Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty CP NANO
lượt xem 30
download
Mục tiêu chính của đề tài là làm rõ các vấn đề liên quan đến các vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, điển hình là vấn đề trách nhiệm xã hội của Công ty CP NANO. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty CP NANO
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một Công ty phải làm gì để có thể được xã hội đánh giá là một Công ty tốt và phát triển bền vững? Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tới đâu? Luật nên quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đến mức độ nào thì hợp lý? Và phải chăng người tiêu dùng ở những nước đang phát triển như Việt Nam có quá ít quyền lực, dễ bị tổn thương, hoặc họ không ý thức được đầy đủ và sử dụng hết các quyền và phương tiện của mình để bảo vệ lợi ích chính đáng của họ? Nhằm góp phần giải đáp các câu hỏi trên, chúng tôi tiếp cận từ góc độ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này với suy nghĩ rằng nền kinh tế phát triển đều đã từng đối mặt với vấn đề chúng ta gặp phải ngày hôm nay, do đó những cuộc tranh luận và giải pháp của họ rất đáng để chúng ta tham khảo. Kể từ khi xuất hiện khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility – CSR) lần đầu tiên vào năm 1953, chủ đề này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai trường phái chính trị “đại diện” và “đa bên” trong quản trị Công ty; trên bình diện lớn hơn, đây là sự tranh chấp giữa chủ nghĩa tư bản tự do (bảo thủ,cánh hữu) và chủ nghĩa tư bản xã hội (dân chủ, cánh tả). Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai vần đề then chốt trong CSR là: bản chất của doanh nghiệp hiện đại và mối quan hệ ba bên: doanh nghiệp – xã hội – nhà nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài là làm rõ các vấn đề liên quan đến các vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Điển hình là vấn đề trách nhiệm xã hội của Công ty CP NANO. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện dựa trên các tài liệu, nguồn số liệu của Công ty CP NANO về thực hiện trách nhiệm xã hội và các tiêu chuẩn ISO. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê phân tích Phương pháp suy luận SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 1
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN Phương pháp tổng hợp PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LY LUÂN VA C ́ ̣ ̀ Ơ SỞ THỰC TIÊN ̃ 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng … và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc áp dụng các bộ Quy tắc ứng xử (CoC) và các tiêu chuẩn như SA8000, ISO 14000,… Điều quan trọng là ý thức về trách nhiệm xã hội phải là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, bất kể họ tuân thủ bộ quy tắc ứng xử nào, hay thậm chí thực hiện trách nhiệm xã hội theo các quy tắc đạo đức mà họ cho là phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận. Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm nhiều khía cạnh hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng; Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 2
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Vì cộng đồng và san sẻ gánh nặng với cộng đồng đang là một mục tiêu mà các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội đang hướng tới bên cạnh mục tiêu phát triển lợi nhuận của mình, như các chương trình hỗ trợ châu Phi, châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của nhà tỷ phú Bill Gates là một ví dụ tiêu biểu. Quả thực, sẽ có nhiều trẻ em được cứu sống hơn, nhiều trẻ em được đến trường hơn…, nếu các doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cộng đồng. 1.1.2. Ý nghĩa của việc doanh nghiệp th ực hi ện trách nhiệm xã hội a. Ý nghĩa đối với doanh nghiệp Việc triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ có tác dụng tích cực về nhiều mặt đối với doanh nghiệp. Một là, trách nhiệm xã hội sẽ góp phần quảng bá và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. Hai là, việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp luôn gắn với việc đảm bảo chế độ lương bổng, đảm bảo an toàn lao động, tăng cường sự tự do hiệp hội, …qua đó có tác dụng kích thích tính sáng tạo của người lao động, cải tiến liên tục trong quản lý và trong việc nâng cao năng suất, chất lượng lao động, cải tiến mẫu mã hàng hoá, qua nâng cao hiệu quả công việc trong toàn doanh nghiệp, tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ba là, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Bốn là, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt hiện nay. b. Ý nghĩa đối với ngườ i lao động Trước hết, người lao động sẽ được làm việc trong một môi trường làm việc mà ở đó pháp luật lao động được tuân thủ nghiêm ngặt, những quy định của pháp luật của nước sở tại đối với quyền và lợi ích của người lao động sẽ được thực thi nghiêm túc, qua đó, tạo ra được động cơ làm việc tốt cho người lao động. SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 3
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN Điều đáng quan tâm là, khi doanh nghiệp cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội, các vấn đề như lao động cưỡng bức, sử dụng lao động trẻ em, quấy nhiễu và lạm dụng lao động, phân biệt đối xử sẽ bị hạn chế và loại bỏ. Vấn đề thù lao lao động sẽ được thực hiện tốt, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động. Vấn đề an toàn và sức khoẻ của người lao động được doanh nghiệp chú trọng đầu tư, chế độ làm việc – nghỉ ngơi khoa học sẽ được thực hiện, qua đó tạo ra môi trường làm việc an toàn, chế độ làm việc hợp lý cho người lao động… c. Ý nghĩa đối với khách hàng Thoả mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với doanh nghiệp: những sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị sử dụng tốt, đảm bảo độ an toàn cao khi sử dụng; được sống trong một môi trường trong sạch, một xã hội mà các vấn đề xã hội được giải quyết ở mức độ tốt nhất. d. Ý nghĩa đối với cộng đồng và xã hội Bảo vệ môi trường. Giảm tệ nạn xã hội. Tăng cường các hoạt động từ thiện, góp phần giảm gánh nặng cho xã hội. Thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp gặp những khó khăn, thách thức: o Một là, nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nhiều doanh nghiệp chưa cao. Nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu hết bản chất của trách nhiệm xã hội và sự cần thiết phải thực hiện nó. Có doanh nghiệp còn coi trách nhiệm xã hội như là một gánh nặng, là một khoản chi phí, không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp; o Hai là, chi phí cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp khá lớn, trong khi đó, vấn đề tìm kiếm các nguồn vốn đối với nhiều doanh nghiệp lại là vấn đề khó. Doanh nghiệp sẽ phải đứng trước sự lựa chọn, nên thực hiện trách nhiệm xã hội từng bước hay thực hiện trọn bộ các quy định của một bộ CoC nào đó để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài nước; o Ba là, doanh nghiệp còn hạn chế nhiều nguồn lực, trong đó có nhân lực và vật lực cần thiết. Sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp muốn xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng tốt song lại không đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện nó. 1.2. Cơ sở thực tiễn SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 4
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN 1.2.1. Các nội dung và lý luận liên quan a. Bộ tiêu chuẩn SA8000 SA8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng, do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát. Hướng dẫn cụ thể để thực hiện hay kiểm tra các tiêu chuẩn xã hội theo SA8000 có sẵn tại trang chủ của tổ chức này (SA8000). SA8000 cũng đưa ra chương trình tập huấn SA8000 và các tiêu chuẩn làm việc cho các nhà quản lý, công nhân và các nhà kiểm tra tiêu chuẩn xã hội. Tổ chức này cũng hoạt động trong vai trò của nhà môi giới trung gian để cấp phép và giám sát các tổ chức kiểm tra chính sách xã hội nhằm cấp chứng chỉ cho các người (doanh nghiệp) sử dụng lao động đạt tiêu chuẩn SA8000 cũng như hướng dẫn để các doanh nghiệp đó phát triển phù hợp với các tiêu chuẩn tương tác đã đưa ra. SA8000 dựa trên Tuyên ngôn thế giới về quyền con người , Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc và một loạt các công ước khác của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). b. SA8000 bao gồm các lĩnh vực sau của trách nhiệm giải trình: Lao động trẻ em : Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động của trẻ em dưới 14 (hoặc 15 tuổi tùy theo từng quốc gia) và trẻ vị thành niên 14(15)18. Lao động cưỡng bức : Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động tù tội, lao động để trả nợ cho người khác v.v An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: Các quy định về vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông thoáng không khí, các theo dõichăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ (đặc biệt các chế độ cho lao động nữ), các trang thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động cần phải được có để sử dụng tùy theo nơi làm việc, các phương tiện thiết bị phòng cháychữa cháy cũng như hướng dẫn, thời hạn sử dụng, các vấn đề về phương án di tản và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ, an toàn hóa chất (MSDS). Quyền tham gia các hiệp hội: Công đoàn, nghiệp đoàn Phân biệt đối xử: Các vấn đề về phân biệt đối xử theo các tiêu chuẩn tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc thiểu số, người nước ngoài, tuổi tác, giới tính. Tiêu chuẩn SA8000 không cho phép có sự phân biệt đối xử. SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 5
