SỞ GDĐT NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG<br />
DẠY HỌC THỂ THAO TỰ CHỌN MÔN BÓNG CHUYỀN<br />
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Trần Văn Vinh<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân<br />
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn<br />
Nơi công tác: Trường THPT Lý Nhân Tông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nam Định, tháng 5 năm 2016<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
1. Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao chất lượng d ạy h ọc th ể thao t ự ch ọn <br />
môn Bóng chuyền cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông.<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Thể dục<br />
3.Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2015 2016<br />
4.Tác giả:<br />
<br />
Họ và tên: Trần Văn Vinh<br />
Ngày tháng năm sinh: 14/03/1978<br />
Nơi thường trú: Yên Chính – Ý Yên – Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm ĐH TDTT<br />
Chức vụ công tác: Tổ trưởng tổ Hóa TD QPAN<br />
Nơi làm việc: Trường THPT Lý Nhân Tông <br />
Địa chỉ liên hệ: Trần Văn Vinh – Giáo viên thể dục – Trường THPT Lý <br />
Nhân Tông <br />
X· Yªn Lîi – HuyÖn Ý Yên – Nam Định<br />
Điện thoại: 0947.778.678<br />
5.Đơn vị áp dụng sáng kiến:<br />
Tên đơn vị: Trường THPT Lý Nh©n Tông<br />
Địa chỉ: X· Yªn Lîi – HuyÖn Ý Yên – Nam Định<br />
Điện thoại:03503963939<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 1<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
PHẦN I : MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là một vấn đề hết sức cần <br />
thiết và quan trọng. Bởi mục tiêu giáo dục đào tạo của nước ta nói chung và giáo <br />
dục đào tạo ở bậc THPT nói riêng là đào tạo con người học sinh phát triển toàn <br />
diện về trí lực cũng như thể lực. bên cạnh đa số học sinh có đạo đức tốt, biết vâng <br />
lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của <br />
trường, biết sống tốt và sống đẹp, vẫn còn học sinh có biểu hiện chán nản, không <br />
thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, giao lưu <br />
với đối tượng xấu bên ngoài. Tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong <br />
trường học đáng được báo động. Một bộ phận thanh thiếu niên có nhu cầu cá nhân <br />
phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc <br />
sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.Vì <br />
vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội và nhà trường <br />
để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công <br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức. Do đó chúng ta cần quan tâm <br />
đến tất cả mọi mặt giáo dục thì mới có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra.<br />
Trong thời điểm này, việc phát triển toàn diện về thể chất cho học sinh c ực <br />
kỳ quan trọng, song bên cạnh đó chúng ta cũng cần giúp đỡ, tạo điều kiện cho các <br />
em phát huy những s ở thích, những năng lực trong từng b ộ môn của các em. Ngoài <br />
những nội dung, chương trình bắt buộc còn có những môn tự chọn như: bóng đá, <br />
bóng chuyền, cầu lông, cờ vua, đá cầu... Đó là nội dung học tập vừa tạo điều kiện <br />
cho các em phát triển tố chất khả năng, nhằm phục vụ cho công tác phong trào cũng <br />
như trong thi đấu thể thao.<br />
Hiện nay Đảng và nhà nước, các Ban ngành TDTT cũng như Bộ Giáo dục <br />
Đào tạo, Sở Giáo dục Đào tạo đang có những chủ trương định hướ ng lâu dài phát <br />
triển bộ môn thể thao tự chọn trong nhà trườ ng phổ thông về bóng chuyền và bóng <br />
rổ (từ lớp 10 cho đến lớp 12).<br />
Để đáp ứng những nhu c ầu v ề môn thể thao tự chọn trong tr ường THPT, <br />
trước hết người giáo viên phải là ngườ i giới thiệu, định hướ ng cho các em như thế <br />
nào là môn học tự chọn? Phương pháp học ra sao cho phù hợp với lứa tuổi, trình độ, đặc <br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 2<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
điểm tâm sinh lý cũng như điều kiện của học sinh và nhà trường. Vậy làm thế nào? <br />
Phương pháp lựa chọn môn thể thao tự chọn ra sao? Tập như thế nào? Để đạt được kết <br />
quả tốt nhất, lại phù hợp với sở thích, năng lực, điều kiện của học sinh cũng như điều <br />
kiện của nhà trường. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất <br />
lượng dạy học thể thao t ự ch ọn môn Bóng chuyền cho học sinh trường THPT <br />
Lý Nhân Tông” <br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
“Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học th ể thao t ự ch ọn môn Bóng <br />
chuyền cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông” là đưa ra những phương pháp, <br />
những giải pháp nhằm phát huy tối đa vai trò của bộ môn tự chọn. Vai trò phươ ng <br />
pháp của người giáo viên cũng như định hướng học tập, phương pháp dạy học bộ <br />
môn như thế nào để đạt đượ c kết quả tốt nhất.<br />
Nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn của học sinh v ề s ở thích, năng lực <br />
của môn mà mình muốn học. Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo <br />
đức học sinh ở trường THCS, thông qua đó đề ra biện pháp giáo đạo dức học sinh một <br />
cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội. Từ đó tạo <br />
điều kiện để tìm ra những nhân tố, những tài năng phục vụ cho thi đấu thể thao.<br />
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG<br />
1. Đối tượng nghiên cứu <br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một trong giáo dục thể chất nói chung <br />
và trong dạy học môn tự chọn nói riêng. Thực chất là phươ ng pháp, cách thức của <br />
người giáo viên và học sinh THPT.<br />
2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Do đối tượng là học sinh THPT với thời gian còn hạn chế, nên đề tài chỉ <br />
dừng ở mức độ tìm hiểu sở thích chung và tập luyện một cách cơ bản. Từ đó đưa <br />
ra những giải pháp, phương pháp cho phù hợp, trong một phạm vi nh ất đị nh đó là <br />
trường THPT Lý Nhân Tông.<br />
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br />
Để giải quyết những yêu cầu, những vấn đề của đề tài này chúng tôi đặt ra <br />
những nhiệm vụ sau:<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 3<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
Tìm hiểu đặc điểm, tình hình chung của học sinh trường THPT Lý Nhân <br />
Tông về bộ môn thể thao.<br />
Tìm hiểu thái độ nhận thức của học sinh tr ường THPT Lý Nhân Tông về <br />
bộ môn thể thao tự chọn bóng chuyền.<br />
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến công tác dạy và học bộ môn thể <br />
thao tự chọn trong nhà trường chưa đượ c nâng cao.<br />
Nguyên nhân chủ quan.<br />
Nguyên nhân khách quan.<br />
V. PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra của đề tài là “Giải <br />
pháp nâng cao chất lượng dạy học thể thao t ự ch ọn môn Bóng chuyền cho học <br />
sinh trường THPT Lý Nhân Tông” tôi đã lựa chọn và sử dụng một số phương pháp <br />
sau:<br />
1. Phương pháp quan sát<br />
Để nắm bắt và thu thập thông tin về sở thích của học sinh các môn thể <br />
thao chúng tôi dùng phương pháp quan sát. Từ đó để phỏng đoán nắm bắt tình <br />
hình.Thực tế cho thấy các giờ giải lao các em học sinh rát hứng thú với viêc chuyền <br />
bóng tài chỗ và đệm bóng cơ bản.<br />
2. Phương pháp điều tra<br />
Sử dụng phương pháp điều tra để thu thập thông tin đượ c tiến hành hàng <br />
loạt các câu hỏi chuẩn bị, có thể điều tra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với đối <br />
tượng.<br />
3. Phương pháp trò chuyện.<br />
Thông qua việc đối thoại trực tiếp với h ọc sinh, v ới các giáo viên bộ <br />
môn, giáo viên chủ nhiệm để biết đượ c sở thích chung của các em về các bộ môn <br />
thể thao tự chọn bóng chuyền, cờ vua, đá cầu...<br />
4. Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu<br />
Ngoài những phương pháp trên đượ c sử dụng thu thập thông tin, số liệu, <br />
chúng tôi còn sử dụng phương pháp đọc sách tham khảo tài liệu về phương pháp <br />
giáo dục thể chất, các kỹ năng và phương pháp dạy học môn thể thao tự chọn.<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 4<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI<br />
Xây dựng môi trường học tập và rèn luyện TDTT một cách thườ ng xuyên.<br />
Nhằm phát huy sở thích và khả năng của học sinh trong b ộ môn thể thao tự <br />
chọn bóng chuyền.<br />
Đưa ra những giải pháp, những phương pháp, cách thức tổ chức dạy học <br />
môn thể thao tự chọn có hiệu quả tốt nhất.<br />
Tham mưu với các cấp, các ngành tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho <br />
tập luyện giảng dạy môn thể thao tự chọn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 5<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG C ỦA ĐỀ TÀI<br />
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
Do nhu cầu của cuộc s ống xã hội ngày càng phát triển, càng nâng cao và theo <br />
mục tiêu giáo dục thể chất đặt ra. Nên ngoài việc học tập môn thể thao theo quy <br />
định trong phân phối chương trình thì mỗi học sinh ở bậc THPT còn có quyền lựa <br />
chọn một số môn thể thao tự chọn. Vậy làm như thế nào? Phươ ng pháp thực hiện <br />
dạy các môn tự chọn ra sao? B ởi v ậy, ngoài việc giáo dục thể chất chung cho h ọc <br />
sinh còn đòi hỏi mỗi người hướng cho các em bộ môn thể thao tự chọn, sao cho đáp <br />
ứng với nhu cầu bộ môn mà còn phù hợp với điều kiện của học sinh cũng như điều <br />
kiện của nhà trường.<br />
Thực tiễn hiện nay, việc giáo dục thể chất trong trường THPT nói chung và <br />
giáo dục thể chất trong trường THPT Lý Nhân Tông nói riêng cũng đã có sự quan <br />
tâm hơn. Nên các môn thể thao tự chọn cũng có sự phát triển chung mới chỉ ở một <br />
giai đoạn nhất định. Bởi cơ sở vật chất phục vụ cho vi ệc t ập luy ện còn nhiều hạn <br />
chế, chưa có phong trào từ địa phương. Từ đó dẫn đến chất lượ ng đạ i trà củ a học <br />
sinh còn nhiều hạn chế. Song v ới s ự vươn lên, khắc phực hạn chế về cơ sở vật <br />
chất và những phương pháp hợp lý phù hợp với học sinh, với điều kiện thực tế của <br />
nhà trường để có những bước tiến vượt bậc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 6<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
Chương II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
I. NHỮNG THUẬN LỢI<br />
Trường THPT Lý Nhân Tông nằm dưới chân núi Phương Nhi trên địa phận xã <br />
Yên Lợi. Do vậy, mà tr×nh độ dân trí cũng như trỡnh độ của học sinh còn hạn chế so <br />
với các địa phương khác trong huyện. Nhưng được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà <br />
trường cùng chính quyền địa phương đó quan t©m, tạo điều kiện cho giáo dục, trong <br />
đó công tác giáo dục thể chất cho học sinh là rất cao. Hàng năm cứ vào ngày 22 tháng <br />
12 xã Yên lợi tổ chức giải bóng chuyền truyền thống và có sự tham gia của thầy và trò <br />
nhà trường. Ngoài ra nhà trường còn thành lập các câu lạc bộ bóng đá, cầu lông.<br />
Hiện nay số lượng học sinh trường THPT Lý Nhân Tông có trên 630 học sinh và <br />
chia làm 3 khối lớp. Trong đó khối 10 có 6 lớp, khối 11 có 6 lớp, khối 12 có 6 lớp. Với <br />
tỷ lệ học sinh tương đối đồng đều về nam và nữ, đại bộ phận số học sinh trong <br />
trường đều ham thích học bộ môn giáo dục thể chất. Trong đó, môn thể thao tự chọn <br />
như: cầu lông, cờ vua, bóng đá, bóng chuyền...<br />
II. NHỮNG KHÓ KHĂN <br />
Do học sinh mới biết đến môn tự chọn bóng chuyền, nên một số bộ phận nhỏ <br />
học sinh trong trường còn chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, <br />
học tập và rèn luyện thể thao một cách thường xuyên, liên tục. Trong đó chủ yếu là <br />
các em học sinh nữ. Các điều kiện phục vụ chủ yếu cho hoạt động TDTT còn nhiều <br />
thiếu thốn như: trang phục, cột, lưới, bóng, sân bãi phục vụ cho bộ môn bóng chuyền <br />
còn chưa có và còn thiếu so với số lượng học sinh. Chất lượng học đại trà môn thể <br />
thao tự chọn bóng chuyền còn thấp chưa có phương pháp học tập rèn luyện cụ thể. <br />
Giáo viên còn thiếu thời gian và nội dung chương trình giảng dạy chưa phù hợp.Địa <br />
phương không có phong trào tập bóng chuyền thường xuyên hoặc ít có giải bóng <br />
chuyền tại các địa phương.<br />
III. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ<br />
1. Những biện pháp thực hiện <br />
Thông qua việc tìm hiểu những số liệu về thuận lợi, khó khăn và hạn chế. <br />
Ta thấy chất lượng đại trà dạy và học môn thể thao tự chọn bóng chuyền trong nhà <br />
trường còn chưa được nâng cao. Vậy làm thế nào? Phương pháp thực hiện ra sao để <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 7<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
có kết quả tốt nhất? Chúng tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp, những giải pháp <br />
của bản thân, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đại trà môn thể thao tự <br />
chọn bóng chuyền ở trường THPT Lý Nhân Tông mà chúng tôi đã và đang vận dụng <br />
tiến hành trong năm học 2015 2016. Căn cứ vào các thông tin số liệu, trình độ học <br />
sinh của các khối lớp để tiến hành xây dựng kế hoạch dạy cụ thể bộ môn bóng <br />
chuyền cho từng khối lớp 10, 11, 12. Theo số tiết quy định chung trong chương trình <br />
tự chọn, lựa chọn nội dung phù hợp như từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản <br />
đến phức tạp cho phù hợp với lứa tuổi học sinh và số tiết học theo phân phối chương <br />
trình của từng khối lớp nhiều hay phương trình đang thực hiện: theo phân phối <br />
chương trình mỗi khối học 10 tiết HKI <br />
* Khối 10: phân phối 10 tiết<br />
Đặc điểm tác dụng của tập luyện môn bóng chuyền.<br />
Kỹ thuật di chuyển.<br />
Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt ra trước.<br />
Kỹ thuật phát bóng thấp tay. <br />
Kỹ thuật đệm bóng.<br />
Kỹ thuật chắn bóng 2 người.<br />
Kỹ thuật đập bóng thẳng trước mặt. <br />
* Khối 11: <br />
Kỹ thuật chuyền bóng bước 2.<br />
Kỹ thuật đập bóng thẳng trước mặt.<br />
Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt.<br />
Kỹ thuật chắn bóng cá nhân.<br />
Kỹ thuật đập bóng thẳng trước mặt.<br />
Một số điều về luật thi đấu và phương pháp trọng tài.<br />
Các bài tập nâng cao.<br />
* Khối 12: phân phối 10 tiết<br />
Kỹ thuật phát bóng thấp tay nghiêng mình.<br />
Kỹ thuật thuật chuyền bóng caotay.<br />
Kỹ thuật chắn bóng 2 người.<br />
Kỹ thuật đập bóng thẳng trước mặt.<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 8<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
Luật thi đấu. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ: Chương trình tự chọn của khối 10 gồm 10 tiết, đây là lớp đầu tiên của <br />
cấp học nên khi xây dựng nội dung chương trình học cho các em khối 10 với mức độ <br />
là giới thiệu môn tự chọn bóng chuyền. Bước đầu làm quen với bóng, các động tác bổ <br />
trợ cho phát, đỡ bóng, các kỹ thuật đơn giản như đệm bóng, chuyền bóng cao tay theo <br />
nhóm 2 3 người, kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện, một số điều luật cơ bản và <br />
2 đến 3 tiết cuối các em làm quen với thi đấu.<br />
Vận dụng chương trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn thể dục theo <br />
hướng tích cực hóa người học của các khối 10, 11, 12 nhưng để tích cực hóa người <br />
học thì giáo viên phải nắm rõ các động tác ngắn gọn, dễ hiểu, dễ quan sát, có các <br />
phương pháp tổ chức giờ học sinh cho phù hợp.<br />
Tư thế chuẩn bị: Cao, trung bình, thấp.<br />
Kỹ thuật di chuyển: ngang, tiến, lùi.<br />
Kỹ thuật chuyền bóng cao tay.<br />
Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.<br />
Kỹ thuật phát bóng.<br />
Kỹ thuật chắn bóng.<br />
Kỹ thuật đập bóng.<br />
Chiến thuật thi đấu.<br />
Luật thi đấu. <br />
Qua nhiều năm giảng dạy môn bóng chuyền chúng tôi có nhận định như sau:<br />
Đối với kỹ thuật chuyền bóng cao tay đây là một kỹ thuật cơ bản trong bóng <br />
chuyền vừa có tác dụng phòng thủ, vừa là cơ sở để tổ chức tấn công. Kỹ thuật này là <br />
một hoạt động trên cao ở phía trước, trong quá trình tập chuyền nếu bóng đến mạnh <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 9<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
và nhanh sẽ dể bị chấn thương các khớp ngón tay nhất là ngón tay cái,chấn thương sẽ <br />
kéo dài dẫn đến không tập luyện được. Từ đó tâm lý học sinh rất sợ.<br />
Đối với kỹ thuật đệm bóng thì đây là một hoạt động dưới thấp ở phía trước <br />
là một kỹ thuật phòng thủ quan trọng được dùng khá nhiều trong thi đấu để đỡ phát <br />
bóng, đập bóng và cứu bóng nhất là đối với loại bóng mạnh,thấp và tương đối xa. <br />
Yếu lĩnh cử động của hai cánh tay là nắm, giữ, thẳng và khép, đối với yếu lĩnh này thì <br />
học sinh thường bị sai lầm thẳng và khép.<br />
Muốn thẳng và khép chỉ cần cho học sinh chú ý đến 2 vai hai cánh tay sẽ <br />
thẳng và khép Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay này khi hướng dẫn giảng dạychung với <br />
kỹ thuật phát bóng bởi vì kỹ thuật chuyền bóng dưới thấp được dùng khá nhiều trong <br />
thi đấu để đỡ phát bóng và phòng thủ. Phối hợp tập với kỹ thuật phát bóng để hỗ trợ <br />
lẫn nhau.<br />
Kỹ thuật chuyền bóng cao tay tập chuyên biệt bổ trợ nhiều với bóng nhồi và <br />
tập sau khi đó tập hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay và phát bóng.Cũng đối <br />
với 2 kỹ thuật chắn bóng và đập bóng cũng nên tập chung để chúng hỗ trợ lẫn nhau.<br />
Sau đây là những điểm chú ý của các kỹ thuật và các bài tập tự biên soạn.<br />
Những điểm chú ý khi di chuyển trong bóng chuyền: <br />
+ Trọng tâm của cơ thể (cao, thấp).<br />
+ Sự quan sát của mắt. <br />
+ Sự nhịp nhàng trong động tác. <br />
+ Điều chỉnh vận tốc. <br />
+ Sự phối hợp và năng lực <br />
Những điểm chú ý khi đệm bóng. <br />
+ Khoảng cách vị trí giữa chân và sự tiếp xúc trực tiếp của bàn chân. <br />
+ Hình tay và độ cản của cùi chỏ (thẳng tay). <br />
+ Vị trí tiếp xúc, đỉnh cao và điểm rơi. <br />
+ Góc bóng đến và góc đệm bóng. Vận tốc bóng đến chậm thì dùng sự <br />
nhịp nhàng của tay, dùng lực toàn thân. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 10<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
+ Vận tốc bóng đến trung bình thì dùng sự va chạm nhanh và thay đổi <br />
hướng đi (đỡ giao bóng) hoãn xung nhẹ bằng đầu gối và vai, di chuyển cơ thể và quan <br />
sát. <br />
+ Vận tốc bóng đến cao dùng lực kéo (ho·n xung ) đỡ tấn công <br />
Những điểm chú ý khi đập bóng <br />
+ Hai bước tiến gần cuối cùng là rất quan trọng không thay đổi và hạ thấp <br />
trọng tâm. <br />
+ Cổ tay mền dẻo và cùi chỏ duỗi thẳng trước khi tiếp xúc bóng. <br />
+ Chọn thời điểm để thực hiệc động tác <br />
Những điểm chú ý khi chắn bóng. <br />
+ Chuẩn bị của tay, cùi chỏ trước lưới.<br />
+ Động tác tay trước khi chắn bóng.<br />
+ Sự di chuyển cơ thể trên không.<br />
+ Vị trí bật nhảy.<br />
+ Sự phán đoán và thời điểm chắn bóng. <br />
Những điểm chú ý khi phát bóng. <br />
+ Vị trí của chân và hướng của chân.<br />
+ Tung bóng, hình tay, vị trí tiếp xúc.<br />
+ Chính xác luôn thay đổi.<br />
+ Sự tập trung nhắm vào mục tiêu <br />
* Các bài tập tự biên soạn: theo chương trình khối 10 có 10 tiết chúng tôi <br />
chủ yếu nhằm nâng cao các kỹ thuật cơ bản cho giáo viên dễ hướng dẫn các động tác <br />
cho học sinh khối 10 thực hiện: <br />
<br />
Kỹ thuật chuyền bóng cao tay: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 11<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
Tung búng tại chổ để kiểm tra vị trí tiếp xúc, tầm chuyền và hình <br />
tay.<br />
Đứng tại chổ tung bóng hứng và giữ như vậy bước lên một bước, hai <br />
bước chuyền bóng đi. <br />
Chuyền nhẹ vào tường ở cự li gần nhất.<br />
<br />
Chuyền nhẹ trên đầu.<br />
<br />
Ngồi xổm hoặc trên ghế (40cm) đoán bóng đứng dậy chuyền bóng đi <br />
kế đó bước đến trước 1 hoặc 2 bước sau đó lùi về như ban đầu thực hiện liên tục.<br />
Chuyền bóng cao tay là phương pháp chủ yếu của kỹ thuật chuyền <br />
bóng trong thi đấu bóng chuyền.<br />
Khi chuyền bóng, điều quan trọng là phải xác định hướng bóng bay tới để <br />
nhanh chóng di chuyển đến đón bóng.<br />
Sau khi ổn định vị trí, tư thế, hai tay đưa từ phía trước lên chuyền bóng, thân <br />
người hơi ngã về phía sau, các ngón tay tiếp xúc với bóng ở tầm trước, hai ngón tay <br />
cái cách mặt chừng 15cm, khi tay chạm bóng cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay <br />
và toàn thân dướn để chuyền bóng đi…<br />
Khi đỡ bóng (ghìm bóng lại), phải dùng sức cả mười đầu ngón tay, chủ yếu <br />
và ngón tay cái là ngón tay đeo nhẫn, các ngón khác chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ. Khi <br />
chuyền bóng chủ là ngón tay trỏ, ngón giữa và một phần của ngón đeo nhẫn. Ngón tay <br />
cái lúc này chỉ có tác dụng điều khiển đường bóng. Cổ tay thả lỏng tự nhiên.<br />
Chú ý: Khi bắt đầu chạm bóng thì các ngón tay hơi lên gân, nhưng khi chuyền <br />
bóng đi rồi tay phải thả lỏng tự nhiên. Khi chuyền bóng không được duỗi thẳng cánh <br />
tay hết sức mà phải giữ khuỷu tay hơi cong để có thể điều khiển bóng được dễ dàng, <br />
chỉ khi cần chuyền bóng đi thật xa mới duỗi thẳng hoàn toàn, các ngón tay bao quanh 2 <br />
phần 3 quả bóng về phía sau.<br />
Hai ngón tay cái thành hình chữ “Bát” người có ngón tay khoẻ thì hai ngón <br />
tay cái gần như thành đường thẳng ngang.<br />
Khoảng cách giữa hai đầu ngón tay cái tuỳ theo cỡ tay từng người, nhưng <br />
không được rộng quá một nửa quả bóng để khỏi bị trượt ra phía sau.<br />
Đỡ bóng từ phía trước mặt tới và chuyền về phía trước.<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 12<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
Đỡ bóng từ trên cao xuống như đỡ phát bóng thấp tay, phát bóng cao tay <br />
hoặc chuyền bóng ra phía sau đầu. Hai tay gần như song song với mặt đất, mặt ngửa <br />
lên theo hướng bóng.<br />
<br />
Kỹ thuật đệm bóng : <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kỹ thuật đệm bóng là kỹ thuật sử dụng cẳng tay, bàn tay dể chuyền <br />
bóng đi, diện tiếp xúc giữa tay với bóng rộng nhưng điểm tiếp xúc lại ít hơn chuyền <br />
bóng cao tay, do đó hạn chế được phạm lỗi kỹ thuật như dính bóng, hai tiếng... Đệm <br />
bóng là kỹ thuật phòng thủ dùng chủ yếu để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng.<br />
Đệm bóng trong bóng chuyền có tác dụng:<br />
+ Đỡ được những đường bóng nhanh, mạnh, thấp và khó khi đối <br />
phương tấn công sang.<br />
+ Phạm vi khống chế rộng, đỡ được những đường bóng ở xa thân <br />
người. Cấu trúc kỹ thuật đơn giản, dễ tiếp thu và thực hiện thuận lợi hơn kỹ thuật <br />
chuyền bóng cao tay.<br />
Đệm bóng gồm các kỹ thuật chính:<br />
+ Đệm bằng hai tay.<br />
+ Đệm bằng một tay và lăn ngã cứu bóng.<br />
+ Ngoài ra còn có thể dùng thân người, dùng chân đỡ bóng.<br />
Đệm bóng bằng hai tay là kỹ thuật dùng khi thực hiện bóng đi và <br />
hướng bóng đến ở phía trước mặt, gần như cùng quỹ đạo chuyển động nhưng ngược <br />
chiều<br />
Kỹ thuật đệm bóng Tư thế chuẩn bị<br />
+ Người đứng ở tư thế trung bình thấp, hai chân rộng bằng hoặc hơn <br />
vai, hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, mắt quan sát bóng, thân hơi gập. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 13<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
+ Khi người tập xác định chính xác được điểm rơi của bóng và ở tầm <br />
thích hợp thì hai tay đưa ra đỡ bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau <br />
và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề nhau. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kỹ Thuật Bóng Chuyền Hình tay trong kỹ thuật đệm bóng<br />
Đánh bóng: Khi bóng đến ở tầm ngang hông, cách thân người khoảng gần <br />
một cánh tay thì thực hiện đánh bóng. Lúc này chân đạp đất, duỗi khớp gối, nâng <br />
trọng tâm thân thể và nâng tay. Hai tay được chuyển động từ dưới lên và dùng phần <br />
giữa cẳng tay đệm phía dưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết. Khi hai <br />
tay chạm bóng cũng là lúc gập cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay, kết <br />
hợp với hóp bụng và giữ chắc bả vai với khớp khuỷu. Hai tay thẳng chắc, hai bàn tay <br />
nắm và ép chặt vào nhau, toàn thân hơi lao về trước.<br />
Chú ý:<br />
Nếu bóng đến với lực nhẹ, vừa phải thì kết hợp với đạp chân, nâng <br />
nhanh tay để đẩy bóng đi.<br />
Nếu bóng đến với tốc độ nhanh, lực mạnh thì hạn chế nâng tay mà <br />
ghìm tay để bóng bật đi theo ý muốn.<br />
Góc độ đường bóng đi phụ thuộc góc độ tay đệm bóng. Góc của tay <br />
đệm bóng là góc tạo bởi mặt phẳng đất và cánh tay đệm bóng. Góc độ của tay đệm <br />
bóng còn phụ thuộc góc độ của đường bóng đến. Góc độ bóng đến là góc tạo bởi mặt <br />
phẳng mặt đất và đường bóng đến.<br />
+ Nếu góc độ của đường bóng đến lớn thì góc độ của tay đệm bóng <br />
nhỏ.<br />
+ Nếu góc độ của đường bóng đến nhỏ thì góc độ của tay đệm bóng <br />
lớn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 14<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, trong điều kiện cần vận dụng <br />
cụ thể, tuỳ thuộc đặc điểm góc độ của đường bóng đến và độ cao của đường bóng <br />
muốn chuyền đi mà quyết định góc độ của tay đệm bóng cho phù hợp.<br />
Động tác bổ trợ:<br />
+ Ngồi trên ghế cao khoảng bằng cẳng chân ở tư thế chuẩn bị sau đó <br />
tiến đến trước đệm bóng bay gần sau đó nâng cao độ cao và xa dần.<br />
+ Đệm bóng bằng hai tay liên tục bằng tay trái rồi tay phải luân phiên <br />
nhau.<br />
+ Đứng ở vị trí chuẩn bị tiến đến trước hai bước thực hiện đệm <br />
bóng.<br />
+ Đứng tư thế chuẩn bị lùi về sau đệm bóng.<br />
+ Di chuyển sang trái, sang phải đệm bóng. <br />
Kỹ thuật đập bóng: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Chạy 2 bước đà bật nhảy vung 2 tay trên cao bắt bóng theo hai <br />
hướng qua trái và qua phải, kết hợp 3 bước, 4 bước. <br />
+ Chạy 2 bước đà vun tay đập bóng (nhưng không đập) mà giữ bóng <br />
lại rơi xuống. <br />
+ Chạy đà bật nhảy vung tay chạm vào bóng treo.<br />
+ Đứng dưới đất vỗ bóng qua lưới.<br />
+ Bật tại chổ vỗ bóng qua lưới. <br />
Kỹ thuật phát bóng: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 15<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Tung bóng không phát giữ lại.<br />
+ Phát bóng vào các điểm ở trên tường ở cự li gần sau đó chuyển ra <br />
xa<br />
+ Phát bóng qua lưới ở cự li gần sau đó di chuyển ra xa.<br />
+ Phát điểm rơi, phát mạnh. <br />
Kỹ thuật phát bóng cao tay Tung bóng : Tay trái cầm bóng đưa lên ngang <br />
tầm mặt thì tung bóng ở trước mặt lên cao hơn đầu từ 80 100 cm thẳng lên trên <br />
nhưng hơi chếch sang phải (tay đánh bóng). Khi tung bóng người phát cũng có thể hơi <br />
khuỵu gối hạ thấp trọng tâm, sau đó vươn thẳng hai chân lên kết hợp với động tác <br />
tung bóng nhịp nhàng.<br />
<br />
Chú ý: Khi tung bóng nếu bóng ở tầm thấp thì đường bóng sẽ không <br />
chính xác.<br />
Vung tay đánh bóng :<br />
+ Cùng lúc tay trái tung bóng lên cao, tay phải co lại và chuyển động <br />
từ trước – lên cao – ra sau, thân trên ngả về sau, mắt nhìn theo bóng. Khi bóng từ trên <br />
rơi xuống tới tầm tay giơ thẳng thì đánh mạnh vào phía sau, phần dưới tâm của bóng <br />
bằng bàn tay mở với các ngón tay chụm tự nhiên.<br />
+ Kĩ thuật phát bóng này có đặc điểm là khi phát bóng người ở tư thế <br />
chuẩn bị, mặt đối diện với lưới, tay tiếp xúc lúc đánh bóng ở tầm cao. Bóng tung cao <br />
hơn đầu khoảng 11,5m và hơi chếch về trước, tay phải vung lên trên, hơi gập ở khớp <br />
khuỷu và kéo căn ra sau. Góc gập ở khớp khuỷu lớn hơn 900. Cùng lúc vung tay, vai <br />
phải và đầu chuyển động ra sau, vùng ngực và thắt lưng căng. Khi đánh bóng, tay phải <br />
duỗi mạnh ở khớp khuỷu, đưa tay vươn lên cao kết hợp với nâng vai và vung tay ra <br />
trước đánh bóng (góc nghiêng vươn tay khoảng 800) từ phía sau hơi xuống dưới để <br />
bóng chuyển động ra trước – lên cao.<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 16<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
+ Tại chỗ di chuyển tay chắn bóng.<br />
+ Tập di chuyển tay chắn bóng trên không.<br />
+ Tập tay chắn gập cổ tay khi bóng tiếp xúc<br />
+ Tập chắn cá nhân với đập bóng.<br />
Bên cạnh đó, trong khi học sinh tập luyện, người giáo viên bao quát lớp, <br />
quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa các động tác kỹ thuật cho học sinh, giúp đỡ các học <br />
sinh còn yếu và nâng cao kỹ thuật cho học sinh đã thực hiện tốt, kỹ thuật làm mẫu cho <br />
các học sinh quan sát hoặc những học sinh thực hiện chưa đúng và từ đó chỉ ra cho các <br />
em biết lỗi sai để thúc đẩy được các em tập luyện một cách tích cực hơn, hoàn thiện <br />
dần các động tác kỹ thuật đã học.<br />
Sử dụng nhiều phương pháp trò chơi, thi đấu, kiểm tra đánh giá thường <br />
xuyên, các kỹ thuật đóng một vai trò rất quan trọng, nó thúc đẩy được tinh thần tự <br />
giác, tích cực cho học sinh bằng những trò chơi theo kiểu bài học, kiểu thi đấu, vừa <br />
tạo không khí vui chơi thi đấu tập luyện, định hướng cho người tập tinh thần đồng <br />
đội, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật trong học tập được nâng cao.<br />
Ví dụ: Chơi trò chơi 6 chuyền.<br />
+ Đấu tập: Biết các hình thức thi đấu 3 x 3 hoặc 6 x 6 người, từ đó <br />
nắm bắt được các điều luật và biết vận dụng các kỹ thuật vào thực tế.<br />
+ Phương pháp củng cố bài học, giao nhiệm vụ cho học sinh và kiểm <br />
tra đánh giá thường xuyên là một yêu cầu cực kỳ quan trọng. Từ đó học sinh tự đánh <br />
giá khả năng tiếp thu kỹ thuật động tác của mình.<br />
2. Kết quả<br />
Qua một số phương pháp, giải pháp ở trên đã chứng minh được một phần <br />
trong năm vừa qua trường THPT Lý Nhân Tông đã đạt kết quả: Số lượng học sinh <br />
trong trường thường xuyên tập luyện, chơi bộ môn tự chọn bóng chuyền được nâng <br />
cao khoảng 70% trở lên, các em có phương pháp học và tập luyện phù hợp tích cực <br />
hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 17<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />
I. KẾT LUẬN:<br />
Thể dục là môn văn hóa vừa rèn luyện thể lực tăng cườ ng sức khỏe <br />
vừa trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhằm đào tạo những lớp người phù hợp <br />
với sự phát triển mới của xã hội trong thời kỳ đổi mới.<br />
Trong quá trình vận dụng " Giải pháp n©ng cao chất lượng dạy học <br />
thể thao tự chọn môn Bãng chuyền cho học sinh trường THPT Lý Nhân Tông” <br />
đây là vấn đề đổi mới phù hợp với nền giáo dục nướ c ta, học sinh làm chủ đượ c <br />
bản thân. Qua đó giáo dục cho các em thích sáng tạo, chủ động, tự giác, đồng đội, <br />
nhất là ý chí luôn rèn luyện thân thể khỏe mạnh, không những ở trường học mà các <br />
em còn tự giác tập luyện ở nhà và các câu lạc bộ thể dục thể thao.<br />
II. KIẾN NGHỊ :<br />
Đối với thầy giáo: Người thầy phải luôn học tập rèn luyện nâng cao <br />
năng lực chuyên môn phù hợp với sự phát triển môn thể dục thể thao. Trong giảng <br />
dạy kỹ thuật động tác ở các lớp thì ngườ i thầy phải luôn thay đổi các phươ ng <br />
pháp, nguyên tắc dạy học phù hợp với mọi đối tượ ng luôn tạo trong giờ học một <br />
cách hưng phấn để học sinh dễ tiếp thu hi ệu qu ả k ỹ thu ật động tác và lượ ng vận <br />
động.<br />
Đối với nhà trường: Cần tạo mọi điều kiện về dụng cụ tập luyện sân <br />
bãi, môi trường.<br />
Một là: Đề nghị các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các lớp bồi <br />
dưỡng cho giáo viên thể dục nhằm trang b ị kịp th ời nh ững v ấn đề về chuyên môn <br />
và luật thi đấu với các môn có sửa đổi để kịp giảng dạy và các đối tượ ng đang học <br />
cho học sinh.<br />
Hai là:Tăng cường bổ trợ thêm các đồ dùng dạy học như sách giáo <br />
khoa, tài liệu tham khảo, băng hình và các trang thiết bị dụng cụ liên quan đến <br />
giảng dạy.<br />
Ba là: Cải tạo sân bãi tập luyện hợp vệ sinh<br />
+ Có nhà đa năng để tập luyện và thi đấu<br />
+ Trang phục của học sinh qu ần áo, bóng, lưới.<br />
Bốn là:Trường có phòng y tế học đườ ng và một cán bộ để theo dõi và <br />
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 18<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy, <br />
và tham khảo các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp ở trường và trong tỉnh.<br />
Rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của Hội đồng trường THPT Lý <br />
Nhân Tông, Hội đồng thi đua khen thưởng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam §Þnh, <br />
bạn bè và đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Nam Định, ngày 19 tháng 5 năm 2016<br />
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT SKKN<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Văn Vinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 19<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC<br />
<br />
...........................................................................................................................................................................................<br />
<br />
...........................................................................................................................................................................................<br />
<br />
...........................................................................................................................................................................................<br />
<br />
...........................................................................................................................................................................................<br />
<br />
...........................................................................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 20<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Sách giáo viên Thể dục 10, 11,12 (NXB giáo dục năm 2006).<br />
<br />
2. Sách thể thao trường học ( Dùng cho sinh viên Đại học TDTT – NXB giáo dục).<br />
<br />
3. Giảng dạy và huấn luyện Bóng chuyền – Nhà xuất bản Hà Nội.<br />
<br />
4. Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trong nhà trường. <br />
5. Sách tâm lý học thể thao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 21<br />
Trường THPT Lý Nh©n T«ng<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm TrÇn V¨n Vinh 1<br />