intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề môn học: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012

Chia sẻ: Bui Thi Yen | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:36

541
lượt xem
162
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như vũ bão trên phạm vi toàn thế giới, lôi cuốn rất nhiều nước trên thế giới tham gia. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy này và đang nỗ lực hết sức để có thể hoà mình vào tiến trình này một cách nhanh nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cầu nối hết sức quan trọng để đẩy nhanh tiến trình này. Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách và chiến lược phát triển kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề môn học: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH …… CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC Môn: Quản Trị Xuất Nhập Khẩu Đề tài: GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn SVTH: Bùi Thị Yến MSSV: 09083821 LHP: 210707101 TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................
  2. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................
  3. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp MỤC LỤC GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
  4. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như vũ bão trên phạm vi toàn thế giới, lôi cuốn rất nhiều nước trên thế giới tham gia. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy này và đang nỗ lực hết sức để có thể hoà mình vào tiến trình này một cách nhanh nhất. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cầu nối hết sức quan trọng để đẩy nhanh tiến trình này. Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo. Chính vì thế ngành cà phê đã có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây cà phê nhưng vẫn chưa phải là một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết. Để đẩy mạnh ngành xuất khẩu cà phê và để có những bước phát triển bền vững thì cần có những nhận định đúng đắn và những biện pháp hợp lý. Đó là lý do vì sao em chọn đề tài “Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu và phát triển thành chuyên đề môn học. 1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường các nước trong những năm gần đây. Xem xét những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới. 2. Đối tượng nghiên cứu − Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. − Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 − Nghiên cứu những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
  5. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp 3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trình độ và khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu từ năm 2009 đến nay Về không gian: tại Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Để đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích cũng như những giải pháp phù hợp với thực tế thì Chuyên đề đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: − Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên cứu. − Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh… để phân tích, đánh giá vấn đề và rút ra kết luận. 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp Chương 3: Nhận xét và đánh giá môn học Quản trị Xuất nhập khẩu GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
  6. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Kiến thức cơ bản về xuất nhập khẩu 1.1.1. Các khái niệm Xuất khẩu hàng hóa, là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hóa, là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Quản trị xuất nhập khẩu, là tổng hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, từ khâu đầu đến khâu cuối của chu kỳ kinh doanh (giao dịch, đàm phán hợp đồng; soạn thảo, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng) nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. 1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, không một quốc gia nào có thể tự sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì vậy tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là điều kiện cần thiết cho mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia phải thông qua trao đổi, mua bán với các quốc gia nhằm thoả mản nhu cầu của mình. Như vậy, hoạt động xuất khẩu góp phần quan trọng vào sự phát triển hay suy thoái, lạc hậu của quốc gia so với thế giới. Đối với nền kinh tế thế giới: Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế. Các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất và sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà mình không có lợi thế. Xét trên tổng thể nền kinh tế thế giới thì chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ làm cho việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm xã hội toàn thế giới tăng lên. Bên cạnh đó xuất khẩu góp phần thắt chặt thêm quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Đối với nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng, chủ yếu để quốc gia thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tĩch luỹ để phát triển sản xuất. Ở các nước kém phát triển vật ngăn cản chính đối với nền kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn trong quá trình phát triển. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là cở sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài thấy được khả năng xuất khẩu của đất nước đó, vì đây là nguồn chính để đảm bảo nước này có thể trả nợ. Đẩy mạnh xuất khẩu được xem như một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo, dẫn đến kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh. Xuất khẩu có ích lợi kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất. Để có thể đáp ứng được nhu cầu cao của thế giới về qui cách phẩm chất sản phẩm thì một sản phẩm sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Thông qua xuất khẩu, hàng hoá trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các nhà sản xuất trong nước phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, xuất khẩu còn đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải luồng đổi mới công hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 6
  7. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp Đối với doanh nghiệp: Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới và hoàn thiện tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động sản xuất, marketing…, cũng như sự phân phối và mở rộng trong việc cấp giấy phép. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu Sự cạnh tranh: Các điều kiện về chi phí tạo ra giá sàn, các điều kiện về nhu cầu tạo ra giá trần, thì những điều kiện cạnh tranh để quyết định giá xuất khẩu thực sự nằm ở đâu giữa hai giới hạn đó. Trong một thị trường cạnh tranh hoàn toàn thì nhà xuất khẩu có rất ít quyền định đoạt đối với giá cả. Khi đó, vấn đề định giá chỉ còn là quyết định bán hay không bán sản phẩm vào thị trường đó. Trong một thị trường cạnh tranh không hoàn toàn hoặc độc quyền thì nhà xuất khẩu có một số quyền hạn để định giá của một số sản phẩm phù hợp với những phân khúc thị trường đã được chọn lựa trước, và thông thường họ có quyền định giá sản phẩm xuất khẩu ở mức cao hơn so với giá thị trường trong nước. Sự ảnh hưởng bởi chính trị và luật pháp: Nhà xuất khẩu phải chấp nhận luật pháp nước ngoài sở tại về các chính sách của họ như: biểu thuế nhập khẩu, hạn chế trong nhập khẩu, luật chống bán phá giá, kể cả chính sách tiền tệ. − Thuế quan: Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách. − Hạn ngạch: Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu… GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 7
  8. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho gia thành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu. Còn đối với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hoá ở trong nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối. 1.2. Giới thiệu sơ lược về Incoterms 2010 Trong quá trình phát triển thương mại quốc tế đã dần dần hình thành những tập quán thương mại. Nhưng ở mỗi khu vực, mỗi nước lại có những tập quán thương mại khác nhau. Vì vậy Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã phát hành bộ quy tắc Incoterms (International Commercial Terms – Các điều kiện thương mại quốc tế). Mục đích của Incoterms là cung cấp bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua. Incoterms được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Gần đây nhất, tháng 9 năm 2010 ICC cho phát hành Incoterms 2010, có hiệu lực từ 01/01/2011. Incoterm 2010 có 11 quy tắc/ điều kiện, được chia làm 2 nhóm chính, nội dung của từng quy tắc được trình bày một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải: − EXW: Giao tại xưởng − FCA: Giao cho người chuyên chở − CPT: Cước phí trả lời − CIP: Cước phí và bảo hiểm trả lời − DAT: Giao tại bến − DAP: Giao tại nơi đến − DDP: Giao hàng đã nộp thuế Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa − FAS: Giao dọc mạn tàu − FOB: Giao lên tàu − CFR: Tiền hàng và cước phí GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 8
  9. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp − CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng cho bất kỳ phương thức vận tải nào kể cả vận tải đa phương thức. Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biển và đường thủy nội địa”. Nhóm này gồm các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF. Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi chúng đã được “xếp lên tàu”. Điều này phản ánh sát hơn thực tiễn thương mại hiện đại và xóa đi hình ảnh đã khá lỗi thời về việc rủi ro di chuyển qua một ranh giới tưởng tượng – lan can tàu. 1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu Thanh toán quốc tế là công việc rất quan trọng mà mọi nhà quản trị xuất nhập khẩu trên thế giới đều rất quan tâm. Có thể nói cách giải quyết vấn đề thanh toán là đại bộ phận của công việc thanh toán. Chất lượng của công tác này sẽ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức như: − Trả tiền mặt (in cash): Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giao hàng hoặc chấp nhận đơn đặt hàng của người mua. − Ghi sổ: Người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua, sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó đến thời hạn quy định người mua sẽ trả tiền cho người bán. − Mua bán đối lưu (đổi hàng): Mua bán đối lưu là các hoạt động trao đổi hàng hóa trong thương mại quốc tế, trong đó hai (nhiều) bên tiến hành trao đổi hàng hóa nọ lấy hàng hóa kia. Có các hình thức mua bán đối lưu: Nghiệp vụ Barter, nghiệp vụ song phương xuất nhập, nghiệp vụ Buy – Back. − Nhờ thu: Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó. − Chuyển tiền: Là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung cấp dịch vụ…) ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thồn qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. − Đổi chứng từ lấy tiền (CAD): GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 9
  10. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán. − Tín dụng chứng từ: Là một sự thỏa thuận mà trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. 1.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu  Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu: − Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước − Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán − Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu − Kiểm tra hàng xuất khẩu − Làm thủ tục hải quan − Thuê phương tiện vận tải − Giao hàng cho người vận tải − Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu − Lập bộ chứng từ thanh toán − Khiếu nại − Thanh lý hợp đồng  Các chứng từ chủ yếu: − Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) − Vận đơn đường biển − Chứng từ bảo hiểm − Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate Of Quality) GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 10
  11. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp − Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate Of Quantity/ Weight) − Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin) − Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh − Phiếu đóng gói (Packing List) GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 11
  12. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2012 VÀ GIẢI PHÁP 2.1. Giới thiệu về ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam Là một nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có lưu lượng mưa lớn cho nên Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Thêm vào đó, vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có không khí mát mẻ cộng với nền đất bazan màu mỡ rất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp trong đó cà phê là một loại cây điển hình. Xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng là một trong những ngành đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế trong nước. Đây là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm, giảm gánh nặng cho xã hội… Những năm gần đây Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới trong việc xuất khẩu cà phê (đứng sau Brazin). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (World Trade Organization) tổ chức thương mại thế giới năm 2007, nền kinh tế bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trong đó lĩnh vực xuất khẩu cà phê cũng chuyển sang một bước ngoặc lớn. Đến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt hơn 2,7 tỷ USD, tăng hơn so với năm 2010 khoảng 45,4%. Xuất khẩu cà phê đem lại nguồn thu ngoại hối đứng thứ hai cho quốc gia (trong lĩnh vực xuất khẩu nông nghiệp), chỉ đứng sau gạo. Sản phẩm cà phê Việt Nam đã bán được trên nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh các thị trường tiêu thụ lớn như châu Âu, châu Mỹ,… cà phê còn được xuất khẩu sang các nước Nam Mỹ, Trung Đông... Cà phê Việt Nam cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu của nhiều hãng sản xuất cà phê lớn trên thế giới, đáng chú ý có tập đoàn Nestle’, Nestle’ là một trong những khách hàng lớn nhất của cà phê Việt Nam, mỗi năm hãng này tiêu thụ khoảng 20 – 25% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 12
  13. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp 2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 2.2.1. Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1870 và được trồng ở Việt Nam từ năm 1888. Pháp đã mang cây cà phê Arabica từ đảo Bourbon sang trồng ở phía Bắc Việt Nam sau đó mở rộng sang các vùng khác. Khi đó, hầu hết cà phê được xuất khẩu sang pháp dưới thương hiệu Arabica du Tonkin Đầu thế kỷ 20, cây cà phê được trồng ở một số đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ (Nghệ An) và một số nơi ở Tây Nguyên với diện tích không quá vài nghìn ha. Năm 1930, Việt Nam có khoảng 7000 ha cà phê. Trong thời kỳ những năm 1960 – 1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh phía Bắc, khi cao nhất (1964 – 1966) đã đạt tới hơn 20000 ha. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, tổng diện tích cà phê Việt Nam chỉ còn khoảng 19.000 ha. Trong giai đoạn 2000 – 2005, diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm dần do giá cà phê trên thị trường thế giới giảm, ở một số vùng, nông dân chặt cà phê do nợ nhiều, không có khả năng đầu tư nhiều cho sản xuất. Mặt khác, chính phủ cũng khuyến khích giảm diện tích trồng cà phê ở những khu vực có điều kiện không thuận lợi. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong vòng 5 năm (2000 đến 2005), diện tích trồng cà phê của Việt Nam đã giảm khoảng 70 nghìn ha và dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm ở những khu vực có điều kiện không thuận lợi. Song song với xu hướng giảm diện tích, sản lượng cà phê trong 5 năm này cũng giảm khoảng 35 nghìn tấn. GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 13
  14. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp Biểu đồ 2.2.1: Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam (1986 – 2005) 600 900 Diện tích 800 500 S ản lượ ng 700 Sản l ượng (000 tấn) Diện tích (000 ha) 400 600 500 300 400 200 300 200 100 100 0 0 19 9 19 6 19 6 19 7 19 8 19 0 19 1 19 2 19 3 19 4 19 5 19 7 19 8 20 9 20 0 20 1 20 2 20 3 20 4 05 8 8 8 8 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 0 0 0 0 0 19 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Sau khi gia nhập vào WTO (11/01/2007) các nhà kinh doanh kỳ vọng sản lượng sản xuất cà phê trong nước sẽ tăng để đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu nhưng nhìn chung thì sản lượng cà phê sản xuất ra chưa cao cùng với đó là chất lượng giảm. Do giá cà phê Việt Nam còn phụ thuộc vào giá thế giới cùng với đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 làm cho giá cà phê trên thị trường thế giới biến động liên tục, kéo theo giá phân bón cùng với các chi phí khác tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên nhưng giá bán thì lên xuống thất thường. Đặc biệt là do biến đổi khí hậu thời tiết thất thường cũng là nhân tố làm giảm sản lượng sản xuất. Nhà nước vẫn chưa có chính sách hướng dẫn giúp người trồng cà phê đối phó với các rủi ro như khủng hoảng thừa, giá cả lên xuống thất thường, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tạo ra được mối liên kết giữa bên mua và bên bán. Do lâu nay có tới trên 90% diện tích và sản lượng cà phê thuộc về các chủ trang trại, chủ vườn, các hộ nông dân làm ăn riêng lẻ. Với trên 500 ngàn hộ nông dân trồng cà phê, việc chuyển giao kỹ thuật, cập nhật thông tin cho họ đều vô cùng khó khăn. Nhìn chung có thể thấy tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam năm 2009 gặp nhiều khó khăn. GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 14
  15. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp Biểu đồ 2.2.2: Tình hình sản suất cà phê Việt Nam (2005 – 2011) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2008/2009 đạt khoảng 18 triệu bao (tương đương 1,08 nghìn tấn). Sản lượng trung bình khoảng 2,16 tấn/ha. Chính phủ đã cố gắng hạn chế việc mở rộng diện tích canh tác từ 500.000 đến 525.000 ha. Thay vào đó là việc tập trung đầu tư nhằm cải thiện năng suất diện tích gieo trồng hiện có. Trong một vài năm gần đây, nhiều nông dân đã mở rộng diện tích trồng cà phê trung bình khoảng 2.000 ha/năm. Diện tích trồng cà phê Arabica hiện nay khoảng 35.000 ha chiếm khoảng 6% tổng diện tích cà phê của cả nước. Đến hết năm 2010 sản lượng cà phê nước ta chiếm 14%, đứng thứ 2 trên thế giới, và đặc biệt là năng suất đứng đầu thế giới. Biểu đồ 2.2.3 :Tỷ trọng sản lượng cà phê thế giới (2010), Nguồn: ICO GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 15
  16. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp Chính phủ vẫn tiếp tục khuyến khích nông dân áp dụng GAP – một công cụ nhằm nâng cao sản lượng và duy trì tính bền vững trong sản xuất. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cũng đã tiến hành nghiên cứu, lựa chọn và cho lai nhiều giống cà phê mới đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trong việc thay thế các cây cà phê lâu năm cho phù hợp với điều kiện của khu vực canh tác và thu được lợi nhuận cao. Cà phê nước ta vẫn được trồng chủ yếu ở 5 tỉnh Tây Nguyên, chiếm trên 80% diện tích cà phê của cả nước. Bảng 2.2.1: Tình hình sản suất cà phê Việt Nam (2009 – 2011) Năm 2009 2010 2011 Tổng diện tích (1000 ha) 538.5 548.2 570.9 Diện tích cho sản phẩm (1000 ha) 507.2 514.4 533.8 Sản lượng (tấn) 1057.5 1105.7 1167.9 Năng suất (tạ/ha) 20.8 21.5 21.9 (Nguồn: số liệu của Bộ NN&PTNT) Biểu đồ 2.2.4: Sản lượng cà phê Việt Nam theo tỉnh thành (2011) (Nguồn: Bộ NN&PTNT Việt Nam) GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 16
  17. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp Hiện nay, theo đánh giá sơ bộ sản lượng cà phê năm 2012 tiếp tục tăng do diện tích bắt đầu cho sản phẩm tăng, sản lượng ước đạt 1291 nghìn tấn, tăng 1.1% so với năm 2011 (Bộ NN&PTNT). Tuy vậy, diện tích cà phê có độ tuổi trên 20 năm của cả nước đạt trên 100.000 ha, dự kiến trong 5 năm tới diện tích này sẽ tăng lên 150.000 ha. Cà phê già cỗi có năng suất thấp, dưới 1,5 tấn/ha nên cần được tái canh trong thời gian tới để giữ cho sản lượng cà phê Việt Nam không bị sụt giảm mạnh. Việc tái canh cây cà phê thời gian qua gặp nhiều khó khăn do chi phí tái canh cà phê cũng rất cao trong khi cây trồng lại gặp nhiều rủi ro vì sâu bệnh. Ngoài ra, do giá cà phê trong nước ở mức tương đối cao khiến cho người dân không muốn phá bỏ trồng mới. Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, việc trồng xen kẽ sẽ giúp giữ vững được lợi nhuận trong thời gian các cây non đang trưởng thành. Việc trồng xen cây mắc ca và cây bơ trên đất trồng cà phê khoảng 3 năm trước khi việc thay thế cây cà phê kém chất lượng là một giải pháp hợp lý. Vì trong vòng 4 năm cây mắc ca và cây bơ sẽ ra quả và người nông dân sẽ có thêm một khoản thu nhập trong khi đợi cây cà phê non trưởng thành. Chiến lược này sẽ trở nên vô cùng quan trọng đối với người nông dân trong trường hợp chính phủ Việt Nam không hỗ trợ tài chính cho việc thay thế cây cà phê kém chất lượng. Bảng 2.2.5: Sản lượng cà phê Việt Nam từ mùa vụ 2001/2002 đến mùa vụ 2011/2012 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ) Các chuyên gia quốc tế (Ngân hàng quốc tế Rabobank) dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2011/12 có thể đạt 22,5 triệu bao (tương đương 1,35 triệu tấn), và có thể tăng lên mức 23,5 triệu bao (tương đương 1,41 triệu tấn) trong niên vụ 2012/13 tới. Trong đó, sản lượng cà phê Arabica ước tính đạt 750.000 bao, tăng 25% so với năm ngoái. Việc sản xuất sẽ được tập trung ở hai tỉnh là Sơn La và Lâm Đồng. Sản lượng cà phê Arabica chỉ chiếm 3% trong tổng sản lượng cà phê của Việt Nam. Mặc dù diện tích đất trồng và sản lượng của cà phê Arabica đang tăng nhưng dự đoán sản lượng của loại cà phê này rất khó có thể vượt qua con số 5% tổng sản lượng trong 5 năm tới. Việt Nam đưa ra kế hoạch trồng cà phê tổng thể nhằm gia tăng sản lượng đến năm 2020 và tầm nhìn đên năm 2030. Theo đó, tổng diện tích trồng cà phê được duy trì ở mức ́ 500.000 ha vào năm 2020, với sản lượng tăng 2,4 tấn/ha và 479.000 ha với sản lượng đạt 2,5 tấn/ha vào năm 2030. 2.2.2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 o Thị trường xuất khẩu Ngành xuất khẩu cà phê nước ta có trên 140 doanh nghiệp xuất khẩu, với 4 doanh nghiệp hàng đầu là TCT Cà phê Việt Nam, Cà phê 2/9, XNK Intimex, và Tập đoàn Thái Hòa. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ tổ chức mua và xuất khẩu cà phê, đồng thời bán lại cho khoảng 20 doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy hoặc cơ quan đại diện tại Việt Nam. Hiện nay, cà phê Việt Nam đã có mặt tại hơn 75 quốc gia trên thế giới, thị phần đạt 12% sản lượng thế giới (số liệu năm 2010, nguồn ICO). Những thị trường nhập khẩu cà phê GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 17
  18. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Hà Lan, Nga… 10 quốc gia trên chiếm tỷ trọng gần 60% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê. Cà phê Việt Nam cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu của nhiều hãng sản xuất cà phê lớn trên thế giới, đáng chú ý có tập đoàn Nestle’, Nestle’ là một trong những khách hàng lớn nhất, mỗi năm hãng này tiêu thụ khoảng 20% - 25% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Dẫn đầu về kim ngạch năm 2009 là thị trường Đức với 201,77 triệu USD, chiếm 11,66% tổng kim ngạch; thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ với 196,67 triệu USD, chiếm 11,36%; tiếp theo là thị trường Bỉ 190,5 triệu USD, chiếm 11%. Trong năm 2009, xuất khẩu cà phê sang các thị trường hầu hết bị giảm kim ngạch so với năm 2008. Dẫn đầu về mức sụt giảm kim ngạch là xuất khẩu sang Thái Lan năm 2009 đạt 4,45 triệu USD, giảm 85,12% so với năm 2008; tiếp theo là xuất khẩu sang Singapore đạt 19,77 triệu USD, giảm 57,58%; tiếp theo là thị trường Nga giảm 44,58%; sang Hàn Quốc giảm 44,03%... Chỉ có 5 thị trường đạt mức tăng kim ngạch so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia tuy chỉ đứng thứ 18 trong bảng xếp hạng kim ngạch, đạt 17,19 triệu USD, nhưng đạt mức tăng cao nhất tới 376,57% so với năm 2008; đứng thứ 2 về mức độ tăng trưởng kim ngạch là kim ngạch xuất sang Ấn Độ đạt 22,51triệu USD, tăng 112,2%; tiếp đến kim ngạch xuất sang Hà Lan đạt 46,8 triệu USD, tăng 45,41%; Kim ngạch xuất sang Bỉ năm 2009 tuy đạt kim ngạch lớn trên 190,5 triệu USD, nhưng mức tăng kim ngạch so với năm 2008 chỉ đạt 13,35%; kim ngạch xuất sang Philippin tăng 12,86%. Nhìn chung, khối lượng xuất khẩu cà phê tới hầu hết các thị trường chính trong quý 1/2011 đều tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2010. Đứng đầu là Bỉ với lượng xuất khẩu lên tới 58 nghìn tấn, trị giá 119 triệu USD, tăng kỷ lục từ trước tới nay; đứng sau đó là Mỹ đạt 57 nghìn tấn, trị giá 133,1 triệu USD, tăng 44% về lượng và 120% về trị giá; Đức đứng vị trí thứ 3, tuy nhiên mức tăng trưởng đạt không cao (2% về lượng, 55% về trị giá) tương đương 49 nghìn tấn, trị giá 105,7 triệu USD. Trái lại, lượng xuất khẩu tới một số thị trường như Nhật Bản, Anh, Nga, ấn Độ… lại giảm so với cùng kỳ năm trước. Biểu đồ 2.2.6: Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam đến tháng 11 năm 2011 (Nguồn: Số liệu của Bộ NN&PTNT Việt Nam) GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 18
  19. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp Bảng 2.2.2: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ (Đơn vị: giá trị - triệu USD, lượng - nghìn tấn) 2009 2010 2011 (T10/2008 (T10/2009 (T10/2010 – T8/2011) – T9/2009) – T9/2010) Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Cà phê chưa rang chưa khử chất caphein (Mã HS 238,310 153,782 319,938 211,379 417,172 182,665 090111) Cà phê chưa rang đã khử chất caphein (Mã HS 4,774 2,899 7,070 3,939 22,039 7,282 090112) Cà phê đã rang chưa khử chất caphein (Mã HS 2,283 511 2,033 644 3,046 796 090121) Cà phê đã rang đã khử chất 635 166 1,129 395 4,844 1,500 caphein (Mã HS 090122) Vỏ quả và vỏ lụa cà phê 11 5 7 1,7 11 2,2 (Mã HS 090190) Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà 4,093 1,245 4,284 1,378 6,733 1,926 phê (Mã HS 2101) (Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, Thống kê ngoại thương) Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu cà phê bột, cà phê rang và cà phê hoà tan. Ví dụ, nhãn hàng cà phê Trung Nguyên G7 vừa chính thức tham gia vào thị trường Hoa Kỳ và Hàn Quốc. VICOFA tin rằng Việt Nam nên tiếp tục đầu tư vào các loại cà phê chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu cho các thị trường mới nổi. Hiện tại, những thị trường lớn nhập khẩu các loại cà phê nói trên của Việt Nam trong mùa vụ 2010/11 bao gồm: Bỉ, Thái Lan và Đức với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 24 triệu USD, 20 triệu USD và 19 triệu USD. Trung Quốc và các nước thuộc khối ASEAN cũng được coi là các thị trường tiềm năng đối với các loại cà phê bột, cà phê rang và cà phê pha sẵn của Việt Nam. o Kim ngạch xuất khẩu: Theo số liệu thống kê, trong tháng 12/2009, cả nước xuất khẩu được 145.765 tấn cà phê, trị giá 202,89 triệu USD, tăng 78,61% về lượng và tăng 76,24% về trị giá so với tháng 11/2009. Tính chung cả năm 2009, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,18 triệu tấn, với kim ngạch 1,73 tỷ USD, tăng 11,71% về lượng, nhưng giảm 18,03% về trị giá so với năm 2008. Xuất khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 17,18% tổng kim ngạch, đạt 297,4 triệu USD. Xuất khẩu cà phê nước ta tháng 12/2010 ước giảm 10,3% so với cùng tháng năm 2009, xuống còn 2,2 triệu bao. Xuất khẩu giảm là do mưa kéo dài trong tháng 11 làm chậm tiến độ thu hoạch dẫn đến nguồn cung cho xuất khẩu thấp hơn. Vụ thu hoạch của năm 2011 đã bị trì hoãn đến tận tháng 11 bởi mưa lớn và kết thúc hoạt động thu hoạch vào tháng 1/2011. Tổng lượng cà phê xuất khẩu năm 2010 của nước ta đạt 1,27 triệu tấn, giảm 0,9% so với năm 2009. Tính đến hết quý 1/2011, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 520 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 49,4% về lượng và tăng tới 122,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.080 USD/tấn, tăng rất mạnh (48,5% so với cùng kỳ năm 2010). GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 19
  20. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 và giải pháp Như vậy, chỉ tính hết tháng 3/2011, xuất khẩu cà phê của cả nước đã hoàn thành được 43,3% kế hoạch đặt ra trong năm. Chỉ tính riêng tháng 3/2011, xuất khẩu cà phê của cả nước đã đạt tới 160,5 nghìn tấn, trị giá 365 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và tăng 20,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010, giá xuất khẩu trung bình trong tháng đạt 2.273 USD/tấn, tăng 8% so với tháng 2/2011. Riêng với cà phê vối, Việt Nam là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới với 41,3% thị phần năm 2011 (cà phê vối chiếm hơn 90% tổng sản lượng cà phê Việt Nam). Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu cà phê nước ta hàng năm đều tăng. Giá xuất khẩu trung bình mùa vụ 2009/2010 là 1.368 USD/tấn và tăng lên 2.134 USD/tấn trong mùa vụ 2010/2011 (nguồn: Vicofa). Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1,7 tỷ USD năm 2009 lên xấp xỉ 2,7 tỷ USD trong năm 2011. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai sau Braxin, theo sát Việt Nam là Colombia và Indonesia. Cùng với xu hướng tăng giá chung của các mặt hàng nông sản, mặc dù khối lượng cà phê xuất khẩu hầu như không tăng nhưng giá trị xuất khẩu năm 2011 vẫn đạt được sự tăng trưởng kỷ lục. Khối lượng xuất khẩu năm 2011 chỉ đạt 1,2 triệu tấn và giá trị là 2,7 tỷ USD, xấp xỉ về lượng nhưng tăng tới 45,4% về giá trị so với năm 2010. Biểu đồ 2.2.7: Khối lượng và Giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 (*:dự báo, Nguồn: Bộ Công thương) GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0