Chiến lược marketing - mix của hãng điện thoại di động Samsung
lượt xem 412
download
Với việc giới thiệu điện thoại di động Samsung Galaxy S, dòng sản phẩm điện thoại thông minh của công ty là 1 nơi về doanh số bán hàng toàn cầu con số cho năm 2011 Samsung đã cũng thành lập một vị trí nổi bật trong các thị trường máy tính máy tính bảng, với phát hành của Android-powered Samsung Galaxy Tab để cạnh tranh với iPad của Apple.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chiến lược marketing - mix của hãng điện thoại di động Samsung
- CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX (4P) CỦA HÃNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG SAMSUNG -Nhóm Chè Đậu Xanh- I. GIỚI THIỆU CÔNG TY SAMSUNG Tập đoàn Samsung là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc, được Lee Byung Chul thành lập năm 1953.là tập đoàn chế tạo xe hơi, đồ điện, hóa chất, máy bay, tàu thủy,ngành buôn bán ,kinh doanh khách sạn, công viên giải trí ,xây những nhà chọc trời,dệt vải, làm thức ăn,v..v… Samsung Electronics Co, Ltd là một bộ phận lớn nhất của tập đoàn Samsung và là một công ty thiết bị điện tử và công nghệ thông tin đa quốc gia,được thành lập tại Daegu năm 1969, có trụ sở chính tại Suwon, Hàn Quốc. là công ty IT lớn nhất thế giới về doanh thu từ năm 2009. Samsung Electronics có nhà máy lắp ráp và mạng lưới bán hàng tại 61 quốc gia và sử dụng khoảng 221.000 người. Samsung Electronics tung ra điện thoại di động đầu tiên của mình vào năm 1988, tại thị trường Hàn Quốc. 1992 phát triển hệ thống điện thoại di động 1999 phát triển smartphone 2001 Tung ra thiết bị cầm tay siêu mỏng đầu tiên trong ngành 2002 Tung ra điện thoại di động màu trong đó khái niệm mới UFB-LCD được giới thiệu Tung ra điện thoại di động màu TFT-LCD mới, độ phân giải cao 2004 bán trên 20 triệu điện thoại di dộng tại mỹ 2005 Tung ra điện thoại có camera 7 mega pixel đầu tiên trên thế giới Phát triển điện thoại nhận dạng giọng nói đầu tiên 2006 giới thiệu điện thoại chụp ảnh 10M pixel 2007, Samsung Electronics đã trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế giới, lần đầu tiên vượt qua Motorola 2009 Ra mắt nền tảng bada cho các sản phẩm điện thoại thông minh Samsung Samsung bán được hơn 5 triệu chiếc điện thoại cảm ứng toàn phẩn STAR trong 4 tháng Ra mắt điện thoại cảm ứng toàn phần JET – một ý niệm mới của điện thoại cảm ứng toàn phần Trong năm 2009, Samsung đạt được tổng số doanh thu là 117,4 tỷ USD, vượt qua Hewlett-Packard để trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới được đo bằng doanh số bán hàng. 2010 Samsung Electronics ra mắt WAVE, điện thoại thông minh đầu tiên chạy trên hệ điều hành Bada. 2011 Với việc giới thiệu điện thoại di động Samsung Galaxy S, dòng sản phẩm điện thoại thông minh của công ty là 1 nơi về doanh số bán hàng toàn cầu con số cho năm 2011 Samsung đã cũng thành lập một vị trí nổi bật trong
- các thị trường máy tính máy tính bảng, với phát hành của Android-powered Samsung Galaxy Tab để cạnh tranh với iPad của Apple. II. THỊ TRƯỜNG – ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 1. Thị trường a. Phân khúc thị trường Điện thoại di động không chỉ là thời trang riêng cho phụ nữ mà ngày nay còn dành cho đàn ông, giới trẻ, giới doanh nhân,… Nắm bắt được nhu cầu đó, Samsung phát triển các dòng điện thoại dựa trên các phân khúc thị trường khác nhau theo tâm lý người sử dụng. Đối với giới trẻ thì phải chú trọng đến tính thời trang, màu sắc, gọn, độc đáo; đối với người yêu thích kỹ thuật, công nghệ thì cần có các loại mang tính công nghệ mới, có nhiều tính năng như chụp hình, quay phim, nghe nhạc. Riêng đối với doanh nhân, Samsung tập trung vào những chức năng để làm việc như Internet, check mail,… Dựa vào đó, Samsung phân khúc thị trường theo các tiêu chí: + Essential: dành cho những người mới sử dụng điện thoại có thu nhập thấp, đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng điện thoại để liên lạc với bạn bè và người thân hoặc những người chỉ có nhu cầu cơ bản nghe gọi và nhắn tin ở điện thoại (vd: Samsung E1050, Samsung 1200) + Infotainment: với khách hàng yêu thích công nghệ và giải trí, Samsung có các dòng sản phẩm mang công nghệ tiên tiến, có nhiều tính năng như chụp hình, quay phim, nghe nhạc,… (Vd: Samsung Inov8 đã đưa công nghệ máy ảnh và trải nghiệm đa phương tiện lên một tầm cao mới với chức năng chụp ảnh hàng đầu, hỗ trợ công nghệ âm thanh vòm (surround), chức năng truy cập Internet và là một thiết bị chơi game hoàn hảo, là chiếc điện thoại tích hợp máy ảnh 8megapixel đầu tiên, tích hợp chế độ nhận diện khuôn mặt, nhận diện nụ cười,…) + Style: các dòng điện thoại thời trang nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ, thích khẳng định phong cách riêng mình (Vd: Samsung Armani – sự kết hợp độc đáo của hãng điện thoại Samsung với hãng thời trang Giorgio Armani nổi tiếng; Samsung Corby – dòng điện thoại dành cho các bạn trẻ thích sự nổi bật với nhiều màu sắc và phong cách trẻ trung, sành điệu). + Business: đối với khách hàng doanh nhân, Samsung tập trung mạnh vào các chức năng hỗ trợ công việc như lướt Internet, Check mail,… đồng thời hỗ trợ công nghệ tiên tiến nhất nhằm giúp các doanh nhân khẳng định đẳng cấp. ( Vd: Samsung Galaxy S3 với màn hình Super AMOLED HD 4.8 inch siêu nét mang đến khả năng hiển thị hình ảnh chi tiết và sắc nét chưa từng có, hỗ trợ mạng 4G LTE, các chức năng như hiển thị văn bản, lướt web rất tiện lợi) Thị trường mục tiêu b.
- Samsung hướng đến tất cả các đối tượng khách hàng, từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, từ trẻ tới già, từ cá tính, trẻ trung đến lịch sự, đơn giản. Nhằm đưa Samsung trở thành thương hiệu mạnh mẽ nhất thế giới, nhưng đồng thời cũng gần gũi với mọi người như Eric Kim – Phó GĐ tiếp thị thế giới của Samsung đã phát biểu - “Để trở thành số 1, bạn không chỉ cần được biết đến mà còn cần được yêu mến” c. Xu hướng phát triển của Smartphone - Bộ xử lí lõi tứ: Tăng tốc độ xử lí của smartphone - Màn hình cảm ứng lớn hơn: trải nghiệm tuyệt hơn các ứng dụng xem film, lướt web, chơi game,… - Hỗ trợ mạng 4G LTE: Chuẩn kết nối tốc độ cao của thế giới. - Hệ điều hành Window Phone 8 và Android 4.0 Ice Cream Sandwich: 2 hệ điều hành mới nhất đang được phát triển. Đối thủ cạnh tranh – Thị phần 2. a. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: - Motorola: Từng là hãng sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới với các dòng sản phẩm điện thoại công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên đã bị Samsung soán ngôi vào năm 2007. - Nokia: Hãng điện thoại được mệnh danh là “ông vua của ngành điện thoại di động”. Tuy nhiên trong những năm vừa qua Nokia chỉ còn “vớt vát” lại thị phần nhờ vào dòng điện thoại giá rẻ của mình, và hiện tại đã bị Samsung soán ngôi vương vào quý I năm 2012. - Apple: “Người tiên phong cho ngành điện thoại thông minh thế hệ mới”. Đây là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất nhưng cũng là đối tác lớn nhất của Samsung. Nếu 1 năm về trước, Apple vẫn là ông vua của dòng Smartphone thì năm nay, mọi chuyện đã thay đổi, Samsung đã vượt qua để trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu thế giới. - HTC: Đây là một đối thủ tiềm năng ở thị trường Smartphone. HTC không có sự đa dạng về giá thành mà chủ yếu chỉ tập trung vào thị trường điện thoại thông minh dành cho giới thượng lưu, do đó mặc dù được đánh giá rất cao (thậm chí cao hơn cả Iphone) về công nghệ, tuy nhiên HTC vẫn không chiếm được thị phần nhiều vì thiếu mất tính đa dạng như Samsung hay Nokia. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Các loại máy tính bảng (Tablet) như Ipad, Kindle, hay Galaxy Tab. Tuy nhiên với Samsung Galaxy Note – sản phẩm lai giữa Smartphone và Tablet
- – thì chính các hãng Tablet này phải lo lắng nhiều hơn vì những tính năng đa dạng của chiếc “điện thoại lai” này. Thị phần b. Biểu đồ tăng trưởng thị phần Smartphone (IDC)
- Thống kê thị phần điện thoại di động Biểu đồ tăng trưởng thị phần Smartphone của Apple và Samsung Từ 2004 đến 2012
- CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX (4P) III. Chiến lược sản phẩm 1. a. Nhãn hiệu sản phẩm Trong danh sách “100 Thương Hiệu Tốt Nhất Thế Giới 2011” do Interbrand công bố mới đây, Samsung xếp hạng 17 với giá trị thương hiệu 23,43 tỷ USD, tăng 2 bậc và tăng 20% về giá trị so với năm 2010. Samsung cũng được ghi nhận là thương hiệu có sức phát triển công nghệ hàng đầu thế giới với số lượng bằng sáng chế nhiều thứ hai tại Mỹ. Những thế mạnh về thương hiệu và công nghệ cho phép Samsung “đi tắt đón đầu”, tạo ra những trào lưu công nghệ mới. Việc nhanh nhạy biến ý tưởng thành sản phẩm và tung ra thị trường cũng là một yếu tố nữa giúp Samsung luôn mới trong mắt người tiêu dùng và đứng vững trong ngành công nghiệp đang thay đổi rất nhanh chóng này. Logo của Samsung có hình dạng elip làm chúng ta lien tưởng đến một dãy thiên hà. Tuy nhiên, trên thực tế thì logo Samsung có một ý nghĩa khác: “Thương hiệu bao trùm tất cả”. Hình elip tượng trưng cho đường xích đạo bao quanh quả địa cầu, và dòng chữ Samsung bên trong hàm ý rằng: Samsung sản xuất tất cả mọi thứ trên mọi lĩnh vực. Và hơn thế, một điều lớn lao đó là Samsung kết nối mọi người lại với nhau. b. Kích thước tập hợp sản phẩm - Chiều rộng: Samsung phân các loại điện thoại ra thành 3 loại: Samsung cảm ứng, Samsung QWERTY và Samsung Kết nối. - Chiều dài: + Samsung Cảm ứng (các dòng điện thoại sử dụng màn hình cảm ứng) bao gồm các dòng điện thoại: Samsung Galaxy, Samsung Star, Samsung Corby,… + Samsung QWERTY (các dòng điện thoại sử dụng bàn phím QWERTY) bao gồm các dòng: E2222, S3353, B3410W,… + Samsung kết nối (các dòng điện thoại đơn giản, gọn nhẹ, chủ yếu sử dụng để nghe và gọi) bao gồm các dòng: E1200, C3520,E1232B - Chiều sâu: Các dòng điện thoại Samsung luôn có sự phát triển về công nghệ, về chất lượng,… Vd: Samsung Star đời đầu không hỗ trợ Wifi, sau đó được nâng cấp thành bản Samsung Star Wifi; Samsung Galaxy phát triển từ Galaxy S đến Galaxy S3 với sự nâng cấp các tính năng và ngày một hoàn thiện về chất lượng. c. Cách đặt tên sản phẩm
- Tạo ấn tượng thương hiệu từ tên gọi: Đầu tiên, phương châm của Samsung đối với dòng điện thoại thông minh Galaxy là “giữ nó đơn giản”. Hàng loạt chiến điện thoại Galaxy với thiết kế khác nhau giúp thỏa mãn nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Nhưng mặc cho sự khác nhau về thiết kế, Samsung quy định nên một hệ thống tên gọi chung nhằm giúp "người dùng chỉ đơn giản là xác định các thiết bị được thiết kế để cung cấp các kinh nghiệm hoàn hảo cho họ". - "S" (Super Smart): là dòng điện thoại thông minh hệ điều hành Android hàng đầu của Samsung, nổi bật với dòng Galaxy S - "R" (Royal / Refined): là dòng điện thoại cao cấp nhất của Samsung Galaxy. - "W" (Wonder): là dòng điện thoại đa tính năng nhưng có mức giá rẻ hơn so với dòng R. - "M" (Magical): là dòng điện thoại thông minh trung cấp với các tính năng giải trí mạnh mẽ và mức giá vừa phải của Samsung. - "Y" (Young – tuổi trẻ): nhằm vào thị trường những người trẻ tuổi và nhạy cảm về giá. Cách đặt tên này tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho người tiêu dùng về thương hiệu smartphone Galaxy. Rõ ràng, đây là một cách làm thương hiệu đơn giản nhưng rất hiệu quả. Những từ trong tên gọi của dòng điện thoại Galaxy đều là những từ đơn giản, dễ hiểu do đó sẽ không gây khó khăn cho người tiêu dùng Ngoài ra, việc phân dòng cũng giúp cho Samsung Galaxy phổ biến với nhiều nhóm tiêu dùng khác nhau. Việc này cũng giúp smartphone Samsung tăng sức cạnh tranh với các smartphone giá rẻ, tranh giành thị trường tốt hơn và từ đó cũng tăng thêm nhận biết của người tiêu dùng với thương hiệu smartphone của Samsung. d. Các đặc tính nổi bật của các sản phẩm Samsung Smartphone - Một màn hình lớn với độ nét cao Màn hình lớn với độ phân giải cao hơn đồng nghĩa với trải nghiệm xem phim, lướt web với chất lượng tốt hơn. Có lẽ tất cả các nhà sản xuất lớn đều có quan điểm như vậy nên năm 2011 đã chứng kiến sự gia tăng chóng mặt về kích thước màn hình với độ nét cao. Vd: Samsung Galaxy S II I9100G với màn hình 4,3 inch, độ phân giải 480 x 800 pixel; Samsung Galaxy S3 với màn hình kích thước 4,8 inch có độ phân giải HD 720 x 1280 pixel
- - Hỗ trợ mạng 4G LTE LTE đang dần trở thành một chuẩn kết nối tốc độ cao mới phổ biến hơn với sự hỗ trợ của nhiều nhà mạng trên toàn thế giới - S voice S Voice là công cụ nhận dạng giọng nói giống Siri của Samsung. S Voice cho phép người dùng khởi động ứng dụng chụp ảnh, thậm chí là chụp hình mà không cần chạm vào màn hình. Giả sử, nếu điện thoại của bạn có kết nối web, một câu lệnh như “I want to take a picture!” (Tạm dịch “tôi muốn chụp một bức ảnh”) sẽ có tác dụng mở ứng dụng, trong khi nói “Cheese!” (khi mỉm cười) sẽ kích hoạt thao tác chụp - Chip lõi tứ Là một công nghệ mới giúp tăng tốc độ xử lí của Smartphone. Vd: Samsung galaxy s3 được trang bị chip lõi tứ Exynos 4 quad tốc độ 1,4GHz Chiến lược giá 2. - Samsung luôn địh giá sản phẩm mới của mình ở mức giá cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận ở từng khúc thị trường xác định nên doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận tối đa ở những khúc thị trường đó (chiến lược “hớt váng sữa”). - Đến khi sản phẩm qua giai đoạn “hot”, doanh nghiệp sẽ bắt đầu giảm giá để tiếp tục thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ. - Samsung đưa ra giá cho điện thoại của mình từ những giá rất bình dân đến những giá cao (dao động từ 500.000 đến 16.000000 vnd), phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng và đem lại khả năng cạnh tranh rất cao trên thị trường. Vd: Ở thị trường Smartphone, giá của các sản phẩm Samsung luôn ở mức chấp nhận được so với các sản phẩm có tính năng tương đương của các hãng điện thoại khác: - Samsung galaxy S3: 15.890.000vnd - Iphone5 16G 28 tr - Nokia lumia 900: 12.499.000vnd - HTC one X: 15.294.000vnd - Sony Xperia Ion LT28H:13.990.000vnd Chiến lược phân phối 3. Samsung phân phối sản phẩm thông qua 2 kênh chính: - Kênh trực tiếp: Samsung phân phối trực tiếp sản phẩm của mình qua hệ thống showroom. Tại Việt Nam Samsung có 4 showroom tại các thành phố lớn là TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng. - Kênh gián tiếp: Samsung phân phối gián tiếp sản phẩm cho các nhà bán sỉ rồi tới các đại lý bán lẻ và tới tay người tiêu dùng. Tại Việt Nam nhà bán sỉ của Samsung là Petrosetco, các nhà bán lẻ lớn như Viễn thông A, Phước
- Lập, Thế giới di động,… hoặc các cửa hàng bán lẻ nhỏ khác cũng luôn có các sản phẩm của Samsung, điều này giúp cho Samsung tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh nhất. - Tại Việt Nam Samsung cũng đã cho xây dựng 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động ( Samsung Electronics Việt Nam – SEV) tại khu công nghiệp Yên Phong tỉnh Bắc Ninh với số vốn đầu tư gần 1 tỷ đô la, với sản lượng đạt 100 triệu sản phẩm cho các kênh phân phối của Samsung,trở thành 1 trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới của Samsung. Chiến lược chiêu thị 4. Ngày nay, các sản phẩm của tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới Samsung đã có mặt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Tại bất cứ đâu, sản phẩm của SamSung luôn chiếm lĩnh được thị phần lớn và rất có uy tín trong con mắt khách hàng. Để đạt được những thành công đó một phần là nhờ bộ phận marketing của hãng hoạt động rất hiệu quả. Các nhân viên marketing của Samsung luôn đề ra được những biện pháp và chiến lược xúc tiến bán hàng hợp lý và hiệu quả cao. 1. Chào hàng trực tiếp SamSung coi việc chào hàng là công tác tiếp thị thông qua con người. Người đại diện bán hàng luôn mang theo mình các tài liệu giới thiệu sản phẩm để có thể trả lời nhanh chóng và thông suốt các câu hỏi của khách hàng. Hoạt động chào hàng phải của Samsung theo nhiều chuyên gia kinh tế đã đạt được các yêu cầu căn bản: + Hoạt động bán hàng thực sự + Mối quan hệ với khách hàng + Thu thâp tin tức và cung cấp thông tin 2. Khuyến mãi - Gói ưu đãi cao cấp duy nhất cho 500 Galaxy S3 đầu tiên vào ngày 31-5 trị giá lên đến 11.456.000đ, diễn ra tại Vincom Hà Nội và Vincom TP.HCM. Gói ưu đãi này gồm một voucher mua hàng 5.000.000 đồng để mua những sản phẩm chính hãng của Samsung Mobile tại cửa hàng Samsung Brandshop ở Crescent Mall, TP.HCM và 6 siêu thị Viettel tại Hà Nội.
- - 1 số chương trình khuyến mãi lớn của SS:từ 15/8 đến15/9/2012 khi mua smartphone Samsung galaxy bạn sẽ được tặng ngay thẻ cào để có cơ hội nhận ngay các giải thưởng bao gồm Giải Nhất: 30 Samsung Galaxy SIII; giải 2: giảm 500.000đ; giải 3: giảm 100000đ. - Quà tặng:tặng kính viễn vọng cho khách hàng khi mua ss glx s2 tại Mỹ. 3. Giao tế Samsung luôn coi đây là cơ hội để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp của toàn bộ hoạt động và sản phẩm của Samsung thông qua báo chí và các hoạt động khác mà theo lý thuyết là Samsung không phải trả tiền quảng cáo. SS Mở chiến dịch toàn diện năm 2002 với thông điệp “SAMSUNG DIGIT ALL- EVERYONE’S INVITED” Liên kết với hãng phim Warner Brothers thực hiện bộ phim The Matrix Reloaded năm 2003, khách hàng bắt đầu đánh giá cao hơn về thương hiệu của tập đoàn này Mặt khác hình ảnh của Samsung không ngừng được nâng cấp khi họ thường xuyên tài trợ cho các hoạt động thể dục thể thao và văn hóa thế giới như Olympic,á vận hội Asean Games,đội bóng Chelsea,giải vô địch Taekwondo thế giới,triễn lãm bảo tàng giải thưởng Nobel toàn cầu. Chính việc tài trợ Olympic là nước cờ đưa Samsung thành thương hiệu toàn cầu Samsung luôn tận dụng việc tài trợ trong lĩnh vực truyền thông không dây để giới thiệu các sản phẩm chủ lực như điện thoại. Tại Olympic Bắc Kinh 2008, Samsung “lăng xê” F480, điện thoại cảm ứng với nhiều tính năng hiện đại. F480 khoác áo vàng (màu huy chương được chờ đợi nhất tại Olympic) cũng được tung ra cùng với các loại wallpaper, bài hát và chuông điện thoại liên quan đến Olympic. Chương trình "SS Hope replay" - Mỗi bước chạy, một tương lai : Mỗi km chạy được trong chương trình Samsung sẽ đóng góp 50.000 đồng cho chương trình Thư viện thông minh diễn ra vào sáng ngày 17/6/2012 tại Crescent Plaza (Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM) Chương trình từ thiện: đi bộ vì trẻ em ở Hà Nội; chương trình lễ hội trăng rằm, cứu trợ đồng bào vùng thiên tai, thăm và tặng quà cho trẻ em mồ côi, người già neo đơn,…
- Bên cạnh đó, Samsung còn tài trợ cho các chương trình truyền hình, nổi bật nhất là chương trình The Voice (Giọng hát Việt) đang được đông đảo người theo dõi. 4. Quảng cáo: Khi tiến hành một chương trình quảng cáo, Samsung luôn đặt ra yêu cầu đối với các nhân viên marketing cần tiến hành năm quyết định chủ yếu sau - quyết định 5M Mission: Mục tiêu quảng cáo là gì? Money: Chi phí là bao nhiêu? Message: Lời truyền đạt cần phải gửi tới Media: Phương tiện kênh thông tin nào sử dụng? Measurement: Kết quả được định giá bằng cách nào? Nội dung quảng cáo của Samsung luôn được dựa theo nguyên tắc AIDA A: get Attention (lôi cuốn sự chú ý) I : hold Interest (làm cho thích thú) D: create Desire (tạo sự ham muốn) A: lead to Action (dẫn đến hành động mua hàng) Từ những tiêu chí đó, những hoạt động quảng cáo của Samsung luôn gặt hái được thành công. Điển hình là 1 hoạt động quảng cáo kinh điển ngay trong game Angry Bird – trò chơi đình đám được hàng triệu người chơi – trên Iphone. Đây là một nước cờ cao tay mà chính các nhà điều hành của Apple cũng không ngờ tới. 5. Marketing qua mạng Samsung là một trong những hãng đầu tiên đặt quảng cáo trên FB, với hình ảnh chiếc Galaxy Note.
- Ngoài ra Samsung cũng đặt các bannel quảng cáo trên các trang báo mạng như Vnexpress, các trang web xem film, nghe nhạc,… NHẬN ĐỊNH – ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT IV. 1. Nhận định – Đánh giá Ưu điểm: - Chiến lược “đi tắt đón đầu” giúp cho Samsung luôn sở hữu công nghệ tiên tiến nhất, song song đó, Samsung còn nâng cấp và cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng. - Giá cả các sản phẩm của Samsung luôn thấp hơn giá của các sản phẩm có chức năng và chất lượng tương đương, điều này giúp cho Samsung luôn là thương hiệu được ưa chuộng hàng đầu thế giới. - Chiến lược định giá sản phẩm theo đối tượng khách hàng. - 1 điểm mạnh mẽ khác biệt của Samsung so với đối thủ cạnh tranh Apple là Samsung, học hỏi từ ông trùm Nokia, đã hướng vào mọi tầng lớp khách hàng. - Các sản phẩm của Samsung luôn có bản “mini” với giá thành rẻ hơn nhằm thu hút các đối tượng ưa thích công nghệ nhưng lại ko có nhiều tiền, như tầng lớp sinh viên. - Samsung đã dẫn đầu về thị phần ở thế giới nói chung và việt nam nói riêng, ngày càng nổi tiếng và lấy được nhiều niềm tin,sự tin tưởng ở khách hàng. Giá cả của Samsung phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, giúp cho người tiêu dung có nhiều lựa chọn hơn. Không như hãng cạnh tranh mạnh nhất là Apple, chỉ tập trung vào iphone. Samsung vẫn tiếp tục sản xuất và cải tiến những sản phẩm cũ đồng thời phát triển sản phẩm mới để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của khách hàng. - Các sản phẩm của Samsung luôn có mặt ở hầu hết các cửa hàng điện thoại di động, giúp các sản phẩm mới của Samsung luôn tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh nhất. - Chiến lược chiêu thị của Samsung đã và đang vô cùng hữu hiệu, giúp cho Samsung trở thành 1 thương hiệu mạnh mẽ trong thế giới điện thoại di động, đặc biệt là smartphone. Nhược điểm:
- - Chiến lược Sản phẩm của Samsung vẫn chưa hoàn toàn hoàn hảo, bằng chứng là suốt nhiều năm qua các sản phẩm của Samsung chỉ dừng lại ở mức nâng cấp và hoàn thiện công nghệ chứ ko sáng tạo ra 1 sản phẩm mới mang tính đột phá như Iphone, điều đó ảnh hưởng ko nhỏ đến danh tiếng của Samsung, đặc biệt là trong thời kì bắt đầu nền công nghiệp trí tuệ, khi các sản phẩm đột phá mới sẽ được đăng kí bản quyền và chắc chắn Samsung sẽ không thể “cải tiến”. - Hệ thống showroom của Samsung còn khá ít. - Mặc dù là một trong những hãng đầu tiên sử dụng phương pháp chiêu thị qua mạng, nhưng Samsung vẫn chưa gặt hái được nhiều thành công. 2. Đề xuất - Samsung cần phát triển hơn nữa hệ thống nghiên cứu công nghệ nhằm cho ra đời những sản phẩm mang tính đột phá. Như họ đã từng đăng kí bản quyền trí tuệ về một chiếc điện thoại “mọc cánh bay lên khi bị rớt” (chiếc điện thoại đang nằm trên ý tưởng). - Samsung cần mở rộng hơn nữa hệ thống phân phối bán lẻ, như mở thêm những “Samsung Store” dành riêng để hỗ trợ cho những người sử dụng điện thoại Samsung (như chép ứng dụng, sửa lỗi phần mềm, bảo hành phần cứng tại chỗ,…) đồng thời cũng là nơi trưng bày, giới thiệu các sản phẩm mới. - Đối với giới trẻ - những người thích sự cá tính, nổi bật, Samsung cần phát triển hơn nữa ở mẫu mã các dòng sản phẩm cao cấp (như thay đổi màu sắc vỏ điện thoại - tương tự sản phẩm Corby rất thành công của Samsung) nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn. - Phát triển hơn nữa hệ điều hành (nền tảng) Bada – một hệ điều hành của riêng Samsung. Điều này sẽ giúp cho Samsung không còn phải lệ thuộc vào đối tác Google với hệ điều hành Android. - Tổ chức các cuộc thi thiết kế ý tưởng cho các sản phẩm mới, đây là hình thức 2 trong 1, vừa tìm ra những ý tưởng tốt cho sản phẩm của mình, lại vừa có thể PR tên tuổi Samsung. Ý tưởng mới lạ và độc đáo là thứ không bao giờ thiếu ở giới trẻ ngày nay. - Tổ chức cuộc thi “Đẹp cùng Galaxy S” nhằm thu hút sự hứng thú của giới trẻ hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chiến lược marketing của Honda và Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam
10 p | 2571 | 924
-
Đưa khách hàng vào chiến lược marketing
6 p | 772 | 477
-
Chiến lược Marketing: Các hoạt động Marketing với quá trình phát triển sản phẩm mới
9 p | 868 | 396
-
Bài giảng Hoạch định chiến lược marketing
16 p | 625 | 162
-
Các bước của chiến lược Marketing Online
4 p | 365 | 116
-
Xây dựng chiến lược marketing hoàn hảo cho doanh nghiệp
5 p | 314 | 74
-
Chiến lược Marketing của cà phê Trung Nguyên
8 p | 424 | 69
-
Chiến lược marketing của Sam Sung
10 p | 303 | 69
-
Chiến lược marketing của OMO
6 p | 301 | 53
-
Hoạch định chiến lược Marketing online phù hợp
8 p | 217 | 46
-
Chiến lược marketing: Học gì từ người Mỹ ?
3 p | 132 | 23
-
Bài giảng Chiến lược Marketing điện tử - Bùi Đức Tuấn
8 p | 136 | 21
-
Bài giảng Quản trị marketing - Chương 2: Phát triển kế hoạch & chiến lược marketing (Đại học Kinh tế Quốc dân)
9 p | 50 | 16
-
Bài giảng Marketing manager - Chương 13: Thiết kế một số chiến lược marketing điển hình
28 p | 85 | 11
-
Bài giảng Marketing cơ bản - Chương 13: Thiết kế một số chiến lược marketing điển hình
28 p | 110 | 7
-
Bài giảng môn Marketing căn bản - Chương 4: Chiến lược marketing và định hướng khách hàng
52 p | 18 | 7
-
Bài giảng Marketing chiến lược: Chương 5 - Marketing chiến lược trong hoạch định chiến lược marketing
11 p | 9 | 5
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 6 - Kế hoạch hóa chiến lược marketing
7 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn