Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm may của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường EU”
lượt xem 344
download
Công ty Cổ phần May 10 là một trong những công ty sản xuất hàng may mặc hàng đầu Việt Nam. May 10 cũng là công ty đi tiên phong trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nước ngoài. Các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang hơn 50 nước trên thế giới trong đó thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản và EU. Với kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động này công ty đã xây dựng dựng được cho mình uy tín vững chắc đối với các đối tác nước ngoài. Người tiêu dùng trong và ngoài nước...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm may của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường EU”
- - - - - - - LUẬN VĂN Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm may của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường EU
- LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 3 CHƯƠNG I ........................................................................................................................... 5 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10. ............................................................ 5 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10. .......................................................... 5 Thônng tin chung........................................................................................................... 5 Chức năng - nhiệm vụ - cơ cấu tổ chức......................................................................... 7 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY.......................................................................... 11 1.2.1. Nguồn lao động. ................................................................................................. 11 1.2.2. Cơ sở hạ tầng - nguồn lực công nghệ. ............................................................ 13 1.2.3. Nguồn lực tài chính. ....................................................................................... 16 1.2.4. Nguyên vật liệu và sản phẩm. ........................................................................ 17 CHƯƠNG II ........................................................................................................................ 19 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP SẢN PHẨM MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG EU. ............................................. 19 2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHUNG CỦA CÔNG TY.................. 19 2.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP SẢN PHẨM MAY CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG EU............................................................................................... 24 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU ..................................... 24 2.2.2. Mặt hàng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU. ...................................... 26 2.2.3. Thị trường các nước thành viên EU. ............................................................. 28 2.2.4. Các biện pháp mà công ty áp dụng để đẩy manh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm may sang thị trường EU. ................................................................................... 30 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP SẢN PHẨM MAY CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG EU............................................................................ 37 2.3.1. Ưu điểm. ......................................................................................................... 37 2.3.2. Những mặt còn tồn tại. ...................................................................................... 39 2.3.2. Nguyên nhân của những mặt còn tồn tại. ...................................................... 41 CHƯƠNG III ...................................................................................................................... 45 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP SẢN PHẨM MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2015. ............................................................................................................................................. 45 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP CÁC SẢN PHẨM MAY CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG EU. ....................................................... 45 3.1.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung. ............... 45 3.1.2. Định hướng hoạt động xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may của công ty sang thị trường EU............................................................................................................... 46 3.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP SẢN PHẨM MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG EU. ......................................... 47 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. ................................ 47 3.2.2. Nhóm giải pháp Marketting trên thị trường. ................................................... 49 3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. ................................... 51 3.3. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ. ........................................................................................ 53 3.3.1. Với Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex). ............................................... 53 3.3.2. Kiến nghị với nhà nước...................................................................................... 54 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 55
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Công ty Cổ phần May 10 là một trong những công ty sản xuất hàng may mặc hàng đầu Việt Nam. May 10 cũng là công ty đi tiên phong trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nước ngoài. Các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang hơn 50 nước trên thế giới trong đó thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản và EU. Với kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động này công ty đã xây dựng dựng được cho mình uy tín vững chắc đối với các đối tác nước ngoài. Người tiêu dùng trong và ngoài nước cũng ngày càng tin tưởng và ưa chuộng các sản phẩm của công ty. Nhưng trong những năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của Công ty sang thị trường EU bị đe doạ nghiêm trọng bởi sự cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Trung Quốc. Nhất là khi Liên minh châu Âu dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu các sản phẩm dệt may Trung Quốc vào thị trường này ngày 1 tháng 1 năm 2008. Các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Trung Quốc không những có lợi thế giá rẻ do chí phí nhân công lao động thấp, chi nguyên vật liệu thấp…,mà chất lượng, kiếu dáng, mẫu mã ngày càng cải thiện. Dưới sức ép cạnh tranh đó Công ty Cổ phần May 10 đã có những biện pháp nào để tăng cường sức cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc xuất khẩu của mình vào thị trường này? Đi tìm lời giải cho câu hỏi đó nên em quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm may của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường EU” 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu trực tiếp sản phẩm may của công ty sang thị trường EU từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động này của công ty tới năm 2015 .
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu trực tiếp (FOB) các sản phẩm may của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường EU trong giai đoạn 2005 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào các số liệu thống kê, sau đó đưa ra những phân tích đánh giá. 5. Kết cấu đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận thì được chia làm ba phần như sau: Phần I: Tổng quan về Công ty Cổ phần May 10. Phần II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường EU. Phần III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường EU.
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10. Thônng tin chung. Công ty Cổ phần May 10 là thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) thuộc Bộ Công Nghiệp.Công ty là công ty cổ phần do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Graco 10 có vốn điều lệ 54 tỷ đồng trong đó Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần, 49% cổ phần còn lại được bán cho người lao động. Tên gọi: Công ty cổ phần May 10. Tên giao dịch quốc tế : Garment 10 Joint Stock Company (GARCO 10). Trụ sở chính : Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Văn phòng giao dịch: 103 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận. TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84)(04)38276923 - (84)(04)38276396. Fax: (84)(04)38276925. Email: ctmay10@garco10.com.vn Website: http:// www.garco10.com.vn. Một số giai đoạn phát triển của Công ty . Tiền thân của Công ty Cổ phần May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang được thành lập ở các chiến khu trong toàn quốc, và được tổ chức từ năm 1946, phục vụ bộ đội chống Pháp tại các chiến trường Việt Bắc, khu 4, khu 3 và Nam Bộ. Từ năm 1947 đến năn 1949, việc may quân trang không chỉ được tiến hành ở các chiến khu mà còn được tiến hành ở nhiều nơi khác như: Nho Quan- Ninh Bình, Hà Đông, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Ngãi…Để đảm bảo bí mật, các cơ sở sản xuất đều được đạt tên theo bí số của quân đội như: X1, X30,AK1, AM1, CK1, BK1…Các đơn vị này chính là tiền thân của xưởng May 10 hợp nhất sau này.
- Năm 1952, xưởng may X1 ở Việt Bắc được đổi tên thành xưởng May 10 mang bí xố X10. Năm 1956, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, xưởng may X40 (Thanh hoá) và những đồng chí thợ may của ngành quân nhu ở Nam Bộ và Chiến khu 5 Việt Bắc được lệnh chuyển ra Hà nội sát nhập với xưởng May 10 lấy tên là xưởng May 10 đặt tại Hội Xá thuộc Bắc Ninh cũ nay là Phường Sài Đồng – Quận Long Biên – Hà Nội với diện tích 20ha. Xưởng May 10 được xây dựng với 546 cán bộ công nhân viên chuyên may quân phục quân đội . Tháng 2 năm 1961, Cục Quân Nhu - Tổng Cục Hậu cần tiến hành bàn giao xưởng May 10 cho Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp May 10 với toàn bộ nhà xưởng máy móc thiết bị và 1092 cán bộ công nhân viên. Mặt hàng sản xuất chính lúc này vẫn là quân trang chiếm đến 90% - 95% sản lượng sản xuất. Năm 1975, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động sản xuất của công ty. Công ty chuyển dần sang sản xuất các mặt hàng phục vụ dân dụng và xuất khẩu ra nước ngoài với thị trường chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu. Năm 1990 – 1991 do Liên xô và các nước XHCN ở Đông ÂU tan rã, công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi bị mất đi các thị trường xuất khẩu chủ lực. Nhưng dưới sự lãnh đạo kịp thời và đúng đắn, Ban giám đốc công ty đã quyết định chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh sang hướng chuyên sản xuất các sản phẩm áo sơ mi xuất khẩu cho các thị trường Hàn Quốc, CHLB Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Canada… Ngày 14 – 11 – 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra quyết định số 1090/TCLD về chuyển đổi mô hình tổ chức từ Xí nghiệp May 10 lên thành Công ty May 10 thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Và đến ngày 1/1/2005, đứng trước những cơ hội và thách thức của thị trường dệt may trong nước và quốc tế, chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như tình hình
- nội tại của công ty, Công ty May 10 được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần May 10 theo quyết định số 105/QĐ-BCN kí ngày 1/5/2004 của Bộ Công Nghiệp. Chức năng - nhiệm vụ - cơ cấu tổ chức. Chức năng của công ty Căn cứ vào quyết đinh số 105/QD-BCN kí ngày 1/5/2004 của Bộ Công Nghiệp về việc chuyển Công ty May 10 thành Công ty Cổ phần May 10. Công ty Cổ phần May 10 là công ty cổ phần chuyên kinh doanh các ngành nghề sau : - Sản xuất các loại quần áo và phụ liệu ngành may. - Kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm, công nghệ tiêu dùng. - Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân thuê. - Đào tạo nghề và xuất khẩu lao động. - Xuất nhập khẩu trực tiếp. Trong đó hoạt động sản xuất các loại quần áo phục vụ cho nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài là chức năng kinh doanh chính của công ty. Nhiệm vụ của công ty. Trong giai đoạn hiện nay công ty đề ra một số nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt các nghĩa vụ và tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước. - Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, không ngừng nâng cao và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty. - Nâng cao thị phần trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu. - Hoạch định Công ty Cổ phần May 10 thành một doanh nghiệp chuyên các sản phẩm may thời trang có tầm vóc lớn trong và ngoài nước. - Đa dạng hoá sản phẩm, phát huy các sản phẩm mũi nhọn, không ngừng nâng cao chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng.
- - Hoạch định cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Bảo vệ môi trường, giữ gìn an toàn trật tự xã hội. Cơ cấu tổ chức của công ty. Mô hình cấu trúc tổ chức của bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến theo sơ đồ sau : Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc P. Tổng Giám Đốc GĐĐH1 GĐĐH2 GĐĐH3 P.TC-KT Văn Phòng P.Đầu tư P.Thị Trương P.Kế hoạch P.Marketting P.kinh doanh P. QA P Kỹ thuật PX Phụ trợ XN ĐP P. Kho vận Trường ĐT XN May Trưởng ca A Tổ hòm hộp Tổ quản trị Tổ kiểm hoá Trưởng ca B Tổ Cắt A Tổ May A Tổ Là A Tổ Là B Tổ May B Tổ cắt B Nguồn: Phòng tổ chức lao động(1) Tổng giám đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty: giao dịch, ký kết các hợp
- đồng, quyết định các chủ chương chính sách lớn về đầu tư, đối ngoại…đồng thời trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban, tiếp nhận thông tin và tham mưu cho các phòng ban cấp dưới, thực hiện chính sách, cơ chế của Nhà nước. Phó tổng giám đốc: Hỗ trợ điều hành công việc mở khối phục vụ. Thay quyền Tổng giám đốc điều hành Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công việc được bàn giao. Giám đốc điều hành: Điều hành công việc ở các phòng ban và xí nghiệp thành viên. Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm về công tác ký kết hợp đồng, phân bổ kế hoạch cho các đơn vị, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện tiến độ công việc của các đơn vị, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu. Phòng tài chính kế toán: Tổ chức công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Có nhiệm vụ phân phối điều hoà tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cung cấp thông tin kế toán cho các cấp quản trị và các bộ phận có liên quan. Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và quyền lợi với người lao động. Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm điều hành giám sát, cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào cho sản xuất, nghiên cứu thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa. Phòng thị trường: Có nhiệm vụ tìm kiếm các đối tác xuất khẩu, thực hiện các đơn hàng và các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Phòng kho vận: Có nhiệm vụ kiểm tra, tiếp nhận nguyên vật liệu, viết phiếu xuất kho, nhập kho và phân phối nguyên vật liệu cho sản xuất. Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ trực tiếp đôn đốc hướng dẫn sản xuất ở từng xí nghiệp, xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ, quy phạm, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Xác định định mức kỹ thuật, công tác chất lượng sản phẩm, quản lý và điều tiết máy móc thiết bị.
- Văn phòng Công ty: Có nhiệm vụ chung là phụ trách tiếp tân, đón khách, thực hiện các giao dịch với các cơ quan, các khách hàng, thực hiện công tác văn thư… Phòng QA (Kiểm tra chất lượng): Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ và chất lượng sản phẩm, ký công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Trường đào tạo công nhân kỹ thuật may thời trang: Có chức năng ký kết hợp đồng với các trường đại học, các trung tâm dạy nghề tổ chức các khoá học về kỹ thuật may cơ bản và thời trang, về quản trị doanh nghiệp. Phân xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các trang thiết bị đang sử dụng trong Công ty, tổ chức phân bổ thiết bị phù hợp để điều chỉnh sản xuất kịp thời, quản lý và chịu trách nhiệm về mạng lưới điện trong cả Công ty. Các xí nghiệp may từ 1 đến 5: Được bố trí tại trụ sở chính của Công ty tại thị trấn Sài Đồng – Gia Lâm - Hà Nội. Có nhiệm vụ chính là sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng trong và ngoài nước. Các xí nghiệp địa phương: Là các đơn vị trực thuộc bao gồm các xí nghiệp thành viên được đặt tại các địa phương khác nhau: Xí nghiệp may Vị Hoàng (Nam Định), Xí nghiệp Hoa Phương (Hải Phòng), Xí nghiệp Đông Hưng (Thái Bình), Xí nghiệp Hưng Hà (Thái Bình). Nhiệm vụ sản xuất hàng xuất khẩu và hàng nội địa.
- 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY. 1.2.1. Nguồn lao động. Với đặc thù của ngành dệt may là một ngành đòi hỏi nguồn lao động dồi dào có tay nghề cao. Nên yếu tố lao động là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có hoạt động xuất khẩu của công ty. Về số lượng Công ty có thế mạnh lớn về nguồn lao động. Hiện đang có 7.964 lao động đang làm việc tại công ty, với số lượng lao động này công ty có thể hoàn toàn đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu số lượng lớn, thời gian giao hàng ngắn. Đây chính là một lợi thế lớn của công ty so với các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành. Bảng 1.2: Tổng số lao động và thu nhập bình quân lao động. Chỉ Tiêu Đơn Năm Năm Năm Năm Năm vị 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số lao động. Người 6.830 7.649 7.900 7.913 7.964 Bình quân thu nhập. Tr.đ 1,43 1,54 1,60 1,866 2,13 Nguồn: Phòng tổ chức lao động . Binh quân thu nhập lao động của công ty năm 2009 là 2.130.000VNĐ đối với lao động trực tiếp và 2.975.000VNĐ đối với lao động gián tiếp. Đây là một mức lương khá cao so với các doanh nghiệp dệt may khác. Điều này sẽ khuyến khích lao động làm việc hiệu quả, tăng năng suất lao động, thu hút được đội ngũ lao động lành nghề và nhất là tránh được tình trạng công nhân bỏ việc làm ảnh hưởng đến việc tiến độ thực hiện công việc.
- Về chất lượng. Chất lượng của đội ngũ lao động trong công ty tương đối tốt. Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 1.155 người. Số lượng cán bộ quản lý chiếm 6% tổng số lao động, 100% nhân viên các phòng nghiệp vụ có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Hơn 99% cán bộ công nhân viên của công ty tốt nghiệp THPT trở lên, không có trường hợp nào có trình độ hết Cấp I. Bảng 1.3: Cơ cấu lao động năm 2009 . Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Cơ cấu lao động Trực tiếp 6.959 87,4% Gián tiếp 609 7,6% Phục vụ 396 5% Trình độ lao động Đại học và trên đại học 443 5.56% Cao đẳng 712 8,94% Trung cấp 949 11,9% Tốt nghiệp PTTH 5.851 73,46% Chưa tốt nghiệp PTTH 9 0,14% Giới tính Nữ 6.746 84,7% Nam 1.217 15,3% Nguồn: Phòng tổ chức lao động. Với đặc thù công việc cho nên tỷ lệ lao động phổ thông trong công ty là rất lơn chiếm hơn 87%. Để đáp ứng được nhu cầu công việc, sau khi được tuyển dụng đội ngũ này sẽ được công ty tổ chức đào tạo huấn luyện không chỉ về kĩ thuât may mà còn cả về ý thức, tác phong và thái độ làm việc.
- Ngành may là một nghành đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mẩn, và kiên nhân cao nên số lượng lao động nữ trong ngành này chiếm đa số. Tỷ lệ lao động nữ trong công ty chiếm đến gần 85% vì vậy công ty đã mở một trường Mầm non ngay cạnh công ty để phục vụ cho cán bộ công nhân viên nữ trong công ty có con yên tâm làm việc. Công ty có một nhà ăn chuyên phục vụ cho cán bộ công nhân viên của công ty với khẩu phần ăn ngon miệng và đảm bảo dinh dưỡng, năng lượng để lao động. Ngoài các hoạt động sản xuất công ty còn thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Điều này ngoài tác dụng tăng cường thể lực còn là một hoạt động giúp tăng tình đoàn kết của cán bộ công nhân viên trong công ty. Có thể thấy rằng đội ngũ nhân lao động của công ty không những được đào tạo kỹ lưỡng về tay nghề, trình độ chuyên môn mà còn được tạo thuận lợi về mặt thể chất, tinh thần. Điều đó đã làm tăng chất lượng sản phẩm của công ty, làm giảm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, nâng cao hiệu quả lao động. 1.2.2. Cơ sở hạ tầng - nguồn lực công nghệ. Cơ sở hạ tầng. Hiện tại Công ty đang có 13 xí nghiệp thành viên với tổng năng lực sản xuất hàng năm hơn 16,100.000 sản phẩm các loại. Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty hiện có 37,810m2 bao gồm hệ thống nhà xưởng, kho tàng, hệ thống văn phòng, nhà ăn và các công trì vui chơi giải trí khác. Hệ thống nhà xưởng của công ty đạt tiêu chuẩn SA 8000. Các tiêu chuẩn điều kiện sản xuất như ánh sáng, lượng bụi trong không khí và tiếng ồn đều được công ty thực hiện tốt để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Công ty cũng thường xuyên đầu tư nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn điều kiện làm việc.
- Bảng 1.4: Cơ sở hạ tầng Tên xí nghiệp DT Địa điểm LĐ Sản lượng SP chủ yếu 2 (m ) ( người) (SP/năm) (Bộ/năm) XN may 1 2.000 Hà Nội 700 2.200.000 Sơ mi các loại XN may 2 2.000 Hà Nội 700 2.300.000 Sơ mi các loại XN may 5 2.000 Hà Nội 750 2.000.000 Sơ mi các loại XN veston 1 2.000 Hà Nội 600 500.000 Veston XN veston 2 2.000 Hà Nội 500 200.000 Veston XN veston 3 6.500 Hải Phòng 600 500.000 Veston XN may Vị Hoàng 1.560 Nam Định 350 700.000 Quấn âu, Jacet XN may Đông Hưng 800 Thái Bình 350 700.000 Quấn âu, Jacet XN may Hưng Hà 9.500 Thái Bình 1.200 2.000.000 Quấn âu, Jacet XN may Thái Hà 1.800 Thái Bình 800 2.000.000 Jacket, sơ mi XN may Phù Đổng 850 Hà Nội 300 1.000.000 Jacket, sơ mi XN may Bỉm Sơn 2.300 Thanh Hoá 800 1.000.000 Quấn âu, Jacet XN may Hà Quảng 4.500 Quảng Bình 600 1.600.000 Jacket, sơ mi Nguồn: Phòng tài chính kế toán . Nguồn lực công nghệ. Để phục vụ sản xuất công ty đã đầu tư nhiều hệ thống trang thiết bị, dây truyền sản xuất hiện đại từ Nhật Bản, Đức như: máy 1 kim tự động Juki DLU 5490 N.7 của Nhật Bản, máy thùa đầu tròn REEC-104, Singer 299U, máy quay bác tay tự động ADLER971 của CHLB Đức, máy thiết kế và gấp quần áo tự động khác của Nhật Bản và Tây Đức…Với hệ thống trang thiết bị hiện đại đã giúp công ty nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của công ty đã đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước ngoài.
- Bảng 1.5: Máy móc trang thiết bị. STT Tên máy móc Số lượng 1 Máy một kim 2814 2 Máy hai kim 230 3 Máy 4 kim 56 4 Máy vắt sổ 242 5 Máy cuốn ống 129 6 Máy đính cúc 142 7 Máy chặn bọ 81 8 Máy thùa 133 9 Máy thùa đầu tròn 33 10 Máy vắt gấu 22 11 Máy dán đường may 22 12 Máy Zizac 13 13 Máy bỏ túi cắt chỉ tự động 9 14 Máy dập Mếch 2 15 Máy ép Mếch 26 16 Máy ép lộn cổ 41 17 Máy lộn ép bác tay 19 18 Máy đột cúc 60 19 Máy là 16 20 Nồi hơi 25 21 Bàn là 205 22 Bàn gấp 170 23 Máy cắt vòng 59 24 Máy cắt tay 91
- 25 Máy thêu 24 đầu 3 26 Hệ thống giặt 12 27 Máy sấy 16 28 Máy vắt 4 29 Máy nén khí 19 30 Máy quay vải 10 31 Hệ thống giác mẫu 7 32 Máy dệt nhãn 2 33 Máy may Veston 258 Nguồn: Phòng kỹ thuật. 1.2.3. Nguồn lực tài chính. Vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn kinh doanh thì phải có vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ, công cụ dụng cụ, dự trữ hàng hoá, chi trả các khoản chi phí phải chi khác… Biểu đồ 1.6: Tình hình vốn sản xuất kinh doanh Năm 2006-1009 300,000 270,574 250,000 200,927 Tỷ đồng 200,000 165,358 182,689 150,000 92,676 86,439 91,588 84,871 100,000 50,000 0 2006 2007 2008 2009 Năm Vốn lưu động Vốn cố định Nguồn: Phòng tài chính kế toán
- Lượng vốn lưu động của công ty tính đến hết năm 2009 là hơn 270 tỷ đồng tăng 63.6% so với năm 2006. Số vốn cố định của công ty cũng tăng từ mức 84,871 năm 2006 tỷ đồng lên mức 92,676 tỷ đồng năm 2009. Với đặc thù của ngành công nghiêp may không đòi hỏi công nghệ quá cao nên chí phí đầu tư trang thiết bị không quá lớn. Phần lớn chi phí nằm ở nguyên phụ liệu đầu vào và chi phí nhân công. Nên ta có thể thấy rằng lượng vốn lưu động cuả công ty lớn gấp gần 3 lần lượng vốn cố định. Lượng vốn lưu động này nếu đem so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành trong nước thì lượng vốn đó là khá lớn, nhưng nếu đem so sánh với các doanh nghiệp may mặc nước ngoài của Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc… thì nó là một con số khá kiêm tốn. Chính điều này cũng đã gây cho công ty không ít bất lợi trong việc thực hiện các đơn hàng xuất khẩu có giá trị lớn. Đồng thời cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chủ động mua sắm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. 1.2.4. Nguyên vật liệu và sản phẩm. Nguyên vật liệu. Do tính chất về sản phẩm của công ty là các sản phẩm may nên nguyên vật liệu chủ yếu của hoạt động sản xuất của công ty là các loại vải như: cotton,tuysi, len, dạ ...Ngoài ra còn các loại phụ liệu khác như : khuy, chỉ khoá, các loại vật liệu trang trí.. Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài: Đài loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc. Nhìn vào biều đồ có thể thấy rằng 95% nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của công ty là được nhập ngoại. Nguồn cung cấp trong nước chỉ cung cấp được 5% nhu cầu của công ty. Chính vì vậy, đã gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với các mặt hàng dệt may của các nước khác đặc biệt là Trung Quốc trên các thị trường xuất khẩu, đồng thời gây khó khăn trong doanh nghiệp do bị phụ thuộc nguồn nguyên liệu nước ngoài
- Biểu đồ 1.8: Cơ cấu nguồn nhập nguyên phụ liệu năm 2009. 7% 25% 14% 5% 49% Đài Loan Hồng Kông Việt Nam Trung Quốc Các nước khác Nguồn: Phòng kế hoạch Sản phẩm Trên thị trường nội địa dòng sản phẩm chính của công ty là các mặt hàng áo sơ mi cao cấp với thương hiệu Phanraon dành cho nam và Cleopatre dành cho nữ. Trên thị trường nước ngoài, công ty tập trung vào 5 mặt hàng mũi nhọn đó là áo sơ mi, quần âu, áo Jacket, bộ complete và áo vest. Mặt hàng áo sơ mi nam là mặt hàng mà công ty có nhiều kinh nghiêm sản xuất nhất và được nhiều thị trường xuất khẩu tin dùng. Bên cạnh đó, công ty ngày càng mở rộng sản xuất những sản phẩm có giá trị cao hơn và yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn như bộ complete và áo vest. Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của những đơn đặt hàng gia công của phía đối tác nước ngoài công ty cũng sản xuất thêm một số mặt hàng khác như váy, áo phông, áo jilê…
- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP SẢN PHẨM MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG EU. 2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHUNG CỦA CÔNG TY. Kim ngạch xuất khẩu Trong những năm qua công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Tuy còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng đến lượng nhập khẩu của các thị trường lớn của công ty Mỹ, Nhật Bản, EU giảm mạnh nhưng công ty đã từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn để đi đến ổn định. Biểu đồ 2.1: Kim nghạch xuất khẩu của công ty năm 2005-2009. Kim Nghạch XK 160,000 143,115 136,059 136,746 140,000 118,123 129,342 120,000 Nghìn USD 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 0 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Nguồn: Phòng kế hoạch Việc Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho hàng dệt may Việt nam nói chung và hàng dệt may của công ty nói riêng mở rộng thị trường, tăng cao kim nghạch xuất khẩu. Năm 2005 kim ngạch của công
- ty là 118,123 nghìn USD thì đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của công ty đã tăng trưởng mạnh mẽ lên đến mức 143,115 nghìn USD, tăng 21.15%, cao nhất từ trước đến nay. Nhưng đến năm 2007, khủng hoảng kinh tế Mỹ bắt đầu bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến lượng nhập khẩu hàng dệt may của nước này. Công ty bị mất đi nhiều đơn đặt hàng lớn và kết quả là kim ngạch xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 129,342 nghìn USD. Năm 2008 khủng hoảng kinh tế lan rộng ra toàn cầu, các khách hàng lớn của công ty giảm mạnh lượng đặt hàng. Công ty đã có nhiều biện pháp tích cực để tìm kiếm những khách hàng mới, lượng xuất khẩu đã tăng trở lại nhưng mới chỉ dừng lại ở mức 136,059 nghìn USD, vẫn thấp hơn gần 5% so với năm 2006. Năm 2009, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới với tốc độ khá chậm, kim ngạch xuất khẩu của công ty trong năm 2009 cũng đã tăng 687 nghìn USD so với năm 2008. Phương thức xuất khẩu. Trong những năm gần đây công ty vẫn chủ trương thực hiện cả hai hình thức xuất khẩu: xuất khẩu trực tiếp(FOB) và gia công đơn thuần. Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu phân theo phương thức năm 2005-2009. GTXK Tỷ trọng GTXK Tỷ trọng trực tiếp (%) gia công (%) ( Nghìn USD) ( Nghìn USD) Năm 2005 86,067 72.8% 32,056 27.2% Năm 2006 98,284 68.67% 44,731 31.32% Năm 2007 84,156 65.06% 45,186 34,94% Năm 2008 90,940 66.83% 45,119 33.17% Năm 2009 91,156 66,66% 45,590 33,34% Nguồn: Phòng Kế hoạch. Qua bảng số liệu trên, ta thấy giá trị xuất khẩu ta thấy xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ khá cao trong giá trị xuất khẩu của công ty. Tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM và DV ô tô Hoàng Anh
65 p | 1352 | 405
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ''Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT Khu công nghiệp Bắc Hà Nội.''
91 p | 957 | 282
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng tiên sơn hà tây
88 p | 968 | 242
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nội
82 p | 355 | 142
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Sử dụng mô hình Arch-Garch để phân tích và đành giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế VIB
52 p | 442 | 101
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
72 p | 460 | 93
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Immanuel thực hiện
138 p | 512 | 86
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội
52 p | 357 | 82
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tiếp Vận Sắc Việt
72 p | 238 | 65
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý trả lương cho người lao động tại Văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam - Hoàng Thị Huệ
142 p | 239 | 52
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội
49 p | 265 | 51
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lực lượng bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Việt Phú
65 p | 227 | 40
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu
80 p | 209 | 30
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội
79 p | 143 | 23
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh
97 p | 189 | 23
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp marketing mix nhằm thu hút khách hàng đến với Trung tâm Vui chơi Giải trí ở Chi nhánh Công ty Liên doanh PowerBowl Việt Nam tại Đà Nẵng
39 p | 198 | 23
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp HTH
86 p | 67 | 20
-
Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAM
93 p | 124 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn