Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO
lượt xem 24
download
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội, thực trạng sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO, một số kiến nghị và giải pháp
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO
- LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam của chúng ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7/11/2006. Điều này đã mở ra cho chúng ta những cơ hội lớn trong việc xâm nhập vào thị trường quốc tế để từ đó nâng tầm vị thế của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Nó còn tạo ra những cơ hội lớn trong việc tiếp cận với những công nghệ kỹ thuật hiên đại, học hỏi được những chiêu thức và đường hướng của những đại gia kinh tế sừng sỏ. Nhưng song song với với việc này chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn, việc cạnh tranh về sản phẩm,thị phần là một vấn đề vô cùng khốc liệt mà đất nước ta còn phải đối mặt nay và trong tương lai. Đặc biệt trong hoàn cảnh ngày nay nhân loại đang đứng trước những nguy cơ lớn về khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực và trái đất ấm dần lên do hiệu ứng khí thải.Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khời đầu từ nườc Mỹ đã nhanh chóng lan rộng sang các nước khác trên thế giới. Vấn đề đặt ra trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của thị trường và doanh nhân,trách nhiệm và quyền giám sát của người dân có những thiếu sót gì để dẫn đến những thảm hoạ như vậy? Và để hội nhập vào thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được những đòi hỏi, tiêu chuẩn ngày càng cao từ phía người tiêu dùng.Ngoài yêu cầu về giá cả, chất lượng, còn những giá trị đạo đức của nhà sản xuất. Đó chính là những chính sách đối với người lao động, là sự bảo đảm về tiền lương, thu nhập và an toàn lao động… Nhất là khi người tiêu dùng tại Mỹ, Canada và các nước châu Âu ngày càng quan tâm đến các điều kiện này khi mua các sản phẩm có nguồn gốc từ các nước đang phát triển.Vì vậy xuất phát từ tình hình thực tế của các doanh nghiệp và tầm quan trọng của công tác trách nhiệm xã hôi em đã chọn đề tài “Sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 của các doang nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO” làm chuyên đề này
- CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI I. Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm xã hội 1. Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp CSR: Corporate social responsibility CSR là khái niệm mới xâm nhập vào Việt Nam khoảng hơn 10 năm CSR là luật chơi mới trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại (Cạnh tranh toàn cầu) Năm 1973 Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”. Archie Carroll (1999) còn cho rằng CSR có phạm vi rộng lớn hơn: “CRS bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Theo Matten và Moon (2004) lại cho rằng: “CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”… Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là điều kiện ràng buộc đối với các hợp đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển, buộc phải tuân thủ khi ký kết hợp đồng. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện qua các yêu cầu về tuân thủ chế độ lao động tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững: "CRS là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung” Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”… * Theo ông Thomas Thomas, CEO – Singapore Compact (www.csrsingapore.org) Mục tiêu kinh doanh của DN đang thay đổi dần theo xu hướng: Lợi nhuận or (hoặc) môi trường + con người
- Lợi nhuận and (và) môi trường + con người Lợi nhuận is (là) môi trường + con người. CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của DN và trở thành điều kiện bắt buộc để DN tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, khái niêm CSR còn mới với nhiều DN tại VN (Việt Nam) và năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở DN còn hạn chế Diễn giải cụ thể tất cả nội dung trên về CSR trong thời hội nhập toàn cầu hoá kinh tế hiện nay có thể hiểu như sau về nội hàm yêu cầu của nó: 1. Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng. 2. Trách nhiệm về bảo vệ môi trường. 3. Trách nhiệm với người lao động. 4. Trách nhiệm chung với cộng đồng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. 2.Quan điểm của Nhà nước Việt Nam Chưa có luật hoá cụ thể Khuyến khích. Không luật hoá. Thừa nhận. 3.Quan điểm của một số nhà nước khác Uỷ ban Châu Âu đã ra “Văn bản xanh” – Green Paper trong đó CSR được hiểu như là việc doanh nghiệp đưa các vần đề xã hội và môi trường vào các hoạt động cũng như những trao đổi với các bên liên quan một cách tự nguyện. Văn bản xanh cũng phân tích CSR trên 2 khía cạnh: bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong đó có các vấn đề về lao động, môi trường, quyền con người cũng được nêu ra. 4. Quan điểm của một số công ty đa quốc gia Adidas: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp luôn là một khái niệm theo đó doanh nghiệp lồng ghép các vấn đề xã hội và môi trường vào kế hoạch kinh doanh và vào mối quan hệ với cổ đông trên cơ sở tự nguyện.” Đưa ra bộ quy tắc ứng xử áp dung cho cả nhà cung cấp và gia công. 5. Ai ủng hộ việc đưa CSR vào thương mại quốc tế?vì sao? Phong trào chống ngược đãi, cưỡng bức người lao động, quyền được đối xử công bằng và văn minh trên toàn thế giới
- Phong trào thiếu nhi các nước phát triển phản đối việc sử dụng lao động trẻ em tại các nước bản xứ nhằm thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em Ai phản đối hoặc hoan nghênh?Vì sao? Các công ty đa quốc gia (đầu tư) Các công ty bán lẻ ( nhập khẩu) do giá thành sẽ bị đẩy lên cao hơn II. Những vấn đề chung về SA8000 1. Khái niệm về tiêu chuẩn SA 8000 SA 8000 là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng dựa trên: 12 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Công bố toàn cầu về nhân quyền Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về việc loại trừ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Vai trò của SA 8000 là nhằm cải thiện môi trường làm việc trên toàn cầu.Hệ thống thẩm tra SA 8000 nhằm mục đích khuyến khích sự cảI tiến liên tục điều kiện nơi làm việc. • Các đơn vị được SAI công nhận được biết như là một cơ quan chứng nhận các chuyên gia đánh gia bên ngoài, chứng nhận cơ sở sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn SA 8000. • Các tổ chức chứng nhận cần tuân thủ với hướng dẫn ISO/IEC Guide 62 và hướng dẫn 1 của SAI. • SAI khuyến khích người mua hàng làm việc với các nhà cung cấp thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện nơi làm việc bằng cách hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao nhận thức. 2. Tác động của SA8000 Người mua yêu cầu tuân thủ với SA 8000 nhằm.: Nâng cao hình ảnh của họ. Đảm bảo cho các cổ đông và khách hàng của họ về sự cam kết xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc của các nhà cung cấp của họ và để tạo ra môi trường kinh doanh ổn định hơn. Nhằm đảm bảo rằng họ đã tìm được các nhà cung cấp không có sự bóc lột, như trong SA 8000 đã nêu: cần có danh sách các nhà cung cấp được chứng nhận, danh sách nhà cung cấp được phê duyệt. Các công ty muốn thu hút khách hàng mới bằng sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh không có chứng chỉ SA 8000. Họ muốn chứng minh rằng họ đang đối xử công bằng với người công nhân và tuân thủ với tiêu chuẩn SA 8000 theo yêu cầu của khách hàng Mỹ và Châu Âu.
- Công ty được chứng nhận SA 8000 có thể trưng bày chứng chỉ SA 8000 trong nhà máy, trong các catalo kinh doanh, trên các biển quảng cáo và trên trang web nhưng không được trên các sản phẩm 3. Lợi ích và các nội dung của SA8000 3.1 Lợi ích khi thực hiện SA8000 Cải thiện điều kiện làm việc có thể giúp cho: Cam kết đạo đức của công nhân và nhân viên tăng lên Tiền đền bù cho công nhân do xảy ra tai nạn ít đi Danh tiếng tốt hơn Niềm tin cho các nhà đầu tư và người tiêu thụ cao hơn Nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tỉ lệ hỏng hóc Có thể tăng năng suất Cải thiện mối quan hệ với các tổ chức công đoàn và các cổ đông quan trọng 3.2. Các nội dung của SA8000 Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội rất rộng, tuy nhiên tiêu chuẩn SA 8000 chỉ quan tâm tới: 1. Lao động trẻ em 2. Lao động cưỡng bức 3. An toàn và sức khoẻ 4. Tự do hiệp hội và Thoả ước tập thể 5. Phân biệt đối xử 6. Các hình thức kỷ luật 7. Giờ làm việc 8. Thù lao 9. Hệ thống quản lý 3.2.1. Lao động trẻ em Lao động trẻ em là lao động dưới 14 tuổi trở xuống Công ty không được thuê mướn hoặc ủng hộ lao động trẻ em như định nghĩa ở trên. Công ty phải thiết lập, viết thành văn bản, duy trì và thông tin một cách có hiệu quả đến các bên liên quan về chính sách và thủ tục cho việc khắc phục tình trạng lao động trẻ em được tìm thấy làm việc trong những tình huống phù hợp với định nghĩa lao động trẻ em ở trên và phải cung cấp những hỗ trợ cần thiết để những đứa trẻ đó có thể đến trường và tiếp tục học cho đến khi chúng không còn là trẻ nữa theo như định nghĩa trẻ em ở trên Chú ý: Mục tiêu chính là ngăn ngừa việc thuê lao động dưới 15, và có biện pháp xử lý thích hợp A Cần 1 qui trình xử lý khi phát hiện Công ty có thuê lao động trẻ em (cách xử lý, trả lương, thông báo cho các bên có liên quan)
- B Hỗ trợ cần thiết là Công ty đảm bảo giúp trẻ em có thể tiếp tục đi học, trả học phí, đồng phục, sách vở,… tìm cha mẹ nuôi, cho tiền tiêu vặt… C Công ước ILO 138 qui định độ tuổi lao động tối thiểu không nhỏ hơn tuổi buộc tới trường và không dưới 15. Tuổi tối thiểu cho làm việc: Bình thường là 15 Nơi có độc hại, nguy hiểm đến sức khoẻ, không an toàn, tinh thần là 18 D Có hơn 50% quốc gia cho phép trẻ em dưới độ tuổi thông thường (12, 13 hoặc 14) làm những công việc nhẹ. Ở Châu Phi, Châu Mỹ qui định tuổi tối thiểu là 12 Công ty phải thiết lập, viết thành văn bản, duy trì và thông tin một cách có hiểu quả đến nhân viên và các bên liên quan về chính sách và thủ tục để thúc đẩy giao dục trẻ em như nêu trong công ước ILO 146, các lao động vị thành niên nằm trong diện giáo dục phổ cập của địa phương hoặc đang đi học, bao gồm các phương pháp để đảm bảo rằng không có một trẻ em nào hoặc lao động vị thành niên trẻ nào như vậy được thuê mướn trong suốt thời gian lên lớp, và tổng thời gian học, làm việc, di chuyển (thời gian di chuyển từ nơi học đến nơi làm việc và ngược lại) không vượt quá 10 giờ/ ngày Công ty không được sử dụng trẻ em hoặc lao động vị thành niên vào các nơi làm việc độc hại, nguy hiểm, không an toàn hoặc có hại cho sức khoẻ Chú ý A Ví dụ nâng hạ những vật to quá cỡ, nặng, làm ca đêm, về nhà không an toàn sau khi làm ca đêm, làm việc với hoá chất độc như Toluen, Chì… B Hiện nay công ước ILO 138 tuân theo chính sách quốc gia để bãi bỏ đến cùng lao động trẻ em C Nâng độ tuổi lao động đến một mức phù hợp với sự phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần của trẻ vị thành niên. D Các quốc gia đang phát triển đang có ít nhất 12 triệu có độ tuổi 514 làm việc hết thời gian. Nếu kể cả lao động bán thời gian thì là 250 triệu (Châu Á chiếm 61%. Châu Phi chiếm 32%, Châu Mỹ Latinh có 7%) 3.2.2. Lao động cưỡng bức Công ty không được tham dự hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức, cũng không được yêu cầu người được thuê mướn trả tiền đặt cọc hoặc giấy cam kết cho công ty mới được bắt đầu làm việc. Chú ý: SA nghiêm cấm mọi hình thức cưỡng bức lao động. Phải liên hệ các hiện tượng lạm dụng lao động (lao động trẻ, sự yếu kém về an toàn sức khoẻ, sự trừng phạt bằng các nhục hình, mức lương tồi, phân biệt đối xử) để kết luận về sự cưỡng bức. 3.2.3. An toàn và Sức khoẻ Công ty, luôn nhớ rằng phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp và bất kỳ các mối nguy hiểm nào, phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn và làm tổn hại đến sức khoẻ mà xuất hiện trong lúc, có liên quan đến hoặc xảy ra trong khi làm việc bằng cách giảm tối đa,
- đến khả năng có thể được, nguyên nhân gây ra các mối nguy hiểm vốn có trong môi trường làm việc Công ty phải chỉ định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về sức khoẻ và an toàn cho toàn bộ nhân viên và chịu trách nhiệm thực hiện các yếu tố về sức khoẻ và an toàn trong tiêu chuẩn này Công ty phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều được huấn luyện về an toàn và sức khoẻ thường kỳ, hồ sơ huấn luyện này phải được thiết lập và các huấn luyện đó được lập lại đối với nhân viên mới vào hoặc chuyển công tác Chú ý: Thường kỳ tức là ít nhất 1 lần/ năm Công ty phải thiết lập hệ thống theo dõi, tránh hoặc xử lý các nguyên hiểm tiềm ẩn đối với sức khoẻ và an toàn của nhân viên Công ty phải cung cấp cho nhân viên phòng tắm sạch sẽ, đồ nấu nước và nếu có thể là các trang thiết bị hợp vệ sinh để lưu trữ thức ăn. Nếu có cung cấp chỗ ở cho nhân viên thì công ty phải đảm bảo nơi đó sạch sẽ, an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ Chú ý: SA nhằm đảm bảo người lao động có môi trường làm việc an toàn, không độc hại, được chăm sóc sức khoẻ Một nghiên cứu tại nhà máy đệt ở Inđônêxia cho thấy một số công nhân ở bộ phận nhuộm bị ung thư bàng quang do có chất gây ung thư trong thuốc nhuộm mà họ sử dụng. Tại một nhà máy, một phụ nữ 22 tuổi bị tuột da đầu do tóc của cô ta bị cuốn vào băng tải. Các công nhân rất hiếm khi nhận được khoản bồi thường, nếu có thì không bao gồm các chi phí thuốc men. Trường hợp nơi ở quá trật chội • Lương của người công nhân thấp cùng đồng nghĩa với điều kiện sống của họ rất khó khăn. • Một số nhà máy cung cấp nhà ở ký túc xá cho cho các công nhân, thường đó là những toà nhà xây bằng loại gạch lớn và rất đông đúc. • Tại một khu nhà, mỗi phòng có 12 phụ nữ, tại mỗi phòng có 6 giường tầng và hầu như không còn lối đi trong phòng. • Thường tại các khu ở cứ 50 đến 100 công nhân thì có 1 toilet. • Tại các khu ký túc cho công nhân thường xuyên thiếu nước, và họ thường xuyên phải mua nước đóng chai với giá cao. Tự do hiệp hộI và thỏa ước lao động tập thể (Điều 4) Công ty phải tôn trọng quyền của tất cả nhân viên về thương lượng tập thể và thành lập và gia nhập công đoàn theo sự chọn lựa của họ Công ty phải, trong một tình huống nào đó mà quyền tự do của đoàn thể và quyền thương lượng tập thể được giới hạn bởi luật, tạo điều kiện thuận lợi về việc tự do hội họp và thoả ước tập thể cho mọi nhân viên Chú ý: Công ty tôn trọng các quyền hợp pháp của mọi CBCNV về hội họp, thành lập công đoàn, nhóm,…
- Mục đích của SA bảo đảm quyền lợi chính đáng của CBCNV Công ty phải đảm bảo rằng đại diện người lao động không bị đối xử phân biệt và các đại diện đó phải có cơ hội tiếp cận với các thành viên trong môi trường làm việc của họ 3.2.4. Phân biệt đối xử Công ty không được tham gia hoặc ủng hộ việc phân biệt đối xử trong khi thuê mướn, bồi thường, cơ hội huấn luyện, thăng tiến, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ hưu trên cơ sở chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị Công ty không được can thiệp vào quyền xử lý của nhân viên trong việc tuân thủ các nguyên lý hoặc lề thói, hoặc đáp ứng các nhu cầu liên quan đến chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, tật nguyền, giới tính, thành viên của nghiệp đoàn hoặc phe đảng chính trị. Công ty không được cho phép cách cư xử như cử chỉ, ngôn ngữ và tiếp xúc thân thể mà cưỡng bức, đe doạ, sỉ nhục, lợi dụng tình dục Chú ý: SA nhằm đảm bảo không phân biệt đối xử với mọi người trong mọi trường hợp 3.2.5. Các hình thức kỷ luật Công ty không được tham gia vào hoặc ủng hộ việc dùng nhục hình, ép buộc về vật chất hoặc tinh thần và sỉ nhục Chú ý: SA nhằm đảm bảo Công ty luôn luôn tôn trọng CBCNV theo 1 phương thực nhất quán có kỷ luật 3.2.6. Giờ làm việc Công ty phải phù hợp với các luật đang áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về thời gian làm việc; bất kỳ trường hợp nào không được yêu cầu, trên nguyên tắc thường xuyên, nhân viên làm việc vượt quá 48 giờ/ tuần và cứ 7 ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất 1 ngày nghỉ cho nhân viên. Công ty phải đảm bảo rằng làm thêm giờ (hơn 48 giờ/ tuần) không được vượt quá 12 giờ/ người/ tuần, điều đó sẽ không được yêu cầu ngoài các trường hợp ngoại lệ và trong giai đoạn ngắn, và khi đó luôn được trả với hệ số ngoài giờ cao nhất Chú ý: SA nhằm đảm bảo Công ty có chế độ làm việc thích hợp (48 giờ + 12 giờ/ tuần). Thêm giờ là tự nguyện, ngắn hạn và không dự đoán trước được 3.2.7. Tiền lương Công ty phải đảm bảo rằng tiền lương trả cho thời gian làm việc chuẩn trong một tuần ít nhất phải bằng mức thấp nhất theo qui định của luật pháp hoặc mức thấp nhất theo qui định của ngành và phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản cho nhân viên và một vài thu nhập sáng tạo khác. Tiêu chí của SA8000 là yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo tiền lương kiếm được theo giờ lao động bình thường (không quá 48 giờ) thích đáng cho người lao động và người phải sống dựa vào người lao động đó về ăn mặc, nhà cửa. Để kiếm được mức lương đủ sống không cần làm thêm giờ.
- Lương trả theo tuần làm việc tiêu chuẩn ít nhất phải đảm bảo mức tối thiểu của ngành hoặc theo quy định. Công ty phải đảm bảo rằng không được trừ lương nhân viên vì bị kỷ luật và công ty đảm bảo rằng tiền lương và các phúc lợi khác cho người lao động phải được chi tiết rõ ràng và thường xuyên; công ty cũng phải đảm bảo rằng tiền lương và các phúc lợi khác được hoàn trả phù hợp với luật lệ đang áp dụng và tiền bồi thường đó được trả dưới dạng tiền mặt hay séc sao cho thuận tiên cho người lao động Chú ý: thuận tiện có nghĩa CN không phải cphí gì thêm để nhận bồi thường (đi lại trả thêm) Công ty phải đảm bảo rằng thoả thuận hợp đồng lao động và thi trượt các chương trình dạy nghề sẽ không được sử dụng để trốn tránh việc thực hiện các trách nhiệm đối với nhân viên phù hợp với các yêu cầu của luật lao động hay bảo hiểm xã hội 3.2.8. Hệ thống quản lý Lãnh đạo cao nhất phải xác định chính sách của công ty về trách nhiệm xã hội A Bao gồm cam kết phù hợp với tất cả yêu cầu của tiêu chuẩn này B Bao gồm cam kết phù hợp với luật lệ quốc gia và các luật lệ hay áp dụng khác, các yêu cầu khác công ty tán đồng và thừa nhận các văn kiện quốc tế và các giải thích của các văn kiện đó (như liệt kê trong phần II) C bao gốm các liên kết liên tục cải tiến D Được lập thành văn bản, thực hiện, duy trì và thông tin một cách có hiệu quả và gần gũi với sự hiểu biết là tất người lao động bao gồm Giám đốc, người điều hành, giám sát và nhân viên lao động trực tiếp có hợp đồng hay không hợp đồng đan làm việc tại công ty E Công khai Lãnh đạo cao nhất phải định kỳ xem xét tính đầy đủ, hợp lý, phù hợp, và tính liên tục hiệu quả của chính sách công ty, thủ tục và kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chuẩn này và các yêu cầu khác mà công ty công nhận. Sửa đổi và cải tiến hệ thống phải được thực hiện khi cần thiết Công ty phải chi định đại diện lãnh đạo, không kể các trách nhiệm khác đảm bảo yêu cầu của tiêu chuẩn này được áp dụng Công ty phải để cho các nhân viên chọn ra một đại diện từ chính trong nhóm của họ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin với lãnh đạo về vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn này Chú ý : CTCĐ được bầu thế nào, có đủ thẩm quyền thảo luận với LĐ công ty các biện pháp khắc phục, nếu có? CTCĐ có thực hiện đúng nhiệm vụ của mình? Có thực hiện các biện pháp khắc phục,… cần thiết? Có bị ảnh hưởng bởi lãnh đạo công ty? ĐD về SA có vai trò thế nào, ai bổ nhiệm? ĐD về ATLĐ, SK có vai trò thế nào, ai bổ nhiệm?
- Công ty phải đảm bảo rằng các yêu cầu của tiêu chuẩn này được thông hiểu và thực hiện tại mọi cấp của công ty; các phương pháp sử dụng bao gồm nhưng không giới hạn Xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm, và quyền hạn huấn luyện các nhân viên mới và/ hoặc thuê mướn tạm thời Định kỳ huấn luyện cho nhân viên cũ Liên tục giám sát các hoạt động và các kết quả để chứng tỏ hiệu quả thực hiện hệ thống đáp ứng được chính sách công ty và các yêu cầu của tiêu chuẩn này; Ki ểm soát nhà cung cấp/nhà thầu phụ và SubSuppliers Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục thích hợp để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp dựa trên khả năng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này Công ty phải duy trì các hồ sơ thích hợp về cam kết của nhà cung cấp đối với trách nhiệm xã hội, bao gồm nhưng không giới hạn, cam kết đã lập thành văn bản của nhà cung cấp đối với : A Sự phù hợp với tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này (bao gồm cả điều khoản này) B Tham gia vào các hoạt động giám sát công ty khi được yêu cầu C Sửa chữa ngay lập tức khi tìm thấy bất kỳ sự không phù hợp nào so với các yêu cầu của tiêu chuẩn này D Phải ngay lập tức thông báo cho công ty và tất cả các tổ chức kinh doanh có liên quan với nhà cung cấp và nhà thầu phụ Công ty phải duy trì các bằng chứng hợp lý về các nhà cung cấp và các nhà thầu phụ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này Hành động khắc phục Công ty phải điều tra, giải quyết và phản hồi các mối lo ngại của nhân viên và các bên có liên quan về vấn đề phù hợp/ không phù hợp với chính sách của công ty và/ hoặc các yêu cầu của tiêu chuẩn này; công ty phải hạn chế việc kỷ luật, sa thải hoặc các hình thức phân biệt đối xử khác đối với bất kỳ nhân viên nào cung cấp các thông tin liên quan đến sự tuân thủ tiêu chuẩn này Công ty phải thực hiện việc xử lý và thực hiện hoạt động khắc phục và cung cấp các nguồn lực thích hợp để nhận biết tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự không phù hợp so với chính sách công ty và/ hoặc các yêu cầu của tiêu chuẩn này Thông tin liên lạc ra bên ngoài Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục để thường xuyên tiếp xúc, thu thập thông tin với tất cả các bên có liên quan và các thông tin khác liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn này, bao gồm nhưng không giới hạn, kết quả xem xét lãnh đạo và theo dõi các hoạt động. Quyền xem xét
- Khi hợp đồng yêu cầu, công ty phải cung cấp những thông tin phù hợp và cho phép tiếp cận với các thông tin đó cho các bên liên quan để giám sát sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này; khi hợp đồng yêu cầu cao hơn về các thông tin tương tự và các cơ hội tiếp cận với các thông tin đó thì nhà cung cấp và nhà thầu phụ của công ty cũng phải tạo điều kiện cho phép thông qua việc đưa các yêu cầu như vậy trong hợp đồng mua hàng của công ty Hồ sơ C ông ty phải duy trì các hồ sơ thích hợp nhằm chứng minh sự tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000 II. Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1. Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường Xã hội học coi trách nhiệm xã hội như một sự cam kết về tinh thần, đạo đức, văn hoá đối với gia đình, cộng đồng địa phương và toàn xã hội, nhân viên, môi trường. Trong nền kinh tế thị trường, mọi cá nhân và doanh nghiệp đều hành xử sao cho có lợi nhất cho mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Kinh tế thị trường được mô tả trong Tư bản của C.Mác không có trách nhiệm xã hội, ở đó người ta thấy người chủ tư bản được mô tả là một kẻ bóc lột tàn bạo, mù quáng, mất nhân tính, vô văn hoá đến kiệt sức người lao động nhằm tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn. Sự mô tả chính xác đó đã giúp kinh tế thị trường tự hoàn thiện trong quá trình đấu tranh của nhân dân cùng với tiến bộ trong nhận thức của khoa học kinh tế. (Chẳng hạn như kinh tế học về thông tin đã chỉ rõ bản chất của sự lừa đảo là bất đối xứng thông tin, giải pháp là công khai, minh bạch, giám sát nhằm giảm bớt sự bất đối xứng thông tin đó chứ không phải gán ghép lừa đảo như một bản chất của kinh tế thị trường). Kinh tế kế hoạch hoá tập trung dưới chế độ toàn trị một đảng đã không đem lại giải pháp thực chất và bền vững cho tăng trưởng, không đem lại hệ thống động lực cho người lao động, không phát huy sức sáng tạo, sáng kiến của mỗi một cá nhân, nên nó đã không vượt qua được thử thách của lịch sử. Trong một chế độ như vậy, khái niệm trách nhiệm xã hội chỉ thuộc về những người có quyền quyết định, người dân chỉ biết tuân thủ các quy định và được thụ hưởng trong phần họ được cho phép. Các hiện tượng lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ém nhẹm các tai hoạ là những ví dụ về thiếu trách nhiệm xã hội trong quá trình quyết định và điều hành nền kinh tế theo mô hình này. Kinh tế thị trường ngày nay đã hình thành một hệ thống các quy định pháp luật chi tiết nhằm chế định hành vi của các bên tham gia và bảo vệ lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Các quy định đó đã giảm bớt đáng kể những hành vi vô trách nhiệm một cách thái quá của những người có quyền lực trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp. Chính trị gia không được lòng dân sẽ bị hệ thống bầu cử dân chủ thay thế (như việc bầu cử tổng thống Obama thay thế tổng thống Bush vừa qua). Doanh nhân hành xử tư lợi, thiếu hiệu quả, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế khi doanh nghiệp thua lỗ hay phá sản. Song, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã cho thấy mô hình hiện thời của kinh tế
- thị trường và vai trò của nhà nước không những không hoàn hảo mà còn có những khiếm khuyết nghiêm trọng, rất cần được phát hiện và chỉnh sửa. Việc đóng gói (packaging) những món nợ hay thế chấp (debt and mortgages) thành những sản phẩm phái sinh điên loạn (derivates) đem bán trên thị trường chứng khoán, việc nới lỏng trần tín dụng để đẩy việc xây nhà và tiêu dùng lên cao, việc đồng loã giữa các công ty đánh giá và xếp hạng (rating company) với ngân hàng được xếp hạng (như Lehman Brothers), che dấu và lừa dối khách hàng, việc cho phép lòng tham vô hạn độ của những người điều hành hệ thống tài chính ngân hàng hoành hành, v. v. đều cần phải điều chỉnh và xem xét trách nhiệm của từng bên tham gia và có quy định pháp luật chặt chẽ để khắc phục. 2.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility CSR) có thể được định nghĩa ngắn gọn như một sự cam kết của công ty trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, môi trường. Theo đó, trách nhiệm xã hội được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh (Business Ethics), có liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ở thế kỷ thứ XXI, trong nền kinh tế toàn cầu hoá, khi ý thức của loài người về các nguy cơ đối với môi trường sống ngày càng cao thì các đòi hỏi về trách nhiệm xã hội cũng ngày càng tăng lên, như đòi hỏi phải kiểm soát khí thải của xe hơi lưu hành trên đường phố, kiểm soát mức độ khói bụi trong các khu dân cư, v.v.. Như vậy, có thể thấy, ít nhất đã có bốn nhóm đối tượng mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện TNXH sau đây: Thị trường và người tiêu dùng, bao gồm cả nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung ứng và hợp tác; Người lao động; Cộng đồng trong khu vực và trong xã hội trong nước và thế giới (như vụ sữa nhiễm độc melamine của công ty Tam Lộc ở Trung Quốc); Môi trường sống. Đối với thị trường và người tiêu dùng, doanh nghiệp phải bảo đảm chữ “tín”, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các cam kết dịch vụ sau khi bán như đã bảo đảm với khách hàng, không quảng cáo quá sự thật. Pháp luật không thể quy định và tiết chế tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp phải bảo đảm thương hiệu
- của mình bằng cách duy trì chất lượng, tính ổn định của chất lượng sản phẩm, dịch vụ không vượt ra khỏi các quy định của pháp luật. Trong kinh doanh, doanh nghiệp có quan hệ không chỉ với khách hàng, mà còn quan hệ với các nhà đầu tư ngân hàng, nhà cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trợ giúp, các viện khoa học, trường đại học thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, giảng dạy, thiết kế, v.v.. Trong tất cả các mối quan hệ đó, doanh nghiệp không chỉ thực hiện đúng các cam kết theo Luật Dân sự, Luật Hợp đồng, mà còn phải từ bỏ tham vọng làm “giàu nhanh” một cách bất chính bằng cách lừa đảo khách hàng và đối tác. Việc làm giàu của doanh nghiệp không những phải phù hợp với pháp luật, mà còn phải bảo đảm và tôn trọng lợi ích chính đáng và hợp pháp của khách hàng và đối tác. Như vậy, cách làm giàu “chụp dật” là hoàn toàn xa lạ với trách nhiệm xã hội. Không thể chỉ trông đợi vào sự tự nguyện hay kêu gọi đạo đức, luật pháp, người tiêu dùng, xã hội phải phát hiện, ngăn chặn và trừng phạt các hành động gian trá, lừa đảo, đồng thời khuyến khích, ủng hộ các doanh nghiệp làm ăn chính đáng. Đối với người lao động, doanh nghiệp phải coi người lao động là tài sản lớn nhất của mình, chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho người lao động, bảo đảm cho người lao động không chỉ tái sản xuất sức lao động, mà còn được nâng cao trình độ chuyên môn, chăm lo sức khoẻ cho người lao động. Về phía người lao động cũng phải tôn trọng các cam kết trong hợp đồng lao động, làm việc tại doanh nghiệp phù hợp với những cam kết khi được bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Luật pháp phải bảo đảm sự cân bằng lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động, giữa hai bên phải thường xuyên trao đổi thông tin để thông cảm lẫn nhau, tránh sự hiểu lầm không cần thiết hay sự ưu đãi thái quá cho một bên. Doanh nghiệp cũng cần phải tôn trọng và bảo vệ môi trường vì lợi ích của các thế hệ mai sau. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều tiêu chuẩn, định mức quy định chế độ hạch toán xã hội (social accounting), kiểm toán xã hội (social auditing) và báo cáo cho xã hội (social reporting) biết kết quả thực hiện. Hiện nay, các nước nhập khẩu đã đòi hỏi
- doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước đang phát triển như Việt Nam phải tuân thủ hàng loạt quy định (guidelines) hay tiêu chuẩn (standards), như SA 8000, AA1000, ISO 14000, v.v.. Vì lợi ích kinh doanh, doanh nghiệp phải bảo đảm sự tuân thủ các quy định được đòi hỏi để có thể tiếp tục duy trì quan hệ kinh doanh. Vấn đề ở đây là có thể trông cậy đến đâu vào sự tự nguyện của doanh nghiệp, nếu thiếu khung pháp luật, thiếu chế tài và sự giám sát cần thiết của xã hội dân sự và công chúng. Kinh nghiệm cho thấy, mãnh lực của lợi nhuận có thể làm cho doanh nhân trở nên mù quáng, vô trách nhiệm bằng cách che dấu các hành vi phạm pháp của mình và sự tự nguyện của doanh nghiệp là rất mỏng manh. Ngay cả sau khi phải cầu cứu chính phủ trợ giúp bằng tiền đóng thuế của người dân, họ vẫn chia nhau cả 18 tỷ USD tiền thưởng (CNN, ngày 30.1.2009) làm cho tổng thống Obama phải thốt lên là “đáng hổ thẹn”; song vấn đề không phải là quở mắng, mà là làm cho họ có trách nhiệm hơn và ngăn chặn những hành vi như vậy trong tương lai. Như vậy, có thể thấy vai trò then chốt của hệ thống luật pháp, các tiêu chuẩn về đạo đức được quy định thành tiêu chuẩn pháp luật để thực hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân và doanh nghiệp nhằm chế ngự lòng tham và kiểm soát các hành vi làm giàu vô đạo đức, gây nguy hại cho cộng đồng. Bên cạnh vai trò của nhà nước, rõ ràng là cần phải có vai trò bổ sung của xã hội dân sự nhằm phát huy các mặt tích cực của nhà nước, đồng thời bổ sung cho nhà nước, giám sát và hạn chế các hành vi tư lợi, lạm dụng chức quyền của nhà nước. Vậy phải hiểu chính xác CSR là gì? Đã có rất nhiều định nghĩa được đưa ra như “Trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 5864). Hay “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie.B Carroll, 1979). Maignan và Ferrell cũng đưa ra khái niệm súc tích của riêng họ về CSR: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt
- động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan”. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân tác giả, định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về CSR là hoàn chỉnh và rõ ràng nhất. Theo đó, CSR là “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao và xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng,… 3. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng
- và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó... Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái. 3.1. Khía cạnh kinh tế Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý 3.2. Khía cạnh pháp lý Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
- (1) Điều tiết cạnh tranh (2) Bảo vệ người tiêu dùng (3) Bảo vệ môi trường (4) An toàn và bình đẳng (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình 3.3. Khía cạnh đạo đức Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ “SỰ CẦN THIẾT THỰC HIÊN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI THEO TIÊU CHUẨN SA8000 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO” I. Thực trạng CSR trong giới kinh doanh ngày nay Thống kê hàng năm về hoạt động từ thiện trong giới kinh doanh của tạp chí Anh, The Guardian cho thấy, 100 công ty hàng đầu tại thị trường chứng khoán London chỉ dành ra chưa đến 1% lợi nhuận trước thuế để dành cho hoạt động từ thiện và các dự án cộng đồng trong năm vừa qua. Mặc dù tổng số tiền các công ty Anh đóng góp cho các tổ chức từ thiện tăng 7%, lên đến 1,6 tỷ USD, nhưng chỉ có chưa đầy 34 công ty ủng hộ hơn 1% lợi nhuận. Số tiến ủng hộ các tổ chức từ thiện của 14 công ty đứng cuối danh sách chỉ chưa đầy 0,01% lợi nhuận. Một điều không vui là trong tổng nguồn thu năm 2004 của các tổ chức từ thiện thì nguồn đóng góp từ giới kinh doanh chỉ chiếm 4,3%, giảm 4,8% so với năm 2003. Đây chính là lý do mà phần lớn các công ty Anh ngày này đang thất bại trong việc tạo dựng niềm tin từ cộng đồng. Chỉ có 15% trong số những người được hỏi tin rằng các công ty lớn luôn đảm bảo và thực thi đúng các cam kết về trách nhiệm xã hội của mình, 10% phản đối nhận định trên, trong khi hơn 70% những người còn lại tỏ ra nghi ngờ về CSR của các công ty. Ngoài ra, hơn 80% số người được hỏi nghĩ rằng các công ty nên có nhiều nỗ lực hơn nữa để cho mọi người thấy họ đang làm những gì cho xã hội. Hiện nay, CSR đang được cấp quản lý nhận thức một cách sâu rộng hơn. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu về quản lý Ashridge, cứ 10 nhà quản lý điều hành cấp cao thì có đến 9 người tin rằng CSR là rất quan trọng với các hoạt động
- kinh doanh của công ty. Hơn 3/4 các nhà quản lý cho rằng công ty cần hoạt động theo những phương thức có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Tuy nhiên, có những công ty vẫn xem xét CSR như là một chi phí hơn là một cơ hội. Môi trường là một trong những vấn đề như vậy. Sức ép từ những tổ chức như Hoà bình xanh (Greenpeace) đã thúc đẩy các công ty có trách nhiệm hơn với môi trường và xã hội từ thập niên 60. Bên cạnh một số công ty lớn tại Mỹ và châu Âu đã coi việc bảo vệ môi trường là một trong những ưu tiên trong sản xuất kinh doanh, thì tiêu chuẩn môi trường quốc gia và quốc tế chưa được các công ty ở các nước đang phát triển quan tâm. Họ coi những điều khoản quy định về bảo vệ môi trường như là một gánh nặng đối với công việc quản lý sản xuất kinh doanh của họ, vì vậy công tác môi trường chỉ được theo kiểu đối phó, qua loa. Đặc biệt, khái niệm cần phải có yếu tố môi trường trong các hàng hoá và dịch vụ lại càng ít được các giám đốc công ty đưa vào trong các quyết định sản xuất kinh doanh của công ty. Theo các chuyên gia kinh tế, công ty cần phải coi vấn đề tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất, cung cấp hàng hoá và dịch vụ là nhu cầu thiết thân của công ty, xuất phát từ lợi ích của chính công ty. Trong khi các công ty tại các nhiều nước đang phát triển thường cho rằng chi phí môi trường do không nằm trong giá cả cấu thành sản phẩm nên thường làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá, thì tại nhiều nước phát triển, ví dụ như Mỹ, Anh, các công ty chủ động đầu tư áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường đã có mức doanh thu tăng đáng kể: Tập đoàn sản xuất bóng đèn của Mỹ, Haitech Group năm 1994 đã đầu tư 4,3 tỷ USD vào việc kiểm soát ô nhiễm môi trường, từ đó uy tín của công ty tăng nhanh và đến năm 1999 đã xuất khẩu được tới 8 tỷ USD. Hay tại Hàn Quốc, dự án trình diễn kỹ thuật sản xuất sạch hơn triển khai từ 7/1999 đến 8/2000, với sự tham gia của 15 công ty, thì có tới 13 công ty thành công. Dự tính 13 công ty này tiết kiệm được tới 770.000 USD/năm, trong khi chỉ phải đầu tư 140.600 USD. Khi các thị trường lớn trên thế giới ngày càng khó tính hơn, sản phẩm không chỉ được yêu cầu đảm bảo về chất lượng mà còn đòi hỏi "sạch hơn". Để xâm nhập thành công các thị trường lớn nhưng khó tính như Nhật bản, Mỹ và châu Âu thì các công ty cần phải tăng cường nghiên cứu khả năng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 14000 và các tiêu chuẩn về môi trường của thị trường muốn xâm nhập. II. Xu hướng mới cho các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR Corporate Social Responsibility) đang là xu thế ngày càng lớn mạnh trên thế giới nhưng vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam, mới chỉ tập trung chủ yếu ở ngành da giầy và may mặc do yêu cầu của các khách đặt hàng nước ngoài. Rõ ràng hàng hóa Việt Nam khó có thể cạnh tranh về giá cả hay số lượng với Trung Quốc, vậy con đường nào có thể giúp các doanh nghiệp nội địa có
- được lợi thế trong cuộc chiến đầy khó khăn trên thương trường này? CSR có thể là câu trả lời nếu doanh nghiệp thực sự hiểu ý nghĩa và biến CSR thành văn hóa, nếp suy nghĩ và phương pháp làm việc.Có nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đồng ý với một tuyên bố nổi tiếng của Milton Friedman năm 1970 rằng “có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận”. Câu nói này khẳng định rằng mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là thỏa mãn nhu cầu của các cổ đông. Tuy nhiên ngày càng nhiều doanh nghiệp cổ xúy quan điểm rằng một công ty còn có phải có nghĩa vụ đối với các bên có liên quan và xa hơn nữa, trách nhiệm với môi trường thiên nhiên. Các bên có liên quan, theo Edward Freeman, là bất cứ cá nhân hay tổ chức nào có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động của doanh nghiệp. Đã qua rồi thời kỳ khi doanh nghiệp chỉ cạnh tranh bằng giá cả hay sự khác biệt về sản phẩm. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility) đang dần trở thành một khái niệm được nhiều người quan tâm và có tầm quan trọng chiến lược đối với doanh nghiệp. Người ta nhắc tới CSR không chỉ là “điều đúng đắn cần làm” mà còn là “điều khôn ngoan nên làm”. Kể từ khi chuyên đề “Trách nhiệm xã hội của những nhà kinh doanh” của Bowen (1953) được công bố 50 năm trước, các nhà nghiên cứu và những người làm kinh doanh đã và đang kêu gọi doanh nghiệp hãy hành động có trách nhiệm với xã hội, bởi vì “không còn nghi ngờ gì nữa, nguyên tắc xử thế của ngày hôm nay có thể là luật định của ngày hôm sau” (Gaski, 1999). Tục ngữ Trung Hoa có câu: “ Cho người một con cá, bạn nuôi người đó một ngày. Dạy người đó câu cá, bạn nuôi sống anh ta một đời”. Nếu chỉ tính trong ngắn hạn, lợi ích mà CSR có thể đem lại là các đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CSR. Tuy nhiên chi phí để áp dụng chương trình CSR có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Những người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng sẽ có mục tiêu hoạt động không chỉ giới hạn bởi lợi nhuận. Thước đo thành công của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại công ty TNHH Mây Tre Bình Minh
30 p | 329 | 59
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO SA8000 tại tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ
28 p | 386 | 55
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hộ của doanh nghiệp: Thực hiện Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO 26000 tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
24 p | 263 | 53
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động: Một số khó khăn (bất cập) khi áp bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động SA8000 tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật Bình Nguyên
32 p | 149 | 41
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội của Ajinomoto Việt Nam về vấn đề môi trường
26 p | 219 | 39
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hộ của doanh nghiệp: Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến
26 p | 121 | 38
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường của tập đoàn Unilever
22 p | 383 | 37
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Thực trạng áp dụng SA8000 tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn
32 p | 166 | 32
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn
19 p | 169 | 31
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty CP NANO
23 p | 163 | 30
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA8000 tại Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Sơn Kim
22 p | 127 | 25
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về lao động: Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại Công ty cổ phần Ngọc Trí
22 p | 141 | 22
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000
23 p | 118 | 22
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn về việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9000
30 p | 110 | 15
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Vấn đề trách nhiệm xã hội với SA8000 tại Việt Nam
24 p | 95 | 14
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: So sánh bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động với Bộ luật lao động Việt Nam hiện nay
26 p | 130 | 9
-
Đề tài môn Chuyên đề chuyên sâu: Thực trạng tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
22 p | 83 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn