Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học kinh nghiệm rút ra đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay
lượt xem 2
download
Bài viết "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học kinh nghiệm rút ra đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay" tập trung làm rõ một số nét chính về diễn biến, tầm vóc và giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học kinh nghiệm rút ra đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay
- CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY Đại tá, TS. Đinh Văn Thành1* - TS. Phan Thị Hà2 1 Phó Chủ nhiệm Khoa Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) 2 Phân hiệu ĐH Kinh tế Tp.HCM tại Vĩnh Long Email*: Zdinhvanthanh@gmail.com Tóm tắt: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. Đây là chiến thắng của ý chí, niềm tin và sức mạnh của dân tộc Việt Nam kết hợp với sức mạnh của thời đại, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc và thời đại trong lịch sử đấu tranh xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ; đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý có ý nghĩa và giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc. Từ khoá: chiến thắng Điện Biên Phủ, bài học kinh nghiệm, xây dựng và bảo vệ, Tổ quốc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc Việt Nam, phá bỏ và đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đồng thời, đánh dấu một bước phát triển mới về tư duy và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Phạm vi bài viết, tác giả tập trung làm rõ một số nét chính về diễn biến, tầm vóc và giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát một số nét chính về diễn biến, tầm vóc và giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ * Khái quát một số nét chính của Chiến dịch Điện Biên Phủ Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong bối cảnh cục diện chiến trường ở Bắc Bộ giai đoạn 1945 – 1954 đang chuyển biến lớn có lợi cho ta và bất lợi cho địch. Chiến dịch được bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954 tại Thung lũng Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, trực tiếp là Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy, với tầm nhìn chiến lược, trên cơ sở phân tích, đánh giá 265
- tình hình toàn cục, đã hạ quyết tâm chiến lược: “Tập trung đại bộ phận lực lượng chủ lực thiện chiến của ta lên mặt trận Điện Biên Phủ, mở chiến dịch tiến công tiêu diệt những lực lượng tinh nhuệ nhất của địch trong tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của chúng trên chiến trường Đông Dương”1. Với quyết định chính xác và quyết tâm thực hiện thắng lợi chiến lược đó, quân và dân ta đã khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị mọi mặt và bước vào trận quyết chiến chiến lược bằng khát vọng độc lập dân tộc cháy bỏng cùng ý chí quyết chiến, quyết thắng cao độ. Với tinh thần đó, chiến dịch diễn ra và kéo dài trong suốt 56 ngày đêm hết sức cam go, phức tạp, đầy gian khổ, hy sinh, nhưng kết thúc của chiến dịch đã đem lại cho quân và dân ta thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, “đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của quân viễn chinh Pháp, tiêu diệt và bắt làm tù binh 16.200 tên, gồm 21 tiểu đoàn, phá hủy và thu nhiều phương tiện, trang bị quân dụng - Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc toàn thắng. Chiến thắng vĩ đại đó đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Navarre, đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ, buộc Chính phủ Liên hiệp Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định Giơnevơ về cam kết chấm dứt chiến tranh, lập lại hoàn bình ở Đông Dương; tôn trọng độc lập, chủ quyền của ba nước: Việt Nam - Lào - Campuchia. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954”2. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đánh dấu một bước trưởng thành và phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. * Tầm vóc và giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ Đánh giá về tầm vóc và giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn” và “đó là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”3. Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Sứ mạng của chiến thắng mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơnevơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam và các nước trên bán đảo Đông Dương, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi 1 Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1991), Trích Chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.14. 2 Phùng Quang Thanh (2014), Tiếp tục phát huy những bài học lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay, nguồn: http://tapchiqptd.vn/vi/nhung-ngay-ky-niem-lon/tiep-tuc-phat-huy-nhung-bai- hoc-lon-cua-chien-thang-dien-bien-phu-vao-su-nghiep-bao-ve-to-/5476.html. 3 Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Nam Trà My (2017), Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại,http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1292&Group=209&NID=3253&chien- thang-dien-bien-phu-1954--y-nghia-lich-su-va-gia-tri-thoi-dai. 266
- toàn thế giới. Thắng lợi của Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự hội tụ và kết tinh nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, Nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi “Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội”4. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. “Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện thế giới, khẳng định sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên thế giới”5. 2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam; đồng thời, để lại nhiều bài học quý đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, cụ thể là: Bài học về sự kiên trì và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong suốt Chiến dịch Điện Biên Phủ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) nói chung và Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng. 4 Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Nam Trà My (2017), Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại,http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1292&Group=209&NID=3253&chien- thang-dien-bien-phu-1954--y-nghia-lich-su-va-gia-tri-thoi-dai. 5 Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Nam Trà My (2017), Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại,http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1292&Group=209&NID=3253&chien- thang-dien-bien-phu-1954--y-nghia-lich-su-va-gia-tri-thoi-dai. 267
- Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào sự kiên trì và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng luôn là một vấn đề có tính nguyên tắc. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong suốt Chiến dịch Điện Biên Phủ được thể hiện ở đường lối, chiến lược, sách lược, chủ trương, chính sách đúng đắn, sáng tạo phù hợp với điều kiện của cách mạng Việt Nam. Biểu hiện thông qua đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo; với chủ trương, chính sách đúng đắn, toàn dân, toàn diện kháng chiến và trường kỳ kháng chiến, với tinh thần: “… thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Kiên định và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, nên trong toàn bộ Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quân và dân cả nước phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, ý chí quyết đánh, quyết thắng quân xâm lược của toàn dân tộc để giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Vận dụng bài học này đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đặt ra đối với Đảng và Nhà nước ta phải có chủ trương, chính sách động viên và khơi dậy sức mạnh của lòng yêu nước, ý chí quyết tâm của cả dân tộc lên một tầm cao mới, tạo ra sự đồng thuận cao nhất trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhằm đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, chiến thắng được nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để làm được điều đó, một mặt phải luôn kiên trì và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; mặt khác, Đảng phải hoạch định và đề ra được đường lối, chiến lược, sách lược, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân theo kịp xu thế phát triển của thời đại. Từ đó đặt ra đối với cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các cấp phải nêu cao tinh thần tiền phong, gương mẫu trong công tác; thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng. Có như vậy, mới củng cố và phát triển được niềm tin trong Nhân dân, tạo sức mạnh, động lực to lớn bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đi đến thành công. Bài học về luôn nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, phát huy nội lực quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ để giành thắng lợi cuối cùng Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, phát huy nội lực quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ để giành chiến thắng của quân và dân ta được thể hiện rõ nét từ việc Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy nghiên cứu, nắm vững tình hình, thực lực của ta và địch, chủ động đề ra đường lối, chiến 268
- lược, sách lược đúng đắn với đường lối kháng chiến là “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và dựa vào sức mình là chính”; lựa chọn và sử dụng phương thức, cách đánh phù hợp với năng lực và nghệ thuật quân sự Việt Nam; độc lập về việc đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn huy động tối đa nguồn lực của toàn dân tộc vào trận quyết chiến chiến lược, giành thắng lợi cuối cùng. Điều này đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên cương vị là Tổng tư lệnh của Chiến dịch quán triệt và thực hiện xuất sắc tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh”. Từ việc nghiên cứu thực tế chiến trường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra quyết định quan trọng chuyển từ phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Thông qua phương châm tác chiến thông minh, sáng tạo, phù hợp “đánh chắc, tiến chắc”, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo về tổ chức và lực lượng, sự tập trung lãnh đạo, chỉ huy của Đảng ủy, Bộ chỉ huy Chiến dịch, bằng quyết tâm chiến đấu cao; với 3 đợt tấn công bất ngờ, sấm sét, các lực lượng của quân đội ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - Một pháo đài mà thực dân Pháp khẳng định là “không thể công phá” và "bất khả xâm phạm" để giành thắng lợi quyết định cuối cùng. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã minh chứng rõ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường của một dân tộc, một đội quân “đầu trần, chân đất, súng thô”, đã dám đánh, quyết đánh và đánh thắng một đội quân nhà nghề với “xe tăng, đại bác, máy bay, tàu chiến hiện đại”, buộc kẻ thù phải ngồi vào bàn đàm phán, ký hiệp định kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình cho Việt Nam và các nước trên bán đảo Đông Dương. Vận dụng bài học này vào trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay, hơn bao giờ hết, theo tinh thần Điện Biên Phủ, phải phát huy tinh thần độc lập tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phải hết sức coi trọng xây dựng sức mạnh nội lực, đó chính là sức mạnh tổng hợp từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tinh thần và sức mạnh của Nhân dân Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước. Để tạo ra nội lực to lớn và bền vững của đất nước. Đối với đội ngũ cán bộ các cấp từ Trung ương đến cơ sở, trong công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo phải thường xuyên bám sát cơ sở, nắm vững thực tiễn, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Trước những vấn đề mới, phức tạp nảy sinh, hoặc chưa có cơ sở vững chắc tuyệt đối không được nóng vội, mà phải bình tĩnh, tỉnh táo phân tích, đánh giá sát, đúng, thẳng thắn chỉ ra những vấn đề còn băn khoăn, do dự. Đây là một trong những phẩm chất cần có của người cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay, nhất là những người giữ các vị trí, công việc quan trọng. Bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc cùng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ Đây là bài học kinh nghiệm cơ bản, có ý nghĩa sâu sắc, to lớn trong phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước vào tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 269
- mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, “cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức”, “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” là những nội dung cơ bản và cốt lõi nhất. Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này”6. Với tinh thần ấy, trước Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã có nhiều chiến dịch lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được huy động và phát huy. Đến chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ “Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được huy động ở mức cao nhất. Quân và dân ta ở khắp các địa phương trong cả nước, từ Tây Bắc, Liên khu 3, đến Bình Trị Thiên, Liên khu 5, Bắc Tây Nguyên, Sài Gòn - Gia Định, Nam Bộ…đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và Nhân dân, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó. Các lực lượng thanh niên, phụ nữ từ thành thị đến nông thôn, từ vùng núi đến đồng bằng tích cực tham gia nhiều cuộc đấu tranh chính trị, phá tề trừ gian”7. Đây là những hoạt động phối hợp kịp thời của cả nước có tác động tích cực tới chiến trường Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra ở địa hình rừng núi hiểm trở, có nhiều đèo cao, vực sâu, mạng lưới đường giao thông chiến lược hầu như chưa có; miền Tây Bắc mới được giải phóng, kinh tế chậm phát triển. Vì thế, bảo đảm vật chất hậu cần, y tế, kỹ thuật cho chiến dịch lớn, dài ngày gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hậu phương và tiền tuyến nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu của bộ đội trong trận quyết chiến chiến lược. “Với lực lượng hơn 10 vạn người (cả bộ đội, dân công và lực lượng khác) cùng với đường rừng núi xa từ 300 – 500 km, tưởng như việc tiếp tế không thể thực hiện được. Nhưng với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, từ vùng tự do Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4, vùng mới giải phóng Tây Bắc cho đến vùng du kích, các khu căn cứ địa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thượng Lào, tất cả đều dồn sức cho Điện Biên Phủ, kể cả sức người, sức của. Tính chung trong chiến dịch Nhân dân ta đã “đóng góp 25,560 tấn gạo, 226 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt công dân, 20.991 xe đạp thồ, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền”8. Nhiều nơi, do địch đánh phá không làm kịp, để có lương thực kịp thời nuôi bộ đội, đồng bào thỏa thuận giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị thu hoạch rồi sau ghi sổ báo lại. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo vào cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kỵ. 6 Văn kiện lịch sử Đảng, tập VIII, Trường Nguyễn Ái Quốc xuất bản, Hà Nội, 1964, tr.129. 7 Nguyễn Minh (2017), Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/chien-thang-dien-bien-phu--bai-hoc-ve-phat-huy-suc-manh-dai- doan-ket-toan-dan-toc-436842.html. 8 Tổng cục Hậu cần (1993), Lịch sử hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam, tập I (1944-1954), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.305. 270
- Những con số nêu trên thật lớn đối với một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, đang phải tiến hành một cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ đầy gian khổ. Nhưng ý nghĩa của nó còn lớn hơn, bởi đó là công sức đóng góp của các tầng lớp Nhân dân trên khắp cả nước, là tinh thần cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc. Cùng với việc tích cực chuẩn bị cho chiến trường, ở hậu phương (vùng mới giải phóng), từ tháng 4/1953 đến tháng 7/1954, Đảng đã lãnh đạo tiến hành 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất theo Luật Cải cách ruộng đất do Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ ba (từ ngày 1 đến ngày 4/12/1953) thông qua. Với việc làm đó đã động viên được các tầng lớp Nhân dân ở vùng tự do, mới giải phóng và sau lưng địch, thậm chí cả cán bộ, chiến sĩ ở tiền tuyến tin tưởng vào đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo thành khối đại đoàn kết, dồn sức người, sức của cho chiến dịch. Kháng chiến 9 năm cũng như Chiến dịch Điện Biên Phủ đã thành công trong việc vận động nhiều địa chủ, tư sản dân tộc cùng con em, gia đình họ đã tham gia kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Điều này cho chúng ta thấy rõ rằng, muốn bảo đảm và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, phải khơi dậy, phát huy những lợi ích chính đáng của từng cá nhân, từng giai cấp, từng tầng lớp để tạo ra một khối đoàn kết vững chắc, một sự đồng thuận xã hội bền chặt. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc cùng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ là bài học kinh nghiệm quý, mang tính nguyên tắc; có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, rất cần được chắt lọc và phát huy, vận dụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trước hết, cần đặc biệt quan tâm và chú trọng vận dụng tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong chiến dịch. Vì đây là một vấn đề cốt lõi tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trên chiến trường của Chiến dịch Điện Biên Phủ, là một biểu hiện sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh và vẫn còn nóng hổi đối với hôm nay. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trước hết cần phải phát huy sức mạnh của các dân tộc, phát huy vai trò của Nhân dân trong hoạch định, và quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; bảo đảm hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội. Giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để giành chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Đây là bài học kinh nghiệm cơ bản, rất quan trọng được rút ra từ thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Thực hiện bài học này là cơ sở để phát huy cao độ sức mạnh nội lực của cả dân tộc với sức mạnh ngoại lực cả vật chất, tinh thần và lực lượng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. 271
- Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi có rất nhiều nguyên nhân, trong đó một trong những nguyên nhân cơ bản là Đảng ta đã phát huy cao độ sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại; đặc biệt là, sự đoàn kết, liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của quân và dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia anh em. Chính nhờ sự phối hợp chặt chẽ đó đã làm cho địch phải phân tán lực lượng để đối phó trên khắp chiến trường Đông Dương, tạo điều kiện để ta giành thắng lợi ở mặt trận Điện Biên Phủ. Chúng ta luôn kiên định thực hiện đường lối đoàn kết quốc tế trong sáng, hữu nghị nên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã nhận được sự ủng hộ to lớn của các lực lượng tiến bộ trên thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của Nhân dân ta. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ “Trung Quốc quyết định toàn lực chi viện, chiến trường cần thứ gì, cần bao nhiêu đều cố gắng cung cấp nhanh nhất”9. Cùng với chi viện về vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, Trung Quốc còn giúp đỡ huấn luyện quân sự, bồi dưỡng kiến thức về tác chiến,... Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta không bao giờ quên sự ủng hộ hiệu quả của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước xã hội chủ nghĩa và Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, trong đó có Nhân dân Pháp. Vận dụng bài học đó vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế như hiện nay, Việt Nam chúng ta muốn phát triển nhanh và bền vững để đạt những mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, điều đó phải quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng đã xác định là phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó sức mạnh dân tộc được hiểu đó là sức mạnh tổng hợp của các yếu tố nội lực bao hàm cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và nguồn lực vật chất, tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Sức mạnh thời đại là sức mạnh của khoa học và công nghệ, sức mạnh của các xu thế, các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới. Đồng thời, tranh thủ ngoại lực, tiếp thu và áp dụng những thành tựu do hội nhập quốc tế mang lại để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta phải quán triệt, nắm vững, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng; phải triển khai đồng bộ, toàn diện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển toàn diện đất nước. Trong đó, chú trọng đưa quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định, vững chắc. Phối hợp chặt chẽ đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân để tích cực tuyên truyền các thành tựu của ta về lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo với cộng đồng quốc tế; đồng thời, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm 9 Phùng Quang Thanh (2014), Tiếp tục phát huy những bài học lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay, nguồn: http://tapchiqptd.vn/vi/nhung-ngay-ky-niem-lon/tiep-tuc-phat-huy-nhung-bai- hoc-lon-cua-chien-thang-dien-bien-phu-vao-su-nghiep-bao-ve-to-/5476.html. 272
- mưu, hành động chống phá ta của các thế lực thù địch và các hoạt động xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 3. KẾT LUẬN Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng có tầm vóc thời đại và có ý nghĩa, giá trị to lớn đối với dân tộc Việt Nam và thế giới trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của thế kỷ XX. Đây là chiến thắng của ý chí, niềm tin và sức mạnh của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi nhất trong thế kỷ XX mà ý nghĩa lịch sử và tầm vóc của sự kiện này vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Chiến thắng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đó là những yếu tố quan trọng không chỉ góp phần quyết định sự thắng lợi của của chiến thắng trước đây, mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay./. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Sử học (1985), Mấy vấn đề về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. [2] Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Nam Trà My (2017), Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại. , nguồn: http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1292&Group=209&NID=3253&chie n-thang-dien-bien-phu-1954--y-nghia-lich-su-va-gia-tri-thoi-dai. [3] Bộ Quốc phòng - Tỉnh ủy Điện Biên (2014), Chiến thắng Điện Biên Phủ sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [4] (2014) Chiến thắng Điện Biên Phủ, sức mạnh thời đại Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân. [5] Võ Nguyên Giáp (1974), Chiến tranh giải phóng và Chiến tranh giữ nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [6] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia , Hà Nội. [7] Nguyễn Minh (2017), Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/chien-thang-dien-bien-phu--bai-hoc-ve- phat-huy-suc-manh-dai-doan-ket-toan-dan-toc-436842.html. [8] Tổng cục Hậu cần (1993), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập I (1944-1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội [9] Phùng Quang Thanh (2014), Tiếp tục phát huy những bài học lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay, nguồn: http://tapchiqptd.vn/vi/nhung-ngay-ky-niem- lon/tiep-tuc-phat-huy-nhung-bai-hoc-lon-cua-chien-thang-dien-bien-phu-vao-su-nghiep-bao-ve-to- /5476.html. [10] (1964) Văn kiện lịch sử Đảng, tập VIII, Trường Nguyễn Ái Quốc xuất bản, Hà Nội. [11] Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1991), Trích Chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội 273
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhìn lại 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Truyền thống và ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay
440 p | 6 | 3
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với giáo dục tinh thần dân tộc cho sinh viên trong thời đại số
10 p | 3 | 2
-
Giáo dục vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cho sinh viên hiện nay
7 p | 4 | 2
-
Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay
8 p | 8 | 2
-
Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong giáo dục thế hệ trẻ hiện nay
8 p | 4 | 2
-
Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ và ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay
12 p | 5 | 2
-
Phát huy giá trị tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay
6 p | 3 | 2
-
Phát huy bài học đại đoàn kết của chiến thắng Điện Biên Phủ vào xây dựng tỉnh Lâm Đồng
6 p | 4 | 2
-
Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đến quan hệ quốc tế tại khu vực Đông Nam Á (Cuối thập niên 50 của thế kỷ XX)
11 p | 2 | 2
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Nhân tố quyết định thắng lợi Hội nghị Giơnevơ
8 p | 4 | 2
-
Tầm vóc lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
8 p | 10 | 2
-
Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam hiện nay
6 p | 5 | 2
-
Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với cách mạng Việt Nam
10 p | 4 | 2
-
Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới
5 p | 7 | 2
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 - Biểu tượng của tinh thần dân tộc với khát vọng độc lập, tự do
8 p | 5 | 2
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - Biểu tượng liên minh chiến đấu đặc biệt Việt - Lào
10 p | 5 | 2
-
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
7 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn