Chuyên đề tốt nghiệp: Kết quả công tác giảm nghèo của xã Krông Jing, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 23
download
Chuyên đề tốt nghiệp: Kết quả công tác giảm nghèo của xã Krông Jing, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk hệ thống các hoạt động liên quan đến kết quả công tác giảm nghèo của Xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; đánh giá kết quả công tác giảm nghèo trên địa bàn xã; một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả công tác giảm nghèo của xã.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: Kết quả công tác giảm nghèo của xã Krông Jing, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CỦA XÃ KRÔNG JING, HUYỆN M’ĐRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK Sinh viên thực hiện : Y Puinh Niê Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khóa học : 2011 2015 i
- Đắk Lắk, 05/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CỦA XÃ KRÔNG JING, HUYỆN M’ĐRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK Sinh viên thực hiện : Y Puinh Niê Mã SV : 11401038 Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Người hướng dẫn : T.S Tuyết Hoa Niê Kđăm ii
- Đắk Lắk, 05/2015 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn cô TS.Tuyết Hoa Niê Kđăm đã tận tình Để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp cũng như bài chuyên đề này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể cá nhân trong và ngoài trường. giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành bài này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn các cô, chú và các anh chị tại UBND xã Krông Jing, huyện M’Đrăk, Tỉnh Đăk Lắk, ban tự quản các thôn, cùng bà con nông dân xã Krông Jing đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như quá trình tôi thực tập. Xin chân thành cảm ơn Đắk Lắk, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Y puinh niê iii
- iv
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... iii MỤC LỤC .............................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................... 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU/CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................... 3 2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 4 Cùng với chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, lạm phát, khủng hoảng kinh tế thì nghèo đói được coi là vấn nạn của toàn xã hội, là rào cản thực hiện tiến bộ xã hội. Ở những quốc gia kém phát triển, đặc biệt ở các nước thế giới thứ ba, người nghèo phải chấp nhận sống một cuộc sống dưới mức tối thiểu của một con người. Và khi xã hội càng tiến bộ thì cộng đồng thế giới càng dành sự quan tâm nhiều hơn tới những người nghèo. Trên thực tế, hàng năm, thế giới có những hoạt động ủng hộ người nghèo như đấu giá từ thiện vì người nghèo, nhắn tin ủng hộ người nghèo, thành lập quỹ vì người nghèo… Trên bình diện lý luận, quan điểm và khái niệm về nghèo đói cũng nhận được sự quan tâm của cộng đồng các quốc gia và giới khoa học. Ở những quốc gia và nền kinh tế khác nhau thì quan niệm về nghèo đói cũng có sự khác biệt, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và trình độ phát triển của những xã hội đặc thù. ............................................ 4 2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................ 7 2.2.1 Kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới .......................................... 7 2.2.4 Quan điểm, mục tiêu của Đảng và nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo 16 .............................................................................................................................................. 2.3. Nguyên nhân của sự của đói nghèo ............................................................................. 17 2.4 Ý nghĩa của việc xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế xã hội .............. 18 PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 20 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 20 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 20 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................... 20 3.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................................... 20 3.2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 20 Bảng 3.1 Thống kê diện tích các loại đất trên địa bàn xã Krông Jing ............................... 22 3.2.2 Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội .......................................................................... 24 Bảng 3.2 Thống kê diện tích và năng suất một số loại cây trồng chính .......................... 25 Bảng 3.3 Thống kê một số loại vật nuôi chính trên địa bàn xã Krông Jing ...................... 25 3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 31 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra ............................................................................... 31 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................... 31 3.3.3 Phương pháp sử lý số liệu ......................................................................................... 31 3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................. 32 3.3.5 Hệ thống chỉ tiêu ....................................................................................................... 32 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 33 4.1 Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Krông Jing, huyện M’Đrắk 33 .............................................................................................................................................. 4.1.1 Tình trạng đói nghèo tại xã xã Krông Jing, huyện M’Đrắk ..................................... 33 Bảng 4.1: Tỉ lệ số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Krông Jing năm 2014 ................ 33 v
- 4.1.2 Một số chính sách, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đã và đang được thực hiện tại xã Krông Jing M’Đrắk ........................................................................................ 36 4.2 Quá trình và kết quả thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo ở xã Krông Jing giai đoạn 2012 – 2014 ................................................................................................................. 37 4.2.1 Hoạt động hỗ trợ xây dựng nhà ở ............................................................................ 38 4.2.2 Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất ....................................................................... 40 Bảng 4.2: Phân bổ nguồn vốn dể phát triển sản xuấtgiai đoạn 2013 2014 .................... 40 4.2.3 Hoạt động hỗ trợ cho vay vốn ................................................................................... 42 4.2.4 Hỗ trợ cho hoạt động giáo dục ................................................................................. 44 4.2.5 Hỗ trợ về y tế ............................................................................................................. 45 4.2.6 Hỗ trợ trong vấn đề giải quyết việc làm .................................................................. 45 4.2.7 Một số hỗ trợ khác ..................................................................................................... 46 4.3 Kết quả đạt được từ việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở xã Krông Jing M’Đrắk – Đăk Lăk ............................................................................................................ 47 Bảng 4.3: Số hộ nghèo trên địa bàn xã Krông Jing giai đoạn 2012 – 2014 ....................... 47 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 52 5.1. Kết luận: ................................................................................................................... 52 5.2. Kiến nghị: ................................................................................................................. 52 Đối với hộ nghèo đói .......................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 55 vi
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CĐĐH : Cao đẳng Đại học LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội KH : Kế hoạch KTXH : Kinh tế Xã hội THCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa vii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... iii MỤC LỤC .............................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................... 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU/CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................... 3 2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 4 Cùng với chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, lạm phát, khủng hoảng kinh tế thì nghèo đói được coi là vấn nạn của toàn xã hội, là rào cản thực hiện tiến bộ xã hội. Ở những quốc gia kém phát triển, đặc biệt ở các nước thế giới thứ ba, người nghèo phải chấp nhận sống một cuộc sống dưới mức tối thiểu của một con người. Và khi xã hội càng tiến bộ thì cộng đồng thế giới càng dành sự quan tâm nhiều hơn tới những người nghèo. Trên thực tế, hàng năm, thế giới có những hoạt động ủng hộ người nghèo như đấu giá từ thiện vì người nghèo, nhắn tin ủng hộ người nghèo, thành lập quỹ vì người nghèo… Trên bình diện lý luận, quan điểm và khái niệm về nghèo đói cũng nhận được sự quan tâm của cộng đồng các quốc gia và giới khoa học. Ở những quốc gia và nền kinh tế khác nhau thì quan niệm về nghèo đói cũng có sự khác biệt, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và trình độ phát triển của những xã hội đặc thù. ............................................ 4 2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................ 7 2.2.1 Kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới .......................................... 7 2.2.4 Quan điểm, mục tiêu của Đảng và nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo 16 .............................................................................................................................................. 2.3. Nguyên nhân của sự của đói nghèo ............................................................................. 17 2.4 Ý nghĩa của việc xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế xã hội .............. 18 PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 20 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 20 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 20 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................... 20 3.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................................... 20 3.2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 20 Bảng 3.1 Thống kê diện tích các loại đất trên địa bàn xã Krông Jing ............................... 22 3.2.2 Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội .......................................................................... 24 Bảng 3.2 Thống kê diện tích và năng suất một số loại cây trồng chính .......................... 25 Bảng 3.3 Thống kê một số loại vật nuôi chính trên địa bàn xã Krông Jing ...................... 25 3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 31 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra ............................................................................... 31 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................... 31 3.3.3 Phương pháp sử lý số liệu ......................................................................................... 31 3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................. 32 3.3.5 Hệ thống chỉ tiêu ....................................................................................................... 32 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 33 4.1 Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Krông Jing, huyện M’Đrắk 33 .............................................................................................................................................. 4.1.1 Tình trạng đói nghèo tại xã xã Krông Jing, huyện M’Đrắk ..................................... 33 Bảng 4.1: Tỉ lệ số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Krông Jing năm 2014 ................ 33 viii
- 4.1.2 Một số chính sách, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đã và đang được thực hiện tại xã Krông Jing M’Đrắk ........................................................................................ 36 4.2 Quá trình và kết quả thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo ở xã Krông Jing giai đoạn 2012 – 2014 ................................................................................................................. 37 4.2.1 Hoạt động hỗ trợ xây dựng nhà ở ............................................................................ 38 4.2.2 Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất ....................................................................... 40 Bảng 4.2: Phân bổ nguồn vốn dể phát triển sản xuấtgiai đoạn 2013 2014 .................... 40 4.2.3 Hoạt động hỗ trợ cho vay vốn ................................................................................... 42 4.2.4 Hỗ trợ cho hoạt động giáo dục ................................................................................. 44 4.2.5 Hỗ trợ về y tế ............................................................................................................. 45 4.2.6 Hỗ trợ trong vấn đề giải quyết việc làm .................................................................. 45 4.2.7 Một số hỗ trợ khác ..................................................................................................... 46 4.3 Kết quả đạt được từ việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở xã Krông Jing M’Đrắk – Đăk Lăk ............................................................................................................ 47 Bảng 4.3: Số hộ nghèo trên địa bàn xã Krông Jing giai đoạn 2012 – 2014 ....................... 47 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 52 5.1. Kết luận: ................................................................................................................... 52 5.2. Kiến nghị: ................................................................................................................. 52 Đối với hộ nghèo đói .......................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 55 ix
- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển mình rất quan trọng. Đặc biệt là vào năm 2006 nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Những nhân tố đó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa… đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, mặc, đi lại…. Chính vì vậy, sự phân hóa giàu nghèo ở nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới, mà đối với nước ta khi nền kinh tế đang có sự chuyển mình thì vấn đề phân hoá giàu nghèo càng được chú trọng hàng đầu. Để có thể hoàn thành mục tiêu quốc gia là Xoá đói giảm nghèo thì thì trước tiên phải rút ngắn sự phân hoá giàu nghèo. Đây không chỉ là nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo mà còn là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân. Phải phát huy truyền thống tinh hoa văn hoá người Việt trong nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo. Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 80% dân cư sống ở khu vực nông nghiệp và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp vào những năm cuối của thế kỷ 21. Với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị truờng theo định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước thì đây vừa là một nhiệm vụ chiến lược của công cuộc phát triển KTXH, vừa là phương tiện để đạt được mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Muốn đạt được mục tiêu này thì trước hết phải xoá bỏ đói nghèo và lạc hậu. Đây là một trách nhiệm hết sức nặng nề của Đảng và Nhà Nước ta, bởi Nhà Nước không chỉ bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho dân mà còn xóa bỏ tận gốc các nguyên nhân gây ra đói nghèo trong dân cư. Để tập trung các nguồn lực và triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả các giải pháp, chính sách xoá đói 1
- giảm nghèo phải trở thành chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhằm hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, vì vậy mà Đại hội 8 của Đảng đã xác định “Xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài". Thực hiện chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà Nước về phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo thì cho đến nay tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đã xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, từng khu vực nhằm xoá đói giảm nghèo và lạc hậu góp phần tích cực vào công cải cách nền kinh tế. Xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, tỉnh Đăk Lăk là một xã trên 90% số dân sống bằng nghề nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đất đai bạc màu, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên công tác xóa đói giảm nghèo tại xã luôn là vấn đề cấp thiết và nan giải, biết được những khó khăn và như cầu bức thiết của người dân, tìm hiểu tình hình nghèo đói của xã từ đó đưa ra những đề xuất nhằm tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo và đời sống của người dân, vì lý do đó tôi chọn để tài: “ Kết quả công tác giảm nghèo của xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, Tỉnh Đăk Lăk”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống các hoạt động liên quan đến kết quả công tác giảm nghèo của Xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk Đánh giá kết quả công tác giảm nghèo trên địa bàn Xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk Đừa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả công tác giảm nghèo của Xã Krông Jing, huyện M’Đrắk, tỉnh Đăk Lăk. 2
- PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU/CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
- 2.1 Cơ sở lý luận Cùng với chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, lạm phát, khủng hoảng kinh tế thì nghèo đói được coi là vấn nạn của toàn xã hội, là rào cản thực hiện tiến bộ xã hội. Ở những quốc gia kém phát triển, đặc biệt ở các nước thế giới thứ ba, người nghèo phải chấp nhận sống một cuộc sống dưới mức tối thi ểu của m ột con người. Và khi xã hội càng tiến bộ thì cộng đồng thế giới càng dành sự quan tâm nhiều hơn tới những người nghèo. Trên thực tế, hàng năm, thế giới có những hoạt động ủng hộ người nghèo như đấu giá từ thiện vì người nghèo, nhắn tin ủng hộ người nghèo, thành lập quỹ vì người nghèo… Trên bình diện lý luận, quan điểm và khái niệm về nghèo đói cũng nhận được sự quan tâm của cộng đồng các quốc gia và giới khoa học. Ở những quốc gia và nền kinh tế khác nhau thì quan niệm về nghèo đói cũng có sự khác biệt, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và trình độ phát triển của những xã hội đặc thù. * Khái niệm nghèo, đói. Theo Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP): Nghèo đói là trạng thái một bộ phận dân cư không được hưởng và thão mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Khái niệm nghèo đói có thể chia thành hai loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. + Nghèo tuyệt đối là sự không thoã mãn những nhu cầu tối thiểu của con người để duy trì cuộc sống như: Cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, nhà cửa không bảo đảm chống được mưa nắng, thiên tai bão lũ...không so sánh với ai khác nhưng bản thân họ không đủ lượng calo cần thiết để duy trì cuộc sống. + Nghèo tương đối là sự thõa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của con người như: cơm ăn chưa ngon, quần áo chưa mặc đẹp, nhà ở chưa khang trang... hay nói cách khác là có sự so sánh về thoã mãn các nhu cầu cuộc sống giữa người này với người khác, vùng này với vùng khác. 4
- Ở Việt Nam, Nghèo được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thõa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng động xét trên mọi phương diện. Theo Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo và phương hướng từ năm 20062010 của Thủ tướng Chính phủ, đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. * Khái niệm “hộ nghèo” Hộ nghèo: Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới ngưỡng đói nghèo. Căn cứ xác định chuẩn nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói ở Việt Nam: * Chuẩn mực nghèo đói giai đoạn 20062010 (Theo quyết định của thủ tướng chính phủ 170/2005/QĐTTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005) Chuẩn nghèo chỉ áp dụng cho 2 khu vực là: + Khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân 200.000đồng/người/tháng, được coi là nghèo. + Khu vực thành thị: Thu nhập bình quân 260.000đồng/người/tháng, được coi là nghèo * Chuẩn nghèo đói giai đoạn 20112015 (Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ 09/2011/QĐTTg ký ngày 21 Tháng 9 năm 2010): + Khu vực nông thôn : hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. + Khu vực thành thị : Hộ nghèo có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định tại Điều 1 Quyết định này là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. 5
- Chuẩn nghèo không cố định mà luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, địa phương nào có đủ điều kiện sau đây có thể nâng chuẩn nghèo lên để phù hợp với thực tế của địa phương đó: + Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân của cả nước (năm 2008 960USD/người) + Có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả nước. ( năm 2009 là 11%) + Tự cân đối được ngân sách và tự giải quyết được các chính sách đói nghèo theo chuẩn nâng lên. * Khái niệm “hộ cận nghèo” Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người gần ngưỡng đói nghèo. Ngày 21/9/2010 Thủ tướng ban hành Quyết định số 1752/CT – TTg chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 2015. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 – 510.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 510.000 – 650.000 đồng/người/tháng. Mức quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/ 2011. * Khái niệm “hộ vượt nghèo” Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo: Là những hộ mà sau một qúa trình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn mực nghèo đói. Hiện nay, ở một số địa phương có sử dụng khái niệm hộ thoát (hoặc vượt) đói và hộ thoát nghèo. Hộ thoát nghèo đương nhiên không còn là hộ đói nghèo nữa. Trong khi đó, hộ thoát nghèo đói có thể đồng thời thoát hẳn nghèo(ở trên chuẩn nghèo), nhưng đa số trường hợp thoát đói (rất nghèo) nhưng vẫn ở trong tình trạng nghèo. Số hộ nghèo giảm hay tăng trong một khoảng thời gian: Là hiệu số giữa tổng số hộ nghèo ở thời điểm đầu và cuối. Như vậy, giảm số hộ đói nghèo khác 6
- với khái niệm số hộ vượt nghèo và thoát nghèo. Số hộ thoát nghèo là số hộ ở đầu kỳ nhưng đến cuối kỳ vượt ra khỏi ngưỡng nghèo. Trong khi đó, số hộ nghèo giảm đi trong kỳ chỉ phản ánh đơn thuần chênh lệch về mặt số lượng hộ nghèo, chưa phản ánh thật chính xác kết quả của việc thực hiện chương trình. * Khái niệm “xã nghèo” Xã nghèo: Theo Quyết định số 587/2002/QĐLĐTBXH ngày 22/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chí xã nghèo giai đoạn 20012005. Quy định xã nghèo là xã có + Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên. + Chưa đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sạch, chợ). Cụ thể là: + Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch. + Dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt. +Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả năm. + Số phòng học (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ đáp ứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bợ bằng tranh tre, nứa, lá. + Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm. + Chưa có chợ hoặc chợ tạm bợ. * Khái niệm “xoá đói giảm nghèo” Xoá đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của nhà nước và xã hội hướng vào người nghèo hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm taọ điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới 2.2.1.1. Giải quyết đói nghèo ở Hàn Quốc 7
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chính phủ Hàn Quốc không chú ý đến việc phát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các vùng đô thị, xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, thế nhưng 60% dân số Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo đói, tuyệt đại đa số là tá điền, ruộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân dân sống trong cảnh nghèo đói tột cùng. Từ đó, gây ra làn sóng di dân tự do từ nông thôn vào thành thị để kiếm việc làm, chính phủ không thể kiểm soát nổi, gây nên tình trạng mất ổn định chính trị xã hội. Để ổn định tình hình chính trị xã hội, chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các chính sách kinh tế xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý đến việc điều chỉnh các chính sách về phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn và một chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn được ra đời gồm 4 nội dung cơ bản: Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ nông dân vay. Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao. Thay giống lúa mới có năng suất cao. Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành lập các HTX sản xuất và các đội ngũ lao động để sửa chữa đường xá, cầu cống và nâng cấp nhà ở. Với những nội dung này, chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân dâncó việc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dân ở các thành phố lớn dể kiếm việc làm. Chính sách này đã được thể hiện thông qua kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông thôn nhằm cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa nền kinh tế phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn. Tóm lại: Hàn Quốc đã trở thành 1 nước công nghiệp phát triển nhưng chính phủ vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn, 8
- có như vậy mới xoá đói giảm nghèo cho nhân dân tạo thế ổn định và bền vững cho nền kinh tế . 2.2.1.2. Giải quyết đói nghèo ở Đài Loan Đài Loan là một trong những nước công nghiệp mới (NIE S), nhưng là 1 nước thành công nhất về mô hình kết hợp chặt trẽ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn (mặc dù Đài Loan không có các điều kiện thuận lợi như một số nước trong khu vực) đó là chính phủ Đài Loan đã áp dụng thành công một số chính sách về phát triển kinh tế xã hội như: Đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại gia đình với quy mô nhỏ, chủ yếu đi vào sản xuất nông phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá. Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, mở mang thêm những nghành sản xuát kinh doanh ngoài nông nghiẹp cũng được phát triển nhanh chóng, số trang trại vừa sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm 91% số trang trại sản xuất thuần nông chiếm 90%. Việc tăng sản lượng và tăng năng suất lao động ttrong nông nghiệp đến lượt nó lại tạo điều kiện cho các nghành công nghiệp phát triển . Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nông thôn. Đài Loan rất coi trọng phát triển mạng lưới giao thông nông thôn cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Trong nhiều thập kỷ qua, Đài Loan coi trọng việc phát triển giao thông nông thôn đều khắp các miền, các vùng sâu vùng xa, công cuộc điện khí hoá nông thôn góp phàn cải thiện điều kiện sản xuất, điều kiện sinh hoạt ở nông thôn. Chính quyền Đài Loan cho xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp ngay ở vùng nông thôn để thu hút những lao đông nhàn rỗi của khu vực nông nghiệp, tăng thu nhập cho những người nông dân nghèo, góp phần cho họ ổn định cuộc sống. Đài Loan áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc đối với những người trong độ tuổi, do đó trình độ học vấn của nhân dân nông thôn được nâng lên đáng kể, cùng với trình độ dân trí được nâng lên và điều kiện sống được cải thiện. Tỷ lệ tăng dân 9
- số đã giảm từ 3,2%/năm(1950) xuống còn 1,5%/năm(1985). Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân cũng được quan tâm đầu tư thích đáng. Ngoài Hàn Quốc, Đài Loan còn 1 số nước ASEAN cũng có những chương trình phát triển kinh tế xã hội bằng con đường kết hợp giữa những ngành công nghiệp mũi nhọn với việc phát triển kinh tế nông thôn với mục đích xoá đói giảm nghèo trong dân chúng nông thôn. Điều đặc trung quan trọng của các nước ASEAN là ở chỗ những nước này đều có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, bước vào công nghiệp hoá có nghĩa là vào lúc khởi đầu của quá trình công nghiệp hoá.Tất cả các nước ASEAN (trừ Singapo) đều phải dựa vào sản xuất nông nghiệp, lấy phát triển nông nghiệp là một trong những nguồn vốn cho phát triển công nghiệp, điền hình là những nước như Thái Lan, Inđônêxia, Philipin và Malayxia. Tất cả những nước này phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn, đời sống kinh tế nghèo nàn lạc hậu, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy mà chính phủ các nước này trong quá trình hoạch định các chính sach kinh tế xã hội họ đều rất chú trọng đến các chính sách nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, giành cho nông nghiệp nông thôn những ưu tiên cần thiết về vốn đầu tư để tiến hành cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp. Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn 2 của quá trình công nghiệp hoá, tất cả các nước ASEAN đều nhận thấy rằng không thể đi lên chỉ bằng con đường nông nghiệp mà phải đầu tư cho các ngành công nghiệp, dịch vụ. Chính vì lẽ đó mà các chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn cũng như các chương trình phát triển khác như chương trình xoá đói giảm nghèo không được chú trọng như ở giai đoạn đàu của quá trình công nghiệp hoá. Do vậy khoảng cách về thu nhập của những người giàu với những người nghèo là rất lớn. Sự phân tầng xã hội là rõ rệt gây mất ổn định về tình hình chính trị xã hội, từ đó làm mất ổn định trong phát triển kinh tế . Sự phồn vinh của băng cốc, Manila được xây dựng trên nghèo khổ của các vùng nông thôn như ở vùng đông bắc Thái Lan, ở miền trung đảo Ludon. Cho đến nay sự bất bình đẳng thu nhập ở Thái Lan vẫn tiếp tục gia tăng, các thành phố lớn, các khu cônh nghiệp vẫn có tỷ lệ tăng trưởng cao, năm 1981 Bangkoc 10
- đóng góp 42% GDP, đến năm 1989 lên tới 48% cho GDP trong khi đó phần đóng góp cho GDP ở các vùng khác lại giảm xuống như ở miền bắc và miền nam Thái lan phần đóng góp đã giảm xuống từ 14,7% năm 1981 xuống còn 10% năm 1989. Ở Malayxia chính phủ đã thực hiện chính sách phân phối lại trong nền kinh tế quốc dân, nhưng việc phân phối lại thì lợi ích vẫn chủ yếu tập trung cho tần lớp giàu có, những người nghèo khổ đặc biệtlà nông dân hầu như không được chia sẻ lợi ích đó, khái niệm công bằng ở đây là sự công bằng giữa tầng lớp giàu có. Vào năm 1985 ở Malayxia có tới 82.000 hộ gia đình ở khu vực nông thôn thuộc diện nghèo đói. Tình trạng nghèo khổ ở Philipin còn tồi tệ hơn, năm 1988 tỷ lệ nghèo đói ở Philipin lên tới 49,5% dân số trong 3,1 triệu hộ gia đình đói nghèo thì tới 2,2 triệu gia đình (72,8%) sống ở khu vực nông thôn, đời sống chủ yếu dựa vào nghề nông, còn 843.000 hộ (27,2%) sống ở khu vực phi nông nghiệp. Điều này cho thấy đa số những người nghèo Philippin sống tập trung ở khu vực nông thôn. Tình trạng nghèo khổ ở các nước ASEAN vẫn tiếp tục gia tăng, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này, điều này cho thấy do sự tăng trưởng kinh tế không theo kịp sự tăng trưởng dân số, mặt khác là do quá trình chuyển dịch cơ cấu sang những ngành sản xuất công nghệ cao của một số nước ASEAN hiện nay làm cho nạn thất nghiệp ngày càng trầm trọng hơn.Để giải quyết tình trạng đói nghèo, chính phủ các nước ASEAN có rất nhều cố gắng. Chính phủ Inđônêxia trong kế hoạch 5 năm lần năm đã tăng chỉ tiêu cho các hoạt động tạo ra những việc làm mới cho những người chưa có việc làm, nhằm tạo thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần tích cực cho công cuộc xoá đói giảm nghèo cho nhân dân. Ở Thái Lan, một trong những biện pháp chống nghèo khổ mà nước này đã áp dụng là phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp xây dựng mới về khu vực nông thôn, nơi có sẵn tài nguyên thiên nhiên nhằm thu hút số lao động dôi dư ở khu vực nông nghiệp(để khắc phục tình trạng dân lao động di cư vào thành phố kiếm 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công ty TNHH Việt Thiên
69 p | 498 | 169
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng và phát triển thương hiệu Bluestone
70 p | 590 | 114
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Nhà TPHCM (HD Bank)
37 p | 349 | 107
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả của mô hình nông lâm kết hợp tại xã Chiềng Hoa, Mường La, Sơn La
34 p | 392 | 74
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phú Thái
93 p | 297 | 67
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thị trường dịch vụ điện thoại - Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing tại Công ty VMS - Mobi Fone
64 p | 283 | 52
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn
75 p | 280 | 50
-
Chuyên đề tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tại chi nhánh Công ty TNHH Thương mại, Vận tải và Giao nhận Việt Phát”
85 p | 175 | 43
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bán điện ở Điện lực Nghệ An
116 p | 215 | 41
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng trưng bày sản phẩm tại hệ thống beautyword.vn
101 p | 205 | 39
-
Chuyên đề tốt nghiệp Kế toán: Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty Cao Su Mang Yang
72 p | 161 | 38
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối công ty CP chế biến hàng XK Cầu Tre
79 p | 181 | 37
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng thị trường thẻ ATM VN và chiến lược phát triển KH dựa vào SP thẻ của NH ngoại thương chi nhánh Bình Tây
79 p | 142 | 24
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm phần mềm công nghiệp ở Công ty TNHH Hệ Thống Quy
56 p | 153 | 23
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp hoàn thiện kênh phân phối vé cho Chương trình ca nhạc "Âm nhạc & bước nhảy"
81 p | 127 | 21
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Cao Su Mang Yang
64 p | 121 | 16
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Nam Tân huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An
38 p | 153 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn