Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Thực trạng và giải pháp dạy học môn tiếng Việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn Hà Nội
lượt xem 12
download
Đề tài tìm hiểu về thực trạng dạy học môn tiếng Việt bằng NNKH ở lớp 2 cũng như đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ việc giảng dạy của thầy cô và phụ huynh có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy các kĩ năng trong bộ môn tiếng Việt lớp 2 cho trẻ điếc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Thực trạng và giải pháp dạy học môn tiếng Việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH TÂM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO TRẺ ĐIẾC LỚP 2 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội – 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH TÂM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO TRẺ ĐIẾC LỚP 2 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60220240 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Hiên Hà Nội – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2019 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Tâm
- LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học với đề tài “Thực trạng và giải pháp dạy học môn tiếng Việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn Hà Nội” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Trang viết này là lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS. Đỗ Thị Hiên đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, khoa Ngôn ngữ học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô và các trẻ điếc của hai trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. TÁC GIẢ Nguyễn Thị Thanh Tâm
- DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ HÌNH BẢNG Bảng 1.1. Bảng phân loại mức độ điếc Bảng 1.2. Khả năng ngôn ngữ giữa trẻ nghe nói – trẻ Điếc Bảng 1.3. Sơ đồ bộ máy học Bảng 1.4. So sánh ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ kí hiệu Bảng 2.1. Cấu trúc câu đơn giản trẻ Điếc sử dụng BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Khảo sát vốn từ vựng của trẻ điếc Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả học tập môn tiếng Việt sau 2 lần khảo sát của hai cơ sở tại Hà Nội
- MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................................... 6 1.1. Hệ thống khái niệm cơ bản ....................................................................................................... 6 1.2. Vài nét về trẻ điếc .................................................................................................................... 11 1.3. Ngôn ngữ kí hiệu của ngƣời điếc............................................................................................ 16 1.4. Ngôn ngữ kí hiệu của trẻ điếc................................................................................................. 22 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VIỆC DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO TRẺ ĐIẾC LỚP 2 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ............................................................................................................. 32 2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát..................................................................................................... 32 2.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................................................... 38 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................................... 61 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT THỬ NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO TRẺ ĐIẾC LỚP 2 ....................................................................... 63 3.1. Đổi mới một tiết học Tập đọc ................................................................................................. 64 3.2. Kết quả quả việc thực nghiệm phƣơng pháp học tập mới................................................... 76 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................................... 80 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 87
- HỆ THỐNG VIẾT TẮT GDCB Giáo dục chuyên biệt GD ĐB Giáo dục đặc biệt NNKH Ngôn ngữ ký hiệu KHHTGĐ Kế hoạch hỗ trợ gia đình Trường Dân Lập dạy trẻ Điếc (Tiểu học) Nhân Chính Nhân Chính S Chủ ngữ V Động từ O Tân ngữ
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học của nghiên cứu Ngôn ngữ là công cụ của tư duy và là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ mà xã hội ngày càng phát triển. Chính vì vậy mà có thể nói ngôn ngữ “tạo hình” cho con người một cách đúng nghĩa nhất. Mỗi đứa trẻ khi được sinh ra đều có một quyền lợi và nghĩa vụ đó là đến trường. Trường học chính là nơi cung cấp cho trẻ những kiến thức về văn hoá, giao tiếp, kĩ năng xã hội,…Trẻ em là những đối tượng được bảo vệ, được chăm sóc và giáo dục. Trong cuốn Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam có ghi rõ “xây dựng và ban hành các chế độc trợ cấp, giúp đỡ tài chính, hiện vật nhằm mở trường, lớp dành cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, ban hành quy chế, chế độ thực hiện giáo dục phổ cập tiểu học đối với trẻ em khuyết tật. Nhiệm vụ này được giao cho Ban tổ chức cán bộ Chính Phủ, Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội và Bộ Giáo Dục – Đào Tạo phối hợp thực hiện (điều 14 Nghị định số 338/HĐBT ngày 26/10/1991 về thi hành luật phổ cập giáo dục tiểu học). Ngày nay có khá nhiều trường học, lớp học và các chương trình hỗ trợ dành cho trẻ khuyết tật. Nhà nước đang ngày càng quan tâm và dành những ưu tiên cho trẻ khuyết tật. Và cũng vì những điều kiện cũng như những cố gắng vượt qua chính mình của những người khuyết tật mà đã có rất nhiều người thành công. Muốn có được những thành công đó thì không chỉ có những cố gắng từ chính bản thân mà còn có cả những sự hỗ trợ của giáo dục. Ngôn ngữ kí hiệu chính là một kim chỉ nam đưa người điếc đến với nền văn minh của nhân loại, giúp họ tiếp cận và xây dựng những mối quan hệ trong xã hội. Ngôn ngữ kí hiệu đem lại cơ hội giao tiếp học tập, giao tiếp hiệu quả cho người điếc. “ Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn, Nước có nguồn mới bể 1
- rộng sông sâu”. Muốn đi được tới đích thì con người ta phải có một điểm xuất phát. Đối với người điếc, muốn có sự thành công thì họ phải học tập, trau dồi từ khi còn nhỏ, họ phải cố gắng gấp mấy lần những người bình thường khác. Con cái chúng ta đi học, càng lên lớp cao kiến thức sẽ càng khó hơn rất nhiều và trẻ điếc cũng phải theo học chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ khác là chúng học bằng ngôn ngữ kí hiệu. Ở lớp 1 kho từ vựng còn cơ bản, kiến thức ngữ pháp còn cơ bản, thêm nữa giáo viên và phụ huynh là người nghe gặp khó khăn trong việc giảng ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ, trẻ điếc nắm bắt kí hiệu tốt những khi chuyển những kí hiệu đó sang tiếng Việt lại rất khó khăn. Bắt đầu khi vào học lớp 2 thì lượng kiến thức về ngữ pháp và vốn từ của tiếng Việt ngày càng tăng dần và mức độ trừu tượng ngày càng tăng lên. Chương trình học tiếng Việt lớp 2 có nhiều tính chất mới. Hiện tại ở địa bàn Hà Nội có những cơ sở, trường hỗ trợ trẻ khuyết tật tuy nhiên chất lượng rất thấp. Số lượng trẻ hoàn thành chương trình học của cấp tiểu học để lên cấp 2 là rất thấp so với số lượng trẻ điếc thực tế, thường trẻ sẽ được dạy thêm nghề phụ và số lượng trẻ thực sự theo được chương trình học và lên các cấp bậc cao hơn rất thấp. Đó cũng chính là “ Bức tường” ngăn trẻ điếc đến với những kiến thức văn hoá cơ sở. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu : “ Thực trạng và giải pháp dạy học môn Tiếng Việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn Hà Nội” để qua đó có cái nhìn khái quát và đưa ra một số giải pháp hỗ trợ thầy cô giáo, phụ huynh và các bạn nhỏ không được may mắn. 2. Mục tiêu đề tài Tìm hiểu về thực trạng dạy học môn tiếng Việt bằng NNKH ở lớp 2 cũng như đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ việc giảng dạy của thầy cô và phụ huynh có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy các kĩ năng trong bộ môn tiếng Việt lớp 2 cho trẻ điếc. 2
- 3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Phương pháp dạy học môn tiếng Việt lớp 2 - Khách thể: Trẻ điếc lớp 2 (đã học xong chương trình lớp 1) - Phạm vi: Việc giảng dạy môn tiếng Việt cho trẻ điếc lớp 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận: đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ảnh hưởng tới việc học môn tiếng Việt bằng ngôn ngữ kí hiệu ở trẻ điếc - Chỉ ra các biện pháp dựa trên cơ sở khoa học, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ, phát triển kĩ năng giao tiếp, hoàn thành chương trình học các phân môn trong bộ môn tiếng Việt cho trẻ. Từng biện pháp đem lại kết quả ra sao? - Nhận xét về những thuận lợi, khó khăn dựa trên khảo sát thực trạng của phương pháp dạy và học bằng ngôn ngữ kí hiệu đang được thực hiện trong trường. - Đề xuất một số biện pháp và phương pháp trong quá trình giảng dạy môn tiếng việt cho trẻ điếc. - Đề xuất phương pháp giảng dạy hiệu quả ở môi trường trên lớp cũng như ở nhà 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu, phân tích khái quát các văn bản, tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thông qua phương pháp này chúng ta có thể tiếp cận thông tin nhằm nhằm xây dựng cơ sở lý luận, xác định cách thức và phương pháp nghiên cứu. Làm rõ các khái niệm cơ bản và các khái niệm công cụ cốt lõi của luận văn. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 3
- Tìm hiểu và sàng lọc những nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn gần gũi với luận văn, thậm chí cùng vấn đề nghiên cứu đã được thực hiện từ trước để đánh giá những gì được kiểm nghiệm và khẳng định, những gì cần phải chắt lọc, bổ sung và phát triển. - Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát kỹ các tiết học liên quan đến bộ môn tiếng Việt hàng ngày của các trẻ. Trong các lần thực nghiệm, quan sát hành động ngôn ngữ kí hiệu để thấy thực trạng dạy học môn tiếng Việt lớp 2 bằng NNKH , để đưa ra đánh giá sau các lần thực nghiệm. Miêu tả cách tiếp nhận và hiệu quả của việc giảng dạy từ giáo viên cũng như học sinh Miêu tả phương pháp dạy học: cách tiến hành, công cụ hỗ trợ… 6. Giá trị của luận văn - Giá trị thông tin Công trình nghiên cứu này đã cung cấp thông tin về tật điếc ( nguyên nhân, biểu hiện, phân loại) cũng như thông tin về trẻ điếc (tâm sinh lý). Đó là cơ sở lý luận để chúng tôi có những khảo sát ban đầu cũng như đưa ra phương pháp giảng dạy kết hợp với hoạt động vui chơi và khả năng thành công của phương pháp - Giá trị khoa học Đề tài đã đưa ra thực trạng rõ nét nhất về việc dạy và học môn tiếng Việt cho trẻ điếc cũng như chứng minh phương pháp áp dụng hoạt động vui chơi vào việc học là có cơ sở khoa học và tính khả thi đáng tin. Công trình làm sáng tỏ tình trạng dạy học môn tiếng Việt lớp 2 cho trẻ điếc và biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy và học bằng NNKH thông qua các trò chơi giải trí. - Giá trị thực tiễn 4
- Kết quả của luận văn sẽ là một tài liệu quý giá giúp cho các nhà quản lý, phụ huynh, giáo viên, người hỗ trợ, đặc biệt giúp cho các nhà giáo dục viết sách giáo khoa có cái nhìn khách quan và có những định hướng chiến lược để hỗ trợ trẻ khuyết tật trong thời gian tới để việc học tập của trẻ ngày càng được nâng cao. 7. Kết cấu của đề tài: ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Thực trạng dạy học môn tiếng Việt cho trẻ điếc lớp 2 trên địa bàn Hà Nội Chương 3: Đề xuất thử nghiệm một số giải pháp trong phương pháp dạy học môn tiếng Việt cho trẻ điếc lớp 2 5
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Hệ thống khái niệm cơ bản Tật điếc: Sự tiếp nhận âm thanh của bộ máy thính giác có thể không đầy đủ và trung thực, thậm chí bị mất… Hiện tượng này có thể xảy ra ngay từ tai ngoài. Trong ống tai có nhiều ráy, làm cản trở sóng âm vào màng hoặc màng nhĩ quá dày, kém rung động làm ảnh hưởng đến âm thanh nghe được. Đặc biệt ở tai giữa rất hay bị viêm nhiễm (chảy mủ tai) làm cho âm thanh không thể truyền vào tai trong làm chúng ta không nghe được hoặc nghe rất ít. Đặc biệt tai trong là bộ phận rất nhạy cảm với một số độc tố làm suy giảm khả năng nghe và khả năng hiểu gây ra mất thính lực nặng. Trẻ khiếm thính ( Heading impaired children): trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm chức năng nghe ở các mức độ khác nhau, dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ Trường chuyên biệt ( Speacail school) : Là loại hình trường học được thiết lập dành riêng cho những trẻ em không học trường bình thường. 1.1.1. Ngƣời khiếm thính: biểu hiện, nguyên nhân, phân loại Biểu hiện: Người khiếm thính là người có sự suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau, dẫn đến sự khó khăn trong tri giác âm thanh, trong đó có âm thanh ngôn ngữ, làm hạn chế khả năng giao tiếp bằng lời và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của người. Hay đơn giản hơn, khi một đứa người không thể nghe được âm thanh như những đứa người cùng tuổi, chúng ta nói rằng, người bị khiếm thính. Việc hình thành kĩ năng giao tiếp cho người khiếm thính, thì khó khăn lớn nhất là dạy người học nói. So sánh với những người mắc khuyết tật khác và những người bình thường, người khiếm thính có những khó khăn, 6
- thuận lợi, được đánh giá theo các kĩ năng cần thiết cho việc hình thành hoạt động giao tiếp dưới đây: a. Lời nói: Có thể sử dụng âm thanh nhưng sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng khi nói b. Hiểu: Thường gặp khó khăn nghiêm trọng khi hiểu ngôn ngữ nói nhưng có thể hiểu tình huống và cử chỉ c. Cử chỉ: Biết sử dụng cử chỉ để thể hiện d. Chơi đùa: Giống như những người cùng tuổi khác e. Sự chú ý: Giống như những người cùng tuổi khác f. Nghe: Khó khăn. Mức độ nghiêm trọng của nó tùy thuộc vào sức nghe của người khiếm thính. g. Bắt chước: Giống như những người cùng tuổi khác, nhưng khó khăn khi bắt chước âm thanh hoặc từ. h. Các hoạt động thường ngày: Giống như những người cùng tuổi khác. 1.1.2. Nguyên nhân Ở người, tai là cơ quan thính giác, vì vậy, tật khiếm thính là do những khuyết tật ở tai gây nên. Tuy nhiên, không giống với những tật khác, rất ít người bị khiếm thính được phát hiện kịp thời. Một người khiếm thính trông hoàn toàn bình thường. 7
- Hình 1.1 Lát cắt dọc của tai Âm thanh từ ngoài, đập vào màng nhỉ, qua tai giữa vào ốc tai 8
- Hình 1.2. Sự kết nối những sợi nang lông trong ốc tai và dây thần kinh thính giác Hình 1.3. Thần kinh thính giác chuyển tín hiệu âm thanh lên não Phân loại Có nhiều cách phân loại điếc, nhưng cách phân loại dựa trên tiêu chí thính lực của người là phổ biến hơn cả. Mức độ Khả năng nghe Điếc nhẹ ( 20 – 40dB) Nghe được những âm thanh có âm lượng lớn hơn bình thường Điếc trung bình ( 40 – 70dB) Chỉ nghe được nhờ máy trợ thính Điếc nặng, điếc sâu ( 70 – 90dB) Chỉ nghe được rất ít, dù có đeo máy trợ thính Bảng 1.1. Bảng phân loại mức độ điếc 9
- 1.1.3. Những nét đặc trưng tâm lí của người khiếm thính có ảnh hưởng tới việc phát triển ngôn ngữ kí hiệu Những đặc điểm tâm lý của người khiếm thính cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển Ngôn ngữ kí hiệu, trong đó phải kể đến hai hoạt động chính của tâm lí đó là: cảm giác và tri giác Bất kì quá trình nhận thức nào cũng bắt đầu từ hai quá trình tâm lí là cảm giác và tri giác. Trong đó, cảm giác là nền tảng cảm tính của nhận thức, nó phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật còn tri giác lại là hình ảnh toàn vẹn của sự vật trong nhận thức của chúng ta. Trong những dạng cảm giác khác nhau, thì cảm giác nghe và cảm giác nhìn là hai loại cảm giác cơ bản nhất trong việc thu nhận thông tin, qua đó con người mới nhận thức được thế giới. Người khiếm thính do bị mất sức nghe, vì vậy, sẽ mất luôn cả những kiến thức mà họ có thể tiếp nhận được nhờ cảm giác nghe đem lại. Trong đó, hậu quả nghiêm trọng nhất là việc không tiếp nhận được âm thanh lời nói. Sự phá hủy tri giác về tiếng nói của người xung quanh kéo theo sự phá hủy quá trình hình thành ngôn ngữ. Trong thực tế, người khiếm thính sẽ bị câm nếu không được phát hiện sớm những khó khăn về thính giác và được hỗ trợ bằng những phương pháp chuyên biệt trong việc tiếp nhận ngôn ngữ. Do đó, mà với người khiếm thính, cảm giác thị giác và cảm giác vận động có vai trò đặc biệt quan trọng. Thị giác của con người đóng vai trò chủ yếu trong nhận thức thế giới xung quanh và trong việc tiếp nhận ngôn ngữ. Như trên đã nhận xét, quy luật bù trừ nhiều khi đem lại cho con người những khả năng vượt trội, trong trường hợp này, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, cảm giác và tri giác nhìn ở người khiếm thính không kém so với người thường, thậm chí còn tích cực và tinh nhạy hơn. Bởi vậy, người khiếm thính thường để ý đến chi tiết nhỏ của thế giới xung quanh mà người thường không để ý. Điều này có ý 10
- nghĩa rất quan trọng trong việc học ngôn ngữ kí hiệu. Cũng tương tự như thế với cảm giác vận động của con người. 1.2. Vài nét về trẻ điếc 1.1.2 Đặc điểm về cảm giác, tri giác Trong việc tiếp nhận ngôn ngữ, cảm giác, tri giác thì thính giác có vai trò quan trọng đặc biệt. Trên cơ sở này diễn ra sự phát triển các hình thái chủ động và bị động của lời nói. Nghe được tiếng nói của người xung quanh, đứa trẻ bắt chước và bập bẹ được những từ đầu tiên. Nhờ lời nói, đứa trẻ nhận được những thông tin cơ bản, lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm mà người lớn truyền cho. Sự phá hủy tri giác về tiếng nói của những người xung quanh tự nhiên sẽ kéo theo sự phá hủy quá trình hình thành ngôn ngữ tích cực. Trẻ Điếc không thể tự mình lĩnh hội được những ngôn ngữ một cách tự nhiên. Sự thực là, trẻ Điếc sẽ bị câm nếu trẻ không được phát hiện sớm. Với trẻ bình thường, chúng chủ yếu dựa vào cảm giác nghe và vận động, còn tri giác là thứ yếu. Với trẻ Điếc thì ngược lại, cảm giác thị giác và cảm giác vận động là hai yếu tố hình thành nên nhận thức ở trẻ Điếc; trong đó, thị giác trở thành yếu tố chủ đạo và chủ yếu nhất để hình thành tiếng nói. Thậm chí có trẻ chỉ dựa vào tri giác để tiếp nhận ngôn ngữ. Rất nhiều những nghiên cứu đã chứng minh được rằng cảm giác và tri giác của trẻ Điếc không hề kém so với trẻ thường thậm chí còn nhận bén hơn. Ví dụ: - Phân biệt màu sắc: Việc phân biệt màu sắc gần giống nhau như: xanh - tím, đỏ - da cam thì trẻ Điếc phân biệt tinh tế hơn so với trẻ bình thường. - Phân biệt người tiếp xúc: Trẻ Điếc có thể nhận thấy từng chi tiết về khuôn mặt, thân hình, cách ăn mặc, màu sắc và chất liệu của quần áo nhanh hơn trẻ bình thường. 11
- - So sánh những bức tranh của trẻ Điếc với trẻ bình thường, chúng ta thấy bức tranh của trẻ Điếc có nội dung phong phú tỉ mỉ hơn và đặc biệt là khi vẽ người. 1.2.2. Đặc điểm về trí nhớ Một công trình nghiên cứu quá trình ghi nhớ ba dạng từ sau của học sinh Điếc và học sinh nghe được: - Những từ biểu thị đồ vật và hiện tượng thu nhận bằng mắt. - Những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật thu nhận nhờ cơ quan xúc giác. - Những từ biểu thị hiện tượng âm thanh. Kết quả thu được cho thấy rằng, giữa học sinh Điếc và học sinh nghe - nói có sự khác nhau rất ít trong việc ghi nhớ những từ trong phạm vi lĩnh hội bằng mắt. Và trẻ Điếc khác xa trẻ nghe được trong việc ghi nhớ những từ biểu thị âm thanh. Trong khi đó, so với trẻ nghe được, trẻ Điếc ghi nhớ tốt hơn những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật tiếp nhận nhờ xúc giác và chúng có thể ghi nhớ được những từ biểu thị những hiện tượng âm thanh. Thậm chí chúng có khả năng nhớ tốt hơn người khác những từ biểu thị những âm phát ra từ những con vật nuôi trong nhà và những từ phát ra từ tiếng máy; khó ghi nhớ những từ biểu thị những âm thanh cường độ nhỏ. 1.2.3. Đặc điểm về tƣởng tƣợng, tƣ duy và tính sáng tạo Trẻ Điếc thiếu hụt ở mức lớn khả năng tưởng tượng. Nguyên nhân là do quá trình hình thành ngôn ngữ ở trẻ không đầy đủ và hoàn chỉnh nên tư duy trừu tượng bị hạn chế. Mặc dù thị giác của trẻ đạt mức độ cao và sống động nhưng sự hình thành tư duy bằng khái niệm quá chậm, làm chúng rất khó thoát khỏi ý nghĩ cụ thể, nghĩa đen của từ. Điều đó làm khó khăn cho sự hình thành hình tượng mới. Ở trẻ Điếc, trước thời gian tiếp nhận ngôn ngữ hoặc ngay cả trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ đã có thời gian dừng lại ở mức độ tư duy trực quan – 12
- hình tượng, nghĩa là chúng suy nghĩ không bằng lời mà bằng những hình ảnh, hình tượng. Sự diễn đạt bằng hình tượng được trẻ Điếc tri giác với nội dung sự vật theo nghĩa đen của nó. Cách diễn đạt đó khơi dậy ở trẻ những biểu tượng cụ thể, những hình ảnh đơn nhất, gây khó khăn cho việc mở rộng hiểu biết về hiện tượng và sự vật. Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi hỏi trẻ Điếc “Bàn tay vàng là gì?” trẻ sẽ trả lời “ làm bằng vàng”, “tay màu vàng”. Điều đó cho thấy, trẻ Điếc không hề có khái niệm nào với những khái niệm trừu tượng, hình ảnh ẩn dụ,… 1.2.4. Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ Điếc Mặc dù bị khuyết tật về thính giác nhưng trí tuệ, não bộ cũng như các dây thần kinh của trẻ Điếc hoàn toàn bình thường so với trẻ nghe – nói. Trẻ Điếc có bộ não và các dây thần kinh chỉ huy đều phát triển và hoạt động bình thường, trẻ Điếc vì cơ quan phân tích thính giác bị tổn thương chính vì thế việc tiếp nhận âm thanh để tiếp thu ngôn ngữ gặp khó khăn. Nếu cải thiện được vấn đề này thì trẻ Điếc sẽ có điểm xuất phát rất bình thường. Đối với những trẻ mất thính giác từ nhỏ thì việc học hỏi ngôn ngữ nói là rất khó. Bởi quy trình học ngôn ngữ của trẻ bị Điếc tuân thủ theo từng bước một.[18, tr.3]. Nhìn = = = = Chú ý Bắt chước Chơi Hiểu Cử chỉ => => => => Luân phiên Khác với trẻ nghe được, cơ sở của phát triển của trẻ Điếc không phải là cảm giác thính giác mà là những cảm giác thị giác, cảm giác vận động, cảm xúc – rung. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 677 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 256 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
173 p | 236 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 179 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 120 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn