intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa chứng ’’sợ học’’

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sợ học là bệnh tâm lý rất dễ gặp ở lứa tuổi nhỏ. Theo số liệu thống kê và nghiên cứu của các nhà tâm lý, trung bình có 1,7% em thực sự sợ đi học. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo cách trị bệnh theo các bước sau. Lúc nhỏ chúng ta ai cũng ít nhiều có tâm lý sợ đi học nhưng thường chỉ trong thời gian ngắn, không kéo dài lâu, không tạo thành phản ứng lâu bền về mặt sinh lý. Còn những em mắc chứng ''sợ học'' hễ nghe nói đến đi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa chứng ’’sợ học’’

  1. Chữa chứng ’’sợ học’’ Sợ học là bệnh tâm lý rất dễ gặp ở lứa tuổi nhỏ. Theo số liệu thống kê và nghiên cứu của các nhà tâm lý, trung bình có 1,7% em thực sự sợ đi học. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo cách trị bệnh theo các bước sau. Lúc nhỏ chúng ta ai cũng ít nhiều có tâm lý sợ đi học nhưng thường chỉ trong thời gian ngắn, không kéo dài lâu, không tạo thành phản ứng lâu bền về mặt sinh lý. Còn những em mắc chứng ''sợ học'' hễ nghe nói đến đi học là khóc mếu, đau bụng, nôn mửa, nhức đầu, sợ hãi nhưng được nghỉ ở nhà là hết bệnh ngay. Tóm lại, sinh bệnh là để tránh phải đi học, đây là chứng bệnh rất kỳ quặc. Đi sâu phân tích nguyên nhân, các nhà khoa học phát hiện trẻ em từ 3-18 tuổi đều có thể mắc chứng bệnh này. Những em nói trên thường sinh trưởng trong gia đình khá giả, được bố mẹ nuông chiều, chăm sóc chu đáo. Trẻ muốn gì bố mẹ nhất nhất chiều theo. Em trở thành trung tâm chú ý của gia đình, trở thành ''mặt trời nhỏ'' thực sự của gia đình. Chỉ tiếc rằng, hễ bước tới cửa trường là tự nhiên ''mặt trời nhỏ'' vụt tắt không còn tỏa sáng. Thêm vào đó, ở trường các em lại gặp thầy, cô nghiêm khắc, thành thử nguyên nhân bên trong hòa trộn với nguyên nhân bên ngoài lập tức gây bệnh. Đương nhiên cũng có cách khắc phục bệnh:
  2. - Trước tiên, cần phải làm cho em đó có thái độ đúng đắn, phải làm cho em nhận thức rằng, em chỉ là một thành viên bình thường trong gia đình mà thôi, tại sao lại có sự ưu tiên đặt biệt? - Thứ hai, phải rèn luyện tính cách cho các em, phải tập tính nhẫn nại, có ý chí kiên cường giúp các em hiểu rằng, làm bất cứ công việc gì cũng đều gian khổ, chỉ cần vững bước vượt qua gian khổ ban đầu sẽ thấy hương vị dịu ngọt của cuộc sống và niềm vui học tập. - Thứ ba, phải làm cho trẻ cảm nhận được thú vui học tập. Nếu xem học tâp như một thứ công việc khổ sai đối phó với thầy cô có lẽ không có gì khổ bằng. Nếu chuyên tâm nghe thầy giảng, mỗi ngày giờ lĩnh hội những tri thức mới sẽ thấy phấn chấn vui mừng, ngày ngày ham mê tới lớp. - Thứ tư, cần phải có lòng dũng cảm. Cần phải tập cho trẻ tinh thần dám thay đổi hiện trạng, chiến thắng nỗi lo sợ. Cần dạy cho các em biết dựa vào bạn bè, năng trao đổi, học tập bạn bè. Nếu thầy giáo quá nghiêm khắc, có thể đề xuất ý kiến với thầy, cô để thầy trò chan hòa tình tương thân tương ái. - Cuối cùng, nếu tình hình gay go, có thể dẫn trẻ tới bệnh viện hoặc trung tâm tư vấn giáo dục để có lời khuyên thiết thực và cách xử sự trong từng tình huống cụ thể.
  3. Chữa tật nói dối của trẻ Nói dối là một phản ứng của trẻ đối với sự khắc nghiệt của cha mẹ trong việc giáo dục không đúng cách. Trẻ chỉ thật thà với những người nó tin cậy. Bởi vậy phụ huynh không nên nóng vội mà phải tìm nguyên nhân để có thái độ giáo dục hợp lý. Trẻ em dưới 5 tuổi nói dối một cách vô thức vì chúng chưa ý thức được rõ rệt những điều mình nói, không phân biệt được đúng sai. Bởi vậy trẻ thường nói theo trí tưởng tượng của mình. Cha mẹ phải phân tích cho chúng hiểu rằng nói thật mới được mọi người tin cậy, yêu mến. Khi trẻ ý thức được hành vi dối trá của mình thì bạn phải tìm hiểu tại sao chúng làm như vậy. Trường hợp trẻ sợ bị trừng phạt, quở mắng vì đã làm vỡ chén bát, đồ đạc thì bạn phải khuyến khích con nhận lỗi và phải độ lượng với con, giúp chúng tránh lặp lại sai phạm. Nếu trẻ vì thích khoe khoang thì bạn phải tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ có tư tưởng đó. Nếu trẻ cảm thấy bị thua thiệt, thấp kém bạn bè thì bạn cần nghiêm khắc và tạo cơ hội cho chúng làm được những điều tốt. Mặt khác, cha mẹ cũng phải tỏ ra là người gương mẫu và không dối trá.
  4. Chuẩn bị cho bé đi biển Hai tuần trước khi đi biển, nên cho bé dùng vitamin A, vitamin E với liều 2-3 viên mỗi ngày tùy theo tuổi để bảo vệ sâu cho làn da. Chúng sẽ giúp chống lại tình trạng say nắng, say nóng và dị ứng nhờ gia tăng sản xuất hắc tố melanine. Ngoài ra, để bảo vệ làn da cho con dưới nắng biển, các bà mẹ cần lưu ý: Tránh phơi nắng vào giờ quá nóng Trẻ dưới 3 tuổi: Không nên để bé phơi nắng vì làn da bé rất mỏng, dễ hấp thu ánh sáng và chưa sẵn sàng để làm cho các melanocyte (tác nhân giúp da chống lại tác hại của tia cực tím) hoạt động. Trên 3 tuổi: Tránh phơi nắng trong khoảng 11-15h, chỉ nên phơi trước và sau giờ cao điểm trên để hưởng lợi ích từ ánh nắng mặt trời. Chọn kem chống nắng Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 40 đến 50 nếu bé có làn da quá nhạy cảm hoặc gia đình bạn đi du lịch biển ở vùng nhiệt đới. Chỉ số thông thường là 20-30 giúp bảo vệ tốt và cho phép da bé làm quen từ từ với tác động của ánh nắng. Tiếp tục sử dụng kem chống nắng có chỉ số 10-15 trong những ngày ít nắng hoặc khi bé đã rám nắng.
  5. Sử dụng đúng cách kem chống nắng Nên bôi 15-30 phút trước khi tắm mình dưới nắng biển. Cần chú ý đến những vùng đặc biệt nhạy cảm như mũi, tai, gáy, bắp chân và mu bàn chân. Chỉ số bảo vệ da của kem được tính ở liều 2 mg kem/cm2 da, tức khoảng 1/2 tuýp kem cho mỗi lần dùng. Việc bảo vệ có hiệu lực khoảng 2 giờ, vì thế cứ sau 2 giờ lại bôi tiếp, nhất là khi bé ngâm mình lâu dưới nước. Các vật dụng không thể thiếu Ngoài kem bảo vệ, cần có áo tắm màu sậm cho bé, tương đương với chỉ số chống nắng 10; dùng mũ đội có vành khoảng 5 cm để bảo vệ cho đầu và mắt, tránh ánh sáng phản chiếu của ánh nắng từ cát biển. Kính mát cho bé chọn loại có khả năng hấp thu một số lượng lớn tia UV. Xin đừng quên mang theo trong túi du lịch các chai nước, cho bé uống đều đặn, cứ 30 phút uống 100-150 ml nước. Cẩn thận với các thuốc quang cảm ứng Trước khi đi du lịch biển, có thể bé đã bị một bệnh nào đó như viêm họng, viêm thanh quản hoặc bị nấm chân... Nên cho uống các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, một vài lọai kháng sinh hoặc kháng nấm... Cần hỏi bác sĩ hay dược sĩ các thuốc đang sử dụng có bị quang cảm ứng không. Nếu đó là các thuốc dễ gây cảm ứng trước ánh nắng chói chang thì không nên cho bé phơi nắng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2