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN Kỷ luật lao động: Các vấn đề liên quan đến các hình thức kỷ luật được phép và không được phép (đánh đập, roi vọt, xỉ nhục, đuổi việc, hạ bậc lương, quấy rối tình dục v.v) Thời gian làm việc : Nói chung được đưa ra tương thích với các tiêu chuẩn trong bộ Luật lao động của từng quốc gia cũng như các tiêu chuẩn của ILO về thời gian làm việc thông thường, lao động thêm giờ, các ưu đãi về thời gian làm việc đối với lao động nữ (trong hay ngoài thời kỳ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi). Lương và các phúc lợi xã hội khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v) Quản lý doanh nghiệp: Các vấn đề về quản lý của giới chủ, bao gồm các vấn đề liên quan đến quyền được khiếu nại của người lao động và nghĩa vụ phải trả lời hay giải đáp khiếu nại của chủ. Quan hệ cộng đồng: Bao gồm quan hệ với các tổ chức, cơ quan khác hay dân cư trong khu vực. Chi phí giám định để có thể cấp chứng chỉ cho một doanh nghiệp, trang tại hay văn phòng nào đó dao động theo quy mô và lực lượng lao động được sử dụng. Nó có thể lên tới 10.00012.000 USD cho các xí nghiệp lớn (thời giá 2005). Năm 2005, Clean Clothes Campaign thông báo đã phát hiện các chứng cứ cho thấy có sự vi phạm lặp lại các tiêu chuẩn SA8000 tại một số xí nghiệp đã có chứng chỉ SA8000 do tổ chức kiểm tra các tiêu chuẩn xã hội trung gian cấp. 1.2.2. Vấn đề CSR ở các nước phát triển Người tiêu dùng ở các nước Âu – Mỹ hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến cách thức các Công ty làm ra sản phẩm đó, có thân thiện với cộng đồng, môi trường sinh thái, nhân đạo và lành mạnh. Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và môi trường phát triển rất mạnh. Chẳng hạn như phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì nhằm vào các Công ty sản xuất đồ ăn nhanh, nước giải khát có gas, phong trào thương mại công bằng, phong trào tẩy chay sản phẩm làm bằng lông thú, tẩy chay sản phẩm bóc lột lao động trẻ em, phong trào tiêu dùng theo lương tâm. Trước áp lực xã hội hầu hết các Công ty lớn đã chủ động đưa CSR vào chương trình hoạt động của mình một cách nghiêm túc. Hàng nghìn chương trình đã được thực hiện như SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 6
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải carbon, xóa mù chữ, xây dựng trường học cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai, thành lập quỹ và trung tâm nghiên cứu vắc xin phòng chống ADIS và các bệnh dịch khác ở các nước nhiệt đới, đang phát triển. Có thể kể đến các tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này như: TNT, Google, Intel, Unilever, CocaCola, GE, Nokia, HSBC, Levi Strauss, GlaxoSmithKline, Bayer, DuPont, Toyota, Sony, UTC, Samsung, Gap, BP, ExxonMobil…theo tổ chức Giving USA Fuondation số tiền các doanh nghiệp đóng góp cho các hoạt động trên toàn thế giới lên đến 13,77 tỷ USD ( năm 2005 ) và gần 1000 Công ty được đánh giá là “ công dân doanh nghiệp tốt”. Nổi bật là trường hợp nhân hàng Grameen do TS. Muhammad Yunus đã cung cấp tín dụng vi mô cho 6,6 triệu người, trong đó 97% là phụ nữ nghèo ở Bangladesh vay tiền để cải thiện cuộc sống (ông được trao giải Nobel hòa bình năm 2006). Hiện nay, hầu hết các Công ty đa quốc gia đều xây dựng các bộ quy tắc ứng xử (code of conduct) có tính chất chuẩn mực áp dụng đối với nhân viên của mình trên toàn thế giới. Lợi ích đạt được qua những cam kết CSR đã được ghi nhận. Không những hình ảnh Công ty được cải thiện trong mắt công chúng và người dân địa phương giúp Công ty tăng doanh số bán hàng hay thực hiện các thủ tục đầu tư được thuận lợi, mà ngay trong nội bộ Công ty, sự hài lòng và gắn bó của nhân viên với Công ty cũng tăng lên, cũng như các chương trình tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí hoạt động cho Công ty không nhỏ. 1.2.3. Vấn đề CSR ở Việt Nam Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có 551 đơn vị đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, 21 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 140000, nhưng mới chỉ có rất ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động SA 8000. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, vì hiện tiêu chuẩn SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 140000 và SA 8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá (đặc biệt là hàng dệt may) sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế, việc thực hiện SA 8000 tại Việt Nam có rất nhiều thuận lợi bởi những tiêu chuẩn của SA 8000 có nhiều điểm tương đồng với các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt Bộ luật Lao động cũng như quy định của Nhà nước thì đã đáp ứng gần như các tiêu chuẩn của SA 8000. Các nhà quản lý ở các công ty đã áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 ở Việt Nam đều cho rằng, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn này không khó. Nền tảng của tiêu chuẩn này chính là thực hiện tốt Bộ luật Lao động và xây dựng tác phong công nghiệp trong quản lý, sản xuất, kinh SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 7
