CHUYÊN ĐỀ NGÂN HÀNG Khái quát sự phát triển của Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
lượt xem 28
download
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các nước kinh tế đang phát triển muốn tiếp cận nhanh nền kinh tế tiên tiến. Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế là một hướng đi đúng và quan trọng làm tiền đề cho việc tạo dựng vị thế trên trường quốc tế, đồng thời mang lại nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHUYÊN ĐỀ NGÂN HÀNG Khái quát sự phát triển của Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD CHUYÊN ĐỀ NGÂN HÀNG Khái quát sự phát triển của Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ HẠNH PHÚC ĐẶNG TÂY BÌNH MSSV: 4074037 Cầnn Thơ,09/2009 Cầ Thơ,09/2009
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QTKD CHUYÊN ĐỀ NGÂN HÀNG Khái quát sự phát triển của Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ HẠNH PHÚC ĐẶNG TÂY BÌNH MSSV: 4074037 Cầnn Thơ,09/2009 Cầ Thơ,09/2009
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 3 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc LỜI CẢM TẠ Trước hết em xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh Tế & QTKD đã giúp cho sinh viên làm chuyên đề chuyên ngành, một mặt là bước chuyển tiếp giúp chúng em khỏi lúng túng khi sắp làm luận văn tốt nghiệp, một mặt giúp chúng em tiếp cận các vấn đề kinh tế đang đặt ra, vận dụng những lý thuyết đã học đ ể áp dụng vào thực tế. Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các thầy cô trường Đ ại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa kinh Tế & QTKD đã cung cấp nhiều kiến thức cho em trong suốt những năm học qua để em có thể làm tốt chuyên đề này. Và cuối cùng, em đặc biệt cảm ơn cô Trần Thị Hạnh Phúc, mặc dù trong quá trình làm đề cương, nộp bản nháp đến hoàn thành bản chính em đã có nhiều sai sót về nội dung cũng như hình thức trình bày, nhưng nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn của cô mà em đã khắc phục để hoàn thành chuyên đề nghiên cứu của mình. SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 ii Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 08 tháng 11 năm 2009 Sinh viên thực hiện Đặng Tây Bình SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 iii Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ .............................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm…… Giáo viên hướng dẫn (ký và ghi họ tên) SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 iv Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc MỤC LỤC Lời cảm tạ................................................................................................................. ii Lời cam đoan............................................................................................................. iii Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.........................................................................iv Mục lục...................................................................................................................... v Danh mục biểu bảng................................................................................................ vi PHẦN GIỚI THIỆU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:....................................................................................... 1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................1 1. Mục tiêu chung................................................................................................ 1 2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 2 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:...............................................................................2 1. Phạm vi thời gian:............................................................................................2 2. Phạm vi không gian:......................................................................................... 2 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................2 1. Phương pháp thu thập số liệu:......................................................................2 2. Phương pháp phân tích số liệu:.....................................................................2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.................................................3 1.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM.3 SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 v Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc 1.2. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, HỢP TÁC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI.................................................................................4 1.2.1. Điều kiện thành lập, hợp tác.....................................................................4 1.2.2. Những lĩnh vực hoạt động của ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam....6 CHƯƠNG II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA...............................................................8 2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN................................................8 2.2. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM........................11 2.3. NHỮNG LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI KHI VÀO NƯỚC TA.............................................................................................. 13 2.3.1. Những lợi thế so với ngân hàng trong nước..........................................13 2.3.2. Khó khăn của các ngân hàng nước ngoài...............................................15 CHƯƠNG III TÁC ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP. 17 3.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC..................................................................................17 3.2. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC.........................18 CHƯƠNG IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH KHI CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI..................................20 4.1. ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................20 4.2. ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC..........................................................22 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN:........................................................................................................... 24 II. KIẾN NGHỊ:......................................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................26 DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: Sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài từ 2005 - 2007......................................8 Bảng 2: Tình hình hoạt động của các ngân hàng nước ...........................................10 SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 vi Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc PHẦN GIỚI THIỆU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các nước kinh tế đang phát triển muốn tiếp cận nhanh nền kinh tế tiên tiến. Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế là một hướng đi đúng và quan trọng làm tiền đề cho việc tạo dựng vị thế trên trường quốc tế, đồng thời mang lại nhiều cơ hội đ ể phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại (NHTM) – Doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng đứng trước những thách thức lớn. Theo các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng là khu vực được mở cửa rất đáng kể cho các đ ối tác nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam từ 1/4/2007 trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được mua không quá 30% cổ phần trong các ngân hàng Việt Nam; các ngân hàng nước ngoài được huy động Việt Nam đồng (VND) với mức độ lớn hơn,... và đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các doanh nghiệp trong nước để cho vay. Theo lộ trình, từ nay đến năm 2010, nước ta sẽ mở cửa căn bản thị trường dịch vụ ngân hàng và tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính trên cơ sở các nguyên tắc của WTO, nhằm bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài theo cam kết đa phương và song phương, loại dần các hình thức bảo hộ đối với các ngân hàng trong nước. Vì lý do đó, em chọn đề tài “Khái quát sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam” để tìm hiểu thêm về cơ hội, thách thức của các ngân hàng nước ngoài sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2. Mục tiêu chung: SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 1 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Chuyên đề “Khái quát sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam hiện nay” nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá hoạt động và ảnh hưởng của các ngân hàng nước ngoài ở nước ta trong những năm gần đây, phân tích những lợi thế và khó khăn để từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện thị trường, phát triển nền kinh tế. 2. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu tiến trình hội nhập và điều kiện thành lập ngân hàng nước ngoài ở Việt nam. - Phân tích sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài trong thời gian qua. - Tác động của các ngân hàng nước ngoài đến hệ thống ngân hàng trong nước. - Nêu lên các giải pháp hoàn thiện thị trường tài chính tiền tệ khi có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 06/2009. 2. Phạm vi không gian: Trên lãnh thổ Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng nước ngoài có vốn đầu tư ở Việt Nam. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3. Phương pháp thu thập số liệu: - Phương pháp thu thập số liệu: chuyên đề chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp. Nguồn số liệu thứ cấp này được thu thập từ sách, báo, tạp chí và từ các trang web cung cấp thông tin về sự phát triển của ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam trước và sau khi hội nhập. - Phương pháp phân tích số liệu: tổng hợp các số liệu, so sánh các số tương đối, số tuyệt đối thu thập được sau đó tiến hành phân tích số liệu cho ra kết quả. 4. Phương pháp phân tích số liệu: SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 2 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Phương pháp so sánh số liệu, tổng hợp các sự kiên, phân tích các vấn đ ề, khái quát hóa,…, từ đó rút ra kết luận. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.1. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM. Từ năm 1990, khi Việt Nam thực hiện mở cửa kinh tế, khu vực ngân hàng cũng đã được mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hai hình thức cơ bản bao gồm mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh, tham gia cổ phần tại các ngân hàng trong nước. Vào đầu những năm 1990, khi các ngân hàng nước ngoài quay trở lại Việt Nam, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được nhận tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của các cá nhân là người Việt Nam và pháp nhân là tổ chức Việt Nam không có quan hệ tín dụng với ngân hàng tối đa không vượt quá 10% trên số vốn pháp định chuyển vào. Ngày 26/8/1994, tỷ lệ này được nâng lên 20%, sau đó nâng lên thành 25% ngày 13/11/1996. Số lượng các chi ngân hàng nước ngoài tăng liên tục từ năm 1990 đến 1997 và từ 1998 có khuynh hướng chững lại về số lượng ngân hàng, quy mô cũng như thị phần hoạt động và từ khi Việt Nam có triển vọng trở thành thành viên chính thức của WTO thì số lượng lại có khuynh hướng tăng lên. Theo văn bản cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, phân ngành dịch vụ ngân hàng, bắt đầu từ ngày 1/4/2007, Việt Nam đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài được phép thiết lập sự SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 3 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc hiện diện thương mại của mình tại Việt Nam dưới các hình thức như: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại liên doanh với nước ngoài có vốn nước ngoài dưới 50% vốn điều lệ, các công ty cho thuê tài chính liên doanh, các công ty tài chính cho thuê 100% vốn nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài... Tuy nhiên, đáng lưu ý là các chi nhánh được thành lập ở Việt Nam sẽ không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Đối với những chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa có quan hệ tín dụng với khách hàng là người Việt Nam thì mức độ huy động vốn so với vốn pháp định được thực hiện theo lộ trình. Cụ thể từ ngày 1/1/2007 được huy động gấp khoảng trên 6 lần so với vốn pháp định đã góp đủ; từ năm 2008 gấp 8 lần; năm 2009 gấp 9 lần và năm 2010 là gấp 10 lần. Từ năm 2011 trở đi, các ngân hàng nước ngoài mới được hưởng chế độ đối xử quốc gia. Đặc biệt, Việt Nam vẫn giữ được hạn chế về việc mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài là không quá 30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng. Theo cam kết giữa Việt Nam và các nước thành viên, từ nay đến năm 2010, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thực hiện hầu hết các dịch vụ ngân hàng như một ngân hàng trong nước (trừ dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin ngân hàng). 1.2. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, HỢP TÁC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI. 1.2.1. Điều kiện thành lập, hợp tác. Để được cấp giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện chung sau đây: - Ngân hàng nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 3 năm gần nhất liền kề trước khi xin cấp giấy phép; SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 4 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc - Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi. Thời hạn hoạt động tối đa không quá 99 năm. Trong đó, thời hạn hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài không vượt quá thời hạn hoạt động ngân hàng mẹ. - Ngân hàng nước ngoài đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo thông lệ quốc tế; - Cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước nguyên xứ có khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tổng hợp theo thông lệ quốc tế; có cam kết hợp tác quản lý, giám sát hoạt động và trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước. Ngoài những điều kiện chung nêu trên, để được cấp giấy phép mở chi nhánh, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện theo luật định và phải có tổng tài sản ít nhất là tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm tr ước năm xin cấp giấy phép. Ngoài những điều kiện chung nêu trên, để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện theo luật định và những điều kiện sau: - Ngân hàng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép tham gia thành lập ngân hàng liên doanh, thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; - Ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản có ít nhất là tương đương 10 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm xin cấp giấy phép; - Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nước về việc sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 5 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Để được cấp giấy phép mở văn phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định - Tổ chức tín dụng nước ngoài là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài; - Tổ chức tín dụng nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép mở văn phòng đại diện tại Việt Nam; - Tổ chức tín dụng nước ngoài có quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, khi góp vốn liên doanh thì đóng góp của bên nước ngoài vào một ngân hàng liên doanh hoạt động với tư cách của một ngân hàng thương mại không được vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng, trong khi đó phần góp vốn của bên nước ngoài vào một tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần phải đạt ít nhất là 30% vốn điều lệ. Tổng mức cổ phần của các tổ chức và cá nhân nước ngoài có thể được giới hạn ở mức 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, trừ khi được pháp luật Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác khi được ngân hàng mẹ ủy quyền và cấp vốn thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần đó. Trong trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản vào Ngân hàng Nhà nước hoặc một tổ chức tín dụng hay một tổ chức khác tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước chỉ định. 1.2.1. Những lĩnh vực hoạt động của ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam có thể được thực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sau đây: 1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá; 3. Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ; 4. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước; SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 6 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc 5. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; 6. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá; 7. Bảo lãnh ngân hàng; 8. Kinh doanh ngoại hối; 9.Thực hiện dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ; 10. Mở tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; 11. Đại lý chi trả thẻ tín dụng; 12. Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ; 13. Thực hiện các dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản; 14. Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ. Nội dung hoạt động cụ thể của từng Ngân hàng được quy định trong Giấy phép mở Ngân hàng. Khi có nhu cầu và được Ngân hàng Nhà nước cho phép, Ngân hàng mới được phép thực hiện các nghiệp vụ khác phù hợp với pháp luật liên quan của Việt Nam. SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 7 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc CHƯƠNG II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nhận định hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh có mức tăng tr ưởng ổn đ ịnh. Chi nhánh các ngân hàng nước ngoài luôn đi tiên phong trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, các sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam. Nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có những chiến lược mở rộng và xây dựng mạng lưới khách hàng khá tốt và đa dạng. Bảng 1: Sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài từ 2005 – 06/2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 06/2009 Số chi nhánh ngân hàng nước 28 30 35 38 38 ngoài. Ngân hàng liên doanh 4 4 5 5 5 Ngân hàng 100% vốn nước 0 0 0 3 5 ngoài Tổng tài sản (tỷ VND) 135.000 200.000 215.000 275.000 325.000 Thu nhập trước thuế(tỷ VND) 1.400 1.700 SVTH: Đặ1.418 2.400 1.447 MSSV: 4074037 ng Tây 8 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Nguồn: Tổng hợp từ http://www.vnba.org.vn Năm 2005, tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài đạt gần 135.000 tỷ VND (6,3 tỷ USD), tăng 25% so với cuối năm 2004. Thu nhập trước thuế của khối này đạt 1.400 tỷ VND tăng khoảng 45% so với năm trước. Năm 2006 tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài đạt gần 200.000 tỷ VND tăng 48% so với năm 2005. Thu nhập trước thuế của khối chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và liên doanh đạt 1.700 tỷ VND tăng khoảng 21% so với năm trước. Năm 2007, tại Việt Nam đã có 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 4 công ty cho thuê tài chính có vốn đầu tư nước ngoài và 2 công ty tài chính có 100% vốn nước ngoài. Tổng tài sản khối ngân hàng nước ngoài lên tới trên 215.000 tỷ đồng, tăng khoảng 8% so với năm 2006, chiếm khoảng gần 18% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng ở Việt Nam, nhưng tăng tới hơn 60% so với cùng kỳ năm 2005. Tốc đ ộ tăng trưởng đó chứng tỏ trong hai năm qua, các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài chuyển số vốn rất lớn vào Việt Nam. Tổng thu nhập trước thuế của khối ngân hàng và tổ chức tín dụng nước ngoài đạt trên 2.400 tỷ đồng, tăng trên 41% so với năm 2006 và chiếm khoảng 18% tổng thu nhập trước thuế của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được 19 hồ sơ xin cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 bộ hồ sơ xin thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Trong số 19 hồ sơ xin thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì có 3 hồ sơ đã được chấp thuận về nguyên tắc là Commonwealth Bank của Australia, IBK Hàn Quốc, Fubon của Đài Loan. Năm 2008, tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài đạt 275.000 tỷ đồng tăng 37.5% so với năm trước đó. Trong năm 2008, tỷ lệ nợ xấu nói chung của cả khối ngân hàng ngoại tăng so với 31/12/2007 nhưng mức tăng không đáng kể. Về tổng thu nhập trước thuế, mặc dù có một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty tài chính bị lỗ nhưng lợi nhuận trước thuế của cả khối là 1.418 tỷ đồng. SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 9 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc Kết quả trên cho thấy, mặc dù từ giữa năm 2008, khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ lan rộng sang các khu vực và những diễn biến không thuận lợi của kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng nhất định đến hệ thống các TCTD Việt Nam nhưng với những giải pháp tích cực, quyết liệt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các TCTD Việt Nam nói chung và các TCTD nước ngoài tại Việt Nam nói riêng vẫn hoạt động an toàn với mức tăng trưởng khá, kinh doanh có lãi. Đến đầu năm 2009 có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã đ ược thành lập là: Ngân hàng ANZ (Việt Nam), Ngân hàng Hong leong (Việt Nam), Ngân hàng Standard Chartered (Việt Nam), Ngân hàng HSBC (Việt Nam), Ngân hàng Shinhan (Việt Nam). Tính đến tháng 06/2009, VN có 51 tổ chức tín dụng, trong đó có 5 NH 100% vốn nước ngoài, 38 chi nhánh NH nước ngoài, 4 Cty tài chính và 4 Cty cho thuê tài chính thuộc NH nước ngoài, 5 NH liên doanh với đối tác nước ngoài cùng 19 chi nhánh phụ thuộc đang hoạt động. Tổng tài sản của khối này đạt 325.000 tỷ đồng thu nhập trước thuế đạt 1.447 tỷ đồng. Nhìn chung thì 6 tháng đầu năm nay ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Bảng 2: Tình hình hoạt động của các ngân hàng nước ngoài từ 2005 – 06/2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 06/2009 Tổng dư nợ cho vay 49.000 60.000 85.500 152.952 131.559 (tỷ VND) Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 0,25 0,38 0,99 0,53 0,24 Nguồn: Tổng hợp từ http://vietstock.com.vn Đến cuối năm 2005, tổng dư nợ khối ngân hàng nước ngoài lên tới 49.000 tỷ VND; trong đó, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,25%. Năm 2006, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm tới 14% thị phần, tăng 22% so với năm trước. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên đến 0,38%. Năm 2007, tổng dư nợ của các ngân hàng nước ngoài tăng hơn 40% so với năm ngoái, đạt mức 85.500 tỉ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của khối này SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 10 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc lại tăng lên 0,99%. Tổng huy động vốn của các ngân hàng nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2007 ước đạt 145.000 tỉ đồng, tăng xấp xỉ 60% so cùng kỳ. Không chỉ quy mô dư nợ tăng nhanh mà thị phần cũng tăng ấn tượng các ngân hàng nước ngoài trước đây thường chỉ chiếm 12 - 13% thì đến hết năm 2007 chiếm 15,85%. Các ngân hàng liên doanh chiếm 2,48%. Với các chuẩn mực quản trị rủi ro hiện đại, hoạt động của các NH nước ngoài tại VN có chất lượng hoạt động khá tốt. Tỉ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng luôn ở mức thấp. Năm 2008, tỉ lệ nợ quá hạn của khối này chỉ chiếm 0,53% (tỉ lệ chung toàn hệ thống là 2,92%). Tổng dư nợ tăng hơn 70% so với năm trước đạt 152.952 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2009 tổng dư nợ đã đạt 131.559 tỷ đồng và tỷ lệ nợ quá hạn là 0.24%. Ngoài hoạt động cho vay và đầu tư, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn chiếm thị phần khá lớn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, các luồng chu chuyển vốn quốc tế, thanh toán quốc tế và lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng tăng, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng sẽ có một cuộc đổ bộ c ủa các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. Theo nhiều chuyên gia tài chính, ngân hàng, các tập đoàn ngân hàng, tài chính nước ngoài có thể “đổ bộ” vào Việt Nam để kinh doanh bằng ba cách: một là, nhanh chóng thiết lập và phát triển mạnh mẽ các chi nhánh; hai là, thành lập ngân hàng 100% vốn, bắt đầu từ ngày 1/4/2007 (theo cam kết WTO); ba là, tính toán phương án để từng bước “thôn tính” các ngân hàng vừa và nhỏ của Việt Nam hiện có bằng cách mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam. Phương án mở chi nhánh thì khá tốn kém (đòi hỏi vốn điều lệ tối thiểu 15 triệu USD) và vẫn bị hạn chế trong việc nhận tiền gửi và cho vay. Còn việc thành lập ngân hàng 100% vốn thì các ngân hàng nước ngoài còn ngần ngại khi mà chưa hiểu rõ con người Việt Nam cũng như tập quán, thói quen sinh hoạt. Cách thứ 3 sẽ được các tập đoàn tài chính quốc tế đặc biệt quan tâm. Các tập đoàn SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 11 Bình
- Chuyên Đề Ngân Hàng GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc này sẽ tập trung vào các ngân hàng thương mại cổ phần – nơi họ cho r ằng, c ơ chế về quản trị doanh nghiệp tốt hơn. Đây có thể là cách đi “khôn ngoan”, lợi dụng nền tảng hiện có của ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là nền tảng về chi nhánh, nhân lực, văn hoá để họ có thể nhanh chóng có được lợi nhuận. Cách “thôn tính” dần dần của các tập đoàn tài chính quốc tế cũng sẽ rất khác so với thời điểm cách đây 1, 2 năm. Bây giờ, nếu mua cổ phần của các ngân hàng hiện có thì tương đối đắt. Chính vì thế, phương án tối ưu mà các tập đoàn tài chính lựa chọn sẽ là tìm cách đầu tư vào một trong những ngân hàng Việt Nam mới đi vào hoạt động, qua đó có thể mua ngay được cổ phần với giá rẻ. Dựa vào uy tín thương hiệu của tập đoàn tài chính quốc tế, ngân hàng này cũng sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh trong tương lai gần, và giá của nó sẽ nhanh chóng tăng lên trong vòng một vài năm, như vậy, các nhà đầu tư tài chính quốc tế sẽ có lợi nhuận rất lớn. Các ngân hàng nước ngoài đang tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam thông qua việc tăng mua cổ phần của các ngân hàng trong nước, tận dụng cơ hội giá cổ phiếu đang sụt giảm. Những ngân hàng đã ký hợp đồng mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam đang ráo riết tranh thủ thời điểm này để nâng tỷ lệ sở hữu lên mức kịch trần theo quy định của Chính phủ là 15%. Mới đây nhất, ngày 14/5/2008, lãnh đạo cao cấp của OCBC - Tập đoàn tài chính lớn thứ 3 tại Xinggapo và lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank) đã tiến hành hoàn tất thủ tục trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC tại VP Bank lên mức 15%. Điều đáng chú ý là giá bán cổ phần được hai bên thoả thuận ở mức cao gấp 4,5 lần mệnh giá (45.000 đồng/cổ phiếu), bất chấp thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu ngân hàng nói riêng đang biến động mạnh theo xu hướng sụt giảm. Hơn thế, bên cạnh việc mua cổ phần với mức giá cao như vậy, OCBC còn hỗ trợ VP Bank về nghiệp vụ, công nghệ và đào tạo nhân viên. Trước đó, Standard Chartered Bank (Anh) - đối tác chiến lược của Ngân hàng Á Châu (ACB) đã mua thêm cổ phần của ACB từ Công ty tài chính quốc SVTH: Đặng Tây MSSV: 4074037 12 Bình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG "
55 p | 973 | 528
-
Đề tài " Lí LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. "
106 p | 381 | 236
-
Đề tài " CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI "
39 p | 395 | 198
-
Đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ.”
65 p | 294 | 146
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Thanh Hóa - Lê Văn Chi
84 p | 495 | 142
-
Đề tài: Tổng quan về ngân hàng đầu tư, tiềm năng ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
27 p | 477 | 139
-
Đề tài: Mô tả quy trình tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT
28 p | 256 | 68
-
Đề tài: Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Saì Gòn, quận 2 Lớp K17_NH ngày 1
16 p | 175 | 59
-
Tiểu luận HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
12 p | 206 | 55
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp triển khai sản phẩm, dịch vụ Mobile Banking của hệ thống NH NN&PTNN trên địa bàn Tp.HCM
59 p | 178 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
86 p | 135 | 41
-
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng trung- dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hải Dương
47 p | 138 | 30
-
Chuyên đề: Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngân hàng thương mại
23 p | 122 | 28
-
Đề tài về: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
24 p | 142 | 24
-
BÀI VIẾT 1: VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
16 p | 106 | 16
-
Đề tài Hệ thống Ngân hàng Thương mại
19 p | 62 | 14
-
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỆ THÔNG NGÂN HÀNG THƯƠNG
17 p | 73 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn