Chuyên đề : thị trường tài chính Việt Nam thực trạng và giải pháp 2012
lượt xem 86
download
Thị trường tài chính là một sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường-hay nói chính xác hơn,là nền kinh tế tiền tệ, ở đó,bên cạnh các thị trường khác,thị trường tài chính hoạt động như là một sự kết nối giữa người cho vay đầu tiên và người sử dụng cuối cùng, tạo ra vô số các giao dịch, và ở mỗi giao dịch, dù động cơ nào ,cũng tạo ra các dòng chảy về vốn trong một nền kinh tế - như là sự lưu thông máu trong một cơ thể...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề : thị trường tài chính Việt Nam thực trạng và giải pháp 2012
- Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi Chuyên đề:Thị trường tài chính Việt Nam thực trạng và giải pháp Biên soạn:Nhóm 2-QTK4 Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN DUY TUYỂN -1-
- THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM THỰC TRANG VÀ GIẢI PHÁP LỜI MỞ ĐẦU Thị trường tài chính là một sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường-hay nói chính xác hơn,là nền kinh tế tiền tệ, ở đó,bên cạnh các thị trường khác,thị trường tài chính hoạt động như là một sự kết nối giữa người cho vay đầu tiên và người sử dụng cuối cùng, tạo ra vô số các giao dịch, và ở mỗi giao dịch, dù động cơ nào ,cũng tạo ra các dòng ch ảy về vốn trong một nền kinh tế - như là sự lưu thông máu trong một cơ thể - một nền kinh t ế hoạt động lành mạnh và có hiệu quả chỉ khi nào thị trường này cũng hoạt động có hiệu quả như thế, và ngược lại. Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu quả. Thị trường tài chính là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi chuyển nguồn vốn nhàn rỗi sang nơi thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Thông qua thị trường tài chính hình thành giá mua giá bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, giấy nợ ngắn hạn, dài hạn…hình thành nên tỷ lệ lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn, trung hạn và dài hạn. Ở Việt Nam ,kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới,gia nhập WTO, lĩnh v ực tài chính là lĩnh vực mang tính nhạy cảm luôn đòi hỏi sự đổi mới c ả về mặt nh ận th ức và thực tiễn. I.Thị trường tài chính, phân loại và mục tiêu: 1. Khái niệm : Thị trường tài chính là thị trường trong đó nguồn tài chính được chuyển từ người có vốn dư thừa sang người thiếu vốn. Thị trường tài chính là tổng hoà các mối quan hệ cung cầu về vốn. “Thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động giao dịch và mua bán quyền sử dụng những khoản vốn thông qua các phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nh ất định” -2-
- Đối tượng được mua bán trên thị trường tài chính là các khoản vốn. Để mua bán các khoản vốn này, người ta sử dụng các công cụ giao dịch nhất định. 2 .Phân loại : Dựa vào các tiêu thức khác nhau ta có thể phân loại thị trường tài chính như sau: a. Phân loại theo công cụ tài chính trên thị trường: - Thị trường nợ - Thị trường chứng khoán b. Trên phương diện thời hạn của tài sản tài chính : - Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính một kênh huy động vốn và luân chuyển vốn to lớn cho nền kinh tế. Đây là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua bán các giấy tờ có giá độ rủi ro thấp, thời hạn ngắn và có tính l ỏng cao. Thị trường tiền tệ cũng là tập hợp các thị trường của một số công c ụ tài chính riêng biệt như tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi… - Thị trường vốn: Thị trường vốn Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là th ị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu. c. Trên phương diện cơ chế giao dịch: - Thị trường sơ cấp: là thị trường của những chứng khoán “mới phát hành” , dịch chuyển từ những nhà đầu tư đến những người tiết kiệm - Thị trường thứ cấp: là thị trường mà ở đó chứng khoán “đã phát hành” được mua bán , trao đổi -3-
- Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng các hình thức phân loại nào thì sẽ tuỳ thuộc vào vấn đề mà người ta muốn nghiên cứu đến. Thông thường, khi nói đến thị trường tài chính người ta thường phân ra theo 2 cách dưới (b và c). 3 . Mục tiêu & vai trò: Mục tiêu duy nhất: Phân bổ vốn tiết kiệm một cách có hiệu quả cho người sử dụng cuối cùng. Vai trò của tài chính: Một là, điều tiết kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò này thông qua sự kết hợp hai chức năng: phân phối và giám đốc. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền, nhà nước nắm được thực tế hoạt động của nền kinh tế, từ đó phát hiện ra những vấn đề cần can thiệp, điều tiết. Bằng các chính sách phân phối, nhà nước điều tiết nền kinh tế theo kế hoạch đã định. Nhà nước có thể dung biện pháp đầu tư thêm vốn, bổ sung vốn để đẩy mạnh những ngành phát triển kém và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước cũng có thể dung biện pháp giảm vốn đầu tư và hỗ trợ để hạn chế phát triển những ngành và những khâu chưa cần thiết… Đồn thời, nhà nước cũng có thể thông qua việc nâng cao hoặc hạ thấp thuế suất để điều tiết hoạt động đầu tư kinh doanh giữa các ngành nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển cân đối theo đinh hướng, muc tiêu. Hai là, xác lập và tăng cường các quan hệ kinh tế-xã hội -4-
- Để làm lành mạnh hoá quan hệ tài chính, một mặt nhà nước cần có những biện pháp cấp bách điều chỉnh các quan hệ tài chính kể cả biện pháp cấp bách buộc các doanh nghiệp thanh toán nợ nần trong thời gian ngắn. Mặt khác, nhà nước còn phải chủ động tạo điều kiện thúc đẩy sự ra đời các thị trường vốn trung hạn,dai hạn, nhất là thị tr ường chứng khoán và hướng dẫn chúng phát triển đúng hướng. Ba là, tích tụ và tập trung vốn, cung ứng vốn cho các nhu cầu c ủa s ự nghi ệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong nền kinh tế luôn diễn ra quá trình di chuyển nguồn tài chính hai chiều từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực phi sản xuất, từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại, từ lĩnh vực phi sản xuất sang lĩnh vực sản xuất và từ nước ngoài vào trong nước. Nếu nhà nước có chính sách tốt điều chỉnh các quan hệ tài chính nảy sinh trong các quá trình di chuy ển nói trên thì có thể thúc đẩy quá trình tập trung vốn cho đầu tư phát triển,giảm bớt các chi phí không cần thiết và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Bốn là, tăng cường tính hiệu quả của sản xuất, kinh doanh Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ thu-chi tài chính và phân phối thu nhập, theo nguyên tắc khuyến khích vật chất, xử lý chính xác mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, tài chính có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; thông qua chức năng giám đốc, tài chính duy trì kỷ luật tài chính, góp phần đẩy lùi lãng phí, tham ô… Năm là, hình thành quan hệ tích luỹ, tiêu dung hợp lý Nhà nước cần thường xuyên thực hiện việc phân phối lại và điều chỉnh sự phân phối từng bước cho phù hợp, có thể điều tiết bằng cách đánh thuế thu nhập người có thu nhập cao, hỗ trợ người có thu nhập thấp hoặc cũng có thể thành lập các quỹ xoá đói gi ảm nghèo, quỹ hỗ trợ tạo việc làm cho người nghèo, nâng lương cho người lao động ở các ngành có thu nhập thấp… Sáu là, củng cố liên minh công-nông, tăng cường vai trò của nhà nước và an ninh quốc phòng. Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy một nền kinh tế tài chính lành mạnh theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, sẽ tạo ra cơ sở kinh tế-xã hội -5-
- vững chắc cho việc củng cố liên minh công-nông-trí thức, nền tảng cho việc tăng cường vai trò của nhà nước và an ninh quốc phòng. II.Mô hình thị trường tài chính tại Việt Nam: LĨNH VỰC ĐẦU TƯ Đơn vị kinh doanh Chính phủ Hộ gia đình MÔI GIỚI TÀI TRUNG GIAN CHÍNH THƯƠNG MẠI Ngân hàng thương Công ty chứng mại khoán Công ty bảo hiểm Công ty tài chính Quỹ đầu tư THỊ TRƯỜNG THỨ Tổ chức tiết kiệm CẤP Sàn giao dịch Thị trường OTC KHU VỰC TIẾT KIỆM Hộ gia đình Tổ chức kinh doanh Chính phủ Như vậy , ta có thể thấy rằng về cơ bản mô hình thị trường tài chính Việt Nam hoạt động giống như mô hinh thị trường tài chính trên thế giới hiện nay .Tuy nhiên, trong mỗi bộ phận cấu thành nên thị trường tài chính VN có đôi chút khác biệt . Chúng ta có thể xem xét dưới đây : 1.Khu vực tiết kiệm: Ở khu vực này bao gồm các đơn vị kinh doanh, chính phủ và hộ gia đình tạm thời có nguồn vốn nhàn rỗi muốn đầu tư nó vào kinh doanh để thu lợi nhuận. 2.Lĩnh vực đầu tư : -6-
- Trái ngược với khu vực tiết kiệm , lĩnh vực này cũng bao gồm các đơn vị kinh doanh , chính phủ và hộ gia đình tuy nhiên họ là những đơn vị tạm thời thiếu hụt vốn cho ho ạt động kinh doanh. 3.Trung gian tài chính a. Khái niệm Trung gian tài chính là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Cũng có thể hiểu theo một cách định nghĩa khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương thức gián tiếp. Những tổ chức trung gian tài chính mà ta thường nghe nhắc đến bao gồm: Ngân hàng; Tổ chức công cộng/hiệp hội; Tổ chức tín dụng nghiệp đoàn; Đơn vị tư vấn/cố vấn tài chính và môi giới; Các hình thức công ty bảo hiểm; Quỹ tương hỗ; Quỹ hưu trí… b. Lợi ích của việc đầu tư qua các tổ chức trung gian - Thứ nhất, nó tạo tính độc lập giữa quyết đầu tư với những quy ết đ ịnh tiết kiệm riêng lẻ.Do đó người cần vốn có thể thông qua các trung gian tài chính huy động vốn từ nhiều nguồn tiết kiệm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của mình. - Thứ hai, các trung gian tài chính khuyến khích tiết kiệm bằng cách đa d ạng hóa các công cụ huy động vốn. Các công cụ tài chính khác nhau về thời hạn, lãi suất, điều kiện thanh toán sẽ tạo sự hấp dẫn cho mọi dối tượng có nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội bỏ ra để đầu tư. - Thứ ba, thông qua các trung gian tài chính, chủ thể có vốn đầu tư vào thị trường tài chính sẽ giảm bớt rủi ro do việc không có trình độ chuyên môn và thiếu thông tin về đ ối -7-
- tượng đầu tư. Đồng thời việc giao dịch qua các trung gian tài chính cũng giảm bớt chi phí đầu tư. Từ những lợi trên mà ngày nay ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, việc luân chuyển vốn trên thị trường tài chính thường được thể hiện thông qua các trung gian tài chính c. Các trung gian tài chính ở VN c.1.Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối gi ữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại.. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các t ổ chức khác trong xã hội. Hiện tại ở VN các ngân hàng thương mại được chia làm bốn nhóm chính : -8-
- - Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài : Trước đây các ngân hàng này tập trung cung cấp dịch vụ cho các khách hàng đa quốc gia tại VN , song hiện nay họ đang chuyển hướng tập trung vào các doanh nghiệp VN có quy mô lớn. Dưới đây là một số ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại VN : o . ANZ Banking Group o . ABN Amro Bank o . Bangkok Bank o . Bank of China o . Citibank o . Deutsche Bank AG Vietnam o . Hongkong Shanghai Banking Corporation (HSBC) o . Korea Exchange Bank o . Standard Chartered o . Sumitomo Mitsui Banking Corporation o . United Overseas Bank (UOB) - Ngân hàng quốc doanh : Những ngân hàng này trước đây chủ yếu cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước song hiện nay họ đã mở thêm hoạt động cho vay cho khối doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại VN. Nhiều ngân hàng trong số này đang trong tiến trình cổ phần hoá : o . Ngân hàng Ngoại Thương VN ( Vietcombank) o . Ngân hàng Đầu Tư Phát Triển VN (BIDV) o . Ngân hàng Công Thương VN (Incombank) o . Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) o . Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank) o . Ngân hàng Phát Triển VN (VDB) -9-
- - Ngân hàng Cổ Phần : Đây là ngân hàng mạnh mẽ nhất trong hoạt động ngân hàng bán lẻ và tập trung chủ y ếu vào việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình : o . Ngân hàng TMCP Á Châu o . Ngân hàng TMCP Đông Á (ACB) o . Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) o . Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VN (VP Bank) o . Ngân hàng TMCP Quốc Tế VN (VIB) o . Ngân hàng TMCP Kỷ Thương VN (Techcombank) o . Ngân hàng TMCP An Bình (An Binh Bank) o . Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) o . Ngân hàng TMCP Dầu Khí ( PG Bank) o . Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN (Eximbank) o . Ngân hàng TMCP Nhà (Habubank) o . Ngân hàng TMCP Sai Gòn Công Thương o . Ngân hàng TMCP Quân Đội - Ngân hàng Liên Doanh : Những ngân hàng này đựơc thành lập tại VN như những pháp nhân VN trên cơ sở góp vốn của các pháp nhân trong và ngoài nứơc : o . Ngân hàng Indovina o . Ngân hàng Shinhanvina o . Ngân hàng VIệt – Nga o . Ngân hàng VID Public o . Ngân hàng Vinasiam c.2.Quỹ đầu tư – Công ty quản lý quỹ đầu tư Huy động tiền bằng cách bán các chứng chỉ đầu tư (tức cổ phần) cho các nhà đầu tư (công chúng) Đầu tư vốn huy động vào các loại chứng khoán khác nhau. Có lợi thế so với - 10 -
- đầu tư cá nhân (đa dạng hóa rủi ro,chuyên môn hóa). Tại VN có Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital) c.3.Công ty bảo hiểm: Là các công ty thu các khoản nộp định kì của những người có nhu cầu có bảo hiểm và đổi lại tronng trường hợp có những sự cố không may xảy ra, công ty sẽ trả một khoản tiền lớn cho họ. Với nguồn vốn nhận dược, công ty bảo hiểm xây dựng nguồn dự trữ sau đó, với các khoản dự trữ này và một phần vốn của mình, họ đầu tư vào các tài khoản tài chính.ó hai loại công ty bảo hiểm: công ty bảo hiểm tai nạn,tài sản và công ty bảo hiểm nhân thọ. Các công ty bảo hiểm ở Việt Nam: Công ty TNHH AIG- công ty con của tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG. • Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam • Công ty BH Bảo Việt- do tập đoàn Tài Chính BH Bảo Việt đầu tư 100% vốn điều lệ • Công ty BH Nhân Thọ-do tập đoàn Tài Chính BH BảoViệt đầu tư 100% vốn điều lệ. • Công ty liên doanh BH quốc tế Việt Nam (VIA) do tập đoàn Bảo Việt đ ầu tư 51% • vốn điều lệ. Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ Prudential Vietnam • Công ty Bảo Hiểm Petrolimex (PJICO) • Công ty TNHH Bảo Hiểm Quốc Tế Mỹ (AIA) • c.4.Công ty tài chính Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là s ử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm. Công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn. - 11 -
- Các công ty tài chính ở Việt Nam: Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam(PVFC) • Công ty tài chính cổ phần HANDICO(HAFIC) • c.5.Tổ chức tiết kiệm Đây là một loại hình tổ chức nhận ký thác thường được tổ chức dưới hình thức hiệp hội tiết kiệm và cho vay hoặc ngân hàng tiết kiệm, nó hoạt đ ộng tương tự nh ư là ngân hàng thương mại nhưng tập trung chủ yếu vào khách hàng cá nhân hơn là khách hàng công ty. 4. Môi giới tài chính : Trên thế giới , tổ chức này không thực hiện chức năng cho vay trực tiếp mà chỉ hoạt động như những người làm mối trung gian và nhận một khoản phí .Tổ chức thực hiện nhiệm vụ này đựơc gọi là Ngân hàng đầu tư, tổ chức này thường làm công việc bảo hành chứng khoán.Tuy nhiên , ở VN tổ chức thực hiện chức năng là các công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được UBCK chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định. a. Một số phương thức bảo lãnh phát hành - Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành, cho dù có phân phối hết hay không. - Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán, mà cam kết sẽ cố gắng hết mức đ ể bán chứng khoán ra thị trường, nhưng phần không phân phối hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành. - Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không bán gì: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành nếu không bán hết số chứng khoán thì huỷ bỏ toàn bộ đợt phát hành. - Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức bảo lãnh trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không bán gì. Theo phương thức này, tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh - 12 -
- phát hành phải bán tối thiểu một tỷ lệ nhất định chứng khoán phát hành. Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ. Ở Việt Nam, bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: - Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại. - Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. b.Điều kiện để được bảo lãnh phát hành CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (CK) khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng. - Không vi phạm pháp luật CK trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh. - Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phi ếu đ ược Chính phủ bảo lãnh. - Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. Hiện nay ta có các tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán : Công ty chứng khoán ABC Công ty chứng khoán Dầu Khí Công ty chứng khoán Thăng Long Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng Công Thương Ngân hàng Ngoại Thương Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển - 13 -
- … 5. Thị trường thứ cấp : a) Khái niệm : Sau khi chứng khoán mới được phát hành trên thị trường sơ cấp, chúng sẽ được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Vậy Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.. Khác với thị trường sơ cấp, tiền bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp thuộc về các nhà đầu tư và nhà kinh doanh chứ không thuộc về các công ty phát hành chứng khoán. b)Vai trò: - Đẩy mạnh chức năng của hệ thống tài chính. - Làm tăng tính khả nhượng của tài sản tài chính. c)Tổ chức : Xét về phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường thứ cấp bao gồm 3 loại: Sở giao dịch chứng khoán, Thị trường phi tập trung (OTC), và thị trường thứ 3. d)Hoạt động: Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán được khởi đầu bằng việc đặt lệnh mua bán tại Văn phòng giao dịch của Công ty chứng khoán đặt tại các địa điểm khác nhau trong cả nước. Trước khi đặt lệnh, khách hàng phải làm thủ tục mở tài khoản tại Công ty chứng khoán. Lệnh của khách hàng được chuyền từ Văn phòng công ty chứng khoán đ ến người đại diện của công ty tại sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Các l ệnh mua bán - 14 -
- được đấu giá với nhau. Kết quả giao dịch sẽ được thông báo lại cho công ty chứng khoán và khách hàng của công ty. Những lệnh được thực hiện sẽ chuyển sang hệ thống thanh toán và lưu ký chứng khoán làm các thủ tục thanh toán chuyển giao chứng khoán và tiền. Khách hàng Công ty CK Sở giao dịch CK III. Thực trạng hoạt động của thị trường tài chính ở nước ta thời gian qua: 1. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường tài chính 1991 tới nay: Với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 7 năm 2000. Ta có thể dựa vào cột mốc đó để chia ra làm hai giai đoạn hình thành và phát triển của thị trường tài chính 1.1 Giai đoạn từ 1990 đến 2000 Đây là giai đoạn đầu, phôi thai cho một thị trường tài chính hoạt đ ộng theo c ơ chế thị trường. Do chịu ảnh hưởng của một thời kỳ chiến tranh lâu dài, và thời kỳ trước đ ổi mới, nền kinh tế ta hoạt động một cách quan liêu và bao cấp kém hiệu quả. Sau đ ổi mới năm 1986, một thị trường tài chính Việt Nam đã dần dần thành hình. Trong giai đoạn này, thị trường tài chính đã dần dần có những bước đột phá và thành công nhất đinh. Nh ưng mức độ huy động vốn trong dân, và từ nước ngoài vẫn chiếm một tỷ lệ chưa cao. 1.2 Giai đoạn từ năm 2000 cho đến 2010 Cột mốc đánh dấu đáng chú ý nhất, có ảnh hưởng lớn nhất và đáng tự hào nhất của thị truờng tài chính Viêt Nam. Đó chính là sự ra đời của thị trường chứng khoán, một thị trường vốn- một kênh huy động vốn hiệu quả nhất cho nền kinh tê. Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, đã tạo nên những bước chuyển đổi và nhảy vọt quan trọng. Thị trường tài chính lớn mạnh hơn, giúp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau sở giao dich chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, rồi đến lượt trung tâm giao dich chứng khoán Hà Nội ra đời. Thị truờng tài chính lại bùng nổ, với hàng loạt quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài ra đời, các ngân hàng thương mại cổ phần nhiều hơn, mức độ huy động vốn lớn hơn, tạo ra một súc mạnh lớn cho nền kinh tế. Uớc tính mức vốn hoá của thị trường chứng khoán hiện nay đã là 40% GDP. Con số này sẽ ngày càng đ ược tăng lên trong những thời gian tới. Có thể nói rằng, chưa bao giờ thị truờng tài chính Việt Nam lại phát triển manh mẽ như lúc này. - 15 -
- 1.3 Giai đoạn 2011-2012 Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2011, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt và đúng đắn của Chính phủ, ngành tài chính đã nghiêm túc, chủ động và tích cực trong việc thực hiện các chính sách tài chính - Ngân sách nhà nước (NSNN) theo hướng chặt chẽ, hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nhìn lại một năm phấn đấu, toàn ngành tài chính đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực và nhiệm vụ được Ðảng và Nhà nước, nhân dân giao phó. Vượt qua khó khăn, thách thức Xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động thu NSNN, Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thu, phấn đấu thu vượt so dự toán Quốc hội quyết định. Trong điều hành, Bộ đã chỉ đạo ngành Thuế, Hải quan đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, đặc biệt là kiểm soát tốt về chi phí, giá thành sản phẩm, tăng cường công tác thanh tra chống chuyển giá, chú trọng việc đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế... nên đã huy động kịp thời các nguồn thu cho NSNN với tổng thu cân đối NSNN ước vượt 13,4% so dự toán, tăng 20,6% so thực hiện năm 2010, tỷ lệ động viên từ thuế và phí đạt 20,3% GDP. Về chi NSNN, đã bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi theo đúng dự toán được duyệt, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm đầu tư công, tăng cường kiểm soát chi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Ðã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp lại, điều chuyển được khoảng 9.452 tỷ đồng vốn đầu tư, đồng thời dành 3.857,7 tỷ đồng từ thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để chi cho lĩnh vực an sinh xã hội. Ðiều đáng nói là trong điều kiện ngân sách hạn hẹp nhưng chi NSNN cho công tác an sinh xã hội đã tăng gần 20% so năm 2010 với mức ước đạt 84 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, ngành đã xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ vùng bị thiên tai hơn 62 nghìn tấn gạo, xuất cấp các vật tư, thiết bị khoảng 574 tỷ đồng. Chính nhờ làm tốt hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi nên không chỉ bảo đảm các nhiệm vụ chi NSNN mà ngành Tài chính còn tiết giảm bội chi ngân sách từ mức 5,3% GDP xuống còn 4,9% GDP, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia. - 16 -
- Nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, cơ quan, địa phương trong việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, như: điều hành lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) theo hướng linh hoạt nhằm bảo đảm mục tiêu huy động vốn cho NSNN và ngăn chặn lạm phát. Lãi suất phát hành TPCP đã từng bước phát huy vai trò là mức lãi suất cơ sở, có tác dụng dẫn dắt các mức lãi suất khác trên thị trường tài chính. Kỳ hạn phát hành trái phiếu cũng đã được lựa chọn và phân bổ hiệu quả, hợp lý để tránh tạo áp lực trả nợ TPCP cho các năm tới, hạn chế tạo áp lực huy động ảnh hưởng không tốt tới mặt bằng lãi suất của thị trường, theo đó kỳ hạn trung bình của TPCP đã được cải thiện từ mức 3,65 năm (cuối năm 2010) lên mức khoảng 3,71 năm (cuối năm 2011). Bộ đã sử dụng linh hoạt nhiều công cụ tài chính nhà nước để kiềm chế mức độ tăng giá trong nước, giảm áp lực lạm phát. Trong những hoạt động được ngành Tài chính tập trung thực hiện đồng bộ và quyết tâm cao, việc tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân đã đạt được những kết quả tốt. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Quốc hội miễn, giảm, gia hạn nghĩa vụ thuế phát sinh năm 2011 cho một bộ phận DN vừa và nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân với tổng số 10 nghìn tỷ đồng. Ðồng thời đã điều hành chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu linh hoạt thông qua việc điều chỉnh thuế suất kịp thời nhằm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, góp phần bình ổn giá để chống lạm phát. Tiếp tục thực hiện việc rà soát, ban hành các cơ - 17 -
- chế, chính sách về thu, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế, như: ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp, quản lý mã số thuế, thực hiện kê khai thuế điện tử. Trong năm 2011, một trong những "điểm nóng", "vấn đề nóng" của nền kinh tế là về công tác quản lý, điều hành giá. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành tài chính đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, phù hợp với diễn biến của thị trường góp phần làm giảm dần tốc độ tăng giá. Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường để xóa bao cấp một bước qua giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ đầu vào quan trọng của nền kinh tế, nhưng điều hành việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng (điện, than bán cho điện, xăng, dầu...) ở mức độ có kiềm chế, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát không đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng quá cao. Khi có điều kiện đã điều chỉnh giảm giá (giá xăng, dầu giảm hai lần...), đồng thời sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính nhà nước như giảm thuế nhập khẩu cơ bản về 0%, sử dụng Quỹ bình ổn giá... để kiềm chế mức độ tăng giá trong nước, giảm áp lực lạm phát. Bộ Tài chính đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương áp dụng đồng bộ các biện pháp bình ổn giá như bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ không để xảy ra các "cơn sốt" đột biến về giá. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giá tại các đơn vị kinh doanh các mặt hàng: phân bón hóa học, thức ăn chăn nuôi, xi-măng, đường ăn, khí hóa lỏng, thép, sữa bột trẻ em, thuốc bảo vệ thực vật, giấy in, giấy viết, kiểm tra giá nhập khẩu xăng, dầu tại các DN đầu mối... Kiên quyết xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về giá. Trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, năm 2011, ngành Tài chính đã tập trung xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý phục vụ cho công tác quản lý, giám sát tình hình tài chính của các DNNN, tổng hợp về thực trạng hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty giai đoạn 2006-2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011-2015 trình Chính phủ phê duyệt. Từ đó, Bộ đã hình thành cơ sở để xây dựng, đề xuất phương án tái cấu trúc DNNN, trong đó trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Khóa XI. Công tác đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa DNNN tiếp tục được đẩy mạnh và đã tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả DNNN. - 18 -
- Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý giá cả và kiềm chế lạm phát. Năm 2012, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả Quán triệt mục tiêu điều hành tổng quát của năm 2012 đã được Chính phủ phê duyệt, toàn ngành Tài chính quyết tâm tiếp tục nâng cao nhận thức, triển khai sớm và có hiệu quả các mặt công tác được giao. Cụ thể: Thứ nhất, toàn ngành quyết tâm tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành vượt nhiệm vụ thu NSNN năm 2012 đã được giao và giảm bội chi NSNN xuống dưới 4,8% GDP, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Ðể tăng cường quản lý thu ngân sách, ngành quyết tâm tổ chức triển khai thực hiện tốt các luật thuế, nhất là các luật thuế mới, thực hiện quyết liệt các biện pháp chống thất thu (đặc biệt là các khoản thu liên quan đến đất đai, chống gian lận thuế và chuyển giá, trốn thuế trong tất cả các loại hình DN) đi đôi với tiết kiệm chi; tăng cường kỷ luật tài chính, bảo đảm dư nợ Chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn. Thứ hai, hoạt động điều hành chi NSNN phải bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và tiết kiệm, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và an sinh xã hội; Ðiều hành vốn đầu tư phải gắn với việc triển khai thực hiện Ðề án tái cấu trúc đầu tư công. Phối hợp đồng bộ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; điều hành chặt chẽ thu, chi ngân sách; Phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Ðề án tái cấu trúc đầu tư công; tổ chức triển khai thực hiện trong phạm vi quản lý của bộ sau khi - 19 -
- được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc và giải pháp đã được đề ra trong Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15-10-2011 của Thủ tướng Chính phủ đối với chi đầu tư từ NSNN và TPCP (trong đó yêu cầu đặt lên hàng đầu là phải kiểm soát chặt chẽ, chỉ được quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối ở từng cấp ngân sách; bố trí vốn đúng theo quy định về thứ tự ưu tiên... cũng như tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra các khoản chi NSNN); chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng; quản lý chặt chẽ các khoản chi thường xuyên theo đúng dự toán được phê duyệt; thực hiện nghiêm các quy định về mua sắm tài sản công. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các luật thuế, thực hiện quyết liệt các biện pháp chống thất thu, đặc biệt là các khoản thu liên quan đến đất đai. Thứ ba, Bộ Tài chính quyết tâm đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các DN trong nước khác để tạo nên sức mạnh của cộng đồng DN. Chính phủ đã chính thức giao cho Bộ Tài chính chủ trì, nghiên cứu xây dựng Ðề án tái cấu trúc DNNN mà trọng tâm là tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Trên cơ sở Ðề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng và triển khai Ðề án tái cấu trúc DNNN; đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý của chủ sở hữu tại DNNN theo hướng làm rõ hơn các quyền, nghĩa - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án : Sự phát triển công cụ trên thị trường tài chính ở Việt Nam
37 p | 1319 | 495
-
Đề án “Thực trạng phát triển các công cụ của thị trường tài chính ở Việt Nam”
36 p | 1143 | 327
-
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾĐề tài " Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO”
34 p | 230 | 88
-
Báo cáo chuyên đề Thị trường - Tài chính - Ngân hàng
34 p | 360 | 78
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Tái định vị thương hiệu tập Campus tại thị trường Tp.HCM của Cty Kokuyo Việt Nam
138 p | 257 | 60
-
Chuyên đề tốt nghiệp - Đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam”.
111 p | 160 | 42
-
Chuyên đề “Thị trường dịch vụ điện thoại - Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing tại Công ty VMS - Mobi Fone”
64 p | 199 | 42
-
Luận văn đề tài : "Khả năng ứng dụng chứng khoán phái sinh vào thị trường chứng khoán Việt Nam"
32 p | 142 | 35
-
Chuyên đề: Một số vấn đề về thị trường văn phòng cho thuê trên địa bàn thành phố Hà Nội
30 p | 180 | 34
-
Luận văn: “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
22 p | 118 | 27
-
Luận văn: Thị trường tài chính và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường
14 p | 176 | 26
-
Chuyên đề: Thị trường hiệu quả
77 p | 154 | 25
-
Đề tài "Đánh giá hiệu quả sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam và giải pháp"
19 p | 75 | 16
-
Chuyên đề: Cải cách thị trường tài chính ở Việt Nam theo hướng tự do hoá - Thực trạng tính chuyển đổi đồng tiền Việt Nam
49 p | 100 | 13
-
Thuyết trình: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng internet của các công ty quốc tế trên thị trường chuyển tiếp tại Việt Nam
57 p | 120 | 13
-
Chuyên đề: Rủi ro của các nhà đầu tư gây nhiễu trên các thị trường tài chính
26 p | 284 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
28 p | 9 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn