intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế biến thức ăn cho gia súc trong mùa mưa

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

117
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vì vậy, trong mùa mưa thức ăn thô xanh cho trâu bò khá ít ỏi, cộng với việc chăm sóc của người chăn nuôi đối với gia súc chưa chu đáo nên nhiều trâu bò bị đổ ngã. Để chủ động phòng chống đói cho đàn gia súc trong mùa mưa, nông dân cần tìm hiểu kỹ phương pháp chế biến thức ăn cho trâu bò từ nguồn rơm rạ tận dụng được sau khi thu hoạch. Rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa đã bị giảm hàm lượng dinh dưỡng nên trâu bò không thích ăn, nhưng nó là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế biến thức ăn cho gia súc trong mùa mưa

  1. Chế biến thức ăn cho gia súc trong mùa mưa Vì vậy, trong mùa mưa thức ăn thô xanh cho trâu bò khá ít ỏi, cộng với việc chăm sóc của người chăn nuôi đối với gia súc chưa chu đáo nên nhiều trâu bò bị đổ ngã. Để chủ động phòng chống đói cho đàn gia súc trong mùa mưa, nông dân cần tìm hiểu kỹ phương pháp chế biến thức ăn cho trâu bò từ nguồn rơm rạ tận dụng được sau khi thu hoạch. Rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa đã bị giảm hàm lượng dinh dưỡng nên trâu bò không thích ăn, nhưng nó là chất xơ tốt có thể chế biến cùng với các chất giàu dinh dưỡng khác để trở thành nguồn thức ăn tốt, giàu dinh dưỡng mà trâu bò rất thích ăn. Các phương pháp chế biến rơm chủ yếu là: làm mềm rơm, kiềm hóa rơm, ủ bằng urê. Làm mềm rơm là phương pháp mà nông dân thường xuyên sử dụng nhất để cho trâu bò ăn. Lượng rơm trước khi được đưa vào làm mềm phải tính chỉ đủ cho trâu bò ăn trong 1 ngày. Cho rơm vào máng ăn rồi dùng nước muối 1% tưới lên rơm, cứ 1 kg rơm thì dùng 1 lít nước. Rơm sau khi đã thấm nước muối vừa mềm vừa dịu, trâu bò rất thích ăn. Nên chế biến bữa nào cho trâu bò ăn hết bữa đó, không nên để rơm đã chế biến qua ngày rồi mới cho trâu bò ăn. Ngoài sử dụng muối để làm mềm rơm còn có dùng vôi gọi là phương pháp kiềm hoá rơm. Đây là phương pháp
  2. làm cho rơm mềm, có mùi thơm dễ chịu. Dùng bể xây hoặc chảo, thùng nhựa để ngâm rơm cùng với các dụng cụ khác là giá để và cây đảo. Cho rơm vào bể hoặc đổ nước vôi 1% vào đảo trộn đều trong 3 ngày, mỗi ngày đảo từ 2-3 lần (100 kg rơm khô đổ vào 6 kg vôi và 600 lít nước sạch). Lấy rơm lên giá để ráo hết nước vôi rồi dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc đem phơi khô gác lên chuồng cho trâu bò ăn dần. Mỗi con ăn từ 7- 10 kg rơm đã chế biến trong một ngày. Phương pháp ủ rơm bằng u rê cũng được nhiều nông dân sử dụng. Cứ 100 kg rơm trộn 4 kg urê và 100 lít nước sạch. Có thể đào hố rồi lót bằng nilon để ủ hoặc xây bể ủ, cũng có thể dùng bao ni lon dày hoặc ủ thành cây rơm xung quanh có ni lon bao phủ kín có dây buộc chặt. Tuỳ vào lượng rơm cần ủ mà chọn dụng cụ ủ cho phù hợp. Nếu ủ bằng cách đào hố thì hố có kích thước chiều dài 1,5 m, chiều rộng 1,5m và chiều sâu 1m để có thể ủ được 200 kg rơm khô. Bỏ rơm khô đã trộn urê và nước xuống hố, nén chặt thành hố, trên mặt hố đậy bằng 1 lớp bao tải. Còn nếu ủ rơm bằng túi nilon thì cách làm là: 100kg rơm khô, 4 kg đạm urê, 100 lít nước. Dùng bao tải gai và túi nilon loại to lồng vào nhau để đựng rơm sau khi đã được trộn đều. Rơm khô được rải đều lên sân hoặc tấm vải nhựa rồi tưới nước đã pha urê vào rơm (nếu rơm còn tươi và ướt thì giảm lượng nước nhưng vẫn hoà đủ lượng urê). Khi tưới xong đảo thật nhiều lần để rơm thấm đều urê sau đó dùng
  3. tay cuộn từng nắm rơm nhét vào bao tải, chú ý nhét thật chặt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2