Chuyên đề tốt nghiệp: Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương Huế
lượt xem 30
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận giải cơ sở về huy động vốn của ngân hàng thương mại, phân tích thực tiễn huy động vốn của chi nhánh NHTM CP Sài Gòn Công Thương Thừa Thiên Huế, đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường huy động vốn của chi nhánh NHTM CP Sài Gòn Công Thương Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương Huế
- Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Theo đề án cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2001, các NHTM CP sẽ tập trung vào tăng cường năng lực tài chính và quản lý. Ngành ngân hàng cũng đã xây dựng kế hoạch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 663/2003/QĐNHNN ngày 26/06/2003. Quá trình này đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM CP nói riêng phải có tiềm lực mạnh, khả năng huy động vốn dồi dào. Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1987. Đến nay qua hơn 20 năm hoạt động, NHTM CP SGCT đã liên tục kinh doanh có hiệu quả, được ngân hàng Nhà nước đánh giá là một trong những NHTM CP hàng đầu của Việt Nam. Sức cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng đòi hỏi NHTM CP SGCT phải đáp ứng nhu cầu cho vay trên cơ sở cân đối nguồn vốn huy động ngày càng mở rộng, vì vậy, không thể đáp ứng “cầu” tín dụng khi “cung” bị giới hạn từ nguồn vốn huy động. Ngày nay, một ngân hàng biết đến với tốc độ tăng trưởng và sự bền vững trong hoạt động của mình. Nếu một NHTM có nguồn vốn huy động ổn định, công tác sử dụng vốn hợp lý dẫn đến sức tăng trưởng “ấn tượng” sẽ tạo ra bước đột phá cho riêng mình. Đây là yếu tố tạo cho khách hàng sự tin cậy vững vàng vào ngân hàng. Do vậy, những giải pháp tăng cường huy động vốn của ngân hàng luôn mang tính thiết thực và cần đổi mới cho phù hợp với sự biến động hàng giờ của các thành phần trong nền kinh tế. Đề tài “Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương Huế” cũng được lựa chọn trên cơ sở thực tiễn trên. 2. Mục đích nghiên cứu 1 Sinh viên thực hiện: Trần Duy Quang
- Chuyên đề tốt nghiệp Luận giải cơ sở về huy động vốn của ngân hàng thương mại Phân tích thực tiễn huy động vốn của chi nhánh NHTM CP Sài Gòn Công Thương Thừa Thiên Huế Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường huy động vốn của chi nhánh NHTM CP Sài Gòn Công Thương Huế 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động huy động vốn của ngân hàng và thực tiễn công tác huy động vốn tại chi nhánh NHTM CP Sài Gòn Công Thương Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích các nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHTM CP Sài Gòn Công Thương Huế trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2008. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu của bản thân thông qua các tài liệu như sách, báo, tạp chí, truyền hình, internet… Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Là phương pháp thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc phỏng vấn những người hiểu biết về ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Phương pháp quan sát: Là phương pháp được sử dụng để đánh giá thực trạng hay hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Phương pháp so sánh: Là phương pháp dựa vào những số liệu có sẵn để tiến hành so sánh, đối chiếu (về tương đối và tuyệt đối). Phương pháp phân tích: Là phương pháp dựa trên những số liệu sẵn có để tiến hành so sánh, đối chiếu, đánh giá các sự kiện. Từ đó tìm ra cách lý giải, xác định được tính hợp lý của các thông tin về các hoạt động của ngân hàng. 2
- Chuyên đề tốt nghiệp Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp tổng hợp lại những thông tin đã thu thập được sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. 6. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Huế Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Huế 3 Sinh viên thực hiện: Trần Duy Quang
- Chuyên đề tốt nghiệp Chương 1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Pháp lệnh ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội đồng nhà nước xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạy động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Ngân hàng thương mại được chia làm hai loại: Ngân hàng thương mại Nhà nước: Là Ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước. Hiện nay tại Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 4
- Chuyên đề tốt nghiệp Ngân hàng thương mại cổ phần: Là ngân hàng thương mại thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong đó cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Một số Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam là: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) Ngân hàng Đông Á (EAB) Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) … 1.1.2. Một số nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Huy động vốn Các ngân hàng nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư, các thành phần khác dưới nhiều hình thức như tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Hoạt động huy động vốn của mỗi ngân hàng nhằm mục đích cho vay và kinh doanh. Hoạt động này huy động những khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thúc đẩy lưu thông tiền tệ. Bản thân nó phản ánh ưu điểm của tài chính trực tiếp là có thể trực tiếp thoả thuận nhưng có nhược điểm là khó phù hợp về quy mô vốn từ đó dẫn đến lãng phí về mặt thời gian và chi phí giao dịch. 1.1.2.2. Cho vay, đầu tư Cho vay thể hiện chức năng trung gian tài chính của NHTM. Đây là hoạt động sơ khai của các ngân hàng: đi vay để cho vay. NHTM sẽ nhận những nguồn vốn dư thừa trong nền kinh tế và tiến hành các hoạt động cho vay đến những thành phần đang thiếu vốn. Có 3 chủ thể tham gia vào hoạt động tín dụng ngân hàng đó là người gửi tiền, người vay tiền và ngân hàng. Người gửi tiền sẽ nhận được khoản lãi nhất định, người vay tiền sẽ có vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và ngân hàng là trung gian của cung và cầu vốn gặp nhau. Ngân hàng sẽ nhận được khoản chênh lệch giữa lãi suất cho vay thu được và lãi suất gửi tiền phải trả. 5 Sinh viên thực hiện: Trần Duy Quang
- Chuyên đề tốt nghiệp Nền kinh tế phát triển đã hình thành nhiều loại hình tín dụng ngân hàng, trong đó phổ biến là cho vay thương mại và cho vay tiêu dùng. Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã làm phong phú thêm hệ thống kênh dẫn vốn, điều chuyển vốn, tạo lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế. Các ngân hàng hiện đại ngày càng trở nên năng động hơn thông qua việc đầu tư vào các dự án. Đây là các khoản tín dụng trung và dài hạn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, có thể được chia sẻ rủi ro bởi các nhà đồng tài trợ. Ngoài ra, khi phát sinh những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, ngân hàng có thể gửi vào các tổ chức tín dụng khác hay đầu tư chứng khoán chính phủ nhằm tăng lợi nhuận. 1.1.2.3. Một số dịch vụ khác Kinh doanh, mua bán ngoại tệ: đây là một trong những hoạt động đầu tiên của NHTM: mua hoặc bán đồng tiền nào đó theo yêu cầu của khách hàng (giao dịch ngoai tệ giao ngay – Spot). Ngày nay, hoạt động mua bán ngoại tệ còn được thực hiện thông qua các giao dịch như giao dịch kỳ hạn (forward), giao dịch hoán đổi (swap), giao dịch quyền chọn (options). Bảo lãnh: là sự cam kết của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay. Một số hình thức bảo lãnh hiện nay đang được tiến hành: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, đồng bảo lãnh… Mở tài khoản giao dịch, làm trung gian thanh toán: Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền cho các doanh nghiệp và cá nhân. Ngân hàng còn tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời vào tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Ngoài ra, các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt góp phần rút ngắn thời gian 6
- Chuyên đề tốt nghiệp kinh doanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng, thông qua các hình thức như: séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thẻ ATM… Môi giới và đầu tư chứng khoán: ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các hàng hoá khác trên thị trường chứng khoán. Theo xu hướng hiện nay, các ngân hàng thường tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán để cung cấp dịch vụ môi giới. Những hoạt động này ngày càng phát triển, giúp khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu đầu tu chứng khoán. Cho thuê tài sản trung và dài hạn (leasing): hoạt động này được xếp vào hình thức tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng sẽ cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn mua các thiết bị cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua với điều kiện khách hàng phải trã từ trên 70% giá trị tài sản thuê. Dịch vụ uỷ thác và tư vấn, bảo quản tài sản: lưu giữ tài sản, giấy tờ có giá của khách hàng trong két. Ngân hàng thường giữ hộ những tài sản này theo nguyên tắc an toàn, bí mật, thuận tiện. Trên cơ sở những kinh nghiệm về quản lý tài chính, ngân hàng sẵn sàng đứng ra bảo quản tài sản và quản lý hoạt động tài chính khi được sự uỷ thác của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Theo đó, ngân hàng sẽ được hưởng khoản thu nhập tuỳ thuộc quy mô tài sản hoặc vốn của khách hàng. Các ngân hàng hoạt động đa năng hiện nay còn là nơi tư vấn cho các tổ chức, các cá nhân có nhu cầu quản lý tài chính, thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Cung cấp dịch vụ bảo hiểm: hoạt động này làm giảm một phần tổn thất khi có rủi ro với khách hàng. Các ngân hàng thường bảo hiểm cho khách hàng thông qua các thoả thuận đại lý kinh doanh bảo hiểm độc quyền. Khoản hoa hồng đại lý bảo hiểm cũng được tính vào thu nhập của ngân hàng. Tóm lại, danh mục các dịch vụ do ngân hàng tạo ra sự thuận lợi rất lớn cho khách hàng. Đây cũng chính là những yếu tố làm nên sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng hiện đại. 7 Sinh viên thực hiện: Trần Duy Quang
- Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại Với xuất phát điểm thấp, trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh là rất lớn. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế đòi hỏi sự cung ứng vốn từ quy mô nhỏ đến lớn, từ ngắn hạn đến dài hạn. Hiện nay, vốn của nền kinh tế được đáp ứng từ 3 nguồn cơ bản sau: Một là, vốn huy động trực tiếp thông qua thị trường chứng khoán Hai là, vốn huy động thông qua trung gian tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo hiểm… Ba là, vốn cấp từ ngân sách Nhà nước Trong các nguồn hình thành này có thể thấy vốn huy động từ các trung gian tài chính vẫn là công cụ huy động chủ yếu trong điều kiện Việt Nam hiện nay bởi thị trường chứng khoán đang còn trong giai đoạn phát triển sơ khai, vốn ngân sách được ưu tiên đầu tư vào các công trình, dự án trọng điểm, mang tính xã hội cao. 1.1.3.1. Ngân hàng thương mại là trung gian cung ứng vốn cho nền kinh tế Phát huy vai trò cầu nối của mình, NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn tiềm ẩn trong nền kinh tế và luân chuyển đến nơi đang cần vốn, giúp quá trình tái sản xuất được đảm bảo diễn ra liên tục, nhịp nhàng, tạo đà cho phát triển kinh tế. Thông qua quá trình này, ngân hàng trở thành nơi tích tụ tập trung vốn, gắn kết quá trình tiết kiệm và đầu tư vốn trong xã hội. 1.1.3.2. Ngân hàng thương mại góp phần nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế Một doanh nghiệp bất kỳ khi tham gia vào quan hệ tín dụng với ngân hàng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định: tiền vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, chu kỳ sản xuất kinh doanh phải đảm bảo theo đúng tiến độ và hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, việc đảm bảo tiền vay phải được thực hiện theo đúng quy định của NHNN mà vẫn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 8
- Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động thẩm định tiến đến đầu tư dự án của ngân hàng chỉ trên cơ sở doanh ngiệp tìm kiếm được phương án sản xuất tối ưu, bố trí sản xuất hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, ngân hàng không chỉ cung ứng lượng vốn thiếu cho các thành phần kinh tế mà còn giúp nhà nước quản lý doanh nghiệp có hiệu quả hơn, di đúng quỹ đạo được định hướng trong cơ chế thị trường. 1.1.3.3. Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính giúp Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ Cơ chế hoạt động kinh doanh của ngân hàng là cơ sở để Nhà nước thực thi các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ. Thông qua hoạt động tín dụng, thanh toán vốn ngân hàng có thể làm thay đổi khối lượng tiền trong lưu thông, tập hợp và phân chia vốn của thị trường một cách hợp lý và có hiệu quả hơn. Đồng thời, Nhà nước cũng có thể nắm bắt các tín hiệu phản hồi của thị trường thông qua ngân hàng từ đó công tác hoạch định chính sách sẽ bám sát thực tế và đem lại các quyết định đúng đắn hơn. 1.1.3.4. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Ngày nay, một ngân hàng hoạt động đa năng với các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu… giúp các doanh nghiệp tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện giao lưu hàng hoá giữa các quốc gia, thúc đẩy thương mại nội địa, tiến tới hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu, đưa nền tài chính quốc gia vận động hoà nhịp với nền tài chính quốc tế. 1.2. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò vốn huy động của ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Khái niệm vốn huy động 9 Sinh viên thực hiện: Trần Duy Quang
- Chuyên đề tốt nghiệp Vốn huy động là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn khác. 1.2.1.2. Đặc điểm của vốn huy động Vốn huy động của ngành ngân hàng chiếm tỷ lệ 2/3 tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng tiến hành các hoạt động đầu tư và kinh doanh. Vốn huy động nằm trong nguồn vốn nợ của ngân hàng nên có đặc điểm là nguồn vốn đi vay, ngân hàng chỉ có quyến sử dụng, không có quyền sở hữu. Vốn huy động là đối tượng tính dự trữ bắt buộc cao và nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của NHNN. Vốn huy động là nguồn mất chi phi vốn, quyết định tính cạnh tranh của ngân hàng. Hiện nay, vốn huy động có xu hướng gia tăng tính nhạy cảm với lãi suất thị trường đồng nghĩa với việc tăng khả năng ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất. 1.2.1.3. Vai trò của vốn huy động với hoạt động ngân hàng thương mại Vốn huy động hay còn gọi là vốn nợ là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Chất lượng và số lượng của nó ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng các khoản cho vay và đầu tư. Mục tiêu của quản lý vốn nợ nhằm vào mục tiêu quản lý chung của ngân hàng là an toàn và sinh lời. Thứ nhất, vốn huy động là phương tiện giúp NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Hay nói cách khác, vốn huy động được coi là đầu vào sống còn của ngân hàng: đây là nguồn vốn tài chính cơ bản dùng để tài trợ cho các khoản vay, đầu tư tạo lợi nhuận để đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của ngân hàng. Mục tiêu của việc quản lý các khoản nợ là ngân hàng phải cố gắng tìm ra những nguồn tiền có chi phí thấp và phù hợp về kỳ hạn cũng như quy mô. Một cơ cấu vốn phù hợp giúp ngân hàng chủ động trong kế hoạch kinh 10
- Chuyên đề tốt nghiệp doanh, đa dạng hoá sản phẩm, phân tán được rủi ro khi sử dụng vốn hiệu quả. Thứ hai, vốn quyết định quy mô tín dụng, khả năng sinh lời cũng như các hoạt động khác của ngân hàng. Đây được xem như là một tất yếu bởi đầu vào quyết định đầu ra, một ngân hàng có lượng vốn với quy mô lớn, sẵn sàng đối phó với những biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, tạo lòng tin cho khách hàng, mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng đó. Thứ ba, vốn huy động quyết định năng lực thanh toán, khả năng chống đỡ rủi ro thanh khoản, đảm bảo uy tín của NHTM trên thị trường. Vốn huy động đảm bảo tính thanh khoản cao, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng. Với xu hướng kinh doanh đa năng, các ngân hàng ngày càng tham gia vào các lĩnh vực khác nhau như: đầu tư chứng khoán, liên doanh góp vốn, đồng tài trợ các dự án… giúp ngân hàng phân tán rủi ro trên cơ sở một nguồn vốn huy động dồi dào, thường xuyên, liên tục. Thứ tư, vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng được quyết định bởi quy mô vốn, quy mô tín dụng. Theo quy luật kinh tế thị trường, những tổ chức hoạt động không hiệu quả, quy mô nhỏ bé tất yếu sẽ bị giải thể hoặc sát nhập, không có chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy, vốn huy động là một yếu tố giúp cỗ máy lưu thông tiền tệ là ngân hàng vận hành trôi chảy, tạo lợi nhuận, mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng với các thành phần kinh tế khác. 1.2.2. Phân loại vốn huy động của ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Căn cứ theo hình thức huy động Một trong những mục tiêu của chiến lược về vốn kinh doanh của các ngân hàng là đa dạng hóa loại hình vốn huy động. Nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất, kinh doanh, mang lại 11 Sinh viên thực hiện: Trần Duy Quang
- Chuyên đề tốt nghiệp khoản thặng dư vốn cho các thành viên này. Vì vậy, ngân hàng là trung gian đứng lên tập trung các nguồn vốn đó. Huy động vốn từ các khoản tiền gửi Đây là một nghiệp vụ truyền thống của bất cứ NHTM nào. Tiền gửi là khoản tiền chủ yếu trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng là người giữ hộ và thanh toán tiền khi khách hàng cần rút ra. Trong khoảng thời gian nắm giữ, ngân hàng phải chi trả cho khách hàng một khoản lãi nhất định tuỳ thuộc vào thời hạn gửi tiền. Chính vì tầm quan trọng của nó mà bất cứ ngân hàng nào cũng luôn thay đổi các chính sách huy động tiền gửi linh hoạt và hấp dẫn nhằm thu hút nguồn tiền gửi nhiều nhất. Đặc điểm chung của các nguồn này là ngân hàng phải trả bất cứ lúc nào. Vì vậy, nó luôn phải đối mặt với rủi ro thanh khoản lớn. Các nguồn này là đối tượng phải mua bảo hiểm tiền gửi, là đối tượng để tính dự trữ bát buộc. Các hình thức của tiền gửi bao gồm: Tiền gửi thanh toán: Là khoản tiền gửi mà người gửi tiền vào NHTM với mục đích thanh toán. Chủ tài khoản có quyền phát hành séc hoặc chứng từ khác để chi trả cho bên thứ ba hoặc rút tiền ra bất cứ lúc nào để đáp ứng nhu cầu sử dụng, ngân hàng phải có trách nhiệm thoả mãn nhu cầu đó của khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm: là loại tiền gửi của các tầng lớp dân cư trong xã hội với mục đích tích luỹ và hưởng lãi. Loại hình này được chia thành: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: loại hình tiền gửi này đáp ứng nhu cầu rút ra bất cứ lúc nào của khách hàng, đây cũng là đối tượng tính bảo hiểm tiền gửi. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi tuỳ thuộc vào kỳ hạn gửi mà khách hàng được hưởng một khoản lãi nhất định. Nguồn vốn huy động này chi phí cao hơn so với các nguồn vốn không kỳ hạn nhưng tính thanh khoản 12
- Chuyên đề tốt nghiệp kém hơn giúp ngân hàng có thể sử dụng chúng vào hoạt động kinh doanh của mình theo một nguyên tắc: kỳ hạn càng lớn thì chi phí càng đắt. Ngoài ra, còn có một số hình thức tiết kiệm khác, về cơ bản là tiết kiệm có kỳ hạn nhưng cách thức gửi và rút tiền được thay đổi phù hợp với xu hướng chi tiêu của khách hàng. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá (GTCG) Quyết định 1287/2002/QĐNHNN của thống đốc NHNN ban hành trong đó nêu rõ: “Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các khoản cam kết giữa người bán và người mua” Giấy tờ có giá được phân thành: GTCG ngắn hạn: là GTCG có thời hạn dưới 12 tháng, gồm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu và các GTCG khác. GTCG dài hạn: là GTCG có thời hạn trên hoặc bằng 12 tháng, bao gồm: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi (CDs), các GTCG dài hạn khác. GTCG ghi danh: là GTCG phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có tên người sở hữu. TCTD phát hành GTCG ghi danh phải mở sổ đăng ký quyền sở hữu và tiến hành đăng ký lại khi khách hàng có yêu cầu chuyển nhượng quyền sở hữu. GTCG vô danh: là GTCG theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. GTCG vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ GTCG. Thời gian phát hành thường nhỏ hơn 60 ngày. 1.2.2.2. Căn cứ theo tính chất kỳ hạn Theo cách phân loại này vốn huy động của NHTM được phân loại thành: Vốn huy động không kỳ hạn 13 Sinh viên thực hiện: Trần Duy Quang
- Chuyên đề tốt nghiệp Vốn huy động không kỳ hạn được hình thành từ nhu cầu rút tiền từ tổ chức tín dụng bất cứ lúc nào trong phạm vi tài khoản của mình. Đặc điểm của nguồn vốn này là chi phí huy động rất thấp với các hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và một số loại tiền gửi không kỳ hạn khác. Vốn huy động có kỳ hạn Loại vốn này ngân hàng huy động trên cơ sở tiền gửi vào theo kỳ hạn nhất định của tổ chức, cá nhân. Về nguyên tắc, số tiền gửi chỉ được rút khi đến hạn. Mặc dù lãi suất mà ngân hàng trả cho loại vốn huy dộng này là cao nhưng nó có tính tương đối ổn định, bao gồm các loại: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, giấy tờ có giá phát hành. 1.2.2.3. Căn cứ vào đối tượng khách hàng Huy động từ tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng chủ yếu của tiền gửi thanh toán. Trong quá trình quay vòng vốn, doanh nghiệp luôn phát sinh một khoản tiền nhất định nằm trong lưu thông nhằm mục đích thanh toán. Nó là nguồn vốn lưu động mà doanh nghiệp xác định sẽ trả cho nhà cung cấp tại những thời điểm theo kế hoạch khác nhau. Huy động vốn từ dân cư Nguồn vốn này xuất phát từ nhu cầu đảm bảo 2 yếu tố đối với khoản tiền thặng dư của người dân đó là: an toàn và sinh lời. Các hình thức huy động từ dân cư gồm: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân (có kỳ hạn và không kỳ hạn), giấy tờ có giá. Đây được xem là nguồn huy động đáng kể của ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. 1.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Các khoản nợ là nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu của ngân hàng. Chất lượng của nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng và để đánh 14
- Chuyên đề tốt nghiệp giá hoạt động huy động vốn cần xem xét các tiêu thức: chi phí vốn, kỳ hạn vốn, quy mô vốn. 1.3.1. Chi phí vốn Tương tự như mô hình doanh nghiệp, chi phí huy động vốn được xem là chi phí đầu vào trong kinh doanh của các NHTM. Các nhà quản lý ngân hàng quan tâm đến việc xác định chúng bởi: Ngân hàng luôn đa dạng hoá các nguồn vốn huy động trên cơ sở mức chi phí thấp nhất. Ngân hàng cần tính toán lợi nhuận cao nhất trên cơ sở doanh thu hoạt động kinh doanh mang lại và chi phí huy động phải trả. Vì vậy, việc xác định chi phí vốn phải giúp nhà quản lý ngân hàng định hướng được: Tính phù hợp giữa chi phí vốn với quy mô, thời hạn của nguồn vốn huy động. Lợi nhuận do hoạt động tăng vốn mang lại không chịu áp lực bởi việc tăng vốn. Phương pháp chi phí vốn bình quân gia quyền thực tế: (Công thức 1) ∑ Lj * ij i0 = ∑ Lj Trong đó, biến j (1;n) Lj là doanh số hay số dư bình quân của loại vốn thứ j i0 chi phí huy động vốn bình quân gia quyền thực tế ij chi phí trả lãi của nguồn vốn thứ j và cũng là lãi suất bình quân của loại vốn thứ j Ưu điểm của phương pháp này: 15 Sinh viên thực hiện: Trần Duy Quang
- Chuyên đề tốt nghiệp + Xác định được chi phí vốn huy động danh nghĩa của ngân hàng theo cơ cấu nguồn vốn và xu hướng biến động. + Phân tích được các yếu tố tác động gồm tỷ trọng từng nguồn vốn huy động và lãi suất bình quân của từng nguồn vốn huy động. + So sánh mặt bằng lãi suất bình quân của ngân hàng với lãi suất tương tự của các ngân hàng khác từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh của bản thân ngân hàng. Nhược điểm: + Chưa phản ánh được toàn bộ các tác động chuyển hoá nguồn vốn vào các mục đích sinh lời. + Chưa phản ánh được tác động của yếu tố chi phí phi trả lãi liên quan tới hoạt động này. + Chưa tính chi phí để tạo dựng vốn tự có. + Khi có những biến động lớn về lãi suất thì không thể sử dụng kết quả tính toán để định giá tài sản có. Để hạn chế những nhược điểm trên, người ta đưa ra một công thức tính khác trong phương pháp tính này như sau: (Công thức 2) ∑ Lj * ij NIC + Ce i0 = ∑ Ak Trong đó các biến vẫn giống công thức 1, ngoài ra: Ak tài sản có sinh lời thứ k NIC là chi phí lãi suất ròng, tính bằng hệ số giữa tổng thu nhập phi lãi và chi phí trả lãi. Ce là chi phí vốn sở hữu Phương pháp huy động vốn bình quân gia quyền dự kiến 16
- Chuyên đề tốt nghiệp Trong phương pháp này cũng áp dụng công thức tính như công thức, nhưng các chỉ tiêu được tính ở dự kiến chứ không phải thực tế. Tính theo phương pháp này sẽ cho nhà quản trị biết giá vốn bình quân dự kiến tính trên mỗi đồng tài sản có dự kiến của ngân hàng. Nếu muốn có lợi nhuận thì ngân hàng phải bù đắp khoản chi phí này từ nguồn thu nhập của những tài sản có. Những phương án về tài sản nợ, tài sản có sẽ được điều chỉnh để ngân hàng đảm bảo các mục tiêu về lợi nhuận. 1.3.2. Kỳ hạn vốn Quản lý kỳ hạn là xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn. Có hai loại kỳ hạn mà ngân hàng phải quan tâm đó là: kỳ hạn danh nghĩa và kỳ hạn thực tế. Kỳ hạn danh nghĩa phản ánh tính ổn định ban đầu của nguồn vốn, quản lý nó mang lại tính an toàn và sinh lời cho ngân hàng. Kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi là thời gian mà khoản tiền tồn tại liên tục tại ngân hàng. Phân tích và đo lường kỳ hạn thực tế của nguồn tiền là cơ sở để ngân hàng quản lý thanh khoản, chuyển hoán kỳ hạn nguồn. Để xác định kỳ hạn sử dụng vốn hợp lý, một ngân hàng cần đánh giá các chỉ tiêu sau: DS chi tr ả VHĐ trong kỳ * Số vòng quay của nguồn vốn huy động = S ố dư bình quân VHĐ trong kỳ Chỉ tiêu này cho phép đánh giá trong một thời gian nhất định nguồn vốn quay được bao nhiêu vòng. * Thời hạn bình quân của Số dư bình quân của VHĐ * Số ngày trong kỳ VHĐ (tính theo ngày) = Doanh s ố chi tr ả VHĐ trong kỳ Cách tính này cho biết thời gian cần thiết để nguồn vốn quay được một vòng, nếu số vòng quay của nguồn vốn huy động càng ít hay thời hạn bình quân của 17 Sinh viên thực hiện: Trần Duy Quang
- Chuyên đề tốt nghiệp nguồn vốn huy động càng dài (so với kỳ trước hoặc so với kỳ hạn danh nghĩa tương ứng của từng nguồn) thì nguồn vốn càng ổn định. Ngân hàng có thể cho vay dài hạn hoặc dự trữ ít hơn mà vẫn đảm bảo thanh khoản. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan Môi trường kinh tế chính trị xã hội Các định hướng phát triển kinh tế của từng quốc gia có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nếu các đường lối phát triển đúng đắn, phù hợp trong từng thời kỳ mang lại thu nhập dồi dào cho người dân thì tương ứng với nó số vốn huy động được từ nguồn dân cư cũng mở rộng. Khách hàng Đây là đối tượng mà bất cứ NHTM nào cũng đều hướng tới. Bản thân khách hàng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng xoay quanh các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chủ yếu giao dịch tiền gửi, thanh toán, ký quỹ, tín dụng, đồng tài trợ dự án… Các đối tượng dân cư lại là nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng thông qua tiền gửi tiết kiệm, hiện nay họ còn là đối tượng tiềm năng trong cho vay bán lẻ. 1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan Chiến lược phát triển Mỗi NHTM có một chiến lược kinh doanh tổng thể dài hạn, theo đó xác định cho mình một thế mạnh riêng biệt, một số lượng khách hàng trung thành từ đó cân đối nguồn vốn tương đối ổn định của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng đều có xu hướng hoạt động đa năng nhằm tìm kiếm lợi nhuận, phân tán rủi ro. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn không thể thiếu hoạt động huy động vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, quy mô vốn chủ sỡ 18
- Chuyên đề tốt nghiệp hữu cũng là yếu tố giới hạn quy mô vốn huy động. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần chú trọng tăng quy mô vốn chủ sỡ hữu bởi đây cũng là một trong những nhân tố đảm bảo uy tín ngân hàng, tạo lòng tin cho khách hàng. Các chính sách huy động vốn Chính sách lãi suất thể hiện sự cân đối nguồn vốn của mỗi NHTM sao cho chi phí vốn bỏ ra hợp lý mà vẫn mang tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng. Đây là một công cụ linh hoạt bởi nó có tính chất điều chỉnh quy mô các nguồn ngắn, trung và dài hạn. Lãi suất hợp lý phải đảm bảo cho sức mua tương đối giữa các loại tiền không bị thay đổi. Một thay đổi đúng đắn trong chính sách lãi suất sẽ làm tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ có thể quản lý mức độ và xu hướng biến động của lãi suất một cách tương đối, phản ứng và điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động của lãi suất để đạt được mục tiêu hoạt động đề ra. Chất lượng các sản phẩm, dịch vụ cung ứng Các ngân hàng ngày càng cung cấp các dịch vụ đa dạng, linh hoạt với phương châm vì khách hàng. Chất lượng phục vụ của ngân hàng sẽ giúp khách hàng lựa chọn nơi có sản phẩm tốt nhất. Vì vậy, marketing ngân hàng được xem như một bộ phận rất quan trọng vì trực tiếp tiếp xúc và tạo lòng tin cho khách hàng. Chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên được đổi mới, mang tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng. Các bộ phận chăm sóc khách hàng (Customer desk) sẽ tư vấn cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, lựa chọn sao cho phù hợp với hoạt động, thói quen, tâm lý của khách hàng. Yếu tố công nghệ thông tin ngân hàng Hệ thống công nghệ ngân hàng không ngừng được đổi mới nhằm bắt nhịp với sự phát triển của mạng lưới ngân hàng quốc tế. Nó đòi hỏi một phần vốn đầu tư tương đối lớn của ngân hàng. Một ngân hàng muốn mở rộng mạng 19 Sinh viên thực hiện: Trần Duy Quang
- Chuyên đề tốt nghiệp lưới đòi hỏi yếu tố công nghệ thông tin phải bứt nhịp kịp thời, phục vụ thanh toán, chuyển tiền và các nghiệp vụ phát sinh nhanh chóng, thuận tiện. Các hình thức huy động thời điểm khác Tùy thuộc từng thời điểm nhất định, các ngân hàng muốn huy động vốn trong dân cư thường áp dụng các chính sách như: khuyến mại, tiết kiệm dự thưởng… và được coi như các hình thức huy động khá hiệu quả. Hiệu quả mà các chương trình này mang lại không chỉ dừng lại ở lượng vốn ngân hàng huy động được mà nó còn giúp quản bá hình ảnh ngân hàng, gây ảnh hưởng sâu rộng đến các thành viên khác trong nền kinh tế. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG HUẾ 2.1. Tổng quan về chi nhánh ngân hàng Sài Gòn Công Thương 2.1.1. Sơ lược về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Tên giao dịch Việt Nam : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Tên giao dịch quốc tế : Saigon Bank For Industry And Trade Tên gọi tắt : SAIGONBANK Website : www.saigonbank.com.vn * Lịch sử hình thành 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu Đà Nẵng – Cầu vồng
56 p | 793 | 486
-
Đề tài " Giải pháp tăng cường huy động vốn tài Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam "
75 p | 373 | 211
-
Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường công tác quản trị bán hàng ở Công ty Muối Thanh Hoá
54 p | 459 | 150
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Quy Trình Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất – Thương Mại May Sài Gòn
87 p | 450 | 144
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao năng lực phòng, chống thất thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của thành phần kinh tế dân doanh tại Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc-tỉnh Đồng Tháp từ năm 2011 đến năm 2013
77 p | 353 | 106
-
Đề tài: "Tăng cường công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam ”
62 p | 221 | 82
-
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MỞ RÔNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ RƯỢU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY HÀ PHÚ AN"
60 p | 205 | 52
-
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: Đề tài: “Dự báo cung- cầu lao động trên thị trường lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2005- 2010”
66 p | 226 | 47
-
Đề tài:“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ”
61 p | 101 | 35
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nguyên vật liệu và tầm quan trọng của việc tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu
68 p | 156 | 25
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Kết quả công tác giảm nghèo của xã Krông Jing, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk
66 p | 126 | 23
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu phản ứng người tiêu dùng đối với các sản phẩm thạch rau câu POKE của cty TNHH Việt Thành
55 p | 143 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cầu Giấy
90 p | 112 | 21
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hạch toán, phân tích doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơ khí Ô tô Thống nhất
61 p | 120 | 18
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng
77 p | 106 | 15
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thị trường và Giải pháp cạnh tranh bằng chiến lược khác biệt hoá sản phẩm của Công ty Tân Hồng Hà
77 p | 102 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tăng cường huy động vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đất Việt
83 p | 60 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn