Chuyên đề: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954
lượt xem 6
download
"Chuyên đề: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954" được viết theo từng chủ đề cụ thể để học sinh dễ hiểu, nắm kiến thức một cách có hệ thống theo trình tự sách giáo khoa. Hi vọng rằng, chuyên đề có thể góp phần giúp học sinh có điều kiện nâng cao năng lực tự học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức, vận dụng vào việc ôn thi vào THPT có hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN TRƯỜNG TH & THCS TRUNG MỸ CHUYÊN ĐỀ: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC “LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954” Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Tổ: KHXH Trường: TH & THCS Trung Mỹ 1
- Năm học: 2021 – 2022 CHUYÊN ĐỀ: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC “LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954” 1. Tác giả chuyên đề: Nguyễn Thị Thanh Huyền Chức vụ: Giáo viên. Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Trung Mỹ. 2. Tên chuyên đề/chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học “Lịch sử Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954” 3. Thực trạng chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 của đơn vị năm học 2021 2022: Trong năm học 20202021, kết quả thi tuyển sinh vào lớp10 THPT năm học 2021 2022 của trường TH & THCS Trung Mỹ còn thấp. Kết quả thi vào lớp 10 THPT môn môn tổ hợp năm học 20182019 là 4,76 điểm, trong đó môn Lịch sử có điểm trung bình là 5,01 điểm, đứng thứ 7 trong huyện và thứ 76 trong toàn tỉnh, không có học sinh bị điểm liệt. 4. Đối tượng, phạm vi: Đối tượng học sinh:Bồi dưỡng học sinh lớp 9 thi tuyển vào lớp 10 Dự kiến số tiết dạy: 09 tiết. Phạm vi kiến thức: Lịch sử Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954. 5. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề: Dạng thứ nhất: Dạng bài tập có nhiều lựa chọn ( Các mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao). Dạng thứ hai: Dạng bài tập lập bảng thống kê sự kiện. Dạng thứ ba: Dạng bài tập tự luận. 6. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên đề: Trong chuyên đề này hướng tới việc đưa ra các giải pháp để hình thành các nhóm hoặclĩnh vực kiến thức lịch sử, phù hợp với nhận thức của học sinh, để các em có thể phân thành từng dạng nội dung phù hợp với cách học cho từngphần, từng chương, từng bài, từng mục, từđó giúp học sinh có cách học thích hợp để hiểu và ghi nhớ được nội dung môn học. Chúýđây chỉ là giải pháp bổ trợ giúp cho các em có thể 2
- củng cố, hệ thống kiến thức một cách có hệ thống, chứ nó không phải là phương pháp thay cho giảng dạy trên lớp. 6.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi kiểm tra các mức độ nhận thức của học sinh: từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng (mức độ thấp và mức độ cao). Đề học sinh hiểu và ghi nhớ sự kiện lịch sử, giáo viên sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với các mức độ nhận thức khác nhau, nhằm khắc sâu các kiến thức học sinh đã được lĩnh hội. Đối với mức độ nhận biết: giáo viên sử dụng các câu hỏi (các câu lệnh/ câu dẫn) với các động từ: nêu, liệt kê, trình bày, kể tên… Đối với mức độ thông hiểu: giáo viên sử dụng câu dẫn với các động từ: giải thích, lí giải, vì sao, tại sao… Đối với mức độ vận dụng thấp:giáo viên sử dụng câu dẫn với các động từ: lập niên biểu, phân biệt, thiết lập mối quan hệ, phân tích, so sánh, chứng minh, khái quát… Đối với mức độ vận dụng cao:giáo viên sử dụng câu dẫn với các động từ: bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với thực tế…. 6.2. Sử dụng bảng biểu để học sinh hệ thống lại các kiến thức trọng tâm đã học, phục vụ cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10: Để học sinh hiểu và ghi nhớ sự kiện lịch sử một cách có hệ thống, giáo viêncần hệ thống các sự kiện lịch sử theo từng bài, từng mục, từng chương, từng giai đoạn. Đối với dạng này, giáo viên cần làm một vài lần cho học sinh quen với cách lập biểu bảng tổng hợp, rồi từđó giao cho các em làm. Đầu tiên phải kiểm tra liên tục, uốn nắn kịp thời những sai sót của các em, giúp cho các em quen dần với phương pháp hệ thống này. Phương pháp này được thực hiện trong các giờ ôn tập hoặc giáo viên có thể giao cho học sinh thực hiện ở nhà sau khi học xong một chương, một phần. Sau đó, giáo viên kiểm tra bài làm của học sinh, nhận xét, đánh giá, sửa chữa cho các em. Phương pháp này, giúp cho các em có thể khắc phục được những hạn chế cơ bản của học sinh đại trà, đó là không chú ý, lơ là, sao nhãng, mất tập trung trong học tập. Bởi nếu giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống sự kiện lịch sử, bu ộc các em phải đọc và tìm sự kiện trọng tâm của bài mà học sinh đã họcđể viết ra giấy, do đó buộc các em phải chúý. Từđó dần dần khắc phục được những hạn chếmà các em thường mắc phải. Sau khi học xong một giai đoạn lịch sử nhất định, hoặc một chương, một phần, giáo viên hướng dẫn cho học sinh hệ thống hóa kiến thức. Giáo viên giao cho các em về nhà soạn nội dung những sự kiện chính vào vở soạn, sau đó giáo viên kiểm tra vở soạn vào lúc kiểm tra miệng. Quá trình tổng hợp nội dung buộc các em phải tập 3
- trung. Quá trình tập trung là quá trình ghi nhớ. Khi giao việc cho học sinh làm, giáo viên phải đôn đốc kiểm tra thường xuyên nhất là trong giai đoạn đầu để kịp thời uốn nắn những sai sót của học sinh, tránh để cho các em hình thành những thói quen xấu sau này sẽ rất khó sửa. Trong quá trình hệ thống hóa kiến thức, giáo viên sắp xếp sự kiện lịch sử theo thứ tự thời gian và gắn với sự việc, hiện tượng lịch sử trong cuộc sống nhằm giúp cho việc ghi nhớ sự kiện của học sinh trở nên dễ dàng hơn. 6.3.Sử dụng và khai thác đồ dùng trực quan: Một yêu cầu bắt buộc đối với những bài học lịch sử cóđơn vị kiến thức là các cuộc kháng chiến, các cuộc chiến tranh thì phải cóđồđùng dạy học nhưbản đồ, lược đồ,tranh ảnh.…nhằm giúp học sinh tái hiện lại quá khứ. Đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng trong việc nhớ lâu, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Khi quan sát bất cứđồ dùng trực quan nào, học sinh sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan như mắt thấy tai nghe, tạo điều kiện cho các em hiểu sâu nhớ lâu kiến thức lịch sử được học. Cụ thể: Khi dạy học nội dung phần “Lịch sử Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954” có các đơn vị kiến thức về các chiến dịch: Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947; Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950; Chiến cuộc Đông – Xuân 19531954; Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan là lược đồ hoặc bản đồ về các chiến dịch, các cuộc tiến công đó, để giới thiệu,trình bày về các chiến dịch, các cuộc tiến công cần tìm hiểu nhằm thu hút sự chú ý quan sát, tìm hiểu và ghi nhớ bằng tất cả sự tậptrung cao nhất của học sinh. Có như vậy, học sinh sẽ hiểu và ghi nhớ được âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các chiến dịch, các cuộc tiến công mà các em được tìm hiểu. Từ đó, học sinh khắc sâu được kiến thức lịch sử về các cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Tuy nhiên, giáo viên cần phải có phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn lịch sử. Muốn gây hứng thú cho học sinh, giáo viên phải biết làm sống lại sự kiện, hiện tượng lịch sử bằng tường thuật, miêu tả, kể chuyện, …có kèm theo tư liệu lịch sử và đồ dùng trực quan, giúp học sinh biết được phương pháp khai thác đồ dùng trực quan trong học tập lịch sửđể trình bày diễn biến các cuộc kháng chiến hoặc nêu nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử đó một cách hiệu quả nhất. 7. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề: 7.1. Tiết 1. I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TDP xâm lược bùng nổ (19/12/1946) Ở mục I, GV yêu cầu HS nắm được những nội dung kiến thức cơ bản sau: 7.1.1. Kiến thức: 4
- a. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TDP xâm lược bùng nổ (19/12/1946) Âm mưu và hành động của Pháp: Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 nhưng thực dân Pháp vẫn tăng cường hoạt động khiêu khích, tấn công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ở Hải Phòng và Lạng Sơn. + Tại Hà Nội, đầu tháng 12/1946, Pháp gây xung đột vũ trang, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, tàn sát đồng bào ta ở phố Hàng Bún. Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Nếu ta không chấp nhận thì sáng ngày 20/12/1946 chúng sẽ hành động. Trước tình thế khẩn cấp, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ngày 18 và 19/12/1946 tại Vạn Phúc (Hà Đông) đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. + Tối ngày 19/12/1946, CTHCM ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. b. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta: Đường lối kháng chiến chống TDP của Đảng ta được thể hiện trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh(19121946), trong chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảngvà được giải thích cụ thể trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh. Nội dung đường lối kháng chiến là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 7.1. 2. Luyện tập: a, Dạng bài tập có nhiều lựa chọn (Các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao). Dạng bài tập này yêu cầu học sinh nhận biết được sự kiện lịch sử cơ bản các em đã được lĩnh hội: Câu 1: Nội dung cơ bản trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) của ta được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là A. tranh thủ sựủng hộ của các lực lượng tiến bộ quốc tếđể chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. B. cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệđộc lập dân tộc. C. trường kìđấu tranh bằng con đường hòa bình, buộc thực dân Pháp phải trao trảđộc lập cho dân tộc Việt Nam. D. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sựủng hộ của quốc tế. 5
- Câu 2:Tác phẩm nào sau đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đãđến giới hạn cuối cùng? A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Trinh. B. “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ chí Minh. Câu 3: Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chiến chống thực dân Pháp của ta là gì? A. Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, táo bạo hơn nữa. B. Toàn dân, toàn diện, tranh thủ sựủng hộ của quốc tế. C. Táo bạo, chớp thời cơ nhanh chóng, tự lực cánh sinh. D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự cánh sinh và tranh thủ sựủng hộ của quốc tế. Câu 4: Sự kiện nào mởđầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp? A. Khiêu khích, tấn công quân Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn. B. Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa, yêu cầu giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm tra thủ đô cho chúng. C. Đánh úp trụ sởỦy Ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. D. Xả súng vào đoàn người mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập ở Sài Gòn Chợ Lớn”. Câu 5: Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Trường Chinh. C. Phạm Văn Đồng. D. Võ Nguyên Giáp. Câu 6: Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến của ta biểu hiện ởđiểm nào? A. Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta. B. Mục đích kháng chiến của Đảng ta. C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta. D. Đường lối kháng chiến của Đảng ta Câu 7: Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủta phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp? A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946). B. Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946). C. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội, tàn sát đồng bào ta ở phố Hàng Bún (12/1946). D. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủđô cho chúng (18/12/1946). 6
- Câu 8: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu từ lúc nào? A. Cuối tháng 11/1946. B. Ngày 18/12/1946. C. Ngày 19/12/1946. D. Ngày 12/12/1946. Câu 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào? A. Sáng 19/12/1946. B. Trưa 19/12/1946. C. Chiều 19/12/1946.D. Tối 19/12/1946. Câu 10: Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19/12/1946? A. Do Pháp bội ước, phá hoại Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946). B. Do Pháp đánh úp trụ sởỦy Ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. C. Do Pháp bắt ta ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). D. Do thực dân Pháp và Tưởng Giới Thạch câu kết với nhau. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp D D D C B A D C D A án b, Dạng bài tập tự luận: Câu 1: Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ? Câu 2: Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta là gì? Yêu cầu của dạng bài tập này, học sinh buộc phải vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra. 7.2. Tiết 2, 3, 4, 5, 6: II. Những thắng lợi trên mặt trận quân sự Ở mục II, GV yêu cầu HS nắm được những nội dung kiến thức cơ bản sau: 7.2.1. Kiến thức: 1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 Ở Hà Nội: khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, sau tín hiệu tắt điện toàn thành phố, cuộc chiến đấu bắt đầu.Với thế trận “trong đánh ngoài vây – trong ngoài cùng đánh”, quân dân Hà Nội đã biến mỗi góc phố, mỗi căn nhà thành một pháo đài và quyết tâm chiến đấu với khẩu hiệu “sống chết với thủ đô”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở Bắc Bộ Phủ, Ga Hàng cỏ, chợ Đồng Xuân, phố Khâm Thiên, phố Hàng Bông…quân dân HNội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, thực hiện được nhiệm vụ 7
- giam chân địch trong thành phố, để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng, Chính phủ ta về Căn cứ địa Việt Bắc, lãnh đạo kháng chiến lâu dài. Đến ngày 1721947, Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn. Ở các đô thị khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng … quân dân ta bao vây, tấn công, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, gây nhiều khó khăn cho địch. * Kết quả và ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thànhphố, làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng, làm giảm bước tiến của chúng, tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. 2.Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 a, Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc Âm mưu của địch:mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế. Cố giành một thắng lợi quân sự để tập hợp một lực lượng phản động tiến tới thành lập chính phủ tay sai bù nhìn và nhanh chóng kết thúc chiến tranh . Thực hiện: Ngày 7/10/1947, Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ gồm cả không quân, quân bộ và quân thủy với hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia làm ba cánh tiến công lên Việt Bắc. Các cánh quân tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc. b,Chiến dịch Việt Bắc: Chủ trương của ta:Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “ Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”, phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, đồng thời vạch rõ phương hướng hành động cụ thể cho quân và dân ta. Diễn biến : + Tại Bắc Cạn, quân ta chủ động phản công, bao vây, chia cắt, đánh tập kích địch ở Chợ Đồn, Chợ Mới, chợ Rã,…, buộc Pháp rút khỏi chợ Đồn, chợ Rã vào cuối tháng 111947. +Ở hướng đông: quân ta phục kích, chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận đánh phục kích trên đường Bản Sao đèo Bông Lau (30/10/1947). + Ở hướng Tây: ta phục kích đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, trận Khe Lau, bắn chìm nhiều tàu chiến, ca nô, tiêu diệt hàng trăm tên địch. 8
- + Phối hợp với Việt Bắc, các chiến trường khác trên toàn quốc cũng đẩy mạnh hoạt động, góp phần kìm chế không cho chúng tiếp viện cho Việt Bắc. Kết qủa và ý nghĩa: + Sau 75 ngày đêm chiến đấu, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc (19121947). Ta loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm và cháy 11 tàu chiến, ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta thêm trưởng thành. + Với chiến thắng Việt Bắc, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Chiến thắng Việt Bắc đánh dấu sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa ta và địch theo chiều hướng có lợi cho ta. Từ đây cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới. 3. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 a, Hoàn cảnh lịch sử mới: Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có thêm nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Thuận lợi: + Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung quốc thành công, nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa ra đời. + Đầu năm 1950 Trung quốc, Liên Xô và các nước XHCN khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. + Cuộc kháng chiến của nhân Lào và Campuchia đang có bước phát triển mới. + Thực dân Pháp liên tiếp thất bại trên các chiến trường và lệ thuộc vào Mĩ nhiều hơn. Khó khăn: Mĩ can thiệp sâu hơn và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. b,Chiến dịch Biên giới: Âm mưu của Pháp:Được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve nhằm “khoá chặt biên giới Việt Trung” bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập Hành lang Đông – Tây (Hải Phòng Hà Nội Hòa Bình Sơn La) nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III và IV, chuẩn bị tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc lần thứ hai. Chủ trương của ta:6/1950, ỉaung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch,khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa nước ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thế giới; Mở rộng 9
- và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Diễn biến: + Mở đầu chiến dịch, ta nổ súng tấn công Đông Khê (16/9/1950), ngày 18/9 ta tiêu diệt Đông Khê,uy hiếpThất Khê, Cao Bằng bị cô lập. Hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay. + Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo đường 4, đồng thời lực lượng từ Thất Khê được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. +Quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4 làm cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22101950 thì rút khỏi Đường số 4. Kết quả: ta tiêu diệt hơn 8000 tên địch, giải phóng tuyến biên giới Việt Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông Tây. Thế bao vây cả trong và ngoàiCăn cứ Việt Bắc của địch bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản. Ý nghĩa: Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực VN trong cuộc kháng chiến; Mở rộng và củng cố căn cứ địa VB. + Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông, làm cho cuộc kháng chiếnthoát khỏi thế bị bao vây, cô lập; quân đội ta thêmtrưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới. 4. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 19531954. a, Kế hoạch quân sự Nava của PhápMĩ. Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược, Pháp liên tiếp thất bại trên các chiến trường Đông Dương, ngày càng lệ thuộc Mĩ. Ngày 7/5/1953, tướng Nava được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch quân sự Nava, nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, hi vọng trong vòng 18 tháng giành một thắng lợi quyết định “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. * Kế hoạch Navađược thực hiện theo 2 bước: + Bước 1: trong thu đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định miền Trung và Nam Đông Dương. 10
- + Bước 2: từ thu đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh”. * Thực hiện: Nava xin tăng thêm viện trợ của Mĩ, tăng thêm quân ở Đông Dương 12 tiếu đoàn bộ binh, tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động mạnh (trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn ĐD), ra sức tăng cường ngụy quân. b,Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 19531954: Chủ trương, kế hoạch của ta: + 9/1953 Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, đề ra kế hoạch tác chiến Đông Xuân 19531954 với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch. +Phương hướng chiến lược của ta: Tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo điều kiện thuận lợi để ta tiêu diệt thêm sinh lực chúng. + Phương châm chiến lược: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, đánh chắc thắng. Diễn biến các cuộc tiến công của ta: + Tháng 12 1953 quân ta tiến công địch và giải phóng tỉnh Lai Châu, bao vây uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ. Nava phải tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ hai của địch sau đồng bằng Bắc Bộ. + Đầu tháng 121953, liên quân LàoViệt mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, bao vây và uy hiếp Xênô. Nava buộc phải điều quân lên Xênô, biến Xênô thành điểm tập trung quân thứ 3 của địch. + Cuối tháng 11954, liên quân LàoViệt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xalì, uy hiếp LuôngPhabang. Nava lại phải tăng cường lực lượng cho LuôngPhabang và biến nơi đây thành điểm tập trung quân thứ4 của địch. + Đầu tháng 21954 ta mở cuộc tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plâyku,Nava phải điều quân tăng cường cho Plâyku, biến Plâyku thành điểm tập trung quân thứ 5 của địch. + Phối hợp với các cuộc tiến công của bộ đội chủ lực ở mặt trận chính diện, ở vùng sau lưng địch, ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiến công địch, tiêu hao nhiều sinh lực địch, làm cho địch phân tán thêm lực lượng để chống đỡ, không có khả năng tiếp ứng cho nhau. 11
- Kết quả:Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 19531954 đã phân tán cao độ binh lực của địch, làm cho kế hoạch Nava của PhápMĩ bước đầu bị phá sản. c, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. * Âm mưu của địch: Trong tình thế kế hoạch Nava không thực hiện được theo dự kiến, Pháp –Mĩ đã quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương với lực lượng cao nhất lên đến 16200 quân, được bố trí thành một hệ thống phòng thủ chặt chẽ gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu. Cả PhápMĩ đều đánh giáĐiện Biên Phủlà pháo đài “bất khả xâm phạm”. Như vậy, từ chỗ không có trong kế hoạch, Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Nava. * Chủ trương của Đảng: Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào, giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh. * Diễn biến: chiến dịch chia làm 3 đợt. + Đợt 1 (từ 133 đến 1731954): Quân ta tiến côngphân khu Bắc, tiêu diệt cứ điểm Him Lam, Độc Lập, buộc địch ở Bản Kéophải đầu hàng, diệt 2000 tên, hạ 26 máy bay. + Đợt 2 (từ 303 đến 2641954): Quân ta đồng loạt tiến công, tiêu diệt các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm. + Đợt 3(từ 15 đến 751954): Quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. 17 giờ 30 phút ngày 751954, Tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra hàng. Chiến dịch toàn thắng. * Kết quả và ý nghĩa: Kết quả: Sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu16200 tên, bắn rơi 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh, giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn. Đập tan kế hoạch Nava và mọi mưu đồ của Pháp Mĩ. Ý nghĩa: + Đối với dân tộc: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnvơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. + Đối với thế giới: Chiến thắng ĐBP đã làm nức lòng nhân dân thế giới, góp phần làm lung lay, tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Chứng minh chân lí 12
- thời đại: Một dân tộc đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm và biết đoàn kết chiến đấu theo đường lối cách mạng đúng đắn, thì có thể chiến thắng bất kì tên đế quốc nào. 7. 2. 2. Luyện tập: a, Dạng bài tập có nhiều lựa chọn (Các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao). Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức đã được lĩnh hội để làm các bài tập trắc nghiệm. Học sinh được luyện tập thường xuyên trên lớp sẽ giúp các em hiểu và nhớ kiến thức lịch sử lâu hơn. Câu 1: Nơi nào hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên? A. Hà Nội. B. Nam Định. C. Huế. D. Sài Gòn. Câu 2. Nhiệm vụ hàng đầu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) là gì? A. Củng cố hậu phương kháng chiến. B. Tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch. C. Giam chân quân Pháp tại các đô thị. D. Bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến. Câu 3. Đâu không phải là mục đích của thực dân Pháp khi tấn công vào căn cứđịa Việt Bắc (1947)? A. Tiêu diệt cơ quan đầu não của cách mạng Việt Nam. B. Tiêu diệt căn cứđịa Việt Bắc. C. Giải quyết khó khăn khi phạm vi chiếm đóng mở rộng. D. Mởđường làm bàn đạp tấn công sang Trung Quốc. Câu 4. Âm mưu của Pháp khi mở cuộc tiến công Căn cứđịa kháng chiến Việt Bắc (1947) là gì? A. Đánh nhanh thắng nhanh. B. Đánh lâu dài. C. Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. D. Bình định và tìm diệt. Câu 5. Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/19467) đã A. Buộc thực dân Pháp phải đánh lâu dài. B. Giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng. 13
- C. Tiêu diệt được bộ phận quan trọng sinh lực địch. D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng mục tiêu mở chiến dịch Biên giới thu đông (1950) của Trung ương Đảng và Chính phủta? A. Khai thông biên giới ViệtTrung. B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. C. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào. D. Mở rộng, củng cố căn cứđịa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Câu 7.Đông Khê được chọn là nơi mởđầu chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 của quân dân ta, vìđó là vị trí A. án ngữ hành lang ĐôngTây của thực dân Pháp. B. ít quan trọng nên bố phòng của Pháp có nhiều sơ hở. C. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. D. có thểđột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. Câu 8: Quân và dân ta đãđập tan “Kế khoạch Rơve”của thực dân Pháp trong A. chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. B. chiến dịch Hòa Bình đôngxuân (19511952). C. chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. D. chiến dịch lịch sửĐiện Biên Phủ (1954). Câu 9: Thắng lợi quân sự lớn nhất của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954) là A. Chiến dịch Biên giới ThuĐông 1950 B. Chiến dịch Việt Bắc ThuĐông 1947. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. D. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946. Câu 10: Cuộc tiến công chiến lược ĐôngXuân 19531954 của quân dân Việt Nam đã bước đầu làm phá sản kế hoạch nào dưới đây của PhápMĩ? A. Kế hoạch Nava. B. Kế hoạch Rơve. C. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh . D. Kế hoạch Đờ lát đờ Tát xi nhi. Câu 11: Quân và dân ta đãđập tan hoàn toàn“Kế khoạch Nava” của Pháp Mĩ trong A. chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. B. chiến dịch lịch sửĐiện Biên Phủ (1954). C. chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. D. chiến cuộc Đông – Xuân (19531954). Câu 12: Chiến thắng quân sự nào quyết định thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ? 14
- A. Chiến thắng Biên Giới 1950. B. Chiến thắng Đông Xuân 19531954. C. Chiến thắng Việt Bắc 1947. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Câu 13: Chiến thắng quân sự nào của quân và dân ta đã buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 vềĐông Dương? A. Chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950. B. Chiến thắng Đông – Xuân 19531954. C. Chiến thắng lịch sửĐiện Biên Phủ 1954. D. Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947. Câu 14. Trong thời kỳ 19451954, thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp? A. Cuộc chiến đấu ở các đô thịphía Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946. B. Chiến thắngdịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947. C. Chiến thắng Biên giới Thu Đông năm 1950. D. Chiến thắng lịch sửĐiện Biên Phủ 1954. Câu 15: Mởđầu Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta tấn công vào đâu? A. Phía Đông phân khu trung tâm. B. Phân khu trung tâm. C. Phân khu Bắc. D. Phân khu Nam. Câu 16: Tập đoàn cứđiểm Điện Biên Phủđược chia thành A. 45 cứđiểm và 3 phân khu. B. 49 cứđiểm và 3 phân khu. C. 50 cứđiểm và 3 phân khu. D. 55 cứđiểm và 3 phân khu. Câu 17: Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cảđể chiến thắng”, là tinh thần của quân và dân ta trong chiến dịch nào? A. Chiến dịch Biên giới 1950. B. Chiến dịch Tây Bắc 1952. C. Chiến dịch ĐôngXuân 19531954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 18: Nơi nào diễn ra trận chiến đấu giằng co vàác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ? A. Cứđiểm Him Lam. B. Sân bay Mường Thanh, C. Đồi A1. D. Sở chỉ huy Đờ Cáttơ ri. Câu 19. Chiến dịch chủđộng tiến công lớn đầu tiên của bộđội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954) là chiến dịch nào? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). B. Chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947). C. Chến cuộcĐôngXuân (19531954). D. Chiến dịch Biên giới thu đông (1950) 15
- Câu 20. Cuộc tiến công nào trong giai đoạn 19451954 đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Nava của Pháp? A. Chiến dịch Biên giới thuđông (1950). B. Chiến dịch Trung Lào (1953). C. Chiến dịch Thượng Lào (1954). D. Cuộc tiến công chiến lược ĐôngXuân (19531954). Câu 21: Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì? A. Là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. B. Bộđội của ta được trường thành lên trong chiến đấu. C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch. D. Bảo vệđược căn cứđịa Việt Bắc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Câu 22:Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới thuđông 1950? A. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước. B. Khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước dân chủ thế giới. C. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng và củng cố căn cứđịa cách mạng tạo điều kiện đẩy mạnh kháng chiến. D. Đểđánh bại kế hoạch Rơve. Câu 23: Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì? A. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 quân địch. B. Giải phóng vùng biên giới Việt Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân C. Hành lang ĐôngTây bị chọc thủng ở Hoà Bình. D. Bảo vệ căn cứđịa Việt Bắc. Kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản. Câu 24: Trong chiến dịch Biên giới, trận đánh nào ác liệt và cóý nghĩa nhất? A. Đông Khê. B. Thất Khê. C. Phục kích đánh địch trên đường số 4. D. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy. Câu 25: Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến ĐôngXuân 19531954 với quyết tâm gì? A. Giữ vững quyền chủđộng đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch. B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch. 16
- C. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở. D. Giam chân địch ởĐiện Biên Phủ, Xênô, Plâycu, Luông Phrabang. Câu 26: ĐôngXuân 19531954 ta tích cực, chủđộng tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây? A. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Thanh Nghệ Tĩnh. B. Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào,Tây Nguyên. C. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Nam Lào. D. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào. ĐÁP ÁN: Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 14 B 2 C 15 C 3 D 16 B 4 A 17 D 5 C 18 C 6 C 19 D 7 D 20 D 8 A 21 D 9 C 22 C 10 A 23 D 11 B 24 A 12 D 25 A 13 C 26 B b, Dạng bài tập lập bảng thống kê sự kiện. Lập bảng thống kê những chiến thắng quân sự tiêu biểu của quân dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. STT Thời gian Chiến thắng tiêu biểu 1 Từ 19/12/1946 Ta giam chân địch ở Hà Nội và các đô thị khác ở phía đến 17/2/1947 Bắc vĩ tuyến 16. 2 7/10/1947 đến Chiến thắng Việt Bắc 22/12/1947 3 18/9/1950 Quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê. 4 22/10/1950 Quân Pháp rút khỏi Đường số 4. Chiến dịch Biên giới toàn thắng. 5 Đầu tháng Quân ta buộc Pháp phải phân tán lực lượng và giam 12/1953 chân chúng ở Điện Biên Phủ. 17
- 6 Đầu tháng Liên quân ViệtLào biến Xênô thành nơi tập trung 12/1953 quân thứ ba của Pháp. 7 Cuối tháng Liên quân ViệtLào biến Luông Phabang trở thành 1/1954 nơi tập trung quân thứ tư của Pháp. 8 Đầu tháng Quân ta biến Plâyku trở thành nơi tập trung quân thứ 2/1954 năm của địch. 9 ĐôngXuân Quân ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava của 19531954 Pháp – Mĩ. 10 Từ 13/3 đến Quân ta tiêu diệt toàn bộ phân khu Bắc. 17/3/1954 11 17 giờ 30 phút Tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu của ngày 7/5/1954 địch đầu hàng. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. 12 21/7/1954 Hiệp định Giơnevơ được kí kết. c, Dạng bài tập tự luận: Câu 1: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta? Câu 2: Phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947? Câu 3: Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? Phân tíchý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới thu – đông đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta? Câu 4: Hãy cho biết âm mưu của PhápMĩ trong việc thực hiện kế hoạch Nava? Câu 5: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 19531954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của PhápMĩ như thế nào? Câu 6: Em có nhận xét gì về điểm mạnh và điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiếnchống Pháp của nhân dân ta? Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 7.3. Tiết 7. III. Những thắng lợi về chính trị. Ở mục II, GV yêu cầu HS nắm được những nội dung kiến thức cơ bản sau: 7. 3. 1. Về kiến thức: a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (21951) Hoàn cảnh: Trong bối cảnh trong nước và thế giới có những chuyển biến thuận lợi, tháng 2/1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Chiêm Hóa Tuyên Quang. Nội dung: 18
- + Đại hội thông qua “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch HCM và Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Tổng bí thư Trường Chinh. + Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. + Đại hội chủ trương thành lập ở Lào và Campuchia một Đảng riêng phù hợp với điều kiện của mỗi nước. + Bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng bí thư. Ý nghĩa Đại hội: Đại hội lần thứ hai của Đảng là một sự kiện quan trọng về chính trị của cuộc kháng chiến, đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến; củng cố quan hệ giữa Đảng với nhân dân; thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Đây là “Đại hộikháng chiếnthắng lợi”. b, Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt (học sinh tự đọc) 7. 3. 2. Luyện tập a, Dạng bài tập có nhiều lựa chọn (Các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao). Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) được tổ chức ởđâu? A. Thủđô Hà Nội. B. PácBó (Cao Bằng). C. Căn cứ Việt Bắc. D. Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Câu 2:Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) có ý nghĩa như thế nào? A. Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội. B. Đại hội kháng chiến thắng lợi. C. Đại hội kháng chiến toàn dân. D. Đại hội xây dựng và bảo vê tổ quốc. Câu 3: Ai được bầu làm Tổng bí thư của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ II? A. Hồ Chí Minh. B. Phạm Văn Đồng. C. Trường Chinh. D. Trần Phú. Câu 4: Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Đó làý nghĩa của sự kiện nào? A. Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930). B. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10/1930). C. Đại hội lần thứ I của Đảng (1935). 19
- D. Đại hội lần thứ II của Đảng (2/1951). Đáp án: Câu 1 2 3 4 Đáp án D B C D b, Dạng bài tập tự luận: Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tiến hành trong hoàn cảnh nào? Nội dung và ý nghĩa của Đại hội? Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. 7.4. Tiết 8: IV. Những thắng lợi về ngoại giao 7.4.1. Kiến thức: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới. Với thiện chí hòa bình, tháng 1/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước. Sau lời tuyên bố đó, chính phủ nhiều nước, đầu tiên là Trung quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cách mạng Việt Nam thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập. Cuộc kháng chiến của ta có sự giúp đỡ, ủng hộ của các nước XHCN. Những thắng lợi to lớn trên mặt trận quân sự, là cơ sở để ta đấu tranh với địch trên mặt trận ngoại giao. Ngày 7/5/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Ngày 21/7/1954 Hiệp định Giơnevơ được kí kết. Nội dung : + Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. + Các bên tham chiến (lực lượng kháng chiến ở các nước Đông Dương và lực lượng quânxâm lược Pháp) cùng ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương. + Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết, chuyển quân ở hai vùng: Quân độicách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 ( dọc sông Bến Hải –Quảng Trị) làm ranh giới quân sự tạm thời. + Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển c ử tự do trong c ả n ước, s ẽ t ổ chức vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế... Ý nghĩa: Hiệp định Giơnevơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương, kết thúc cuộc kháng chiến chống lâu dài và anh dũng của dân tộc, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học Phổ thông
13 p | 716 | 87
-
SKKN: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trường Tiểu học Nguyệt Đức - Yên Lạc giai đoạn 2012– 2015
22 p | 354 | 73
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn theo hướng tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số
20 p | 242 | 41
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Tây Phong
23 p | 666 | 40
-
SKKN: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thể thao tự chọn môn Bóng chuyền cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông
23 p | 426 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số
8 p | 627 | 30
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy dạng toán “Chuyển động của hai kim đồng hồ”
39 p | 198 | 23
-
SKKN: Giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông qua chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác”
16 p | 204 | 20
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 môn Giáo dục công dân cáp THPT - Chuyên đề: Giáo dục pháp luật và một số giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh THPT
48 p | 54 | 6
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến nay
41 p | 13 | 6
-
Chuyên đề Hóa học lớp 9: Giải pháp nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Hóa học 9 chủ đề axit
17 p | 10 | 5
-
Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng khi dạy phần thơ hiện đại Việt Nam (Từ sau 1975 đến nay)
12 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong trường THCS
15 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao năng lực số và kỹ thuật chuyển đổi số cho giáo viên, học sinh ở địa bàn Quỳnh Lưu Hoàng Mai trong bộ môn Toán học
108 p | 23 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đối với đơn vị vùng đặc biệt khó khăn
28 p | 146 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần liên kết Hóa học - Hóa học 10 theo chương trình GDPT 2018
66 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn