp dụng: Phần Đọc hiểu văn bản dành cho học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Huệ nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung. 2. Nội dung sáng kiến a. Giải pháp cũ thường làm: - Chi tiết giải pháp cũ: Nhiều năm trước đây, việc ôn tập phần Đọc hiểu văn bản thường thiên về cung cấp kiến thức kiến thức, rập khuôn máy móc theo lối mòn của các dạng câu hỏi quen thuộc; chưa chú trọng dạy kỹ năng làm bài cho học sinh, chưa cập nhật những dạng câu hỏi mới, chưa đa dạng hóa các kỹ năng làm bài mới. Điều đó khiến học sinh cảm thấy nhàm chán không muốn học. - Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: Học sinh chỉ tập trung học thuộc kiến thức giáo viên truyền giảng; việc học tập, làm bài còn thụ động, rất hay 1
  2. bị mất điểm khi làm bài phần Đọc hiểu; học sinh chưa được rèn luyện các kỹ năng làm bài. b. Giải pháp mới cải tiến: - Mô tả bản chất của giải pháp mới: Chúng tôi vừa tiếp tục hướng dẫn học sinh kỹ năng làm các dạng câu hỏi đọc hiểu quen thuộc, vừa bổ sung kỹ năng làm các dạng câu hỏi, kiểu câu hỏi mới trong một hai năm gần đây. Do đó tạo được một hệ thống kỹ năng làm các dạng câu hỏi, kiểu câu hỏi phong phú, đa dạng; giúp học sinh không chỉ ôn tập nội dung, kiến thức, mà còn rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, phát triển năng lực bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay. - Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Học sinh nắm được các dạng câu hỏi và kỹ năng làm các dạng câu hỏi đọc hiểu phong phú, đa dạng, mới mẻ hơn, vận dụng được kỹ năng làm bài vào các đề bài cụ thể; giúp các em biết cách làm bài tốt hơn để đạt hiệu quả trong thi cử, kiểm tra. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được - Hiệu quả kinh tế: Giúp thời gian ôn luyện phát huy hiệu quả tốt hơn.Học sinh biết cách làm bài để đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp. - Hiệu quả xã hội: Học sinh được chủ động, tích cực hơn. Học sinh rèn luyện được kỹ năng, tư duy, phát huy năng lực bản thân. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng: Áp dụng được với tất cả giáo viên dạy khối 12 và HS khối 12 THPT trên toàn quốc. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tam Điệp, ngày 10 tháng 05 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ Người làm đơn Nguyễn Thị Thu Thoa I.TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG 2
  3. Đổi mới căn bản GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là một thách thức lớn đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng. Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đang là mối quan tâm hàng đầu. Để làm được điều đó, rất cần có các phương pháp dạy học mới. Trong đó, việc trang bị cho học sinh phương pháp, rèn luyện kỹ năng nhằm đạt được kết quả là quan trọng, cần thiết hơn việc cung cấp, truyền thụ kiến thức một chiều. Trong đó phải hướng đến phát huy năng lực làm bài thi, bài kiểm tra của học sinh, đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong thi cử, kiểm tra. Trong cấu trúc đề thi Ngữ văn của học sinh THPT hiện nay, phần đọc hiểu có một vị trí vô cùng quan trọng khi chiếm tới 30% tổng số điểm toàn bài. Các dạng câu hỏi đọc hiểu ngày càng phong phú, đa dạng, mới mẻ hơn so với trước đây. Chính vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách thức, phương pháp làm các dạng câu hỏi đó, giúp các em có thể vận dụng vào làm các câu hỏi của phần đọc hiểu trong đề thi. Qua thực tế bài làm của học sinh trong nhiều năm gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng, kỹ năng làm bài của nhiều học sinh chưa tốt, kết quả chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa phân biệt rõ các dạng câu hỏi, chưa nắm vững các yêu cầu, các bước làm các dạng câu hỏi. Khi chưa xác định được dạng câu hỏi, các bước làm bài của mỗi dạng, bài làm của các em sẽ sai lạc, thiếu ý, không đảm bào các yêu cầu nêu ra. Học sinh lớp 12 năm học 2020-2021 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Những thách thức đặt ra cho các em rất lớn, một phần là do diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19 khiến quá trình học tập bị gián đoạn, một phần là do những thay đổi trong thi cử năm nay. Vì thế, các thầy cô giáo cần có phương pháp ôn tập phù hợp , giúp các em đạt kết quả tốt trong những kỳ thi sắp tới. Xuất phát từ tình hình và những nhiệm vụ thực tiễn trên, theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, giúp học sinh phát huy được năng lực của bản thân để đạt kết quả tốt trong các kì thi, chúng tôi đã nghiên cứu, biên soạn, tổng hợp các dạng câu hỏi đọc hiểu văn bản thành một hệ thống để hướng dẫn học sinh ôn tập. Đó chính là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài sáng kiến năm 2021: “Hướng dẫn kỹ năng làm bài phần Đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12” Lựa chọn đề tài này, chúng tôi muốn hiện thực hóa hoạt động dạy – học theo phương pháp đổi mới, phát huy năng lực của học sinh. Theo chúng tôi, đây cũng là một cách ôn tập hiệu quả cho học sinh trong tình hình hiện nay và trong giai đoạn nước rút này. Chúng tôi cũng hi vọng, với việc hướng dẫn cụ thể, rõ ràng phương pháp làm từng dạng câu hỏi học sinh sẽ có được chìa khóa để mở mọi cánh cửa, biết làm các dạng câu hỏi đọc hiểu, chinh phục được thử thách và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. 3
  4. Đề tài sáng kiến của chúng tôi hướng tới đối tượng là học sinh khối 12. Chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm, chứng minh đề tài thông qua việc ôn tập của học sinh các lớp 12A, 12B, 12C, 12D, 12E, 12G, 12H, 12I, 12K trường THPT Nguyễn Huệ. (Trong đó có khảo sát kết quả cụ thể qua phiếu khảo sát và bài kiểm tra phần đọc hiểu văn bản ở 3 lớp 12A, 12H và 12K). Thực tế, trong quá trình ôn thi cho HS khối 12, chúng tôi đã xây dựng chuyên đề Đọc hiểu văn bản. Trong đó, ngoài việc ôn tập, củng cố kiến thức đọc hiểu cơ bản cho học sinh còn ôn tập theo các dạng đề cụ thể. Nhưng với sáng kiến này, chúng tôi sẽ tập trung vào rèn kỹ năng cho học sinh thông qua việc tổng hợp, khái quát thành từng dạng câu hỏi đọc hiểu. Qua đó, chúng tôi thể hiện được minh chứng cho cách làm các dạng câu hỏi được nêu ra. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi THPTQG những năm gần đây, phần đọc hiểu có một vị trí vô cùng quan trọng. Vì thế, từ nhiều năm nay giáo viên thường tập trung vào ôn tập phần này. Mặc dù việc ôn tập phần đọc hiểu văn bản đã được thực hiện từ lâu nhưng nhìn chung trước đây mới chỉ dừng lại ở mức độ hệ thống hóa các kiến thức cơ bản, mới tập trung ở một vài dạng câu hỏi quen thuộc. Khi ôn tập phần đọc hiểu, một số dạng câu hỏi quen thuộc mà giáo viên thường hướng dẫn học sinh là: Xác định phương thức biểu đạt chính, thao tác lập luận chủ yếu; giải thích một từ ngữ trong văn bản; đưa ra thông điệp… Việc tập trung vào một số dạng câu hỏi cơ bản đó xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của các kỳ thi trước đây khi chương trình giáo dục cũ thiên về tiếp cận nội dung. Nhưng một vài năm trở lại gần đây, năng lực của người học được coi trọng. Nhiều dạng câu hỏi mới mẻ xuất hiện trong thi cử, kiểm tra. Đó là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải có năng lực so sánh, liên hệ, nhận xét, phải có năng lực đánh giá, lí giải, thuyết phục, bày tỏ rõ quan điểm của bản thân về một vấn đề cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là tái hiện lại. 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1. Các yêu cầu cần lưu ý Quan niệm về đọc hiểu: Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để lĩnh hội tri thức và bồi dưỡng tâm hồn. Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe, và dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc. Hiểu là trả lời được các câu hỏi: Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?, tức là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát được nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Như vậy đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. 4
  5. Cấu trúc của phần đọc hiểu trong đề thi: Trong đề thi môn Ngữ văn hiện nay, cấu trúc đọc hiểu gồm 2 phần: Phần thứ nhất sẽ cho một ngữ liệu (ngữ liệu này thường ở ngoài chương trình, nội dung ngữ liệu chủ yếu phản ánh các vấn đề mang tính thời sự của đất nước, của thế giới. hoặc đề cập đến các giá trị truyền thống, các giá trị văn hóa mang tính nhân văn, nhân bản… nó có thể đựơc biểu hiện dưới dạng một tác phẩm trữ tình như môt bài thơ hoặc ngữ liệu có thể là một bản tin,một phóng sự, một bài phát biểu…), Phần thứ 2 sẽ là một hệ thống câu hỏi gồm 4 câu với 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng(ví dụ như xác định phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phương tiện liên kết, phân tích biện pháp tu từ hay cũng có những câu hỏi mang tính suy luận, giải thích…). Để công phá được phần này nhằm đạt được số điểm cao nhất, chúng ta phải nắm chắc được kiến thức và kĩ năng làm bài. 2.2. Kỹ năng làm bài phần Đọc hiểu văn bản 2.2.1. Cách tìm hiểu đề phần Đọc hiểu văn bản Bước 1: Đọc lướt cả 4 câu hỏi để nắm được khái quát nội dung đề muốn hỏi. Bước này giúp chúng ta định hình và xác định được phạm vi kiến thức mà đề yêu cầu, từ đó có định hướng cách tiếp cận văn bản đọc hiểu Bước 2: Đọc kỹ văn bản đọc hiểu, gạch chân những từ khóa quan trọng hướng đến giải mã câu hỏi dựa trên định hướng đã có qua việc đọc lướt hệ thống câu hỏi trong bước 1 Bước 3: Đọc kỹ lại từng câu hỏi và đối với mỗi câu hỏi cần xác định chúng thuộc dạng câu hỏi nào, định hình kỹ năng làm bài của từng dạng câu hỏi Bước 4: Tiến hành làm bài dưới dạng các gạch đầu dòng với yêu cầu: Ngắn gọn, rành mạch và trình bày dưới dạng các câu hoàn chỉnh 2.2.2. Các dạng câu hỏi đọc hiểu thường gặp Khi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn kỹ năng làm bài phần Đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 12”, chúng tôi đã nghiên cứu, tập hợp, phân loại, sắp xếp các dạng câu hỏi cơ bản và nâng cao, trong đó có kết hợp cả những dạng câu hỏi quen thuộc trước đây cùng với việc bổ sung thêm những dạng câu hỏi mới trong một hai năm gần đây. Với mỗi dạng câu hỏi, chúng tôi đều hướng dẫn các bước và phương pháp làm bài cho học sinh. Đó coi như là những công thức chung giúp học sinh vận dụng vào giải quyết nhiều đề đọc hiểu. Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết về các câu hỏi đọc hiểu được hệ thống để thực hiện việc ôn tập phần đọc hiểu văn bản trong cấu trúc đề thi. Cụ thể như sau: 2.2.2.1. Dạng đề 1: Nhận diện kiến thức cơ bản(mức độ: Nhận biết) a. Câu hỏi nhận diện 5
  6. - Xác định phương thức biểu đạt chính - Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu - Xác định thể thơ - Chỉ ra phương thức trần thuật - Xác định câu chủ đề - Chỉ ra thành phần biệt lập - ........................... Như vậy từ những cách hỏi trên, có thể thấy từ khóa trong dạng câu hỏi này là Chỉ ra, Xác định tức là đơn giản chỉ yêu cầu học sinh căn cứ vào văn bản đọc hiểu nhận diện ra đơn vị kiến thức đó. Đây là dạng câu hỏi ở mức độ nhận biết. b. Cách làm bài Học sinh nắm được đặc điểm của các đơn vị kiến thức đó và nhận diện, không cần phân tích và lí giải. c. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau nhiều hơn, thân thiết với nhau hơn. Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta. Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống hoàn toàn chân thực với mình. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra những tinh hoa của cuộc sống này. Dựa vào nguyên tắc của cuộc sống đơn giản, tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống là đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại, tất nhiên để đạt được điều đó bạn phải bỏ ra một số công sức và thời gian nhất định. Nhưng điều quan trọng ở đây là, ngoài tất cả những thứ đó, trong thời gian còn lại việc mà bạn cần làm là biến mình thành một con người nhàn nhã và bình yên, không hao phí thời gian và công sức vào những việc làm vô bổ. Hiện nay, xu hướng sống đơn giản vẫn chưa được nhiều người chúng ta chú ý. Nhưng thực ra lối sống này đã được cha ông ta coi trọng từ xưa và đã trở thành một trong những giá trị văn hóa của người Việt. Có thể kể ra ở đây rất nhiều những danh nhân của đất Việt đã từng có cuộc sống như vậy: Nguyễn Trãi Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh... 6
  7. (Trích Sống đơn giản - Xu thế của thế kỉ XXI, Chương Thâu) Câu hỏi: Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Trả lời: Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận Ví dụ 2: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của bản thân mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (...). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. (...) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em, chị, anh mình hơn... Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mở nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế... thì hậu quả là gì. Vì thế bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn. (...) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ chỉ đơn giản như vậy. Tuy nhiên chỉ cần nghĩ xa hơn một chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh- TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử NewsZing.Giaoduc, 07/10/2015) Câu hỏi. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? Trả lời: Phương thức chính của văn bản: Phương thức nghị luận Ví dụ 3: “Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu 7
  8. váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò... sung chát ... đào chua câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết những lời mẹ ru” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy) Câu hỏi: Xác định thể thơ của văn bản trên ? Trả lời: Thể thơ lục bát 2.2.2.2. Dạng đề 2: Khai thác thông tin từ văn bản(mức độ: Nhận biết) a. Câu hỏi nhận diện - Theo tác giả,…. - Vì sao tác giả cho rằng,…. - Trong đoạn trích trên,….. - …………. Như vậy từ khóa trong dạng câu hỏi này là Tác giả, Đoạn trích, tức là câu hỏi chỉ yêu cầu hiểu nội dung văn bản đọc hiểu, khai thác nội dung của văn bản để trả lời. Đây là dạng câu hỏi nhận biết b. Cách làm bài Với dạng câu hỏi này, cần tìm kiếm câu trả lời bằng 2 cách: - Trích nguyên vẹn cách diễn đạt của tác giả từ văn bản xuống - Nếu trường hợp thông tin trả lời quá dài hoặc nằm tản mát trong cả văn bản thì lúc đó học sinh cần biết khái quát, tóm lược nội dung đó và diễn đạt lại cho ngắn gọn c. Ví dụ minh họa Ví dụ 1 Nền giáo dục của chúng ta đang bắt đầu đổi mới theo xu hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn, theo đó học sinh muốn thành đạt thì ngoài những kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp. 8
  9. …Các em thân mến, rồi đây khi rời mái trường Lương Thế Vinh thân yêu, các em sẽ bước vào đời bằng nhiều con đường khác nhau, do chính mình lựa chọn, hoặc do hoàn cảnh đưa đẩy. Thầy mong rằng những điều đã học - theo đúng nghĩa của từ này - sẽ giúp các em vững vàng hơn trong cuộc sống. Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kĩ thuật có chuyên môn giỏi, những người nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác…, nhưng trước hết phải là những người tử tế”. ( Trích bài phát biểu của PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Lương Thế Vinh nhân ngày khai giảng năm học 2015-2016, Theo http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong , 6/9/2015) Câu hỏi: Theo tác giả “học sinh muốn thành đạt thì ngoài những kiến thức sách vở” cần phải thành thạo và trang bị thêm những điều gì? Trả lời: Theo tác giả, học sinh muốn thành đạt thì ngoài những kiến thức sách vở cần phải trang bị thêm: các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống cần thiết, các giá trị chẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp. Ví dụ 2: Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ bị biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa? Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không”? Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu. Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỉ XXI… 9
  10. ( Bài phát biểu khai giảng- Thầy Nguyễn Minh Quý, THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng) Câu hỏi: Người viết đã chỉ ra những thách thức gì mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỉ XXI. Trả lời: Người viết đã chỉ ra những thách thức gì mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỉ XXI là những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai Ví dụ 3: Người làm xiếc đi dây rất khó Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn Đi trọn đời trên con đường chân thật. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu. Tôi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đời Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã Bút giấy tôi ai cướp giật đi Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá. (Lời mẹ dặn - Phùng Quán) Câu hỏi: Những từ ngữ, câu thơ nào của đoạn thơ trên thể hiện cho ta thấy tính cách của nhân vật tôi? Trả lời: Yêu bảo là yêu, ghét bảo là ghét, không nói yêu thành ghét, không nói ghét thành yêu, chân thật, Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi, Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã 2.2.2.3. Dạng đề 3: Thông hiểu nội dung văn bản (mức độ: Thông hiểu) a. Câu hỏi nhận diện - Nêu chủ đề văn bản - Xác định nội dung văn bản - Đặt nhan đề cho văn bản -……………….. 10
  11. Như vậy từ khóa của câu hỏi là Nêu, Xác định, Chỉ ra nhưng khác với chỉ ra ở câu hỏi nhận biết ở chỗ, nếu câu hỏi nhận biết chỉ cần nhìn vào văn bản, nắm được đặc điểm của các đơn vị kiến thức là dễ dàng nhận diện được câu trả lời thì ở dạng câu hỏi này học sinh không chỉ nắm đặc điểm của các đơn vị kiến thức đó mà còn cần hiểu rõ đặc trưng, tính chất của chúng thì mới giải mã được dạng câu hỏi này. Đây là dạng câu hỏi thông hiểu. b. Cách làm bài - Muốn xác định chủ đề, nội dung văn bản thì cần căn cứ vào câu chủ đề, nhan đề và các từ cùng trường nghĩa được lặp lại nhiều lần trong văn bản. - Muốn đặt được nhan đề thì cần căn cứ vào nội dung và đề tài của văn bản. Yêu cầu của nhan đề là ngắn gọn, rõ ràng và thường là một mệnh đề. c. Ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Hiện tượng đố kị trong đời sống đã có từ xưa. Thời Tam quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ” nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”. Câu nói đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình. Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua kém chúng bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị, ngược lại chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công. Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà cón có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ. (Phỏng theo Băng Sơn, Ngữ văn 11 Nâng cao, tập 2) Câu hỏi: Nêu nội dung chính của đoạn trích? 11
  12. Trả lời: Đoạn trích nêu tác hại của thói đố kỵ Từ đó khuyên con người nên tránh xa đố kỵ Ví dụ 2: Nhiều người cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền bạc quả thật có sức mạnh lớn lao. Nhưng tiền bạc không phải là vạn năng. Nó có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc ngủ. Nó có thể mua được châu ngọc, nhưng không mua được sắc đẹp Nó có thể mua được giấy bút, nhưng không mua được ý thơ Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình Nó có thể mua được thức ăn, nhưng không mua được sự ngon miệng Nó có thể mua được trò chơi, nhưng không mua được niềm vui Nó có thể mua được xu nịnh, nhưng không mua được lòng trung thành Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng không mua được tình bạn Nó có thể mua được sự phục tùng, nhưng không mua được lòng kính trọng Nó có thể mua được quyền thế, nhưng không mua được trí tuệ Nó có thể mua được thể xác, nhưng không mua được tình yêu Nó có thể mua được vũ khí, nhưng không mua được hòa bình. (Theo Thác-cơ-rê, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 17) Câu hỏi: Đặt nhan đề cho văn bản Trả lời: Đặt nhan đề phải phù hợp với nội dung văn bản, sau đây là một số gợi ý: Hạnh phúc; Giá trị của hạnh phúc; Tiền không thể mua được hạnh phúc… 2.2.2.4. Dạng đề 4: Phân tích các biện pháp tu từ, các phép liên kết trong văn bản(mức độ Thông hiểu) a. Câu hỏi nhận diện - Phân tích hiệu quả của biện pháp…. - Phân tích tác dụng của phép liên kết…. - ……………………. Như vậy từ khóa trong dạng câu hỏi này là Phân tích, tức là yêu cầu học sinh phải hiểu về bản chất của đơn vị kiến thức đó. Đây là dạng câu hỏi thông hiểu. b. Cách làm bài - Nắm vững đặc điểm của các biện pháp tu từ, khi làm dạng câu hỏi này cần làm bài trên 3 bước: Gọi tên biện pháp; Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh thể hiện biện pháp; phân tích hiệu quả của biện pháp: khi phân tích hiệu quả cần phân tích hiệu quả về nội dung và hình thức. c. Ví dụ minh họa 12
  13. Ví dụ 1: Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người (Đỗ Trung Quân, Bài học đầu cho con, trích Cỏ hoa cần gặp, Nxb Thuận Hóa. Câu hỏi. Cho biết hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi. Trả lời: Biện pháp tu từ trong hai câu thơ là so sánh: quê hương - như là mẹ. - Tác dụng nghệ thuật: + Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. + Khẳng định ý nghĩa thiêng liêng của quê hương đối với cuộc đời của mỗi người. Ví dụ 2: 13
  14. Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa Tình anh đối với em là xứ sở Là bóng rợp trên con đường nắng lửa Trái cây thơm trên miền đất khô cằn Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng Lòng tốt để duy trì sự sống Cho con người thực sự Người hơn. (Nói cùng anh – Xuân Quỳnh) Câu hỏi. Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất của đoạn thơ? Trả lời: Biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất là so sánh: Tình anh với em – là xứ sở, là bóng rợp trên con đường nắng lửa, là trái cây thơm trên miền đất khô cằn. - Tác dụng: + Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu thơ + Nhấn mạnh ý nghĩa của tình yêu của anh dành cho em: đem lại niềm hạnh phúc bởi khiến em cảm thấy được chở che, bảo vệ, nâng niu. Ví dụ 3: Trong Diễn văn khai giảng năm học 2014 - 2015 ở trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), Giáo sư Văn Như Cương - Hiệu trưởng nhà trường - có nói: Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình. Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất…Chúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè, yêu thầy cô…Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa Mẹ Việt Nam, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao nhọc nhằn và cay đắng… Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường: Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng 14
  15. cả trái tim mình. Các em hãy nhớ lời của Bác Hồ: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt được điều chúng ta mong muốn là "dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh". (Theo http://www.tinmoi.vn ngày 4/9/2014) Câu hỏi: Xác định biện pháp tu từ trong câu sau: Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Trả lời: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu trên: + Điệp từ: yêu + Phép liệt kê: núi cao, sông dài, rừng xanh, biển bạc, đất liền, đảo xa Tác dụng: + Nhấn mạnh, tạo nhịp điệu cho câu văn + Thể hiện mãnh liệt tình yêu và niềm tự hào với vẻ đẹprộng lớn, trù phú của non sông đất nước ta. 2.2.2.5. Dạng đề 5: Giải thích một hình ảnh, từ ngữ nào đó của văn bản đọc hiểu(mức độ Thông hiểu) a. Câu hỏi nhận diện - Hiểu cụm từ… là gì? - Hiểu như thế nào về câu “…” - Hình ảnh….. tượng trưng cho điều gì? Như vậy từ khóa của dạng câu hỏi trên là Hiểu như thế nào?, Là gì? Tức là yêu cầu học sinh không chỉ hiểu mà còn phải giỉ thích để làm rõ nghĩa của đơn vị kiến thức đó. Đây là dạng câu hỏi thông hiểu. b. Cách làm bài - Hiểu nội dung văn bản, đặt từ ngữ, hình ảnh đó trong ngữ cảnh cụ thể của văn bản để làm căn cứ giải thích. - Thông thường có 2 loại từ ngữ, hình ảnh: Từ ngữ, Hình ảnh không có biểu tượng và từ ngữ, hình ảnh có biểu tượng. Đối với từ ngữ, hình ảnh không có biểu tượng, cần phải tường minh nghĩa của chúng bằng cách diễn đạt của bản thân. Đối với những hình ảnh, từ ngữ có biểu tượng, cần chỉ ra ý nghĩa biểu tượng và hiệu quả về nghệ thuật trong diễn đạt. c. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: 15
  16. … Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên. Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng. Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người. (Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đời này không phải toàn là thứ xấu xa... Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 05/11/2016). Câu hỏi: Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì? Trả lời: Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho lòng tốt của con người và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ví dụ 2: …“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người. Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết 16
  17. mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.” ("Để chạm vào hạnh phúc"- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012) Câu hỏi. Em hiểu như thế nào về cụm từ tế bào hạnh phúc, sản xuất hạnh phúc trong câu “Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người” Trả lời: Tế bào hạnh phúc: Là những hạnh phúc nhỏ bé, nhưng biết tự nuôi dưỡng và tạo nên hạnh phúc cho người khác Sản xuất hạnh phúc: Là tạo dựng và lan tỏa niềm hạnh phúc cho mình và cho người khác Ví dụ 3: “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.” (Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội). Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về hình ảnh một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng trong câu: Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng Trả lời: Hình ảnhmột mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gànglà hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc, tiện nghi, được chăm chút đủ đầy. 2.2.2.6. Dạng đề 6: Yêu cầu trình bày quan điểm của bản thân: Bày tỏ quan điểm, lí giải vì sao (mức độ Vận dụng) a. Câu hỏi nhận diện 17
  18. - Có đồng tình với quan điểm… không? Vì sao? - Điều tâm đắc nhất là gì? Vì sao? Như vậy từ khóa trong dạng câu hỏi này Có đồng tình?, Điều tâm đắc? Đưa ra giải pháp tức là yêu cầu học sinh trên cơ sở hiểu về văn bản, vận dụng để có thể đánh giá, bày tỏ quan điểm của bản thân. Đây là dạng câu hỏi vận dụng. b. Cách làm bài - Với dạng câu hỏi này cần làm bài trên 2 bước: + Bước 1: Bày tỏ quan điểm (theo đúng chuẩn mực, quy tắc, đạo đức pháp luật), chọn điều tâm đắc (nên chọn tâm đắc về nội dung, thông điệp của văn bản ) + Bước 2: Lí giải cho quan điểm của mình (nếu đồng tình thì phần lí giải sẽ ca ngợi vấn đề đồng tình, nếu không đồng tình thì sẽ nêu những hạn chế của vấn đề đó; nếu chọn điều tâm đắc thì phần lí giải sẽ đưa ra vai trò của điều tâm đắc đó sẽ định hướng gì, sẽ giúp làm gì). - Lưu ý: Sau khi lí giải xong cần phải có 1 ý về bài học nhận thức và hành động, tức là đưa ra việc mình cần làm để điều tâm đắc hoặc điều đồng tình sẽ được nhân rộng. c. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Trong Diễn văn khai giảng năm học 2014 - 2015 ở trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), Giáo sư Văn Như Cương - Hiệu trưởng nhà trường - có nói: Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình. Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất…Chúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè, yêu thầy cô…Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa Mẹ Việt Nam, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao nhọc nhằn và cay đắng… Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường: Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình. Các em hãy nhớ lời của Bác Hồ: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt được điều chúng ta mong muốn là "dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh". (Theo http://www.tinmoi.vn ngày 4/9/2014) 18
  19. Câu hỏi: Anh/chị có đồng ý với quan điểm:"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình? Hãy nêu ít nhất hai lí do cho ý kiến của mình. Trả lời: Học sinh có thể nêu ý nghĩa nhiều cách miễn hợp lí, có cơ sở. - Hãy học tập không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng cả tình yêu và trách nhiệm đối với Tổ quốc của mình. - Hãy học tập bằng tất cả trí lực và tâm lực của mình - Hãy học tập với tất cả sự thông minh và niềm đam mê, khao khát của mình. Ví dụ 2: Đôi khi cuộc sống dường như cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng làm mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những cộng việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó, Và cũng giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy, hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ. (Theo Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ, http://www. Vnexpress.net,ngày 26/8/2011) Câu hỏi: Điều anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản trên? Trả lời: Có thể rút ra điều tâm đắc nhưng cần đáp ứng được yêu cầu rút ra từ văn bản, sau đây là một số gợi ý: Không nên bỏ cuộc; không được để mất lòng tin. 2.2.2.7. Dạng đề 7: Yêu cầu trình bày suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một hình ảnh, nội dung văn bản, trạng thái cảm xúc của văn bản (mức độ Vận dụng) a. Câu hỏi nhận diện - Rút ra bài học cho bản thân - Thông điệp trong văn bản là gì? - Nhận xét về cảm xúc, thái độ của tác giả -…….. Như vậy từ khóa trong dạng câu hỏi này là Suy nghĩ, Nhận xét tức là yêu cầu học sinh trên cơ sở hiểu về nội dung văn bản, từ đó rút ra, đánh giá, bình luận về vấn đề đưa ra từ văn bản. Đây là dạng câu hỏi vận dụng. 19
  20. b. Cách làm bài - Rút ra bài học: Là điều mà người đọc rút ra được cho mình qua những điều mà tác giả đề cập - Thông điệp: Là điều mà tác giả muốn truyền tải qua vấn đề mà tác giả đề cập - Nhận xét, đánh giá về cảm xúc, thái độ của tác giả: Căn cứ vào đặc trưng thể loại(đối với thơ sẽ được thể hiện qua các khổ thơ, đối với văn bản tự sự sẽ được thể hiện qua nhân vật, chi tiết, sự việc), dung các tính từ để chỉ ra được các trạng thái cảm xúc c. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình. Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người. Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình. (Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http://tuoitre.vn) Câu hỏi:Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị Trả lời: Học sinh rút ra các bài học sau - Nỗ lực thực hiện ước mơ bằng chính khát vọng và khả năng của bản thân. - Tự tin, tự trọng làm nên giá trị con người 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0