intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm thực hành hóa hữu cơ

Chia sẻ: Trần Anh Thúy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

837
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1. Nguyên tắc nước vào nước ra ở hệ thống sinh hàn là: A. Nước vào phía dưới, nước ra phía trên. B. Nước vào phía trên, nước ra phía dưới C. Không quan trọng nước vào và ra thế nào D. Tùy từng trường hợp lắp đặt

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm thực hành hóa hữu cơ

  1. Họ và tên: Lớp: (Thời gian làm bài: 45p. Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Khoanh tròn đáp án đúng: Câu 1. Nguyên tắc nước vào nước ra ở hệ thống sinh hàn là: A. Nước vào phía dưới, nước ra phía trên. B. Nước vào phía trên, nước ra phía dưới C. Không quan trọng nước vào và ra thế nào D. Tùy từng trường hợp lắp đặt Câu 2. Khi vòng benzene có sẵn nhóm thế hút electrop (có liên kết Π), nhóm thế tiếp theo ưu tiên thế vào vị trí nào: A. Vị trí orthor B. Vị trí para C. Vị trí meta D. A và B đúng Câu 3: Nhóm nào chỉ gồm các nhóm thế hút electron: A. - NO2, - CHO, - COOH B. –OH, NO2, COOH C. –CH3, -OH, - COOH D. –NH2, - NO2, - CHO Câu 4. Axit CH3COOH và C6H5OH cái nào tính axit mạnh hơn. Chứng minh. A. Axit CH3COOH có tính axit mạnh hơn, vì nó phản ứng được với NaOH còn phenol thì không. B. Axit CH3COOH có tính axit mạnh hơn, vì nó phản ứng được với Na2CO3 còn phenol thì không. C. C6H5OH có tính axit mạnh hơn, vì nó phản ứng được với NaOH còn axit axetic thì không. D. C6H5OH có tính axit mạnh hơn, vì nó phản ứng được với Na2CO3 còn axit axetic thì không. Câu 5. Phenol phản ứng với FeCl3 cho hiện tượng gì: A. Kết tủa đỏ nâu B. Dung dịch màu xanh tím C. Dung dịch màu vàng D. Không có hiện tượng gì Câu 6. Dẫn khí C2H6 qua ống đựng KMnO4. Hiện tượng gì xảy ra: A. Mất màu KMnO4 B. Kết tủa nâu C. Dung dịch xanh D. Không có hiện tượng gì Câu 7. Cho 2ml C2H5OH + 1ml H2SO4 đặc nóng vào ống nghiệm rồi đun trên ngọn lửa đèn cồn. Khí thoát ra dẫn vào 1ml KMnO4 0,001% thấy KMnO4 bị mất màu. Giải thích: A. Do rượu etylic (trong môi trường axit và ở thể hơi) làm mất màu thuốc tím B. Do este sinh ra làm mất màu thuốc tím C. Do anken sinh ra làm mất màu thuốc tím D. Do ete sinh ra làm mất màu thuốc tím
  2. Câu 8. Thuốc thử Fehling dùng để nhận biết: D. Bạc nitrat B. Cu2+ A. Axeton C. Anđehit Câu 9. Trong bài tổng hợp nitrobenzene, H2SO4 cho thêm vào để làm gì: A. Làm nhiệt độ tăng, phản ứng xảy ra nhanh hơn B. Ngăn không cho sản phẩm tác dụng ngược trở lại thành benzene và HNO3 C. Làm sản phẩm dễ bay hơi D. Kết hợp với HNO3 tạo ion NO2+ Câu 10. Trong bài tổng hợp acetanilide, giai đoạn đầu, người ta cho HCl vào aniline để làm gì: A. Tác dụng với aniline C. Tác dụng với than hoạt tính B. Hiện diện các chất bẩn có mặt trong aniline D. Giảm nhiệt độ của phản ứng Câu 11. Có thể cho anilin phản ứng trực tiếp với CH3COOH được không? Tại sao người ta thường dùng anhydrite axetic cho thí nghiệm điều chế acetanilid? A. Không. B. Có, nhưng vì aniline phản ứng trực tiếp với CH3COOH là phản ứng thuận nghịch C. Có, nhưng vì aniline phản ứng trực tiếp với CH3COOH là phản ứng 1 chiều, tỏa nhiệt mạnh D. Có, nhưng vì aniline phản ứng trực tiếp với CH3COOH không tạo ra axetanilid Câu 12. Công thức axetannilid là: A. C6H5NH2 B. C6H5NH3+CH3COO- C. C6H5NHCOCH3 B. C6H5NH2COCH3 Câu 13. Chỉ số axit là: A. Số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết lượng axit béo tự do có trong 1g chất béo B. Số milimol KOH cần dùng để trung hòa hết lượng axit béo tự do có trong 1mol chất béo C. Số milimol KOH cần dùng để trung hòa hết 1mol chất béo D. Số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết 1g chất béo Câu 14. Chất béo có nhóm chức gì : A. Axit B. Ancol C. Este D. Anđehit Câu 15. Cho 20ml dầu thực vật vào cốc 500ml, sau đó đổ từ từ 40ml NaOH 10% vào. Đun cách thủy và khuấy trong 1h. Sau khi phản ứng kết thúc, cho vào hỗn hợp phản ứng 200ml dung dịch NaCl bão hòa. Xà phòng sẽ phân lớp. Lớp dung dịch ở phía dưới gồm: A. Xà phòng, chất béo B. Xà phòng, glixerol C. Glixerol. D. Xà phòng Câu 16. Vai trò của H2SO4 trong phản ứng tổng hợp etyl acetat? A. Hút nước B. Tăng tính dương hóa của proton H+ C. Làm cần bằng chuyển dịch theo chiều thuận D. Phản ứng với sản phẩm tạo hỗn hợp cộng phí dễ bay hơi Câu 17. Hốn hợp cộng phí (đẳng phí) là gì? A. Là hiện tượng các chất lỏng có liên kết với nhau
  3. B. Là hỗn hợp các chất lỏng trộn lẫn với nhau có nhiệt độ sôi chung duy nhất C. Là hỗn hợp các chất rắn có cùng tính chất thăng hoa D. Là hốn hợp các chất lỏng có nhiệt độ sôi gần nhau, phải dùng chưng cất phân đoạn để tách ra Câu 18. Phương pháp nâng cao hiệu suất phản ứng este hóa là tăng lượng tác chất hoặc chưng cất lấy sản phẩm ngay trong quá trình làm thí nghiệm dựa trên: A. Định luật phân bố Nerst C. Định luật Boile – Meriot B. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Sactelie D. Nguyên tắc của chưng cất Câu 19. Có thể cho axit salixilic phản ứng trực tiếp với axit axetic được không? Tại sao người ta phải dùng anhydrit axetic cho phản ứng này? A. Không. B. Có, nhưng vì axit salixilic phản ứng trực tiếp với CH3COOH là phản ứng thuận nghịch C. Có, nhưng vì axit salisilic phản ứng trực tiếp với CH3COOH là phản ứng 1 chiều, tỏa nhiệt mạnh D. Có, nhưng vì axit salisilic phản ứng trực tiếp với CH3COOH không tạo ra axetanilid Câu 20. Hỗn hợp rượu – nước là dung môi dùng để kết tinh lại aspirin. Hãy dự đoán tính tan của aspirin trong hỗn hợp này: A. Aspirin tan tốt trong dung môi này ở mọi nhiệt độ B. Aspirin không tan tốt trong dung môi này ở mọi nhiệt độ C. Aspirin tan tốt trong dung môi này ở nhiệt độ cao, không tan tốt trong dung môi này ở nhiệt độ thường D. Aspirin tan tốt trong dung môi này ở nhiệt độ thường, không tan tốt trong dung môi này ở nhiệt độ cao. Câu 21. . Hỗn hợp rượu – nước là dung môi dùng để kết tinh lại Aspirin. Hãy dự đoán tính tan của Axit salisilic trong hỗn hợp này: A. Axit salisilic tan tốt trong dung môi này ở mọi nhiệt độ B. Axit salisilic không tan tốt trong dung môi này ở mọi nhiệt độ C. Axit salisilic tan tốt trong dung môi này ở nhiệt độ cao, không tan tốt trong dung môi này ở nhiệt độ thường D. Axit salisilic tan tốt trong dung môi này ở nhiệt độ thường, không tan tốt trong dung môi này ở nhiệt độ cao. Câu 22. Khi kết tinh lại aspirin, tạp chất cần loại bỏ nhất là: A. Axit sunfuric B. Anhydrit axetic C. Axit axetic D. Axit salisilic Câu 23. Cột cất Vigro dùng để làm gì: A. Chưng cất lấy sản phẩm trong quá trình phản ứng B. Chưng cất lấy những sản phẩm có nhiệt độ sôi thấp, hoặc bằng nhau C. Chưng cất lấy các chất lỏng tạo thành trong hỗn hợp cộng phí D. Chưng cất các chất lỏng có nhiệt độ sôi không ổn định Câu 24. Nguyên tắc của cột chưng Vigro?
  4. A. Hơi của sản phẩm bay lên sẽ được làm ngưng tụ lại bởi hệ thống sinh hàn, thu chất lỏng cuối cùng. B. Có nhiều đĩa chưng, trong mỗi đĩa chưng gồm có quá trình bay hơi xảy ra liên tục, những cấu tử có nhiệt độ sôi thấp sẽ bay hơi. C. Có nhiều đĩa chưng, trong mỗi đĩa chưng gồm có quá trình ngưng tụ xảy ra liên tục, những cấu tử có nhiệt độ sôi cao sẽ ngưng tụ lại D. Có nhiều đĩa chưng, trong mỗi đĩa chưng gồm có quá trình bay hơi và ngưng tụ xảy ra liên tục, những cấu tử có nhiệt độ sôi thấp sẽ bay hơi, những cấu tử có nhiệt độ sôi cao sẽ ngưng tụ lại Câu 25. Dung môi dùng để kết tinh không có yêu cầu nào sau đây: A. Dễ bay hơi khỏi bề mặt tinh thể B. Phản ứng với chất cần kết tinh C. Có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của chất cần kết tinh D. Không hòa tan tốt chất cần kết tinh ở nhiệt độ thường Câu 26. Khi chưng cất lấy chất lỏng tinh khiết, nhiệt độ sôi của chất lỏng ở khoảng nào thì cần dùng sinh hàn nước: A. Dưới 200oC C. Dưới 180oC B. Trên 200oC D. Trên 180oC Câu 27. Có một chất cần làm sạch một tạp chất đã biết với quy trình như sau: hòa tan chất rắn cần làm sạch vào dung môi ở nhiệt độ sôi tạo dung dịch bão hòa => lọc nóng lấy dung dịch => để nguội chờ dung dịch kết tinh => lọc lấy tinh thể. Cho biết giai đoạn lọc nóng là giai đoạn không thể thiếu được để loại bỏ tạp chất này. Hãy dự đoán tính tan của tạp chất trong dung môi này: A. Tạp chất dễ tan trong dung môi ở mọi nhiệt độ B. Tạp chất khó tan trong dung môi ở mội nhiệt độ C. Tạp chất tan tốt ở nhiệt độ thường, khó tan ở nhiệt độ cao D. Tạp chất tan tốt ở nhiệt độ cao, khó tan ở nhiệt độ thường Câu 28. Thuốc thử Tolens có công thức thế nào: A. AgNaNO3 B. Ag(NH3) (OH)2 C. AgNH4OH D. Ag(NH3)2 OH Câu 29. Để điều chế aspirin, người ta lấy: A. Phenol + Anhydrit axetic B. Axit axetic + axit salisilic, có mặt H2SO4 C. Anhydrit axetic + axit salisilic, có mặt H2SO4 D. Phenol + Axit axetic Câu 30. Thuốc thử Lucas dùng để làm gì: A. Phân biệt rượu với axit B. Phân biệt bậc của rượu C. Phân biệt bậc của cacbon D. Nhận biết anđehit
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0