intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề Trách nhiệm xã hộ của doanh nghiệp: Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến

Chia sẻ: Nguyễn Ngoc Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

120
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Trách nhiệm xã hộ của doanh nghiệp: Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến" là tìm hiểu tình hình thực hiện Bộ tiêu chuẩn SA8000 tại Công Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến, tập trung nghiên cứu vào nội dung thực hiện tiêu chuẩn SA8000 tại công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề Trách nhiệm xã hộ của doanh nghiệp: Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến

  1. Trang 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể  từ  khi  xuất hiện khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp   (corporate social responsibility ­ gọi tắc là CSR) lần đầu tiên vào năm 1953,  chủ  đề  này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai trường phái chính trị  “đại diện” và “đa bên” trong quản trị  công ty, trên bình diện lớn hơn đây là  sự  tranh chấp giữa chủ nghĩa tư  bản tự do (bảo thủ,cánh hữu) và chủ  nghĩa   tư  bản xã hội (dân chủ,cánh tả). Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay   quanh hai vần đề  then chốt trong CSR là: bản chất của doanh nghiệp hiện   đại,và mối quan hệ ba bên doanh nghiệp ­ xã hội ­ nhà nước. Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 mở  ra nhiều thách thức và  cơ  hội, đồng nghĩa với việc tham gia vào một sân chơi quốc tế  với nhiều  “luật chơi” mới, khắc nghiệt mà nếu chúng ta không thực hiện đúng thì chúng  ta sẽ loại khỏi “cuộc chơi” . Đồng thời, cùng với xu thế toàn cầu hóa, yếu tố  trụ cột gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp không chỉ là lợi nhuận mà còn   phải kể  đến việc tạo ra những đóng góp cho xã hội. Từ  quan điểm đó, xét  theo khía cạnh chiến lược trách nhiệm xã hội có một ý nghĩa bắt buộc đối với  các doanh nghiệp. Và nếu được quan hệ cộng đồng khai thác thì doanh nghiệp  không chỉ  có những lợi ích trước mắt mà còn phát huy cả  những lợi ích lâu  dài. Từ đó, vấn đề  đặt ra là làm thế nào để  giữ vững được sự phát triển bền   vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế nội địa và trên thị  trường quốc tế?   làm sao để có lợi nhuận và giá thành hợp lý để cạnh tranh trên thị trường hiện   nay?  Để tìm hiểu những vấn đề trên, em đã đi vào nghiên cứu đề tài : “ Đánh giá  thực trạng áp dụng bộ  tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động của doanh   nghiệp tại Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Tình hình thực hiện Bộ tiêu chuẩn SA8000 tại  Công Cổ phần bao bì nhựa  Tân Tiến. Tập trung nghiên cứu vào nội dung thực hiện tiêu chuẩn SA8000   tại công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Nội Dung SA 8000 của SAI Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  2. Trang 2 Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ  phần bao bì nhựa Tân Tiến về  lao   động.         Bộ tiêu chuẩn thực hiện trách nhiệm xã hội COC 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến. Quy trình  này được áp dụng trong bộ phận thuộc nội bộ và các bộ phận phòng ban của   Công ty. Qua đó thấy được cách giải quyết các vấn đề xã hội trong công ty. B/ PHẦN NỘI DUNG Chương 1 : Lý Thuyết  1.1  Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản   Trách   nhiệm   xã   hội   của   doanh   nghiệp   là   gì?  Corporate   social  responsibility viết tắc là CSR. Theo Matten và Moon (2004) cho rằng: “CSR  là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như  đạo đức  kinh doanh, doanh nghiệp làm từ  thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền  vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được  thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù” Theo Hội đồng Doanh nghiệp thế  giới vì sự  phát triển bền vững: "CSR là  sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh   tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia  đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”  Theo Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): “CSR là sự  cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế  bền vững,  thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao   động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo  cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” Ở Việt Nam khái niêm CSR còn mới với nhiều doanh nghiệp qui mô vừa và  nhỏ, năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện  CSR còn hạn  chế. Trách nhiệm xã hội  doanh nghiệp là điều kiện ràng buộc đối với các  hợp đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển, buộc phải tuân thủ khi  ký kết hợp đồng.Trách nhiệm doanh nghiệp thể  hiện qua các yêu cầu về  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  3. Trang 3 tuân thủ chế độ lao động tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm sạch và   bảo vệ môi trường. Tóm lại có rất nhiều định nghĩa về  trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  Một trong các định nghĩa được sử  dụng phổ biến nhất là định nghĩa do Uỷ  ban Kinh tế  thế  giới về  phát triển bền vững định nghĩa: "Trách nhiệm xã   hội của  doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và đóng góp   cho sự  phát triển kinh tế  cùng với việc nâng cao chất lượng sống của   người lao động và gia đình họ  cũng như  chất lượng cuộc sống của cộng   đồng và xã hội". Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam  kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông   qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và  các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng   như  sự  phát triển chung của cộng đồng…, nếu các doanh nghiệp sẵn sàng  chia sẻ lợi ích với cộng đồng. 1.2  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quan điểm của các nước *   Theo  Ủy Ban Châu Âu  : Đưa ra văn bản xanh Green Paper trong đó CSR  được hiểu như là việc doanh nghiệp đưa các vấn đề  xã hội và môi trường vào   các hoạt động cũng như  những trao đổi liên quan đến các bên một cách tự  nguyện  * Theo quan điểm của các công ty đa quốc gia: Adidas, Nike “ Trách nhiệm  xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm theo đó các doanh nghiệp lồng ghép  vấn đề xã hội và môi trường váo kế  hoạch kinh doanh và vào mối quan hệ với  cổ đông trên cơ sỡ tự nguyện” đưa ra bộ quy tắc ứng xử áp dụng cho cả các nhà   cung cấp. * Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc bao gồm 10 nguyên tắc +  Quyền con người ( nguyên tắc 1 và nguyên tắc 2) Các doanh nghiệp cần hỗ trợ và tôn trọng việc bảo vệ  các quyền con   người đã được quốc tế công nhận Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng không liên quan đến việc xâm  phạm các quyền con người +  Tiêu chuẩn lao động  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  4. Trang 4 Doanh nghiệp tôn trọng quyền tự do hiệp hội và thưà nhận quyền thỏa  ước lao động tập thể Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hay ép buộc Loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em Loại bỏ việc phân biệt đối xử liên quan đến việc làm và nghề nghiệp + Bảo vệ môi trường Doanh nghiệp cần hỗ  trợ các biện pháp phòng ngừa đối với các thách  thức về bảo vệ môi trường Thực hiện các sáng kiến để  thúc đẩy trách nhiệm cao hơn về  môi  trường Khuyến khích việc phát triển và quảng bá các công nghệ thân thiện đối  với môi trường + Chống tham nhũng Doanh nghiệp cần chống lại mọi hình thức tham nhũng  1.3  Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội * Lợi ích đối với doanh nghiệp Giảm chi phí, tăng doanh thu : Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng  cách sản xuất sạch hơn. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba   Lan đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt   thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải   nước và 87% chất thải khí.  Một hệ  thống quản lý nhân sự  hiệu quả  cũng giúp cắt giảm chi phí và  tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động   sạch sẽ  và an toàn, các cơ  hội đào tạo và chế  độ  bảo hiểm y tế  và giáo dục  đều góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất lao   động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào   tạo nhân viên mới. Nâng cao uy tín của sản phẩm bền vững:   CSR có thể  giúp doanh  nghiệp tăng giá trị  thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp   tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Những   tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất  các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ  dùng nội  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  5. Trang 5 thất của Thụy Điển) là những ví dụ  điển hình. Cả  hai công ty này đều nổi   tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà   còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã  hội. Mở  rộng thị  trường và tạo lập  ưu thế về giá cả: CSR giúp doanh  nghiệp ngày càng mở rộng thị trường qua các khu vực khác, cạnh tranh được   giá cả với các doanh nghiệp khác Tăng giá trị thương hiệu: CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị  thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp   dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động.  Giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc: CSR giữ chân được những người lao  động giỏi vì khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ có thêm điều  kiện vật chất để  cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Hỗ  trợ  người lao động thực hiện tốt hơn luật pháp lao động ,tham gia  bảo hiểm y   tế, xã hội cho hội Được tham gia các chương trình đầu tư  phát triển doanh nghiệp   vì trách nhiệm xã hội: Duy trì hoặc ký thêm hợp đồng kinh tế  với các đối  tác đầu tư, bạn hàng Có thêm điều kiện để  mở rộng quy mô sản xuất, hiện  đại hoá công nghệ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng việc làm. Tăng uy tín xã hội để  doanh nghiệp có khả  năng cạnh tranh cao,  dễ  dàng hoạt động hơn. Trong mấy năm gần đây, chủ  yếu do yêu cầu   của đối tác mua hàng nước ngoài, một số doanh nghiệp Việt Nam đã thực  hiện các chương trình CSR. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã  hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da   giầy đã chỉ  ra rằng nhờ  thực hiện các chương trình CSR, doanh thu của   các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ  34,2  lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ  lệ  hàng xuất khẩu tăng từ  94% lên  97%. Ngoài hiệu quả  kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi từ  việc tạo   dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động,  thu hút lao động có chuyên môn cao) *Đối với người lao động Tăng thu nhập  Được bảo vệ  an toàn về  sức khỏe sẽ  giúp giảm tai nạn, giảm nghỉ  bệnh, cải thiện môi trường làm việc, tăng năng suất lao động…,  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  6. Trang 6 Được tham gia đào tạo  phát trển nghề  Nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động và gia  đình họ Có niềm tự hào, hãnh diện khi công ty làm nhiều việc tốt cho xã hội 1.4 Giới thiệu Bộ tiêu chuẩn SA 8000  Dựa trên những nguyên tắc và chuẩn mực về quyền lao động thế  giới,   được quy  ước trong các Công  ước của tổ  chức lao động thế  giới, các Công   ước của Liên Hiệp Quốc, SA 8000 bao gồm 9 lĩnh vực chính: lao động trẻ  em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ và an toàn lao động, bồi thường thiệt hại,  rủi ro, giờ làm việc, phân biệt đối xử, kỷ luật, tự do thành lập hiệp hội, thỏa  ước lao động tập thể và hệ thống quản lý.  Hệ  thống SA 8000 được xây dựng dựa trên mô hình tiêu chuẩn đang   được các công ty sử dụng: ISO 9000. SA 8000 bao gồm ba yếu tố quan tr ọng   cho việc theo dõi trách nhiệm xã hội: các tiêu chuẩn thực hiện cụ  thể  và  những đòi hỏi tối thiểu, các chuyên gia đánh giá phải tìm hiểu nguyện vọng  của tất cả các bên  quyền lợi như  các tổ  chức Phi Chính phủ, Công đoàn và dĩ nhiên là cả  công  nhân và cơ  chế  khiếu nại và kháng cáo cho phép cá nhân công nhân, các tổ  chức và những bên quyền lợi khác đề  cập đến những sai phạm về  lao động   của các doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ.  Ngoài ra, SA 8000 còn có riêng một phần về hệ thống quản lý đòi hỏi  những chính sách và quy trình, cũng như  các hệ  thống quản lý văn bản thể  hiện quyết tâm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn SA 8000. Tổ chức lao động quốc  tế  và Liên Hiệp Quốc cũng như  các tổ  chức Phi Chính phủ  khác đang ngày  càng hoàn thiện các điều kiện lao động. Mặt khác, các công ty ngày càng chấp  nhận hệ  thống SA 8000 và ý thức được lợi ích của hệ  thống này, kể  cả  về  phía công nhân và phía quản lý. Các công ty lớn ngày càng yêu cầu các nhà   cung cấp và các công ty gia công thực hiện SA 8000, cũng như  áp dụng các   quy định lao động. Các tổ chức công đoàn, các chiến dịch của người tiêu dùng   và các nhà bảo vệ  quyền lao động cũng chọn lựa SA 8000 là hệ  thống tiêu   chuẩn mạnh mẽ và mang tính bao quát để cải thiện quyền lợi lao động.   * Mục đích và nội dung  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  7. Trang 7 Tiêu chuẩn SA 8000 quy định cụ thể những yêu cầu về trách nhiệm xã hội để  một công ty có thể:  Triển khai, duy trì, thực hiện các chính sách và các quy trình để  quản lý  những vấn đề  thuộc quan hệ  giữa công ty với người lao động có thể  phát  sinh, đây là những vấn đề mà công ty có thể kiểm tra hoặc gây ảnh hưởng;  Chứng minh cho các bên liên quan  rằng các chính sách, quy trình và các  nguyên tắc được thực hiện đầy đủ  theo những yêu cầu của chuẩn này; Các  yêu cầu của chuẩn này được áp dụng khắp nơi có tính đến vị trí địa lý, ngành  sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty.  1.5 Bộ quy tắc ứng xử COC Phù hợp với các Công  ước ILO, Công  ước Quốc tế  về  Quyền Con  người của Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em   và việc loại bỏ  tất cả  các hình thức phân biệt đối xử  đối với phụ  nữ, Bản   khế   ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và Hướng dẫn của OECD, Hướng   dẫn cho các Doanh nghiệp Đa Quốc gia, Bộ  luật  Ứng xử  của BSCI nhằm   đảm bảo tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể. Các công ty   cung ứng phải đảm bảo rằng Bộ luật Ứng xử này cũng được xem xét bởi các  nhà thầu phụ có liên quan đến các quy trình sản xuất của giai đoạn sản xuất   sau cùng được thực hiện thay mặt cho các thành viên của BSCI. Các yêu cầu  sau đây là đặc biệt quan trọng và phải được thực hiện theo một cách tiếp cận   mang tính phát triển: * Tuân thủ pháp luật: Tuân theo tất cả các luật và quy định được áp dụng,   các tiêu chuẩn công nghiệp tốI thiểu, các thỏa thuận Tổ chức lao động quốc   tế  và Liên Hiệp Quốc, và những yêu cầu tương  ứng khác do luật pháp quy   định, áp dụng luật nào nghiêm ngặt hơn.        *  Tự  do lập Hội và Quyền Thương lượng tập thể:  Quyền của mọi cá  nhân để  hình thành và tham gia các tổ  chức đoàn thể  theo ý họ  và để  thương  lượng tập thể cũng sẽ được tôn trọng. Trong những tình huống hoặc tại những   quốc gia mà các quyền về  tự  do lập hội và thương lượng tập thể  bị  luật pháp   giới hạn, các biện pháp tương đương của tổ  chức độc lập và tự  do cũng như  việc thương lượng sẽ  được hỗ  trợ  cho mọi cá nhân. Các đại diện của cá nhân   sẽ  được đảm bảo tham gia vào vai trò thành viên của họ  tại nơi làm việc. Phù   hợp với các Công ước ILO 87, 98, 135 và 154.  * Cấm Phân biệt :Không cho phép một hình thức phân biệt nào trong việc thuê   mướn, trả thù lao, được tham gia đào tạo, đề bạt, chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  8. Trang 8 hưu dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, địa vị  xã hội, bối cảnh xã  hội, sự  tàn tật, nguồn gốc dân tộc và quốc gia, quốc tịch, thành viên trong tổ  chức của người lao động, bao gồm các hiệp hội, sự  gia nhập chính trị, định   hướng giới tính hoặc bất cứ  một đặc điểm cá nhân nào khác. Phù hợp với các   Công ước ILO 100, 111, 143 158 và 159. *   Đền bù:  Lương trả  cho giờ  làm việc thông thường, giờ  làm thêm và các   chênh lệch thêm giờ sẽ phải đạt đến hoặc vượt qua lương tối thiểu và/hoặc các  tiêu chuẩn ngành. Không được khấu trừ  lương trái phép hoặc không đúng quy  định. Trong các trường hợp lương theo quy định của pháp luật và/hoặc các tiêu   chuẩn ngành không đủ để chi trả chi phí sinh hoạt và cung cấp thu nhập cho các  chi phí phát sinh, các công ty cung  ứng sẽ  cố  gắng để  cung cấp cho nhân viên   một khoản bồi thường đủ  để  chi trả  cho các nhu cầu này. Cấm khấu trừ  từ  lương dưới dạng biện pháp kỷ  luật. Các công ty cung  ứng phải đảm bảo rằng  lương và các cơ cấu quyền lợi được liệt kê chi tiết một cách rõ ràng và thường   xuyên cho người lao động, công ty cung ứng cũng sẽ phải đảm bảo rằng lương   và các quyền lợi đó được thực hiện tuân thủ đầy đủ  các luật thích hợp và việc   trả thù lao đó sẽ  được thực hiện theo cách thuận tiện cho người lao động. Phù  hợp với các Công ước ILO 26 và 131. * Giờ  làm việc:  Công ty cung  ứng phải tuân thủ  các luật quốc gia thích hợp  cũng như  các tiêu chuẩn ngành về  giờ  làm việc. Giờ  làm việc tối đa cho phép   trong một tuần được quy định bởi luật quốc gia sẽ không được vượt quá 48 giờ  và số giờ làm thêm tối đa cho phép trong một tuần không được vượt quá 12 giờ.  Giờ làm thêm chỉ được phép làm dựa trên cơ sở tình nguyện và được trả lương   ở mức tốt nhất. Mỗi người lao động được phép có ít nhất một ngày nghỉ sau sáu  ngày làm việc liên tục.Phù hợp với các Công ước ILO1và 14. *  Y tế và An toàn nơi làm việc : Một tập hợp rõ ràng các quy định và thủ tục   phải được lập ra và tuân theo đối với vấn đề  y tế  và an toàn tại nơi làm việc,  đặc biệt là dự phòng và sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân, phòng tắm sạch sẽ, có  thể sử dụng nước uống được và nếu được cần cung cấp các thiết bị vệ sinh an  toàn cho kho lưu trữ thực phẩm. Cấm các quy định và điều kiện trong các phòng   ngủ  vi phạm các quyền cơ  bản của con người. Đặc biệt không được cho phép  người lao động nhỏ tuổi làm việc trong những tình huống nguy hiểm, không an  toàn hoặc không tốt cho sức khỏe. * Cấm sử dụng Lao động Trẻ em : Cấm sử dụng lao động trẻ em được chỉ rõ  trong các Công  ước của ILO và Liên Hiệp Quốc và/hoặc luật pháp quốc gia.  Trong số  các tiêu chuẩn khác nhau này, tiêu chuẩn nào nghiêm ngặt nhất sẽ  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  9. Trang 9 được tuân thủ. Cấm bất cứ hình thức bóc lột trẻ em nào. Cấm những điều kiện  làm việc như nô lệ  hoặc có hại cho sức khỏe trẻ em. Quyền của các lao động  trẻ tuổi phải được bảo vệ. Trong trường hợp nhận thấy những trẻ em làm việc  trong những tình huống đúng với định nghĩa về  lao động trẻ  em  ở  trên, công ty  cung  ứng đó cần phải thiết lập và lưu lại các chính sách và thủ  tục để  bù đắp   cho những trẻ  em phải làm việc như  vậy. Hơn nữa, công ty cung  ứng đó cần  phải cung cấp hỗ  trợ  thích hợp để  cho phép những trẻ  em đó được tiếp tục đi   học cho đến khi nào đủ lớn. Phù hợp với các Công ước ILO 79, 138, 142 và 182  và Khuyến cáo ILO 146. * Cấm Cưỡng bức lao động và các biện pháp Kỷ luật : Tất cả các hình thức  lao động cưỡng bức, chẳng hạn như phải nộp tiền đặt cọc hoặc các hồ sơ nhận   diện của cá nhân đối với việc thuê mướn lao động đều bị cấm và xem như là lao  động của tù nhân vi phạm các quyền cơ  bản của con người. Cấm sử dụng các  hình phạt về  thể  xác, tinh thần hoặc ép buộc về  thân thể  cũng như  việc lạm  dụng bằng lời nói. Phù hợp với các Công ước ILO 29  * Các vấn đề  an toàn và môi trường : Các thủ tục và tiêu chuẩn xử  lý chất  thải, xử  lý các chất thải hóa học và các chất có hại khác, các xử  lý phát ra   hoặc thải ra phải đạt đến hoặc không vượt quá yêu cầu tối thiểu mà pháp luật  quy định. * Các Hệ thống Quản lý : Công ty cung ứng sẽ đặt ra và thực hiện một chính  sách đối với khả năng chịu trách nhiệm về mặt xã hội, một hệ thống quản lý   để đảm bảo rằng các yêu cầu của Bộ luật Ứng xử BSCI có thể được đáp ứng   cũng như thiết lập và tuân thủ chính sách chống hối lộ/chống tham nhũng trong  tất cả các hoạt động kinh doanh của họ. Ban quản lý phải chịu trách nhiệm về  việc thực hiện đúng và cải thiện liên tục bằng cách thực hiện các biện pháp   sửa chữa và đánh giá định kỳ về Bộ luật Ứng xử cũng như việc trao đổi thông  tin về  các yêu cầu của Bộ  luật  Ứng xử  cho mọi người lao động. Cũng cần   phải chỉ rõ những mối quan tâm về  việc không tuân thủ  Bộ  luật  Ứng xử này   của người lao động. 1.6 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành  mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Quá trình hoạt động  công nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và  hiệu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Do đó,  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  10. Trang 10 bảo vệ  môi trường đã trở  thành một vấn đề  hết sức quan trọng, một trong  những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc gia.  Nhất là sau Hội nghị  thượng đỉnh về  trái đất tại Rio De Janeiro­Brazil tháng   6/1992 thì vấn đề  môi trường đã nổi lên như  một lĩnh vực kinh tế, được đề  cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực và   quốc tế. Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận   chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt   động của môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm  1993, Tổ  chức tiêu chuẩn hoá quốc tế  (ISO) đã triển khai xây dựng bộ  tiêu  chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới  thống nhất áp dụng Hệ  thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự  phát   triển bền vững trong từnh quốc gia, trong khu vực và quóc tế. Hệ  thống quản lý môi trường thể  hiện trách nhiệm của doanh nghiệp  đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ  môi trường là bảo vệ  sức khoẻ  cho con người, bảo vệ  tài nguyên thiên nhiên – làm cho đất nước phát triển  bền vững. Vì vậy muốn xây dựng và áp dụng hệ  thống quản lý môi trường  theo ISO 14000, lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự  tự nguyện và thể  hiện  bằng sự cam kết của mình. Đối với một quốc gia thì sự cam kết đó thể hiện  trong chính sách của Chính phủ về bảo vệ môi trường. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO14000 ISO14001 ­ Quản lý môi trường ­ Quy định và hướng dẫn sử dụng. ISO14004   ­   Hệ   thống   quản   lý   môi   trường   ­   Hướng   dẫn   chung   về  nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ. ISO14010 ­ Hướng dẫn đánh giá môi trường ­ Nguyên tắc chung. ISO14011 ­ Hướng dẫn đánh giá môi trường ­ Quy trình đánh giá ­ Đánh  giá hệ thống quản lý môi trường. ISO14012 ­ Hướng dẫn đánh giá môi trường ­ Chuẩn cứ  trình độ  của  chuyên gia đánh giá Trong đó ISO14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ  tiêu chuẩn ISO14000  qui định các yêu cầu đối với một Hệ  thống quản lý môi trường. Các yếu tố  của hệ thống được chi tiết hoá thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ  quan chứng   nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ  sở  có hệ  thống quản lý môi  trường phù hợp với ISO14000 Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  11. Trang 11 *Các yêu cầu của HTQLMT theo ISO14000:2004 Các yêu cầu chung Chính sách môi trường Lập kế hoạch Thực hiện và điều hành Kiểm tra và hành động khắc phục Xem xét lại của ban lãnh đạo *Các bước áp dụng ISO14001:2004 Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án. Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường Đánh giá và xem xét Đánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống Duy trì cải tiến hệ thống. Chương II: Thực trạng việc áp dụng trách nhiệm xã hội  tại công ty  2.1 Vài nét sơ lược về công ty. * Tên Xí nghiệp : XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH NHỰA TÂN TIẾN.  * Ðịa chỉ  : 169/105 Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh, Tp Hồ  Chí  Minh.  * Lịch sử hình thành ­ Từ  1978­1986: Là Công Ty hợp doanh Nhựa Tân Tiến II thuộc Xí nghiệp  Liên Hiệp Nhựa  ­ Từ tháng 03/1992 đến tháng 07/1994: Công Ty Hợp doanh Nhựa thuộc Liên  hiệp Xí nghiệp Nhựa.  ­ Từ  tháng 08/1994 đến nay: với cơ  chế  xóa bỏ  loại hình Liên hiệp các Xí  nghiệp của Nhà nước, Liên Hiệp Xí nghiệp Nhựa TP đã giải thể, các đơn vị  trực thuộc bao gồm Văn phòng Liên Hiệp, Công ty XNK nhựa, XNQD Nhựa   Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  12. Trang 12 Tân Tiến, Xưởng Mouse sát nhập thành Công Ty cổ  phần bao bì nhựa Tân  Tiến.  * Loại hình kinh doanh  ­   Mặt hàng chủ  lực hiện nay của Xí nghiệp là  ống nhựa   PVC các loại,   đường kính từ  20mm đến 250mm   chất lượng cao cung cấp cho ngành cấp   nước, xây dựng dân dụng, Bưu điện của Thành phố Hồ Chí Minh và khắp các   tỉnh thành trong cả nước.  ­ Với quan điểm " Chất lượng trên hết" Ban Giám đốc xí nghiệp Nhựa Tân  Tiến đã tâp trung đầu tư thiết bị hiện đại của Châu Âu để sản xuất ống nhựa   PVC đa dạng về chủng loại và chất lượng cao.  ­ Ống nhựa PVC của Xí nghiệp Nhựa Tân Tiến đứng vào hàng đầu trong lãnh  vực ống PVC của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước với chất lượng tốt, ổn   định, uy tín, giao hàng đúng hẹn.  * Quá trình sản xuất chính và các phương tiện  ­  Sản phẩm ống PVC được sản xuất trên dây chuyền đùn ống đồng bộ của  hãng CINCINNATI MILACRON  Austria (Áo). Ðây là dây chuyền hiện đại sử  dụng kỹ thuật số  cho phép  cập nhật và kiểm soát chặt chẽ các thông số  kỹ  thuật thông qua màn hình điều khiển. Vì vậy sản phẩm bảo đảm tính đồng   bộ về qui cách và chất lượng không những  phù hợp với các tiêu chuẩn Việt   nam TCVN, tiêu chuẩn Quốc tế ISO 4422­1996  ... mà còn đáp ứng được theo  yêu cầu của quí khách hàng.  Hiện Xí nghiệp quốc doanh Nhựa Tân Tiến đang áp dụng hệ  thống quản lý  chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002, đuọc tổ chức BVQI ­ Vương quốc Anh  công nhận.  * Quá trình quản lý và sử dụng lao động  ­ Cơ cấu lao động.  cơ cấu trình độ lao động trong Xí nghiệp như sau:  Ðại học       11,6%        Công nhân kỹ thuật:  71,6%  Trung cấp     7,4%        Lao động phổ thông:   6,2%  Sơ cấp          3,15%  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  13. Trang 13 Việc tổ chức cơ cấu các Phòng ban trong Xí nghiệp được xác lập bởi hệ  thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002, có thể  nói gần như   ở  mức hợp lý nhất trong điều kiện sản xuất, nhân lực hiện nay của công ty. 2. 2. Cơ  sở  thực tiễn cho việc doanh nghiệp áp dụng   trách nhiệm xã  hội 2.2.1 Vấn đề CSR ở các nước phát triển    Người tiêu dùng  ở  các nước Âu – Mỹ  hiện nay không chỉ  quan tâm  đến chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến cách thức các công ty làm ra   sản phẩm đó, có thân thiện với công đồng, môi trường sinh thái, nhân đạo và  lành mạnh. Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và môi trường   phát triển rất mạnh. Chẳng hạn như phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo  phì nhằm vào các công ty sản xuất đồ  ăn nhanh, nước giải khát có ga, phong  trào thương mại công bằng, phong trào tẩy chay sản phẩm làm bằng lông thú,  tẩy chay sản phẩm bóc lột lao động trẻ  em, phong trào tiêu dùng theo lương  tâm. Trước áp lực xã hội hầu hết các công ty lớn đã chủ động đưa CSR vào   chương trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc. Hàng nghìn chương   trình đã được thực hiện như tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, xóa  mù chữ, xây dựng trường học cứu trợ,  ủng hộ  nạn nhân thiên tai, thành lập   quỹ và trung tâm nghiên cứu vắc xin phòng chống ADIS và các bệnh dịch khác   ở các nước nhiệt đới, đang phát triển. Có thể kể đến các tên tuổi đi đầu trong  các hoạt động này như: TNT, Google, Intel, Unilever, CocaCola, GE, Nokia,   HSBC,   Levi   Strauss,   GlaxoSmithKline,   Bayer,   DuPont,   Toyota,   Sony,   UTC,  Samsung,   Gap,  BP,  ExxonMobil…theo  tổ   chức   Giving  USA  Fuondation  số  tiền các doanh nghiệp đóng góp cho các hoạt động trên toàn thế  giới lên đến   13,77 tỷ USD ( năm 2005 ) và gần 1000 công ty được đánh giá là “ công dân  doanh   nghiệp   tốt”.   Nổi   bật   là   trường   hợp   nhân   hàng   Grameen   do   TS.  Muhammad Yunus đã cung cấp tín dụng vi mô cho 6,6 triệu người, trong đó  97% là phụ  nữ  nghèo  ở  Bangladesh vay tiền để  cải thiện cuộc sống ( ông   được trao giải Nobel hòa bình năm 2006 ). Hiện nay,hầu hết các công ty đa quốc gia đều xây dựng các bộ quy tắc   ứng xử COC có tính chất chuẩn mực áp dụng đối với nhân viên của mình trên   toàn thế  giới. Lợi ích đạt được qua những cam kết CSR đã được ghi nhận.  Không những hình ảnh công ty được cải thiện trong mắt công chúng và người  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  14. Trang 14 dân địa phương giúp công ty tăng doanh số bán hàng hay thực hiện các thủ tục  đầu tư  được thuận lợi,mà ngay trong nội bộ  công ty ,sự  hài lòng và gắn bó  của nhân viên với công ty cũng tăng lên,cũng như  các chương trình tiết kiệm  năng lượng giúp giảm chi phí hoạt động cho công ty không nhỏ. Có thể  nói CSR đã có chỗ  đứng khá vững chắc trong nhận thức của   giới doanh nghiệp.Một số  trung tâm,viện nghiên cứu về  trách nhiệm doanh  nghiệp đã được các trường đại học ở Mỹ thành lập.78% sinh viên ngành quản  trị  doanh nghiệp cho rằng chủ  đề  CSR nên được đưa vào các chương trình  giảng dạy.Trong cuộc khảo sát của công ty McKinsey năm 2007, 84% số  quản trị viên cao cấp được hỏi cho rằng đóng góp vào các mục tiêu xã hội của  cộng   đồng   cần   được   tiến   hành   song   song   với   việc   gia   tăng   giá   trị   cổ  đông,trong khi chỉ  có 16% cho rằng lợi nhuận là mục tiêu duy nhất.51% và  48% ý kiến lần lượt cho rằng môi trường(trong số 15 vấn đề chính trị­xã hội   khác nhau) là vấn đề  hàng đầu tập trung sự  chú ý của công luận và có  ảnh  hưởng tiêu cực hoặc tích cực đối với giá trị cổ đông trong 5 năm tới.Khi được   hỏi về   ảnh hưởng xấu mà các công ty có thể  gây ra cho cộng đồng,65% trả  lời­ô   nhiễm   môi   trường,40%   ­   đặt   lợi   nhuận   lên   trên   sức   khỏe   con   người,30%­gây áp lực chính trị.Về  các ảnh hưởng tích cực mà doanh nghiệp  đem lại thì tạo việc làm  được xếp cao nhất(65%),tiến bộ  khoa học công  nghệ(43%),cung   cấp   sản   phẩm­dịch   vụ   cho   nhu   cầu   con   người(41%),nộp   thuế(35%).(Với sự  tham gia của 2687 quản tri viên cao cấp trong đó 36% là  tổng giám đốc của các công ty lớn trên khắp thế giới.) 2.2.2 Vấn đề CSR ở Việt Nam. Tại Việt Nam, Chính phủ  đã nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và  các bên liên quan về CSR, coi CSR là một nội dung quan trọng trong chương   trình nghị sự về phát triển bền vững. Các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt   Nam đã nỗ  lực rất nhiều trong thúc đẩy và triển khai CSR. Các chương trình  và dự án liên quan tới CSR tập trung vào một số nội dung quan trọng của CSR   tùy thuộc vào mục tiêu của dự án, nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có. Các nội dung đó bao gồm: điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động,  môi trường, chất lượng và năng suất, quan hệ  lao động và quản lý nguồn  nhân lực. Dịch vụ  tư  vấn và cấp chứng chỉ  cho các hệ  thống quản lý đang   phát triển và mở rộng, ví dụ như Hệ thống quản lý chất lượng (ISO9000), Hệ  thống   quản   lý   môi   trường   (ISO14000),   Lao   động   và   trách   nhiệm   xã   hội   (SA8000)... Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  15. Trang 15  Tuy nhiên còn một số trở ngại trong việc thực hiện CSR tại Việt Nam   như: Khái niệm CSR vẫn còn mới đối với rất nhiều doanh nghiệp trong cộng  đồng doanh nghiệp Việt  Nam, trong khi  đó các bên liên quan chưa có kế  hoạch dài hạn và chiến lược khi triển khai các chương trình CSR. Năng lực   quản lý và kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR  ở  doanh nghiệp còn  hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như  lợi ích từ  việc thực   hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không  làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như  xâm phạm quyền và lợi ích  hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường,…   Trong vấn đề   gây ô nhiễm môi trường. Để  doanh nghiệp có thể  cạnh tranh  trong nền kinh tế  toàn cầu, các doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của   mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể  hiện sự thân thiện với  môi trường trong quá trình sản xuất của mình. Đây là một tiêu chí rất quan  trọng đối với người tiêu dùng, việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường   đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội, như vụ phát hiện Công ty   Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng các hành  vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối  với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành  xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang  nuôi dưỡng công ty. CSR được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty  đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam.Các công ty này thường xây dựng được các   bộ quy tắc  ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ biến để có   thể  áp dụng trên nhiều địa bàn thị  trường khác nhau.Do đó,nội dung CSR  được các công ty nước ngoài thực hiện có bài bản và đạt hiệu quả cao.   Đối với doanh nghiệp trong nước,các công ty xuất khẩu có lẽ  là đối  tượng đầu tiên tiếp cận với CSR. Hầu hết các đơn hàng từ  châu Âu – Mỹ  ­  Nhật đều đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc,giày dép phải áp dụng chế  độ  lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000) hay đảm bảo an toàn vệ  sinh thực phẩm  (đối với các xí nghiệp thủy sản)… Ngoài ra nhiều công ty tư nhân trong nước   nắm bắt vấn đề  CSR rất nhạy bén.Một số  công ty chủ  động thực hiện CSR   và tạo được hình ảnh tốt đối với công chúng như các tập đoàn:Mai Linh,Tân  Tạo,Duy Lợi,Kinh Đô,ACB,Sacombank,… Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  16. Trang 16 Nhận thức của cộng đồng và phương tiện thông tin đại chúng với CSR  trong thời gian gần đây có những phát triển tích cực và nhanh chóng;một phần  cũng   xuất   phát   từ   bức   xúc   của   công   luận   qua   những   vụ   ô   nhiễm   môi  trường;nhiễm độc thực phẩm và gian lận thương mại nghiêm trọng.Đã có  một số  cuộc hội thảo đáng chú ý về  chủ  đề  CSR như  Diễn đàn châu Á về  trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lần thứ 6,được tổ chức ngày 13/10/2007  tại TP Hồ Chí Minh;và hội thảo “nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam  thông qua trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”  được   VCCI   phối   hợp   cùng   Đại   sứ   quán   Đan   Mạch   tổ   chức   ngày  08/01/2008.Ngoài ra,Việt Nam cũng đã có diễn đàn chính dành riêng giới thiệu  và thảo luận về  CSR tại địa thức (http://www.vietnamforumcsr.net ) do trung  tâm phát triển và hội nhập một công ty tư  vấn tư nhân xây dựng,dưới sự  tài   trợ của tổ chức Action aid international Vietnam. 2.3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN SA 8000 TẠI CÔNG TY  CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN Công ty Cổ  phần bao bì nhựa Tân Tiến đã áp dụng Bộ  tiêu chuẩn SA  8000 từ  khi công ty được cổ  phần hóa từ  năm thứ  3 thì đã áp dụng Bộ  tiêu  chuẩn này. Về  sản xuất: khi công ty áp dụng  Bộ  tiêu chẩn SA 8000 giúp công ty   có điều kiện thuận lợi hơn trong việc sản xuất các mặt hàng xuất sang các  nước mà có yêu cầu nghiêm ngặt về  bộ  tiêu chuẩn này. Trong quá trình hội  nhập trên thị trường thì công ty không ngừng nâng cao sản xất đề tạo lợi thế  cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu trong nước củng như ngoài nước. Về Quản lý lao động trong doanh nghiệp: Từng bước được cải thiện và  giảm tối  đa chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo lao động lành nghề.  Người lao động an tâm sản xuất thu nhập từng bước được cải thiện và nâng  cao. 2.3.1 Các yêu cầu của tiêu chuẩn SA8000 khi áp dụng tại công ty: Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến thực hiện từng tiêu chuẩn của   SA 8000 thể hiện như sau:  * Lao động trẻ em Theo Bộ Luật lao động của nước ta quy định tuổi có thể  tham gia lao động là 15 tuổi thì xí nghiệp không có trường hợp nào lao động  khi được tuyển dụng dưới tuổi 18, tức là trên tuổi quy định của Bộ Luật lao   động nhiều.  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  17. Trang 17 * Lao động cưỡng  bức :  Theo tiêu chuẩn này, doanh nghiệp không được  dùng, hoặc ủng hộ việc dùng lao động cưỡng bức, cũng như không được đòi  hỏi vật thế chấp hoặc các giấy tờ tuỳ thân khi người lao động đang làm việc   với doanh nghiệp. Và điều này cũng hoàn toàn được đảm bảo không xảy ra  tại Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến  * Sức khoẻ và an toàn lao động: Tiêu chuẩn này bao gồm 7 mục quy định  về  việc thực hiện an toàn lao động, và chăm sóc sức khoẻ  cũng như  các  phương tiên vệ  sinh cần thiết cho người lao động trong quá trình sản xuất.  Các mục yêu cầu này đều được đảm bảo tại Công ty Cổ  phần bao bì nhựa   Tân Tiến, chỉ  trừ  một yếu tố  cần thêm vào, đó là trang bị  thêm thiết bị  y tế  cần thiết để  có thể thực hiện cấp cứu tại chỗ trong trường hợp xấu nhất có  thể xảy ra tai nạn lao động.  * Tự  do thành lập hiệp hội và quyền thương lượng tập thể:   Các yêu  cầu của tiêu chuẩn này Công ty Cổ  phần bao bì nhựa Tân Tiến đã thực hiện  rất tốt, ta có thể thấy điều này qua hoạt động sôi nổi của Công Ðoàn và Ðoàn  Thanh niên cộng sản.  * Phân biệt đối xử: Không có trường hợp nào người lao động bị  đối xử  vì  phân  biệt sắc tộc, đẳng cấp, tôn giáo, khuyết tật, giới tính * Những nguyên tắc kỷ  luật:  Tiêu chuẩn này quy định: không được và  không   ủng hộ  việc sử  dụng những hình phạt cá nhân, những cưỡng bức về  tinh thần hoặc thể  xác, và việc chửi bới, lăng mạ. Ðiều này cũng hoàn toàn  không xảy ra tại Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến.  * Giờ làm việc: Các quy định về thời gian làm việc của người lao động theo   Luật lao động được Xí nghiệp tuân thủ khá nghiêm túc, do đặc điểm sản xuất  kinh doanh của mình, nên khi có những hợp đồng đỏi hỏi khá gấp rút về thời  gian, người lao động sẽ được nghỉ bù hoặc được tính công làm ngoài giờ đầy  đủ.  Ở  đây thường thì công nhân chọn giải pháp tính tiền làm ngoài giờ  chứ  không chọn giải pháp nghỉ bù.  * Bồi thường: Hầu như  không có trường hợp nào vi phạm vào những quy  định của tiêu chuẩn này trong Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến * Hệ  thống quản lý: Ðây là tiêu chuẩn quan trọng vì nó trực tiếp công bố  rộng rãi các chính sách của Xí nghiệp cho người lao động.  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  18. Trang 18 Về chính sách, hàng năm qua Ðại hội công nhân viên chức, doanh nghiệp   tiến hành tổ chức ký kết Thoả ước lao động giữa Lãnh đạo và đại diện công  nhân, trong đó quy định chi tiết về trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên. Các  quy định trong Thoả ước này gần tương tự với tiêu chuẩn SA 8000. Do đó, để  thực hiện các văn bản về  chính sách tiêu chuẩn xã hội SA 8000, chúng ta sẽ  dựa chủ yếu vào bản Thoả ước lao động này. Hiện nay có đại diện lãnh đạo   Xí nghiệp chính thức phụ  trách về  lĩnh vực trách nhiệm xã hội (Phó Giám  Ðốc), và có đại diện công nhân được bầu ra qua   Ðại hội công nhân viên   chức, sẽ là người tiếp xúc và trao đổi với lãnh đạo về  việc thực hiện và cải   tiến các chính sách này.   Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ  tai nạn lao động   và bệnh nghề nghiệp,  Giảm mức độ  vắng mặt của nhân viên thiểu thiệt hại, Có thể  dẫn đến  giảm phí bảo hiểm hằng năm.  Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu   có).  Tạo cơ  sở  cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:  Được sự đảm bảo của bên thứ ba. Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại, Cơ hội cho quảng cáo,  2.4   Những thuận  lợi, khó khăn của công ty khi  áp dụng tiêu chuẩn   SA8000 2.4.1 Những điều kiện thuận lợi Các sản phẩm công ty ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu  dùng trong và ngoài nước. Phương thức lãnh đạo sáng suốt và đội ngủ công nhân  viên có trình độ,trách nhiệm,yêu nghề  và ham học hỏi là một trong những thế  mạnh lớn của Công ty. Hệ  thống phân phối rộng khắp,bao phủ  hết cả nước,có uy tín trên   thị trường. Qui trình công nghệ  hiện đại máy móc thiết bị  chủ  yếu nhập từ  nước ngoài năng suất lao động rất cao. Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  19. Trang 19 Thiết kế công nghệ phức tạp. Sản phẩm mới lạ độc đáo hơn sản phẩm đang được tiêu thụ  hiện  tại. Tạo nên những sản phẩm phức tạp để  hạn chế  đến mức thấp nhất   việc bắc chức của các đối thủ cạnh tranh hiện nay.  2.4.2 Những khó khăn. Hoạt động quảng cáo SA8000 cũng là một rủi ro. Nếu không tham gia  đúng luật chơi theo đòi hỏi của khách hàng và các công ty mẹ, các đơn vị gia  công có thể mất hợp đồng và đứng ngoài cuộc chơi. Chính vì vậy, SA8000 đã  vượt ra khỏi tầm kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý lao động tại các doanh   nghiệp và đóng vai trò thể hiện sự thành công của một công ty.bằng cách giữ  lại những cá nhân tài năng. Đây chính là cuộc cách mạng về khái niệm và sự  công nhận về nghĩa vụ xã hội của doanh công ty . SA8000 ngày càng được sử  dụng như một công cụ thể hiện hoạt động và sứ mệnh của công ty. Tuy nhiên, đây chính là một trong những thử thách đặt ra trong quá trình  toàn cầu hóa. SA8000 trở nên một vấn đề không còn ở giai đoạn tranh cãi nữa  mà đang trong giai đoạn hòan thiện và lôi cuốn sự chú ý của công chúng. Từ  những trường hợp tranh chấp lao động được báo chí và các phương tiện đại  chúng đề cập đến, ta có thể thấy một số khó khăn trong việc áp dụng SA8000   tại Xí nghiệp quốc doanh nhựa Tân Tiến như sau: Ít được ưu tiên, đặc biệt là trong những thời điểm kinh tế xuống dốc. Không muốn tiết lộ các ghi chép tài chánh. Khó khăn trong hệ thống giám sát. Nhận thức của các bên lợi ích về SA8000 chưa cao. Cách biệt văn hóa giữa khách hàng và các nhà cung cấp. Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định  khối lượng công việc giám sát. Chi phí cho việc thực hiện khá cao Phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp để theo dõi, kiểm tra giám sát trong  quá trình thực hiện. Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
  20. Trang 20 Tốn nhiều thời gian nghiên cứu các hệ thống văn bản, sổ sách. Các bộ  phận quản lý phải phối hợp chặt chẽ  với nhau.Thị  trường ngày  càng phát triển thì việt cạnh tranh gay gắt về  giá cả, mẫu mã,… với các  đơn vị trong nước cũng như nước ngoài, các mặt hàng ngoại nhập có mẫu   mã và chất lượng tương đương nhưng giá lại rẽ  hơn nhiều. Tình hình  Việt Nam gia nhập WTO, nhiều cơ  hội kinh doanh rộng khắp các thị  trường trên thế  giới đồng thời cũng có những thách thức khi nước ngoài  đầu tư vào Việt Nam với các Công ty mang tính chuyên nghiệp cao. Tỉ giá biến động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất có mấy công đoạn độc hại, gây khó thể, mùi hôi,  hóa chất ngấm vào công nhân dẫn đến tình trạng sứ khỏe kém. CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét chung về công tác quản trị chất lượng tại công ty. *  Ưu điểm: Nhìn chung hệ  thống đã được đưa vào quản lý và đã được áp  dụng cho các bộ phận của Công ty nói chung và tại các nhà máy nói riêng rất   nghiêm túc, mạch lạc. Cán bộ, công nhân viên có ý thức trong lao động, sáng   tạo, chăm chỉ. Tiến hành và thực hiện đúng như  chất lượng đã nói “Viết   những gì đã làm”, “Làm những gì đã viết”. Hệ thống này luôn được công nhân  cả  Cán bộ  công nhân viên thực hiện và duy trì để  sản phẩm ngày càng hoàn   thiện hơn. Các quy trình quản lý đi theo một trình tự cụ thể, phân định rõ ràng  quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi đơn vị, các nhân.   * Nhược điểm:  Tuy nhiên còn có một số  hạn chế  trong việc thực hiện   kiểm soát quá trình chưa được hoàn thiện nên dẫn đến việc sai sót trong quy  trình sản xuất và gây ra khuyết tật, các lỗi  ảnh hưởng đến chất lượng sản  phẩm. Cụ  thể  là  ở  mỗi công đoạn không cử  ra một người hoặc một nhóm   người kiểm tra trực tiếp để  biết được chính xác sản phẩm nào bị  lỗi mà chỉ  kiểm tra một lần ở công đoạn cuối cùng (KCS kiểm tra thành phẩm).  Bên cạnh đó,  ở  các phòng ban chức năng chưa có sự  liên hệ  chặc chẽ  thông tin. Chẳng hạn , phòng kinh doanh xuất khẩu cần một số mẫu có đầy  đủ thông số kỹ thuật đem giới thiệu với khách hàng trong chuyến đi quan hệ  tại Trung Quốc nhưng khi nhân viên lấy nhãn dán mẫu thì chưa có đầy đủ  thông số  cho tất cả  các mặt hàng. Các thông số  kỹ  thuật còn nằm trong các  file của trung tâm.sự  tắc nghẽn này gây ra sự  chậm trễ  cho việc cung cấp  Trường Đại Học Lao động xã hội ( Cơ sỡ II)        ­               Sinh viên: Lâm Thị Mỹ Loan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0