intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO SA8000 tại tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ

Chia sẻ: Nguyễn Ngoc Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

387
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SA8000 chú trọng đặc biệt đến hệ thống quản lý chính sách và quy trình thực hiện tiêu chuẩn SA8000, cũng như các hệ thống quản lý văn bản thể hiện quyết tâm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn SA8000. Mời các bạn cùng tìm hiểu tình hình áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO SA8000 tại tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ qua nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO SA8000 tại tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ

  1. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN TRÁCH  NHIỆM XàHỘI ISO SA8000 TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT  MAY HÒA THỌ I. MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Từ trước tới nay, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực luôn là mối   quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ  chức. Đặc biệt là trong tình hình   cạnh tranh gay gắt theo kinh tế thị trường hiện nay, nguồn nhân lực là nhân tố  cực kỳ quan trọng góp phần chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Dù cho máy móc, công nghệ có tiên tiến đến đâu cũng phải do người lao  động sử  dụng để  làm ra sản phẩm. Công nghệ  càng cao, máy móc càng hiện  đại thì càng cần những người lao động có trình độ  và lòng nhiệt tình, hăng say  lao động để  phát huy tối đa hiệu suất của máy móc, thiết bị. Người lao động  cũng mong muốn nhận được sự  đối xử  công bằng và hợp lý để  có thể  an tâm   làm việc và phát huy hết khả  năng của bản thân, đóng góp cho thắng lợi của   doanh nghiệp trên thương trường và ngày càng phát triển mạnh mẽ  và bền  vững hơn. Do đó, việc xây dựng và áp dụng Hệ  thống quản lý trách nhiệm xã hội  theo tiêu chuẩn SA 8000 đem lại cho doanh nghiệp khả  năng phát huy tối đa  nguồn nhân lực để cạnh tranh thắng lợi trong quá trình hội nhập vào thị trường  quốc tế.  Hơn   nữa,   trong   bối   cảnh   hiện   nay   Việt   Nam   vừa   gia   nhập   tổ   ch ức   Thương mại Thế Giới WTO và đang mở ra triển vọng phát triển thị trường cho  các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là thị  trường Mỹ. Tuy nhiên, đây là một  thị  trường khó tính, đòi hỏi hàng hóa có chất lượng và có các qui định nhập   khẩu nghiêm ngặt, trong đó có yêu cầu về Giấy chứng nhận SA 8000. Việc xây   dựng, triển khai và thực hiện SA 8000 là một nhu cầu bức thiết đối với bất kỳ  doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường khó tính trên toàn thế giới. Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    1 
  2. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn Theo TS. Nguyễn Công Phú, thời gian tới, khi Việt Nam gia nhập WTO,   việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO sẽ tạo ra những hiệu qủa cho phát triển và hội   nhập của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp may mặc và gia công xuất khẩu của Việt Nam đang   đứng trước rất nhiều thách thức trong quá trình hội nhập khu vực và hội nhập  toàn cầu. Một trong những thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp gia công   Việt Nam là phải đáp ứng các yêu cầu của bên đối tác và cả yêu cầu của người  tiêu dùng  ở  các thị  trường nước ngoài. Người tiêu dùng  ở  các thị  trường Bắc  Mỹ  và châu Âu không chỉ  đòi hỏi các tiêu chuẩn thông thường về  sản phẩm  như  giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì, v.v... mà còn đòi hỏi giá trị  đạo đức   của sản phẩm, cụ thể hơn là điều kiện làm việc của công nhân tạo ra các sản   phẩm này. Người tiêu dùng tại các nước tiên tiến đang bị lôi cuốn vào các chiến  dịch quảng cáo của các hiệp hội đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và trẻ  em, đã trở nên dè dặt hơn khi mua các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia  Châu Á và châu Phi, những quốc gia mà báo chí và các phương tiện thông tin đại  chúng đã đưa thông tin về  các trường hợp ngược đãi công nhân. Chính vì vậy,  SA8000, một hệ thống tiêu chuẩn chú trọng nhiều đến điều kiện làm việc của  người lao động, được xem là một giải pháp khẳng định giá trị đạo đức của sản   phẩm. Ngoài ra, SA8000 còn chú trọng đặc biệt đến hệ  thống quản lý chính   sách và quy trình  thực hiện tiêu chuẩn SA8000, cũng như các hệ thống quản lý  văn bản thể hiện quyết tâm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn SA8000. Tổ chức lao   động quốc tế và Liên Hiệp Quốc cũng như các tổ chức phi chính phủ khác đang  ngày càng hoàn thiện các điều kiện lao động. Mặt khác, các công ty ngày càng   chấp nhận hệ thống SA8000 và ý thức được lợi ích của hệ thống này, kể cả về  phía công nhân và phía quản lý. Các công ty lớn ngày càng yêu cầu các nhà cung  cấp và các công ty gia công thực hiện SA8000, cũng như áp dụng các quy định   lao động. Chính vì vậy, các tổ chức nghiệp đoàn, các chiến dịch của người tiêu  dùng và các nhà bảo vệ quyền lao động cũng chọn lựa SA8000 là hệ thống tiêu   chuẩn mạnh mẽ và mang tính bao quát để cải thiện quyền lợi lao động. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: _Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000 _Bộ Luật lao động Việt Nam 2.2. Phạm vi nghiên cứu: _ Không gian : tại Tổng Công ty dệt may Hòa Thọ  _ Thời gian : từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5 năm 2010 Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    2 
  3. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn 3. Cơ sở lý luận và thực tiễn: 3.1. Cơ sở lý luận: Khái niệm về Trách nhiệm xã hội:  Năm 1973 Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự  quan  tâm và phản  ứng của doanh nghiệp với các vấn đề  vựợt ra ngoài việc thoả  mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”.  Archie Carroll (1999) còn cho rằng CSR có phạm vi rộng lớn hơn: “CRS bao   gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện  đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”.  Theo Matten và Moon (2004) lại cho rằng: “CSR là một khái niệm chùm bao   gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ  thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó   là một khái niệm rộng và luôn được thử  thách trong từng bối cảnh kinh tế,  chính trị, xã hội đặc thù”…  Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là điều kiện ràng buộc đối với các hợp  đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế  phát triển, buộc phải tuân thủ  khi ký   kết hợp đồng.  Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện qua các yêu cầu về tuân thủ  chế  độ  lao động tốt, an toàn vệ  sinh thực phẩm, sản phẩm sạch và bảo vệ  môi  trường.   Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự  phát triển bền vững: "CRS là sự  cam  kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng   thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ,  cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”   Phát triển kinh tế tý nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): “CRS là sự cam kết   của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế  bền vững, thông qua  những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các   thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi   cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”…  Theo ông Thomas Thomas, CEO – Singapore Compact (www.csrsingapore.org)   M ục tiêu kinh doanh của DN đang thay đổi dần theo xu hướng:   Lợi nhuận or (hoặc) Hành tinh + con người   Lợi nhuận and (và) Hành tinh + con người  Lợi nhuận is (là) hành tinh + con người.   CSR được coi là 1 yếu tố  quan trọng như  những yếu tố  truyền thống khác  như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh.  CSR được lồng ghép  vào chiến lược của DN và trở  thành điều kiện bắt buộc để  DN tồn tại và  phát triển.  Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    3 
  4. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn  Tuy nhiên, khái niêm CSR còn mới với nhiều DN tại VN (Việt Nam) và năng   lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở DN còn hạn chế.  Nội dung những vấn đề lý luận liên quan: Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự  thành công trong  việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn  đề  về  môi trường và xã hội bức xúc. Chính những vấn đề  đó đang đòi hỏi các   chủ  thể  kinh tế, trong đó có cả  các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để  góp  phần giải quyết, nếu không bản thân sự  phát triển kinh tế  sẽ  không bền vững  và sẽ  phải trả  giả  quá đắt về  môi trường và những vấn đề  xã hội. Doanh   nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo   vệ  môi trường, bình đẳng về  giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả  lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. Trên thực tế, không phải đến bây giờ, vấn đề  trách nhiệm xã hội của  doanh nghiệp mới được đặt ra; mà trái lại, ngay trong thời bao cấp, người ta   cũng đã nói nhiều về trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp đối với nhà nước và  người lao động, cũng như  đối với cộng đồng nói chung.  Nhưng, trong những  năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ  phương diện đạo đức, mà cả  từ  phương diện pháp lý. Những tác hại về  môi  trường do một số  doanh nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị  dư  luận lên án về phương diện đạo đức, mà quan trọng hơn là cần phải được xử  lý nghiêm khắc về  phương diện pháp lý. Do đó, không phải ngẫu nhiên, trong   những năm gần đây, trên sách báo và nhiều diễn đàn  ở  Việt Nam, thuật ngữ  trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang được sử dụng ngày càng phổ  biến. Mục đích của SA8000 là cải thiện điều kiện làm việc trên tòan cầu. Đưa  ra các yêu cầu chung liên quan đến điều kiện làm việc cho tất cả  các ngành  nghề  và quốc gia. Phối hợp với các tổ chức nhân quyền và lao động trên khắp  thế giới. Khuyến khích sự hợp tác giữa giới chủ, công nhân và các tổ chức dân  sự. Mang lại lợi ích cho cả hai cộng đồng kinh doanh và  người tiêu dùng thông  qua phương thức đôi bên cùng có lợi. Khi tổ chức quyết định áp dụng SA8000, thì có nhiều lý do để  áp dụng,   trong đó những lý do chính sau: _ Muốn cải thiện môi trường làm việc _ Muốn cải thiện đời sống, sức khỏe trong tổ chức _ Muốn cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    4 
  5. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn _ Muốn cải thiện mối quan hệ với chính quyền địa phương _ Bị khách hàng ép buộc, bị các nước nhập khẩu bắt buộc (rào cản phi thuế  quan)  SA8000 đưa ra những quy định cụ  thể, rõ ràng về  quyền lao động chủ  yếu dựa vào các công  ước quốc tế  như  công  ước của Tố  chức lao động quốc  tế, Tuyên ngôn phổ  quát về  nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Công  ước về  quyền của trẻ em của Liên Hiệp Quốc. Cụ thể các yêu cầu chính của SA8000   gồm 9 điều khỏan: _  Lao động trẻ em: không được tuyển công nhân dưới 15 tuổi (dưới 14   tuổi đối với các nước đang phát triển theo Công ước 138 của ILO) và biện pháp  khắc phục nếu phát hiện có trẻ em đang làm việc. _ Lao động cưỡng bức: không được ràng buộc về  nợ  và lao động khổ  sai, tổ chức và các nhà thầu phụ, nhà gia công của tổ chức không được giữ tiền  đặc cọc và giấy tờ tùy thân của người lao động. _ An tòan và sức khỏe: cung cấp một môi trường làm việc an tòan và bảo  đảm sức khỏe, thực hiện phòng ngừa tai nạn lao động, đào tạo công nhân về an  tòan và bảo đảm sức khỏe, có đầy đủ  nhà tắm, nhà vệ  sinh, nước uống cho   người lao động. _Quyền tự  do hội họp và thỏa  ước tập thể: Tôn trọng quyền thành lập   công đòan và gia nhập công đòan, không đe dọa, ngăn cản hội họp công đòan.  _Sự phân biệt đối xử: không phân biệt đối xử với các lý do sắc tộc, đẳng  cấp, nguồn gốc, tôn giáo, giới tính, tổ  chức chính trị, tuổi tác, không quấy rối  tình dục. _Kỷ  luật: không dùng nhục hình, đàn áp về tinh thần, thể xác hoặc lăng   mạ. _Giờ  làm việc: tuân theo luật hiện hành, nhưng không được nhiều hơn  48giờ/ tuần. Làm 7 ngày được nghỉ 1 ngày. Thời gian tăng ca không quá 12 giờ/   tuần. _Tiền lương: tiền lương hàng tuần (hoặc hàng tháng) phải đáp ứng các  yêu cầu của Luật pháp và phải trang trải đủ  những nhu cầu cơ  bản của công   nhân và gia đình; không được trừ lương vì lý do vi phạm kỷ luật. _ Hệ thống quản lý bao gồm: Có chính sách trách nhiệm xã hội, phải tổ  chức họp lãnh đạo định kỳ để xem xét tình hình thực hiện hệ thống trách nhiệm  xã hội, phải có người đại diện để  quản lý hệ  thống trách nhiệm xã hội, phải   kiểm sóat các nhà cung cấp/ nhà thầu phụ, thực hiện khắc phục và phòng các   điểm không phù hợp, lưu trữ hồ sơ. Cũng như  SA8000, quy định của Pháp luật Việt Nam đưa ra các điều   khoản liên quan đến các vấn đề  như  : lao động chưa thành niên, an toàn lao   Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    5 
  6. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn động – vệ sinh lao động, thỏa ước lao động tập thể, những quy định đối với lao  động nữ, kỹ  luật lao động, thời giờ  làm việc – thời giờ  nghỉ  ngơi, tiền lương   để các doanh nghiệp tuân thủ theo và nhằm bảo vệ người lao động. Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp tồn tại dựa trên  nhu cầu của khách hàng. Mà ở các nước phát triển, ngày càng nhiều người tiêu   dùng muốn đảm bảo tính trong sạch của các sản phẩm, có nghĩa là chúng phải  được sản xuất trong môi trường lao động lành mạnh. Trước áp lực đó, các công   ty đa quốc gia đã áp dụng cho các nhà thầu của mình các qui tắc  ứng xử  để  chứng minh sự trong sạch của các sản phẩm.Chính vì thế, các doanh nghiệp gia   công, sản xuất hàng xuất khẩu  ở  các nước đang phát triển nói chung và Việt  Nam nói riêng muốn có được các đơn hàng, nhất thiết phải thực hiện các bộ  quy tắc ứng xử do phía mua đưa ra. Những thành tựu đầy  ấn tượng trong phát triển kinh tế­xã hội, khẳng  định hình  ảnh Việt Nam trên trường quốc tế  được mang lại từ  chính sách đổi  mới mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho   cộng đồng DN Việt Nam nhiều cơ hội cũng như  thách thức trước những ''luật  chơi'' mới. Trong hàng loạt các ''luật chơi''.  ''Trách nhiệm xã hội của DN'' cũng là một ''luật chơi'' buộc mọi DN phải  thực hiện, nó gắn chặt với sự  hình thành, phát triển bền vững của DN qua  những “Bộ  Quy tắc  ứng xử” (Code of Conduct – CoC)... Đó cũng chính là một  trong những nội dung quan trong của “xây dựng văn hoá DN Việt Nam” trong   thời đại mới. Không những hình  ảnh công ty đuợc cải thiện trong mắt công  chúng và nguời dân dịa phương giúp công ty tăng doanh số  bán hàng hay thực   hiện các thủ  tục đầu tư  được thuận lợi hơn, mà ngay trong nội bộ  công ty, sự  hài   lòng  và   gắn   bó   của   nhân  viên  với   công   ty   cung   tăng  lên,   cũng  như   các  chương trình tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí hoạt động cho công ty  không nhỏ. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các DN luôn phải quan tâm đến môi trường  xã hội trong công việc sản xuất kinh doanh của mình. Các nhân tố khuyến khích  DN đối xử có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm trong cải thiện quan hệ xã hội,   môi trường và đạo đức, văn hoá  ở  DN cũng ngày càng được DN chú ý nhiều  hơn. Bởi, thực hiện Trách nhiệm xã hội của DN với động lực của thị  trường   trên cơ sở nâng cao tiêu chuẩn lao động có thể  mang lại lợi ích kinh tế, sự hài  hoà giữa mục tiêu kinh tế  và xã hội và nâng cao được thương hiệu DN đồng  thời, duy trì được các hợp đồng hoặc thu hút thêm được các hợp đồng mới. Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đã đề  cập một cách khá  toàn diện các khía cạnh khác nhau của sự phát triển, trong đó nổi lên việc giải   quyết hài hòa các mối quan hệ, như hài hòa giữa phát triển nhanh và bền vững,   Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    6 
  7. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn giữa tăng trưởng về  số  lượng và nâng cao chất lượng, giữa phát triển theo   chiều rộng và phát triển theo chiều sâu; hài hòa giữa phát triển kinh tế với giải  quyết các vấn đề xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ và cải thiện môi   trường, v.v.. Hài hòa là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược   phát triển bền vững. Trách nhiệm xã hội của DN được quy định trong các CoC được hiểu là  trách nhiệm của DN đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình. Đây là  việc làm thường xuyên, liên tục, chủ yếu ngay tại nơi làm việc. Đó cũng chính  là quá trình chuyển từ  mối quan tâm thuần tuý đến tăng trưởng của mỗi DN,   của mỗi nền kinh tế sang mối quan tâm đến sự phát triển mà mỗi DN đóng góp   vào sự phát triển chung của xã hội. Việc thực hiện các quy định thể hiện Trách  nhiệm xã hội của DN trong các CoC là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư  của DN, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là  một đóng góp của DN mang tính chất nhân đạo, từ  thiện được trích ra từ  lợi   nhuận của DN sau khi đã bán sản phẩm.  Thực hiện Trách nhiệm xã hội của DN Việt Nam là một công việc không  thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho DN, vừa lợi ích cho xã hội,   đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của DN, của quốc gia và hỗ  trợ  thực   hiện tốt hơn luật pháp lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong  xây dựng văn hoá DN trong nền kinh tế  hiện đại. Công việc này đối với DN   Việt Nam mới chỉ là bắt đầu song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Bởi vậy,   ngay từ bây giờ chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện  cho DN thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội của mình. Thời gian gần đây, dư  luận dang quan tâm chặt chẽ và bức xúc đối với   hàng loạt vụ vi phạm đạo đức kinh doanh, xâm hại môi truờng và sức khỏe con   nguời ở mức độ  nghiêm trọng; điển hình là vụ  sữa nhiễm melamine của Trung   Quốc và vụ xả trực tiếp chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải của công ty  Vedan  ở  Việt Nam. Sự  đúng – sai trong những vụ  việc trên là rõ ràng. Tuy  nhiên, đối với xã hội và hàng ngàn doanh nghiệp dang hoạt dộng khác, bài toán  về  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) lại đuợc đặt ra và cần đuợc   thảo luận nghiêm túc cả về mặt lý luận chính sách và thực tiễn. 3.2. Cơ sở thực tiễn: Áp dụng ở Việt Nam: Việt Nam cũng đã có số doanh nghiệp được cấp chứng chỉ SA8000 tăng  từ 1 doanh nghiệp vào 1999 lên đến 8 vào tháng 5/2002. Hiện nay, các nhà bán   lẻ  hàng may mặc thường công bố  những lập luận đại loại như: “Chúng tôi   Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    7 
  8. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn mong mỏi tất tất cả đơn vị gia công đặt tại các nước đang phát triển phấn đấu  đạt chứng chỉ SA8000” hay “Hầu hết các xí nghiệp gia công của hãng chúng tôi  đều có chứng chỉ SA8000”. Công chúng có thể kiểm tra được điều này vì danh   sách các công ty được cấp chứng chỉ được công bố  rộng rãi trên các trang Web   hoặc các tài liệu định kỳ của các cơ quan cấp chứng chỉ. Trên thực tế,  ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp   mặc dù là vấn đề  mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số  bộ, ngành quan   tâm, chú ý. Bằng chứng là, từ  năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp   Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các  hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh   nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghệp thực  hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Hiện   nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội  của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được  đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,   nếu doanh nghiệp không tuân thủ  trách nhiệm xã hội của  doanh nghiệp sẽ  không thể tiếp cận được với thị  trường thế  giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực   hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất   kinh doanh. Kết quả  khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và xã hội  tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy,  nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh thu  của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ  34,2   triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ  lệ  hàng xuất khẩu tăng từ  94% lên 97%. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được  uy tín với khách hàng, tạo được sự  gắn bó và hài lòng của người lao động đối   với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao.  Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách  nhiệm xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh   nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng   ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong  việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và  với người lao động.  Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    8 
  9. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn Bà Alice Tepper Marlin nhận giấy phép hoạt động cho văn phòng SAI  ở  Việt   Nam. Áp dụng ở doanh nghiệp: Qua một số nghiên cứu sơ bộ và khảo sát về việc áp dụng các tiêu chuẩn  SA8000 do nhóm nghiên cứu SA8000 của Viện Kinh Tế  TP.HCM tiến hành   trong năm 2000, việc áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước có  nhiều thuận lợi hơn các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp  Nhà nước phải tuân thủ  các nguyên tắc và các điều luật về  Lao động, vốn rất   gần gũi với các quy định của Luật lao động quốc tế mà SA8000 lấy đó làm nền  tảng. Việc áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước giúp triển khai   cụ  thể  và đi sâu vào khía cạnh hiệu quả  của hoạt động quản lý lao động nên  gặp rất nhiều thuận lợi và ủng hộ từ các cấp quản lý và ngay chính công nhân.   Ngược lại, áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có phần   khó khăn hơn và đòi hỏi nỗ lực và cam kết của cấp quản lý. Nếu cấp quản lý   không ủng hộ thì SA8000 rất khó thực hiện. Sức ép từ phía người mua hàng hay  công ty mẹ chính là động cơ thúc đẩy chính để áp dụng SA8000 trong các doanh  nghiệp Ngoài quốc doanh, trong khi các doanh nghiệp Nhà nước hầu như  đã ở  bước đầu ủng hộ SA8000. Vấn đề là phải ghi nhớ rằng doanh nghiệp luôn phải duy trì lợi thế cạnh  tranh. Họ  theo đuổi SA8000 là nhằm củng cố  lợi thế  cạnh tranh chứ  không   nhằm mục đích nhân từ, lý tưởng hay thực hiện dân chủ. Chừng nào doanh   nghiệp   còn  tạo   ra   lợi   nhuận   thì   nó   còn  tồn   tại.   Chính   vì   vậy,   họ   áp   dụng   SA8000 phải đem lại thế cạnh tranh và duy trì lợi nhuận chứ không phải vì theo  đuổi lý tưởng nào khác. SA8000 ngày càng được sử  dụng như  một công cụ  thể  hiện hoạt động   và sứ mệnh của doanh nghiệp, công đoàn và các tổ chức phi chính phủ. Theo yêu cầu của đối tác: Nguời tiêu dùng tại các nuớc Âu­Mỹ  hiện nay không chỉ  quan tâm đến   chất lượng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm   đó có thân thiện với môi truờng sinh thái, cộng đồng, nhân đạo, và lành mạnh.   Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    9 
  10. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi nguời tiêu dùng và môi truờng phát triển rất  mạnh, chẳng hạn như phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì (fringe foods)   nhằm vào các công ty sản xuất đồ  ăn nhanh, nước giải khát có ga; phong trào   thương mại công bằng FairTrade  (bảo  đảm điều kiện lao dộng và giá mua   nguyên liệu của nguời sản xuất ở các nước thế giới thứ 3), phong trào tẩy chay   sản phẩm sử dụng lông thú, tẩy chay sản phẩm bóc lột lao dộng trẻ em (nhằm   vào   công   ty     Gap),   phong   trào   tiêu   dùng   theo   lương   tâm   (shopping   with   a  conscience)… SA 8000 cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải chứng tỏ  rằng hàng hóa  của mình mua từ những nhà máy ở các quốc gia kém phát triển thì các nhà máy  này vẫn tuân thủ luật lệ địa phương và các quy ước cơ bản về nhân quyền.( SA  8000 yêu cầu Doanh nghiệp thể  hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội   thông qua việc cung cấp những sản phẩm/dịch vụ "SẠCH"). Giám đốc xuất khẩu Công ty Biti's, ông Nguyễn Văn Toàn: CSR ­ một   đòi hỏi mới của khách hàng Khoảng đầu những năm 1990 công ty chúng tôi bắt đầu nhận được một  số  tài liệu CSR từ  các khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn từ  châu Âu và   châu Mỹ gửi đến. Thoạt đầu chúng tôi rất khó chịu về sự... ''tọc mạch'' của các  khách hàng này khi họ cử  những chuyên gia về CSR đến nhà máy để  đánh giá  những gì đang diễn ra tại đây so với các tiêu chuẩn trong tài liệu CSR mà họ gửi  trước đó. Họ  đòi xem bảng lương tháng trên giấy tờ; phỏng vấn thực tế  công   nhân tại các xưởng; kiểm tra vòi nước uống, điều kiện nhà ăn tập thể của công   nhân... cốt xem những gì họ thấy trên giấy tờ có đúng với thực tế hay không. Sau vài lần như  thế, chúng tôi nhận ra đây chính là xu hướng mới trong   các yêu cầu của khách hàng và thật sự những đợt kiểm tra CSR đã mang lại lợi   ích cho bản thân công ty chúng tôi rất nhiều. Thứ  nhất, CSR đã mang lại cho   công ty nhiều khách hàng lớn. Thứ hai, là phương thức quảng cáo tốt nhất vì đã  tạo được sự thuyết phục với khách hàng trong quá trình giao dịch mua bán. Thứ  ba, năng suất gia tăng và chất lượng lao động ổn định. Ông Khiếu Thiện Thuật, Tổng Giám đốc Công ty Coast Phong Phú: SA   8000 tạo môi trường thuận lợi cho người lao động Trước   khi   làm   ăn   với   chúng   tôi,   các   công   ty   Nike,   Adidas,   Reebok,  Timberland, Dona Bongchang... đã cử  đại diện đến kiểm tra tại hiện trường   công ty và đã có yêu cầu cụ thể với Coast Phong Phú về tiêu chuẩn trách nhiệm  xã hội (SA8000). Họ  sẽ  không chấp nhận sản phẩm của chúng tôi nếu như  Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    10 
  11. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn chúng tôi vi phạm Bộ luật lao động, sử dụng lao động trẻ em, để công nhân lao   động trong môi trường thiếu an toàn, có biện pháp kỷ  luật khắt khe với công   nhân lao động hay trả lương không công bằng... Chúng tôi đã thực hiện SA8000   để được năng suất lao động cao và một môi trường làm việc thuận lợi cho mọi   người lao động. Giám đốc phát triển dự  án, ông Carey Zesiger, Công ty tư  vấn Global  Standards: Giúp tăng sức cạnh tranh Sức cạnh tranh của Việt Nam trong một số  ngành công nghiệp trọng   điểm, chẳng hạn như  da giày ­ dệt may, những ngành vốn thu hút nhiều lao  động, sẽ  được nâng lên rất nhiều nếu thực hiện nghiêm túc các vấn đề  liên  quan đến CSR. Ví dụ, nếu so với Trung Quốc, Việt Nam không thể cạnh tranh   nổi về  mặt bằng giá cả   ở  một số  ngành hàng. Nhưng nếu cộng thêm chất   lượng, áp dụng hoàn hảo các  ứng xử  CSR thì Việt Nam không chỉ  cân bằng  được về mặt cạnh tranh giá mà còn tránh được các rủi ro cũng như nguy cơ mất   khách hàng...   Bà Nguyễn Ngọc Châu, Giám đốc điều hành Công ty tư  vấn Global  Standards: Công cụ tiếp thị hiệu quả Sự rủi ro, khả năng cạnh tranh kém, danh tiếng bị ảnh hưởng và rất khó  lòng khôi phục một khi DN nào đó không áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến  CSR. Đây chính là kinh nghiệm chúng tôi rút ra được từ  các công ty nổi tiếng  như  Nike, Adidas, Puma... trong quá trình làm việc. Các hạn chế  khiến CSR  chưa được phổ  biến đến các DN có thể  bắt nguồn từ  một số  nguyên nhân,  trong đó có yếu tố  chi phí cao, ngại mất thời gian, nhận thức chưa được đúng   tầm ­ chẳng hạn như đòi lợi ích, hiệu quả ngay trước mắt! Quá trình áp dụng: doanh nghiệp thuê công ty tư  vấn, chi phí tư  vấn là   5000 USD, chi phí chứng nhận là 4000 USD, thời gian tư vấn là 1 năm. 4. Phương pháp nghiên cứu: _Tham khảo tài liệu trên mạng internet _Phỏng vấn người lao động _Phỏng vấn công ty làm dịch vụ tư vấn Tổng số công ty được cấp chứng chỉ SA8000 tính đến tháng 12 năm 2001 Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    11 
  12. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn  Nơi   đăng Số   STT  Ngành ký lượng  Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    12 
  13. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn  1  Trung Quốc  31  May, đồ da  2  Ấn Độ  10  Thuốc lá, may, đan  3  Anh  3  Tw vấn, mỹ phẩm, may mặc  4  Ba Lan  3  Mỹ phẩm, điện tử  5  Bangladesh  1  May mặc  6  Brazil  6  Tư vấn, mỹ phẩm, điện tử, chế biến thực phẩm  7  Hà Lan  1  May  8  Hàn Quốc  3  Mỹ phẩm  9  Hy Lạp  1  Điện tử  10  Indonesia  7  May, đan, gỗ, trái cây đóng hộp  11  Malaysia  1  Nhựa  12  Mỹ  1  Ô tô  13  Nam Phi  1  Rượu  14  Nhật  1  Mỹ phẩm  15  Pakistan  5  Dược, may  16  Phần Lan  1  Xây dựng Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    13 
  14. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn  17  Pháp  3  Thực phẩm, tư vấn, dược  18  Philippines  2  Trái cây đóng hộp  19  Slovenia  1  Gia dụng  Tây   Ban   20  3  Trái cây đóng hộp, dịch vụ vệ sinh, vận tải Nha  21  Thái Lan  6  May mặc, giày thể thao  22  Thổ Nhĩ Kỳ  4  Vận tải, xây dựng, hoá chất, dược  23  Việt Nam  8  May, đồ chơi  Dịch vụ vệ sinh, cơ khí, nhựa, gia dụng, xây dựng,    24  Ý  21 hoá chất, tư vấn, chế biến thực phẩm    Tổng cộng  124   Nguồn:   Tổng   hợp   từ   số   liệu   của   CEPAA II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ  TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM  XàHỘI SA8000 TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÒA THỌ: 1. Tổng quan về Công ty: Được thành lập từ trước năm 1975, khi đất nước vẫn còn chia cắt, nhưng   chỉ từ sau ngày thống nhất đất nước, đặc biệt từ  khi Đà Nẵng tách ra thành đô  thị loại I trực thuộc Trung ương, Hòa Thọ Corp mới được nhiều người biết đến  và đã có bước tiến dài, thể  hiện nội lực tăng trưởng, trở  thành “đầu tàu” và là  “động lực” cho cả khối DN khu vực miền Trung ­ Tây Nguyên. Hòa Thọ không chỉ là cánh chim đầu đàn của khối DN miền Trung, mà còn  trở thành thương hiệu nổi tiếng trong ngành dệt may VN. Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    14 
  15. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn Tổng GĐ Trần Văn Phổ đón nhận giải thưởng là một trong 10 DN Dệt   may tiêu biểu toàn diện năm 2008 TCty đã mở rộng phát triển SXKD bằng việc chủ động đứng ra thành lập  chuỗi liên kết gồm 10 đơn vị sản xuất may tại khu vực miền Trung, triển khai   thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, quản  lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 và thực hiện trách nhiệm xã hội  đối với người lao động theo tiêu chuẩn SA8000. Chất lượng không những đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu  sang Đài loan, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Ai Cập... Chủng loại s ợi được  đa dạng hoá, từ chỗ chỉ sản xuất các loại sợi Cotton và PE chi số thấp, đến nay  đã có thêm sợi PE/CO, CD, TC chi số cao. Hòa Thọ cũng là một trong những đơn vị  dệt may đi tiên phong trong việc  đầu tư  và áp dụng CNTT vào công tác quản lý, kiểm soát và tổ  chức sản xuất   tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh 12 năm qua, nhờ định hướng đúng đắn và cách làm hiệu quả mà doanh số  tiêu thụ  của Hòa Thọ  Corp tăng lên không ngừng. Từ  42,8 tỷ  đồng năm 1998  tăng lên gấp 23 lần và đạt 963 tỷ đồng vào năm 2009. Riêng quý I/2010, mặc dù  Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    15 
  16. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn không còn được hưởng các chính sách kích cầu của Chính phủ  và chi phí đầu  vào liên tục tăng cao, nhưng TCty vẫn có mức tăng trưởng mạnh mẽ  và đạt   mức doanh thu hơn 258 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ  năm ngoái, trong đó  riêng doanh thu sợi tăng 182%, doanh thu may tăng 16%, so với cùng kỳ  năm   2009. Trên thị  trường xuất khẩu, TCty quan tâm đẩy mạnh các hoạt động xúc  tiến thương mại, khai thác thị  trường, quảng bá thương hiệu... chủ  động tìm  đến khách hàng có tiềm năng lớn để  ký kết hợp đồng tiêu thụ  sản phẩm. Liên  tục từ  năm 2004 đến nay TCty được khen thưởng là DN xuất khẩu uy tín và  được xếp vào nhóm 10 đơn vị  đứng đầu của Tập  Đoàn Dệt May VN. Thị  trường xuất khẩu của TCty đã đi vào các nước có nền công nghiệp hiện đại,   đời sống cao, sức mua lớn như: Hoa Kỳ, Thuỵ Điển, Nhật Bản...  Với thành tích đạt được, Hòa Thọ  Corp đã vinh dự  được Nhà nước tặng  thưởng Huân chương Lao động hạng hai, Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc 4   năm liền (2004 ­ 2007), nhiều cờ và bằng khen của các bộ ngành và địa phương,  các giải thưởng lớn như: Sao Vàng Đất Việt, Doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả  CNTT, Doanh nghiệp tiêu biểu an toàn lao động, Doanh nghiệp Xuất khẩu uy   tín, Doanh nghiệp Dệt May tiêu biểu, Giải thưởng Trí tuệ, Cúp vàng vì sự  nghiệp bảo vệ môi trường, Cúp Vàng Thương Hiệu Việt, Cúp Vàng Đà Nẵng...  Cá nhân TGĐ Trần Văn Phổ được bình chọn là một trong 100 Doanh nhân tiêu   biểu VN. Ngoài ra TCty vinh dự là một trong 3 DN của VN và là một trong 12   DN ASEAN được nhận giải thưởng “Doanh nghiệp ASEAN được ngưỡng mộ  nhất”   do   Hội   đồng   tư   vấn   kinh   doanh   ASEAN   trao   tặng   năm   2007   tại  Singapore. 2.  Thục trạng áp dụng bộ  tiêu chuẩn SA8000 tại Tổng Công ty dệt  may Hòa Thọ: 2.1. Lao động trẻ em: Công ty không tuyển lao động trẻ  em (
  17. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn Công ty luôn bố trí cho người lao động làm việc theo đúng như  vị trí mà   công ty đã đăng tuyển, trường hợp chuyển đổi nơi làm việc do yêu cầu sản  xuất kinh doanh thì thông báo với Ban chấp hành công đoàn và phải phù hợp với   khả năng cũng tình trạng sức khỏe của người lao động. Người lao động có đầy đủ khả năng cũng như giấy tờ  đáp ứng với vị trí   mà công ty đang tuyển thì sẽ  được vào  làm việc sau quá trình phỏng vấn mà   không phải đóng bất kỳ một khoản lệ phí nào. Các trưởng chuyền hay quản đốc phân xưởng không được lăng mạ  xỉ  nhục công nhân khi làm sai. Ví dụ như trường hợp trưởng chuyền PU ở đơn vị  Xịt sơn lăng mạ, sỉ  nhục đến danh dự  của một công nhân nên đã bị  xử  lý kỷ  luật và buộc phải xin lỗi người công nhân đó. Công ty luôn tạo mọi điều kiện cho CBCNV như xây dựng quỹ phúc lợi.  Gia đình khó khăn có con học giỏi đều có chế độ thưởng khuyến khích, tổ chức  cuộc thi viết cho tất cả công nhân nêu lên ý kiến, suy nghĩ  của mình về  việc   quản lý   (hành vi, thái độ   ứng xử  đối với công nhân) từ  cấp chủ  quản đến  trưởng chuyền đơn vị. Hết ca làm việc tất cả  công nhân đều được ra về  sau khi dọn dẹp vệ  sinh nơi làm việc. Khi tổ chức làm ca đêm thì công nhân nào muốn làm ca đêm  phải ký vào biên bản một cách tự  nguyện. Khi công nhân muốn nghỉ  việc đều   được giải quyết và được thanh toán tất cả  các khoản tiền (lương tháng cuối   cùng, BHXH). 2.3 An toàn và sức khỏe: Công ty tham gia đóng BHXH đầy đủ  cho CBCNV, trang bị các phương  tiện đảm bảo an toàn nơi làm việc, nhà vệ sinh sạch sẽ, nơi làm việc thoáng có  nhiều cửa  sổ  và  máy quạt với  công  suất lớn.  Trạng  bị   phương  tiện phòng  chống cháy nổ và của thoát hiểm ở nơi dễ thấy như ở góc cầu thang. Diễn tập phòng cháy, chữa cháy tại công ty  ngày 28 – 3, nằm trong kế  hoạch hoạt động Tuần lễ  quốc gia an toàn – vệ  sinh lao động – phòng chống  cháy nổ của Ban Chỉ đạo tỉnh, Phòng cảnh sát PCCC đã phối hợp với công ty  tổ  chức diễn tập phương án xử lý cháy nổ tại công ty. Tình huống giả định là cháy  tại xưởng do bị chập điện.    Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    17 
  18. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp đang phối hợp với lực  lượng PCCC tại công ty trong buổi diễn tập. Buổi diễn tập đã thành công tốt đẹp. Qua đó nhằm nâng cao ý thức chủ  động phòng ngừa và khả năng sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố; hạn chế đến   mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra. Qua đợt diễn tập,   tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân viên và người lao động trong công ty ý thức  tốt hơn về PCCC, công tác cứu hộ cứu nạn và tự thoát hiểm.  Các   công  nhân   khi  làm   việc   đều   phải   có   nón   vải  đội   kín   đầu,   bao  tay   (nilong, vải), áo bảo hộ, dây đeo chống  ồn, khẩu trang y tế, các phương tiện  bảo hộ này đếu do công ty cấp phát cho công nhân và công nhân phải bảo quàn   cẩn thận sau khi sử dụng (được đem về nhà giặt phơi hoặc cất vào ngăn tủ tại  nơi làm việc). Hàng tuần hoặc hàng tháng công ty sẽ thay phương tiện bảo hộ  mới thay cho phương tiện bảo hộ cũ. Ở  khu nhà ăn thường xuyên được kiểm tra an toàn vệ  sinh thực phẩm,   các món ăn luôn được thay đổi và đầy đủ dinh dưỡng cho công nhân. Khi làm ca  đêm thì CBCNV đều được ăn giữa ca để đảm bảo sức khỏe. Ở mỗi đơn vị đều có nhà vệ sinh nam, nữ riêng biệt, và có các bình uống  nước cho công nhân. Công ty có nhà y tế riêng để  khám bệnh và cấp phát thuốc cho CBCNV   và có cả  các bác sĩ khám chẩn đoán bệnh, do đó khi có các trường hợp tai nạn   lao động xảy ra đều được xử lý kịp thời. Khi công nhân làm việc mà thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại  thì định kỳ hàng tháng đều được khám bệnh nếu phát hiện sức khỏe không đảm   bảo thì sẽ chuyển công việc khác. Nơi làm việc chế độ  3 ca thì các chuyền thường xuyên thay phiên nhau.   Khi có sự thay đổi ca đột ngột thì công nhân được nghỉ bù vào thời gian của ca   được chuyển qua. ví dụ: một công nhân đang làm  ca 2 (từ 14h00 đến 22h00) ở  Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    18 
  19. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn chuyền 1 mà được chuyển sang chuyền 2 – đang làm ca 1 (từ 6h00 đến 14h00)  thì sáng hôm sau người này sẽ bắt đầu làm việc từ 8h00 đến 14h00. Ông Nguyễn Đức Trị ­ Phó TGĐ TCty Hòa Thọ cho biết: Không chỉ đẩy  mạnh hoạt động SXKD, Hòa Thọ Corp còn đặc biệt quan tâm đến đời sống vật   chất, tinh thần cho người lao động và là DN luôn đi đầu trong công tác xã hội.  Tại tất cả  các đơn vị  của Hòa Thọ, môi trường làm việc của người lao động  luôn được quan tâm chăm lo, nơi làm việc khang trang và thoáng mát, công tác  chăm sóc sức khỏe tại chỗ  được chú trọng đảm bảo, nhà ăn khang trang sạch  đẹp, bữa cơm giữa ca và bữa ăn buổi sáng được phục vụ  miễn phí. Ngoài ra,   TCty còn mở  siêu thị  giá rẻ  tại chỗ  để  phục vụ  công nhân, tổ  chức tặng quà   nhân ngày sinh nhật, nhân kỷ  niệm các ngày lễ  lớn và tặng quà cho các cháu   thiếu nhi nhân ngày 1/6, Tết Trung thu, con CBCNV đạt học sinh giỏi...  Công ty hướng tới hình ảnh của một công ty thân thiện với môi trường.   Tôn trọng, thực hiện và cam kết kiểm soát nghiêm ngặt quy trình sản xuất để  không   vi   phạm   các   tiêu   chuẩn   về   môi   trường. công ty đã đầu tư  dự  án hệ  thống xử  lý nước thải với sự  phê duyệt của Bộ  Công nghiệp, giá trị tổng mức đầu tư lên đến 30 tỷ đồng, do Công ty Seen thiết   kế  và lắp đặt. Chất lượng nước thải đầu ra đạt TCVN: 5945­1995 và TCVN  5.984 ­2.001. Ngoài ra, tất cả các lò đốt phục vụ các công đoạn sản xuất Dệt –  Nhuộm – May khép kín đều được trang bị hệ thống thiết bị xử lý khói, bui. Cùng với quá trình phát triển sản xuất, Công ty vẫn tiếp tục thực hiện   các   biện   pháp   giảm   thiểu   tối   đa   những   ảnh   hưởng   tác   động   xấu   đến   môi  trường. Về  lâu dài, sẽ  có kế  hoạch di dời một số  nhà máy đến các khu công   nghiệp được quy hoạch cho ngành công nghiệp nhuộm, không ảnh hưởng đến  khu   vực   dân   cư   xung   quanh.   Trước   mắt,   liên  tục   đầu  tư   và   ứng  dụng  các   chương trình nâng cấp hệ  thống xử  lý nước thải và khói thải để  đạt được sự  ổn định và kết quả tốt hơn. Hàng năm, có báo cáo về tai nạn lao động và đưa ra các biện pháp khắc   phục, tuân thủ về luật an toàn lao động. Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    19 
  20. Chuyên đề trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn Nguyễn Võ Quỳnh Anh­CĐ07NL Trang    20 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2