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN doanh, tạo mối quan hệ tôn trọng đoàn kết, gắn bó giữa những người lao động. Bộ luật Lao động Việt Nam cũng quy định cấm phân biệt đối xử, ngược đãi, cưỡng bức người lao động và khống chế số giờ làm thêm (không quá 4 giờ/ngày và 200 giờ/năm) SA 8000 quy định giờ làm việc chuẩn (8 giờ/ ngày hoặc 48 giờ/tuần). Những vấn đề về kỷ luật lao động, tiền lương trong Bộ luật Lao động cũng được đề cập xử lý tương tự như yêu cầu của SA 8000. Qua một số nghiên cứu sơ bộ và khảo sát về việc áp dụng các tiêu chuẩn SA 8000 do nhóm nghiên cứu của Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiến hành, việc áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước có nhiều thuận lợi, bởi các doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc và các điều luật về lao động, vốn rất gần gũi với các quy định của Luật Lao động quốc tế mà SA 8000 lấy đó làm nền tảng. Việc áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước cũng giúp triển khai cụ thể và đi sâu vào khía cạnh hiệu quả của hoạt động quản lý lao động, nên gặp rất nhiều thuận lợi và ủng hộ từ các cấp quản lý cũng như ngay chính công nhân. Ngược lại, áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có phần khó khăn hơn, nhưng sức ép từ phía công ty nhập khẩu sẽ là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp này áp dụng SA 8000. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có chính sách với người lao động tốt hơn so với yêu cầu của SA 8000. Thu nhập của người lao động tại nhiều doanh nghiệp còn cao hơn mức tối thiểu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực. Nhưng hiện tại, số doanh nghiệp Việt Nam được chứng nhận đạt SA 8000 chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân hàng đầu là sự nhận thức: Nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được sự cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn này cho hội nhập, chưa nhận thức được rằng, ngày nay, các nhà nhập khẩu nước ngoài chịu sức ép lớn từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức công đoàn, các nhóm tư vấn và cả giới truyền thông. Lý do mà doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa thực hiện áp dụng tiêu chuẩn này vì họ không thấy được lợi ích thiết thực và lâu dài mà SA 8000 mang lại. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn khá mơ hồ về SA 8000. Nhiều doanh nghiệp có ý định thực hiện, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, kinh phí bao nhiêu. 2. Lợi ích của việc thực hiện CSR. Những doanh nghiệp thực hiện CSR đã đạt được những lợi ích đáng kể bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Dưới đây là một số ví dụ minh họa với mục đích giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có được nhận thức tốt hơn SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 8
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN về CSR và để họ có thể đưa CSR vào hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, cho môi trường và cho xã hội. 2.1. Giảm chi phí và tăng năng suất Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. 2.2. Tăng doanh thu Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu. Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương, và do vậy đã lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, Công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho Công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn. 2.3. Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của Công ty CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai Công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các DN có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. 2.4. Thu hút nguồn lao động giỏi SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 9
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN SA 8000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NANO Công ty Cổ phần NANO đã áp dụng Bộ tiêu chuẩn SA 8000 từ khi hình thành và phát triển Công ty. Về sản xuất: khi Công ty áp dụng Bộ tiêu chẩn SA 8000 thì giúp Công ty có điều kiện thuận lợi hơn trong việc sản xuất các mặt hàng xuất sang các nước mà có yêu cầu nghiêm ngặt về bộ tiêu chuẩn này. Trong quá trình hội nhập trên thị trường thì Công ty SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 10
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN không ngừng nâng cao sản xất đề tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu trong nước cũng như ngoài nước. Về Quản lý lao động trong doanh nghiệp: Từng bước được cải thiện và giảm tối đa chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo lao động lành nghề. Người lao động an tâm sản xuất thu nhập từng bước được cải thiện và nâng cao. 1. Các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000 khi áp dụng tại Công ty ̀ ̉ SA 8000 la tiêu chuân quôc tê ban hanh năm 1997, đ ́ ̀ ưa cac yêu câu v ́ ̀ ề Quan lý Trách ̉ ̣ ̣ ̀ ̉ ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ nhiêm Xã hôi nhăm cai thiên điêu kiên lam viêc trên toan câu. ̀ ̀ SA 8000 được Hôi đông Công nhân Quyên ̣ ̀ ̣ ̀ ưu tiên Kinh tế thuôc Hôi đông ̣ ̣ ̀ Ưu tiên kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên cac Công ́ ước cua T ̉ ổ chưc lao đông Quôc t ́ ̣ ́ ế, Công ước cua Liên ̉ ̣ ́ ề Quyên Tr Hiêp Quôc v ̀ ẻ em và Tuyên bố Toan câu v ̀ ̀ ề Nhân quyên. Hôi đông Công nhân ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ưu tiên Kinh tế la môt t Quyên ̀ ̣ ổ chưc Phi chinh ph ́ ́ ủ, chuyên hoat đông v ̣ ̣ ề cac linh v ́ ̃ ực hợp ̣ ̣ ược thanh lâp năm 1969, co tr tac trach nhiêm xã hôi, đ ́ ́ ̀ ̣ ́ ụ sở đăt tai New York ̣ ̣ ̉ ̀ ́ ể ap dung cho các Công ty Tiêu chuân nay co th ́ ̣ ở mọi qui mô lớn, nhỏ ở cả cac n ́ ươc công ́ ̣ nghiêp phát triển và cac n ́ ươc đang phat triên ́ ́ ̉ ̉ ̀ ơ sở cho cac Công ty cai thiên đ Tiêu chuân SA 8000 la c ́ ̉ ̣ ược điêu kiên lam viêc. Muc đich cua ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̉ ̉ ể khuyên khich hay châm d SA 8000 không phai đ ́ ́ ́ ưt h ́ ợp đông v ̀ ới cac nhà cung câp, ma cung ́ ́ ̀ ́ ỗ trợ về kỹ thuât và nâng cao nhân th câp h ̣ ̣ ưc nhăm nâng cao điêu kiên sông và lam viêc. ́ ̀ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ạt được muc tiêu đăt ra và đam bao l SA 8000 giúp cac doanh nghiêp đ ́ ̣ ̣ ̉ ̉ ợi nhuân liên tuc. Công ̣ ̣ ̣ ̉ ́ ể được thực hiên tôt khi co môt môi tr viêc chi co th ̣ ́ ́ ̣ ương thuân l ̀ ̣ ợi, và sự ra đời cua tiêu ̉ ̉ ́ ế SA 8000 chinh la đ chuân quôc t ́ ̀ ể tao ra môi tr ̣ ường đó. SA 8000 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc làm việc trong các công ước của ILO và Tuyên bố toàn cầu của Liên Hợp Quốc về Quyền con người và Công ước về Quyền của Trẻ em. Các yêu cầu của tiêu chuẩn bao gồm: 1.1. Điều khoản chung Tiêu chuẩn này xây dựng dựa trên Bộ Luật lao động và có xem xét đến đặt điểm tình hình tại đơn vị 1. Thời Gian thử việc: Thực hiện đúng với thời gian thử việc theo quy định đúng với mọi đối tượng lao động theo bộ luật lao động SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 11
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN 2. Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuổi tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻ em nào. Không lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên. 3. Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào. Doanh nghiệp không được trực tiếp hỗ trợ việc sử dụng lao đông cưỡng bức. 4. Đối với lao động nữ: Không có những hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người phụ nữ Không sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Không lạm dụng sức lao động làm công việc nặng nhọc độc hại tại công ty. Sắp xếp công việc cho lao động nữ sau khi nghỉ hết thời gian thai sản vào làm việc lại cho phù hợp với công việc chuyên môn nghề nghiệp của người lao động và thực hiện đầy đủ các chế độ có liên quan đến lao động nữ. 1.2. Đào tạo và học nghề: Người lao động khi tuyển vào công ty nếu chưa có kiến thức, tay nghề phù hợp với công việc được giao thì công ty sẽ đào tạo cho phù hợp. Có trách nhiện nâng cao trình độ học nghề cho người lao động khi người lao động có nhu cầu. Có chính sách khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao tay nghề tại các cơ sở đào tạo mà do người lao động tự chọn để học, Kinh phí đào tạo: Nếu do công ty đưa di đào tạo thì kinh phí công ty sẽ hỗ trợ. Nếu do người lao động tự tham gia để nâng cao tay nghề thì công ty sẽ hỗ trợ một phần tùy vào khả năng tài chính của công ty 1.3. Quan hệ lao động Hợp đổng lao động: Tất cả người lao động làm việc tại công ty điều phải ký kết hợp đồng lao động theo quy định của luật lao động SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 12
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN Nội dung của hợp đồng lao động phải thể hiện đầy đủ và rõ ràng các nội dung chủ yếu sau: nội dung việc làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, hình thức trả lương, điều kiện làm việc, chế độ bảo hiểm… Tôn trọng và thực hiện đúng các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng lao động Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ảnh quyền thành lập và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động. Phải đảm bảo quyền tự do hiệp hội và thỏa ước lao động tập thể. Công ty phải thành lập đuợc Ban chấp hành công đoàn và cử đại diện tham gia vào việc ký kết thỏa ước lao động tập thể . Công nhân có quyền tự quyết và thỏa thuận với doanh nghiệp khi yêu cầu tăng ca. Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị . Doanh nghiệp không được trực tiếp hoặc hỗ trợ việc phân biệt đối xử trong thuê mướn, trả tiền thù lao, huấn luyện, thăng tiến cho nghỉ việc dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, quốc tịch, tín ngưỡng, tàn tật, độ tuổi. Kỷ luật: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói. Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng, những khoản khấu trừ vào lương không được thực hiện với hình thức kỷ luật, 1.4. Chế độ tiền lương Thù lao: Tiền lương trả cho thời gian làm việc một tuần phải đáp ứng đựoc với luật pháp và tiêu chuẩn ngành và phải đủ để đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ; không được áp dụng hình thức xử phạt bằng cách trừ lương. Có các chế độ luơng thuởng cho phù họp phải đảm bảo mức thù lao của ngưòi lao động hàng tháng khi nhận đuợc phải đáp ứng đầu đủ các nhu cầu tối thiểu cơ bản của con nguời. Thuờng xuyên nâng cao thu nhập cho nguời lao động bằng nhiều hình thức khác nhau Phương pháp tính lương: Công ty phải xây dựng thang, bảng lương và có đăng ký với các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước theo đúng quy định. Xây dựng và công khai định mức lao động cho toàn công ty Áp dụng các chế độ phụ cấp lương theo quy định Các hình thức trả lương: SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 13
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN Công ty thực hiện các chế độ trả lương như: Lương thời gian, lương sản phẩm tùy theo từng bộ phận mà Công ty áp dụng hình thức lương phù hợp. Công ty còn trả lương làm thêm giờ đúng như luật lao động, Chế độ nâng bậc lương: Hàng năm Công ty đều có nâng lương cho người lao động thông qua hội đồng lương. Công ty có chế độ nâng bậc lương cho công nhân heo đúng thâm niên và thời gian làm việc theo quy định. Chế độ bảo hiểm xã hội: Thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội theo Bộ luật lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. Quy định cụ thể việc thanh toán các chế độ ốm đau và thời gian người lao động nghỉ ngơi khác được hưởng lương. 1.5. Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi a. Thời giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức. Và có sự thỏa thuận giữa ban chấp hành công đoàn với doanh nghiệp. Thời gian làm việc được rút ngắn đối với người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại. Công ty và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không quá 04 giờ trong tuần và 300 giờ trong năm. Không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm việc vào ban đêm hoặc làm thêm giờ, Lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng nguyên lương. SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 14
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN b. Thời gian nghỉ ngơi: Người lao động làm việc liên tục 08 giờ thì được nghỉ ít nhất là 30 phút vẫn tính vào thời gian hưởng lương. Người lao động làm ca đêm thì được nghỉ ít nhất là 45 phút vẫn hưởng nguyên lương. Người lao động làm theo ca thì nghỉ ít nhất là 12 giờ trước khi chuyển sang ca mới. Trong tuần làm việc người sử dụng lao động phải sắp sếp cho người lao động nghỉ ít nhất 01 ngày trong tuần. Người lao động nghỉ được hưởng nguyên lương theo đúng quy định của Bộ Luật lao động. c. Nghỉ phép năm: Chế độ nghỉ phép năm theo quy định của Bộ Luật lao động. Người lao động ở nơi xa xôi, nếu có yêu cầu thì được cộng dồn số ngày nghỉ phép năm từ 1 đến 2 năm để nghỉ một lần nhưng phải được sự chấp nhận của người sử dụng lao động tại Công ty. Người lao động khi thôi việc thì được thanh toán tiền phép của những ngày chưa nghỉ. 1.6. An toàn vệ sinh lao động a.. Sức khoẻ và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống hợp vệ sinh. Phải có tiêu chuẩn chính sách An toàn về vệ sinh lao động. Nâng cấp hệ thống chiếu sáng tại nơi làm việc Trang bị đồng bộ các hệ thống trang thiết bị công nghệ, thiết bị phụ trợ kèm theo hệ thống an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh môi trường. Công ty có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho tất cả các Cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty mỗi năm một lần, nếu có phát hiện bện nghề nghiệp thì Công ty sẽ tiến hành lập hồ sơ để nguời lao động điều trị cho phù hợp. SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 15
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN Công ty phải thực hiện đúng các yêu cầu và tiêu chuẩn về hệ thống mạng lưới sử dụng điện trong Công ty, có cán bộ quản lý kỷ thuật về điện có kiến thức chuyên mông nghiệp vụ theo đúng quy định. b. Về môi trường: Công ty thực hiện nghiêm chỉnh về luật môi trường Công ty không tiến hành các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, cải tạo cảnh quan và trồng nhiều cây xanh. c. Kế hoạch kiểm tra giám sát và thực hiện: Công ty tổ chức kiểm tra việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động theo định kỳ nằm phát hiện và ngăn ngừa tai nạn lao động xảy ra tại Công ty trong quá trình thực hiện. Thực hiện khai báo điều tra, thống kê tai nạn lao động Hàng năm công ty phải có kế hoạch thực hiện về công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và phòng chóng cháy nổ trong công ty. 1.7. Hệ thống quản lý thực hiện và kiểm tra giám sát Công ty đã kết hợp chính sách quản lý tiêu chẩn SA8000 cùng với các chính sách quản lý khác như Luật lao động, thỏa uớc lao động tập thể tại Công ty và các văn bản pháp luật khác do các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nuớc ban hành. Kết hợp chặt chẽ với các chính sách pháp luật có liên quan để vận dụng và quản lý tốt nội dung tiêu chuẩn này cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại Công ty. 2. Tác động của SA 8000 đối với hoạt động kinh doanh của Công ty 2.1. Tác động đến người lao động Việc thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn SA 8000 mang lại lợi ích cho từ người lao động đến Công ty và các bên hữu quan khác co th ́ ể phân loai nh ̣ ư sau: Lợi ich đ ́ ứng trên quan điêm cua ng ̉ ̉ ười lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể. Đó là công cụ đào tạo hữu hiệu cho người lao động về quyền lao động khi làm việc. Nhận thức của công ty về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh đảm bảo về an toàn trong làm việc, sức khoẻ và môi trường. SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 16
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN ̀ ̀ ̀ ́ ̉ Tăng long trung thanh va cam kêt cua ng ười lao động đôi v ́ ới Công ty. Tăng năng suât lao đ ́ ộng và đạt kết quả tối ưu hiệu quả công việc trong qúa trình quản lý, cũng như trong khi làm việc của người lao động trong Công ty. 2.2. Tác động đến khách hàng Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong môt môi tr ̣ ương lam viêc an toan ̀ ̀ ̣ ̀ và đảm bảo được các đều kiện về an toàn lao động và tính công công băng. ̀ Giảm thiểu tối đa trong việc thực hiện chi phí quản lý giám sát tại Công ty Cơ hôi đê đat đ ̣ ̉ ̣ ược lợi thế canh tranh, thu hut nhiêu khach hang h ̣ ́ ̀ ́ ̀ ơn và xâm ̣ ược vao thi tr nhâp đ ̀ ̣ ương m ̀ ới có yêu cầu cao. Nâng cao hình ảnh công ty, tạo niềm tin cho các bên trong "Sự yên tâm về măt trach nhiêm xã hôi" c ̣ ́ ̣ ̣ ủa Công ty khi áp dụng Bộ tiêu chuẩn SA8000. Giảm chi phi quan lý, giám sát cac yêu câu xã hôi khac nhau. Co v ́ ̉ ́ ̀ ̣ ́ ́ ị thế tôt h ́ ơn ̣ ương lao đông và th trong thi tr ̀ ̣ ể hiện cam kêt rõ rang v ́ ̀ ề cac chuân m ́ ̉ ực đao đ ̣ ức và ̣ xã hôi giup cho công ty d ́ ễ dang thu hut đ ̀ ́ ược cac nhân viên gi ́ ỏi, co k ́ ỹ năng quản lý, làm việc, có trình độ chuyên môn cao, tay nghề cao. Co đ ́ ược môi quan hê tôt h ́ ̣ ́ ơn vơí ́ ̀ ̀ ́ ược cac khach hang trung thanh. khach hang va co đ ́ ́ ̀ ̀ 2.3. Về thị trường Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ SA 8000 như là một điều kiện bắt buộc. Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng, Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động trách nhiệm xã hội. Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức. Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người tham gia tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường là động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như hiện nay. Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn. Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước. SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 17
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN 2.4. Về kinh tế Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội. Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự. Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp. 2.5. Quản lý rủi ro Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại, Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm. Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có). Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận: Được sự đảm bảo của bên thứ ba. Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại, Cơ hội cho quảng cáo, 3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty khi áp dụng tiêu chuẩn SA8000 3.1. Thuận lợi Sau hơn 10 năm hoạt động, đến nay Công ty đã từng bước khẳng định mình Các sản phẩm Công ty ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Phương thức lãnh đạo sáng suốt và đội ngủ công nhân viên có trình độ, trách nhiệm, yêu nghề và ham học hỏi là một trong những thế mạnh lớn của Công ty. Hệ thống phân phối rộng khắp, bao phủ hết cả nước, có uy tín trên thị trường. Qui trình công nghệ hiện đại máy móc thiết bị chủ yếu nhập từ nước ngoài nên năng suất lao động rất cao. Thiết kế công nghệ phức tạp. 3.2. Khó khăn. Ít được ưu tiên, đặc biệt là trong những thời điểm kinh tế xuống dốc. Không muốn tiết lộ các ghi chép tài chánh. SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 18
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA8000. Khó khăn trong hệ thống giám sát. Nhận thức của các bên lợi ích về SA8000 chưa cao. Cách biệt văn hóa giữa khách hàng và các nhà cung cấp. Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Chi phí cho việc thực hiện khá cao Phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp để theo dõi, kiểm tra giám sát trong quá trình thực hiện. Tốn nhiều thời gian nghiên cứu các hệ thống văn bản, sổ sách. Các bộ phận quản lý phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Thị trường ngày càng phát triển thì việc cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã,… với các đơn vị trong nước cũng như nước ngoài, các mặt hàng ngoại nhập có mẫu mã và chất lượng tương đương nhưng giá lại rẽ hơn nhiều. Tình hình Việt Nam gia nhập WTO, nhiều cơ hội kinh doanh rộng khắp các thị trường trên thế giới đồng thời cũng có những thách thức khi nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với các Công ty mang tính chuyên nghiệp cao. Tỉ giá biến động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 19
- CHUYÊN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Nhận xét chung về công tác quản trị chất lượng tại Công ty 1.1. Ưu điểm: Nhìn chung hệ thống đã được đưa vào quản lý và đã được áp dụng cho các bộ phận của Công ty rất nghiêm túc, mạch lạc. CBNCN có ý thức trong lao động, sáng tạo, chăm chỉ. Tiến hành và thực hiện đúng như chất lượng đã nói “Viết những gì đã làm”, “Làm những gì đã viết”. Hệ thống này luôn được công nhân cả CBCNV thực hiện và duy trì để sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Các quy trình quản lý đi theo một trình tự cụ thể, phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi đơn vị, cá nhân. 1.2. Nhược điểm: Còn có một số hạn chế trong việc thực hiện kiểm soát quá trình chưa được hoàn thiện nên dẫn đến việc các phòng ban chức năng chưa có sự liên hệ chặt chẽ thông tin. SV: TIÊU THỊ CAM – LỚP: CĐ10NL2 Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại công ty TNHH Mây Tre Bình Minh
30 p | 329 | 59
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO SA8000 tại tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ
28 p | 386 | 55
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hộ của doanh nghiệp: Thực hiện Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO 26000 tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
24 p | 263 | 53
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động: Một số khó khăn (bất cập) khi áp bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động SA8000 tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật Bình Nguyên
32 p | 149 | 41
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội của Ajinomoto Việt Nam về vấn đề môi trường
26 p | 219 | 39
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hộ của doanh nghiệp: Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến
26 p | 121 | 38
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường của tập đoàn Unilever
22 p | 383 | 37
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Thực trạng áp dụng SA8000 tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn
32 p | 166 | 32
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn
19 p | 169 | 31
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA8000 tại Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Sơn Kim
22 p | 128 | 25
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO
49 p | 127 | 24
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000
23 p | 118 | 22
-
Bài chuyên đề cuối khóa: Nghiên cứu và phân tích thực trạng của hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành công
28 p | 107 | 19
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn về việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9000
30 p | 110 | 15
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Vấn đề trách nhiệm xã hội với SA8000 tại Việt Nam
24 p | 95 | 14
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: So sánh bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động với Bộ luật lao động Việt Nam hiện nay
26 p | 130 | 9
-
Đề tài môn Chuyên đề chuyên sâu: Thực trạng tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
22 p | 83 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn