intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chế biến thức ăn sẵn có cho trâu, bò

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

277
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ủ rơm với urê Rơm là loại thức ăn thô được dùng làm thức ăn cho bò nhưng giá trị dinh dưỡng rất thấp, nhiều xơ... nên thời gian tiêu hoá kéo dài, tính ngon miệng lại không cao. Có một phương pháp để làm tăng chất lượng của rơm, nâng cao khả năng tiêu hoá rơm, đó là phương pháp xử lý hoá học bằng khí amôniac (NH3) được tạo ra bởi urê hoà với nước. Trong thời gian ủ rơm khô, amôniac sẽ từng phần hoà tan vào các tế bào cần thiết của rơm làm cho rơm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chế biến thức ăn sẵn có cho trâu, bò

  1. Kỹ thuật chế biến thức ăn sẵn có cho trâu, bò 1.1 Ủ rơm với urê Rơm là loại thức ăn thô được dùng làm thức ăn cho bò nhưng giá - trị dinh dưỡng rất thấp, nhiều xơ... nên thời gian tiêu hoá kéo dài, tính ngon miệng lại không cao. Có một phương pháp để làm tăng chất lượng của rơm, nâng cao - khả năng tiêu hoá rơm, đó là phương pháp xử lý hoá học bằng khí amôniac (NH3) được tạo ra bởi urê hoà với nước. Trong thời gian ủ rơm khô, amôniac sẽ từng phần hoà tan vào các tế bào cần thiết của rơm làm cho rơm trở nên mềm mại hơn và dễ tiêu hoá hơn. Kết quả làm tăng thêm các năng lượng. Mặt khác nhờ vi sinh vật trong dạ cỏ mà các động vật nhai lại như bò, dê có thể chuyển hoá amoniac của urê thành protêin để chúng có thể sử dụng duy trì cơ thể hoặc sinh sản ra sữa, thịt.
  2. * Phương tiện để ủ Cần một cân xách tay 100 kg để cân rơm, nước sạch, urê, muối và - vôi bột, 1 bình nước tưới 5 lít. Bể ủ là bể 2 ngăn xây gạch trát xi măng. Kích thước bể ủ phụ thuộc vào lượng rơm mà ta muốn ủ. Cũng có thể ủ bằng bao, túi nilong dày, to có thể chứa từ 50-70 kg đến 100 kg rơm khô. cần tính toán cẩn thận kích thước bể sử dụng, mỗi ngăn bể có thể - chứa được lượng rơm cần thiết để bò ăn trong khoảng 7 ngày. Số bò cho ăn và lượng rơm bò có thể ăn hàng ngày quyết định kích thước bể ủ. Bể 1m3 có thể chứa 50-70 kg rơm khô. * Kỹ thuật xử lý rơm với urê + Công thức ủ rơm với urê Nguyên liệu Công thức I Công thức II Stt Rơm khô 1 100 kg 100 kg Nước sạch 2 80-100 lít 80 - 100 lít 3 Urê 4 kg 3 kg Muối ăn 4 - 0,5 kg
  3. Vôi bột 5 - 0,5 kg + Các bước tiến hành. Cân 10 kg rơm (rồi dùng dây bó rơm đó làm chuẩn để định lượng - cho các bó khác), trải rơm vào hố ủ từng lớp dày 0,1 - 0,2 m Đổ đầy nước lã vào thùng tưới 10 lít. - Cân 400 g urê hoặc dùng lon sữa bò để định lượng (1 lon = 400 g) - Hoà tan urê vào thùng nước 10 lít - Tưới nước lên rơm đều theo từng lớp nhưng để điều hoà lượng - dung dịch urê trong rơm thì các phần dưới ít hơn. Dậm nén rơm trong hố ủ cho thật chặt - Tiếp tục cân 10 kg rơm mới và làm như các bước trên. - Phủ kín lên phần rơm trên cùng và xung quanh để giữ kín hơi bằng - nilon dày hoặc vải cao su. * Chú ý: Sau ủ, rơm ủ tốt có màu vàng sáng, 7 ngày cho bò ăn dần. sau khi - ăn rơm ủ urê cho uống đủ nước (20 - 30 lít/con/ngày). Bốc dỡ rơm tới đâu cho ăn tới đó, dỡ xong cho phủ kín như cũ.
  4. Khi bốc giỡ rơm ra khỏi hố ủ phải để rơm trong bóng râm khoảng - 20 - 30 phút để làm nhạt mùi amoniac. Thời gian tập ăn cho trâu bò là 3-4 ngày, khi chưa quen nên trộn - với 1 ít rơm chưa ủ hoặc cỏ xanh để tập cho trâu bò ăn. Cho ăn rơm ủ từ ít đến nhiều: ngày đầu nên cho ăn 1/5 rồi 1/4, 1/3, - 1/2 lượng ăn hàng ngày. Bê nghé sau khi cai sữa 6 tháng tuổi mới tập ăn, lượng rơm không quá 3% khối lượng cơ thể gia súc 1.2 Chế biến bánh dinh dưỡng (tảng urê - rỉ mật) * Ích lợi Bánh dinh dưỡng (hay tảng urê - rỉ mật) là thức ăn bổ sung có giá - trị dinh dưỡng cao cho trâu bò, dê, cừu, có tác dụng làm tăng khả năng tiêu hoá thức ăn thô xanh * Công thức phối chế Công thức Công thức Stt Nguyên liệu Công thức I II III Rỉ mật, mật mía 1 40% 40% 52% 2 Urê 10 10 3
  5. Muối ăn 3 5 5 2 Vôi bột 4 3 - 8 Xi măng 5 5 8 - Cám gạo 6 - 10 10 Bột sắn 7 - Bột bã mía 8 14 27 27 Bột dây lạc khô 9 20 10 Premix khoáng - - 1 Cộng 100% 100% 100% Rỉ mật, nguồn năng lượng dễ tiêu - Cám gạo, bột sắn: cung cấp năng lượng và chất đệm. - Urê: nguồn đạm vô cơ (phi protein) - Vôi bột, xi măng: vừa là chất kết dính vừa bổ sung khoáng - Bột dây lang, dây lạc khô, bã mía: là chất độn nhiều xơ - Muối ăn, premix khoáng: cung cấp đa lượng, vi lượng. -
  6. * Các bước tiến hành Bước 1: trộn đều urê, muối ăn với rỉ mật, tạo ra hỗn hợp I - Bước 2: nguyên liệu còn lại: cám gạo, bột sắn, vôi bột, xi măng, - premix, khoáng và chất độn nhiều xơ trộn đều với nhau tạo thành hỗn hợpII Bước 3: Trộn đều 2 hỗn hợp rồi đóng bánh bằng khuôn đóng gạch. - Để tự khô 5-7 ngày mới sử dụng. + Bánh dinh dưỡng (tảng urê - rỉ mật) chỉ dùng cho gia súc nhai lại + Bảo quản nơi cao ráo, sạch sẽ, nên đặt trong máng gỗ buộc chặt trên tường cho gia súc tự liếm ăn. + Lượng ăn hàng ngày: Trâu, bò : 0,4 - 0,8 kg/con/ngày Dê cừu : 0,05 - 0,1 kg/con/ngày + Bánh dinh dưỡng có thể bổ sung vào khẩu phần thức ăn của bò, cũng có thể thay thế một phần thức ăn tinh hỗn hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2