Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn
lượt xem 31
download
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Mời các bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này qua chuyên đề sau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn
- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, chính sách Đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Cùng với việc ban hành Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài và một loạt các văn bản pháp luật hỗ trợ quá trình hội nhập, việc Việt Nam cam kết thực hiện AFTA trong khối ASEAN, gia nhập diễn đàn APEC, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư với EU, Nhật Bản, ký Hiệp định Thương mai Việt Nam – Hoa kỳ và đang trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cùng với những “luật chơi” mới. Một trong những điều mới đó là “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”. Do đây là một khái niệm mới mà cách hiểu có thể khác với cách hiểu truyền thống tại Việt Nam nên các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, hiệp hội có liên quan cần nghiên cứu để có cách hiểu đúng, cách làm đúng trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong thế giới toàn cầu ngày nay, mỗi doanh nghiệp, mỗi nền kinh tế đều cố gắng tăng khả năng cạnh tranh của mình, trong đó tăng khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực và môi trường đầu tư đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt đối với Việt Nam, với tư cách là một nước có nguồn lao động dồi dào, khả năng cạnh tranh của những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động như dệt may chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như mở rộng xuất khẩu. Qua tìm hiểu nhìn chung các doanh nghiệp đã nhận thức khá tốt về mối liên hệ giữa việc thực hiện các quy định của Bộ luật lao động, các yêu cầu cảu bạn hàng và các quy định trong các bộ quy tắc ứng xử khác nhau; các doanh nghiệp cũng đã nhận thấy rõ các lợi ích trước mắt và lâu dài của việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong việc cải thiện quan hệ lao động, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tôn tạo hình ảnh của doanh nghiệp, qua đó mở rộng thị trường, duy trì mối quan hệ với đối tác, khách hàng. Đây là những nhận thức đúng đắn và phù hợp với những yêu cầu chính của quá trình thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội mà chính phủ Việt Nam mong muốn và ủng hộ. Tuy nhiên trong quá trình phát triển và hội nhập, còn một số khó khăn vướng mắc cần tiếp tục được tìm hiểu và tháo gỡ. Các vấn đề bao gồm : Nhận thức đúng đắn về việc thực hiện tốt các nội dung của trách nhiệm xã hội cảu doanh nghiệp và lấy chứng chỉ các Bộ quy tắc ứng xử ( ví dụ như SA 8000, ISO 26000, WRAP...); các vướng mắc về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh luân chuyển lao động lớn, các chi phí có liên quan đến việc thực hiện tốt các yêu 1
- cầu về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, các quy định về tiền lương, tiền thưởng, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội.... đối với người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp , đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hiện nay nên tôi quyết định chọn đề tài : VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY THÁI TUẤN. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này cần phải nghiên cứu Bộ tiêu chuẩn thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp : SA 8000, ISO 26000, Bộ luật lao động Việt Nam, các văn bản, nghị định, thông tư do Chính phủ Việt Nam ban hành 2.2. Phạm vi nghiên cứu Các vấn đề về lao động và thực hiện Trách nhiệm xã hội tại Công ty TNHH Dệt May Thái Tuấn. Thời gian nghiên cứu từ 9/4/2010 đến 10/5/2010. 3. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 3.1 Cơ sở lý luận Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “ Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường 2
- được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó... Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái. Khía cạnh kinh tế Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý Khía cạnh pháp lý Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và 3
- an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh (2) Bảo vệ người tiêu dùng (3) Bảo vệ môi trường (4) An toàn và bình đẳng (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình Khía cạnh đạo đức Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan. Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 58 – 64). Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie. B Carroll, 1979), v.v.. Hiện đang tồn tại hai quan điểm đối lập nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những người ủng hộ quan điểm thứ nhất cho rằng, doanh nghiệp không có trách nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động của doanh nghiệp, còn nhà nước phải có trách nhiệm 4
- với xã hội; doanh nghiệp đã có trách nhiệm thông qua việc nộp thuế cho nhà nước. Trái lại, những người khác lại có quan điểm cho rằng, với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lực của xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiên và trong quá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt đối với môi trường tự nhiên. Vì vậy, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn có trách nhiệm xã hội đối với môi trường, cộng đồng, người lao động, v.v.. Còn ở Việt Nam, trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Nói cách khác, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố, các mặt, như: 1. Bảo vệ môi trường; 2. Đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3. Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; 4. Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5. Quan hệ tốt với người lao động; và 6. Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao đông trong doanh nghiệp. Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên thể hiện trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp, còn hai yếu tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại của doanh nghiệp. Tất nhiên, sự phân chia thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ có ý nghĩa tương đối và không thể nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nào. Với những nội dung cụ thể như vậy về trách nhiệm xã hội thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội nói chung. Như chúng ta đều biết, ở Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chiến lược và được đề ra từ những năm 80 của thế kỷ XX. Cùng với thời gian, khái niệm phát triển bền vững đã có sự thay đổi về nội hàm và ngày càng được bổ sung thêm những nội dung mới. Xét về nguồn gốc, thuật ngữ phát triển bền vững ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX và bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu về môi trường và phát triển quốc tế nhờ sự ra đời của công trình Chiến lược bảo tồn thế giới(1980)(2). Sau đó, tư tưởng về phát triển bền vững được trình bày trong một loạt công trình, như Tương lai chung của chúng ta (1987), Chăm lo cho trái đất (1991)(3)… Khi nói về sự phát triển bền vững, người ta thường sử dụng hai định nghĩa đã được nêu ra trong các cuốn sách nói trên. Trong cuốn Tương lai chung của chúng ta, phát triển bền vững được hiểu là sự phát 5
- triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai; còn trong cuốn Chăm lo cho trái đất, phát triển bền vững được xác định là việc nâng cao chất lượng đời sống con người khi đang tồn tại trong khuôn khổ bảo đảm các hệ sinh thái. Nhìn chung, cả hai định nghĩa đó đều quy phát triển bền vững về việc sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi truờng sao cho thế hệ hôm nay vẫn phát triển được mà không làm ảnh hưởng đến tương lai của các thế hệ sau. Như vậy, nếu xét theo nguồn gốc của thuật ngữ, phát triển bền vững là một sự phát triển bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường tự nhiên nhằm vừa có thể thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không làm ảnh hưởng đến điều kiện thỏa mãn nhu cầu và môi trường sống của các thế hệ mai sau. Thực chất của sự phát triển bền vững là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm sự công bằng giữa các thế hệ trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài nội dung trên đây, khái niệm phát triển bền vững còn được bổ sung thêm nhiều nội dung mới. Việt Nam đang chủ trương xây dựng chiến lược phát triển bền vững phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam bao gồm: Một là, phát triển nhanh phải đi đôi với tính bền vững. Điều đó phải được kết hợp ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, ở cả tầm ngắn hạn lẫn dài hạn. Hai là, tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ba là, trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Bốn là, phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo Năm là, phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển. Sáu là, phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, coi đây là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững. Có thể nói, đây là những nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Chiến lược đó đã thể hiện khá rõ sự kết hợp giữa quan điểm truyền thống, kinh điển và quan điểm mới, riêng của Việt Nam. Trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy rằng: Thứ nhất, yếu tố ổn định chính trị – xã hội được xem là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững 6
- Thứ hai, chiến lược phát triển nhanh, bền vững tập trung nâng cao chất lượng phát triển, kết hợp giữa phát triển kinh tế với việc phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, với việc coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển. Thứ ba, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đã đề cập một cách khá toàn diện các khía cạnh khác nhau của sự phát triển, trong đó nổi lên việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ, như hài hòa giữa phát triển nhanh và bền vững, giữa tăng trưởng về số lượng và nâng cao chất lượng, giữa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu; hài hòa giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ và cải thiện môi trường, v.v.. Hài hòa là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển bền vững Thứ tư, vấn đề trọng tâm, mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển bền vững chính là vấn đề dân sinh. Điều đó được thể hiện trong nội dung của chiến lược mà chúng tôi vừa trình bày. Chiến lược phát triển nhanh và bền vững đã chú trọng đến chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế, những mục tiêu của sự tăng trưởng hướng tới sự phát triển toàn diện của con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, với việc coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển. Rõ ràng, mục tiêu của sự tăng trưởng như vậy là nhằm giải quyết ngày càng tốt hơn vấn đề dân sinh, bảo đảm cho mọi người dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Trên thực tế, chiến lược phát triển nhanh, bền vững là phương thức hữu hiệu bảo đảm cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Rõ ràng là, với mục tiêu của phát triển bền vững như vậy, việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Mặt khác, khi tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chúng ta cần tiếp cận cả trên phương diện đạo đứclẫn phương diện pháp lý. Chúng ta không nên chỉ hiểu trách nhiệm của doanh nghiệp ở khía cạnh đạo đức của chủ doanh nghiệp, ở công tác từ thiện của doanh nghiệp, mà cần hiểu cả ở khía cạnh pháp lý, tức thực thi trách nhiệm xã hội là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Việc kết hợp cả hai phương diện đạo đức và pháp lý là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 3.2 Cơ sở thực tiễn Trên thế giới, đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trách nhiệm xã hội không còn là vấn đề xa lạ. Các doanh nghiệp nếu thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình sẽ đạt được một chứng chỉ quốc tế hoặc áp 7
- dụng những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Chúng ta có thể dẫn ra đây một số ví dụ về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất. Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt các thiết bị mới. Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương, thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động. Thứ hai, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu. Mỗi doanh nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Thứ ba, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty. Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Đến lượt nó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động. Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tưởng. Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Có một thực tế là, ở các nước đang phát triển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao không nhiều. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thu hút, giữ chân họ và phát huy hết khả năng của họ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 8
- Do vậy, việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tất cả những điều nói trên là cơ sở để luận chứng cho sự cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung, đồng thời là những kinh nghiệm bổ ích, có giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý. Bằng chứng là, từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao. Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho 9
- các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội. Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần tìm nguyên nhân của các hiện tượng và những giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Một số người cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là “các khoản đóng góp từ thiện”. Một số người khác cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn thực hiện trách nhiệm xã hội. Nói tóm lại, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam còn tương đối khó khăn. Sở dĩ như vậy trước hết là do sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội; trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chỉ đơn thuần được hiểu là các khoản đóng góp từ thiện. Thứ hai, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng gây ra những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội. Điều này đặc biệt khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét về vai trò của Tổ chức Công Đoàn trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp có một số thuận lợi cụ thể là nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã hơn 15 năm, vì vậy hàng hóa Việt Nam đã vươn ra ngoài thị trường tham gia cạnh tranh và cạnh tranh được với nước ngoài, đặc biệt là ngành Giày da và Dệt may, sản phẩm nổi tiếng và có chất lượng cao như Giày Nike, Adidas, lụa Thái Tuấn... Hơn nữa nguồn nhân lực dồi dào, môi trường đầu tư tốt, nguồn tài nguyên phong phú. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số khó khăn chưa khắc phục được, đó là số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn ( trên 80%) so với tổng số doanh nghiệp cả nước, quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc chưa qua đào tạo, vấn đề nâng cao năng lực ạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố như môi 10
- trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, chính sách vĩ mô và trình độ kỹ thuật công nghệ... Tất cả các yếu tố trên tác động tích cực đến quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tóm lại, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tương đối mới mẻ với Việt Nam. Song, trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách. Ở Việt Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững. Để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và việc hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện nó là việc làm cấp thiết II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên cơ sở thực tiễn nêu trên, đề tài được phân tích và xây dựng dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau : Phân tích các thực trạng về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp Dệt may và Giày da nói riêng dựa trên các tài liệu sưu tầm sách báo, Internet, tạp chí.... Ngoài ra còn tham khảo ý kiến của một số cán bộ quản lý các Công ty cũng như giảng viên hướng dẫn hoàn thành chuyên đề này. III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH DỆT MAY THÁI TUẤN Sơ lược về Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn – địa chỉ 1/148 Nguyễn Văn Quá, Quận 12, TP HCM là một đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, được thành lập vào ngày 22/12/1993 tiền thân là Công ty thương mại về sản phẩm vải các loại, tính đến nay qua hơn 15 năm hoạt động – Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn đã ngày càng trưởng thành hơn với quy mô hơn 1.450 lao động và doanh thu đạt được tương đương 280 tỷ đồng/năm. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là vải thời trang cao cấp dành cho phái nữ như : vải gấm, xoan, vải công sở, lụa, thun,... chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Thị trường xuất khẩu được xúc tiến mở rộng từ năm 2002, bước đầu thu hút được khách hàng nước ngoài đến với sản phẩm của Công ty Thái Tuấn, doanh thu xuất khẩu chiếm 30% trên tổng doanh thu toàn công ty. Như chúng ta đã biết, ngành dệt may đứng vị trí thứ hai về lĩnh vực xuất khẩu, một ngành sử dụng nhiều lao động giải quyết được nhiều việc làm góp phần ổn định trật tự xã hội. Do đó ngành dệt may Việt Nam cần xây dựng chương trình chiến lược phát triển ngành bền vững giữa năng lực sản xuất trong nước với quan hệ kinh tế trong tiến trình toàn cầu hóa. 11
- Một yếu tố rất quan trọng trong phát triển bền vững đó là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ thương mại được tiêu chuẩn hóa của Bộ quy tắc ứng xử một cách linh hoạt và tự nguyện đó là uy tín cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa người mua và người bán. Nhận thức được yếu tố con người là vốn quý của Doanh nghiệp, quyết định không nhỏ đến sự thành công của Công ty, được sự hỗ trợ của Nhà nước và các Đơn vị tư vấn trong và ngoài nước về việc phổ biến và tư vấn các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội, hiện tại Công ty Dệt May Thái Tuấn đạ tiến hành nghiên cứu, xây dựng và triển khai một số vấn đề lao động và thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp như sau : 1) Về lao động Giải quyết việc làm và đảm bảo công việc thường xuyên, ổn định cho gần 1.450 lao động, trong đó lao động nữ chiếm hơn 60%. Chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự được công ty thực hiện rộng mở, công bằng, không phân biêt giới tính, vùng đại lý hay tuổi tác,... ( miễn là trong tuổi lao động) Công y quán triệt quan điểm tuyệt đối không sử dụng lao động trẻ em, đồng thời không hỗ trợ việc sử dụng lao động trẻ em trong quan hệ lao động. Mối quan hệ lao động trong công ty được thực hiện trên cơ sở sự tự nguyện của người lao động và công ty. Công ty không sử dụng lao động cưỡng bức, không yêu cầu người lao động đặt cọc tiền hay thế chấp giấy tờ tùy thân,... đề được làm việc tại công ty, kể cả lao động được đào tạo nghề tại công ty. Hỗ trợ với Nhà trường trong công tác đào tạo, thường xuyên tiếp nhận các em sinh viên từ các trường Đại học, cao đẳng hoặc trung cấp đến thực tập và làm đề án Tốt nghiệp tại Công ty. Các trường hợp học nghề đều được công ty trả lương nhằm bảo đảm đời sống sinh hoạt cá nhân trong thời gian đào tạo. Công ty chủ trương áp dụng các chính sách nhân sự thảo đáng, tạo môi trường làm việc lành mạnh nhằm thu hút cá nhân sau thời gian được đào tạo thực tế tích cực làm việc tại công ty mà không áp dụng chế độ ràng buộc về vật chất hoặc thế chấp,... đối với các học viên này. Thực hiện đầy đủ, đúng hạn và đúng quy định cảu Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động cho CBNV công ty. Bố trí lao động đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn Hàng năm, công ty dành 500 triệu đồng ngân sách cho đào tạo, trong đó đào tạo trong nước chiếm 40% ngân sách. Toàn thể CBNV đều có cơ hội được đào tạo về kiến thức chuyên môn hoặc tay nghề nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu công việc tại công ty. Ngoài ra, đối với những nhân viên có khả năng phát triển, tận tâm với công việc còn được đào tạo thêm về kỹ năng quản lý để có thể thăng tiến đảm nhận các chức vụ quan trọng trong công ty. 12
- 2) Thỏa ước lao động tập thể và vai trò của Công Đoàn trong công ty Công ty tôn trọng quyền của tất cả CBNV công ty trong việc thương lượng tập thể, hình thành và gia nhập tổ chức Công Đoàn. Phát huy ý kiến dân chủ tập thể cá nhân bằng việc hình thành các thùng thư góp ý xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, liên tục cải tiến và chống tiêu cực trong công ty. Công ty luôn quan tâm và hỗ trợ Công Đoàn về mọi mặt như tạo điều kiện để công nhân viên tham gia các hoạt động do công đoàn cấp trên tổ chức. Sắp xếp công việc để ban lãnh đạo công đoàn công ty có thời gian tham gia hội họp, tập huấn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động của Công đoàn. Đề cao vai trò của Công Đoàn cơ sở, đại diện Công Đoàn là thành viên không thể thiếu trong việc xây dựng các chính sách nhân sự có liên quan đến người lao động trong công ty. Để giải quyết những tranh chấp lao động có thể xảy ra giữa người sử dụng lao động và người lao động trong công ty, công ty đã thành lập hội đồng hào giải gồm các đại diện của công ty cũng như của công đoàn với số lượng các thành viên ngang nhau để cùng nhau đưa ra những giải pháp vừa có lợi cho người lao động đồng thời vừa không làm hại đến lợi ích công ty. 3) Thời gian làm việc Cũng như các công ty dệt may khác, hiện công ty đang áp dụng thời gian làm việc 48h/ tuần, chủ yếu làm theo chế độ 3 ca đối với công nhân sản xuất. Thời gian tăng ca ( nếu có ) được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên và không vượt quá thời gian cho phép theo quy định của Luật lao động. 4) Tiền lương Nhằm động viên CBNV tích cực làm việc, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, công ty thực hiện chính sách trả lương gắn với sản lượng, chất lượng và doanh thu. Ngoài việc thực hiện chính sách trả lương theo quy định của Bộ luật lao động, nếu người lao động làm việc vượt năng suất đều được hưởng lũy tiến dựa vào phần trăm hay năng suất vượt trội. Chính sách tiền lương làm thêm giờ được thực hiện đúng theo quy định của Luật lao động. Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân khi làm ca đêm, công ty còn tổ chức khẩu phần ăn bồi dưỡng cho công nhân viên làm việc ca đêm trị giá 20.000 đồng/ khẩu phần ngoài việc áp dụng tiền lương làm việc ca đêm bằng 150% tiền lương làm việc ca ngày. Kết quả của chính sách này là càng ngày năng suất, chất lượng của người lao động ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân 6 tháng đầu năm 2009 của CBNV công ty là 3.000.000 đồng 5) Một số chính sách chế độ áp dụng trong công ty 13
- Công ty luôn thực hiện đầy đủ kịp thời và đúng quy định các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Pháp luật cho CBNV công ty. Áp dụng chính sách thưởng hằng tháng bằng 10% thu nhập cảu CBNV nếu cá nhân hoàn thành công việc theo yêu cầu. Trường hợp cán bộ quản lý nếu hoàn thành tốt công tác điều hành quản lý được giao hằng tháng, sẽ được xét thưởng thêm 15% thu nhập của cá nhân. 6) Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động Thành lập hội đồng bảo hộ lao động công ty với chức năng giám sát, kiểm soát và điều hành toàn bộ hoạt động liên quan đến an toàn lao động trong công ty, do đại diện Công Đoàn cơ sở làm chủ tịch và các thành viên bao gồm : đại diện công ty, Trạm trưởng Y tế, Đội trưởng PCCC và các thành viên khác thuộc khối sản xuất... Thường xuyên cải tạo môi trường làm việc, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường làm việc theo tiêu chuẩn SA 8000. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đảm bảo vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc Đầu tư hệ thống thu hồi và tái sử dụng nước thải vào quy trình sản xuất, vừa đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường nước vừa tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất của công ty, và đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất. Cải thiện điều kiện làm việc nhằm tăng năng suất lao động, giàm thiểu nguy cơ về bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra cho công nhân như Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như : yếm, nón, ủng, khẩu trang, nút tai chống ồn, đồ bảo hộ lao động ...cho CNV. Xây dựng quy trình, quy định vè an toàn, vệ sinh lao động cho từng loại máy móc, thiết bị, nơi làm việc,... theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước. Thường xuyên tổ chức huấn luyện, hướng dẫn công nhân viên những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh liên quan đến nhiệm vụ, công việc đảm nhận; phổ biến rộng rãi các chế độ thủ tục Bảo hộ lao động, các quy phạm, quy trình về kỹ thuật an toàn lao động và thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở mọi công nhân nghiêm chỉnh chấp hành. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần cho CBNV nhằm phát hiện và chữa trị kịp thời cho các trường hợp bệnh nghề nghiệp hoặc các nguy cơ bệnh khác có thể xảy ra đối với người lao động Thành lập trạm y tế công ty ( do Sở Y tế TP HCM chứng nhận ) với chức năng khám chữa bệnh ban đầu cho CBNV. Trang bị hệ thống tủ y tế tại các khu vực trong toàn công ty, đảm bảo công tác sơ cấp cứu khi cần thiết. Trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC, thường xuyên tham dự các đợt tập huấn và thao dợt PCCC do Quận 12 và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; thực hiện thao luyện PCCC theo định kỳ mỗi quý 1 lần trong công ty. 14
- Ban an toàn lao động trong công ty định kỳ kiểm tra các phương tiện PCCC, bảo đảm sử dụng tốt trong bất kỳ tình huống nào. Tất cả máy móc thiết bị đều có sổ theo dõi ( cập nhật hằng ngày ) để tổ kỹ thuật thực hiện bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị theo định kỳ quy định nhằm đảm bảo hiệu suất sử dụng và giảm thiểu khả năng gây tai nạn lao động có thể xảy ra. 7) Cải tiến tổ chức sản xuất và bố trí lao động Phân công công việc theo hướng chuyên môn hóa nhằm nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, công ty còn quan tâm đào tạo cho công nhân một số kỹ năng khác nhằm giúp cho người lao động có khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ và gia tăng hiệu quả công tác. Thường xuyên nghiên cứu, cải tiến các quy trình sản xuất và bố trí sản xuất nhằm tăng hiệu quả và giảm chi phí. Sắp xếp lại quy trình sản xuất nhằm giảm thời gian chuẩn bị sản xuất, thời gian chết khi giao ca Bố trí lại ca sản xuất tận dụng nguồn điện thấp điểm, tổ chức phân công đứng máy hợp lý nhằm làm tăng năng suất lao động trong công ty Đầu tư công nghệ mới Phát động phong trào thi đua “ Năng suất – Chất lượng – Hiệu quả” hằng năm trong toàn công ty nhằm kích thích hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hằng năm, phát huy sáng kiến cải tiến trên mọi phương diện đảm bảo hiệu quả kinh tế mang lại cao nhất. 8) Hệ thống quản lý và giám sát Hệ thống quản lý được ban hành bằng văn bản chính thức và đảm bảo thực hiện đúng quy định, thủ tục, quy trình đã ban hành như : Quy chế điều hành, quy chế lương thưởng, quy chế đánh giá nhân viên, quy chế đào tạo, quy chế tuyển dụng, quy chế kỷ luật, nội quy công ty, quy định về chính sách chế độ áp dụng đối với CBNV công ty, quy định về bảo hộ lao động,... Ban Giám đốc công ty bảo đảm tất cả công nhân viên trong công ty thực hiện đúng tất cả các quy trình, quy định trong công ty, thường xuyên giám sát và điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, xem xét khen thưởng những nhân viên nào thực hiện tốt các quy định trên và uốn nắn những nhân viên nào không thực hiện hoặc thực hiện sai các văn bản đã ban hành trong công ty. Công ty luôn quan tâm và quán triệt thực hiện đúng, đủ mọi khoản liên quan đến trách nhiệm xã hội cảu doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật Lao động và các chính sách, quy định khác có liên quan Duy trì và phát huy những mặt tích cực, liên tục đổi mới và bổ sung những quy định mới, ... nhằm hoàn thiện hơn nữa các chính sách nhân sự trong công ty, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những khó khăn và thách thức 15
- Cũng như hầu hết các doanh nghiệp ngành dệt may, trong khi thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, công ty phải đối đầu với những khó khăn và thách thức sau: Việc sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ và còn trẻ, thường xuyên phát sinh các trường hợp thai sản ( nghỉ chế độ hậu sản và không làm việc ca đêm do chế độ con thơ,...) làm tăng chi phí lao động của công ty do phải chuẩn bị nguồn dự phòng. Môi trường làm việc dễ gây ra bệnh nghề nghiệp về phổi do bụi bông, hoặc gây điếc do tiếng ồn máy dệt. Dù đã trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động nhưng ắt hẳn sẽ không tránh khỏi bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra. Việc cải thiện môi trường làm việc đối với ngành dệt may nhuộm thường phát sinh chi phí đầu tư lớn. Tình trạng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dệt rất khan hiếm, thiếu sự bổ sung kiến thức giữa lý thuyết và thực tế. Do vậy, để có nguồn nhân lực cho sự phát triển của công ty, công ty cần phải có sự đầu tư đào tạo và phát triển Cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may, do đặc điểm ngành Dệt may có tính chất mùa vụ, công ty Thái Tuấn gặp khó khăn rất lớn khi vừa phải thực hiện trách nhiệm xã hội nhưng phải vừa đáp ứng đơn hàng mà không phải trả tiền phạt do vi phạm điều khoản về thời gian giao hàng. Một trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may là trong khi một số doanh nghiệp khác nhất là các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang cố gắng giảm thời gian làm việc xuống 40h/tuần, thì việc tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường và đáp ứng được đơn hàng xuất khẩu là một bất lợi so sánh trong việc cạnh tranh lao động. Kết quả là, làm tăng chi phí tạo ra giá trị sản phẩm. Với lộ trình gia nhập AFTA ngày càng gần, trở ngại này làm cho công ty Thái Tuấn nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khó có thể cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp nươc ngoài có sức mạnh cả về tài chính lẫn trình độ quản lý. Kế hoạch thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn Duy trì và liên tục cải tiến hệ thống trách nhiệm xã hội trong công ty như : Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc Bổ sung và hoàn chỉnh chính sách nhân sự trong công ty Nâng cấp nhà xưởng, thiết bị, công nghệ Đảm bảo công tác vệ sinh công nghệ, an toàn và bảo hộ lao động cho CBNV 16
- Cải thiện thời giờ làm việc và đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho CBNV Không ngừng nâng cao mức sống cho CBNV công ty. Nói tóm lại nhân lực là vốn quý nhất cảu doanh nghiệp, nhất là trong một môi trường kinh tế ngày càng ạnh tranh gay gắt như nước ta hiện nay, thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động không chỉ là nhiệm vụ mà còn là quyền lợi của công ty, bởi vì một khi người lao động được đối xử một cách công bằng, được đãi ngộ xứng đáng và được làm việc trong một môi trường thỏa mái và năng động,... chắc chắn sẽ cho tích cực phát huy sáng kiến cải tiến để tăng năng suất và cống hiến cho doanh nghiệp nhiều hơn. Kết quả là công ty ngày càng phát triển và có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh hơn. Giải pháp Tập trung các nguồn lực để cái thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng của DN, đổi mới máy móc thiết bị, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề đảm bảo tăng cường năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và người tiêu dùng. Chú trọng đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu trong nước thông qua việc gọi vốn, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích và có ưu đãi dành riêng cho các DN trong nước nhằm hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng các yêu cầu, chủ động về mẫu mã chào hàng. Nhận xét : Qua tìm hiểu thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Thái Tuấn cho ta thấy đây là một trong những biện pháp làm nâng cao thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh giao dịch thương mại của công ty đối với đối tác Quốc tế, đặc biệt là đối với các đối tác hoạt động tại các nước công nghiệp hóa như: Hoa Kỳ, Châu Âu – những quốc gia hay yêu cầu việc đạt được chứng chỉ SA 8000 ( trách nhiệm xã hội ) như là điều kiện ưu tiên để chấp nhận hàng vào nước họ. Bên cạnh đó, các chính sách, chế độ và điều kiện làm việc được thực hiện theo hướng quan tâm hơn đối với người lao động làm cho CBNV hài lòng, gắn bó hơn với công ty, thu hút nhân lực đến làm việc với công ty. Xét về lâu dài, việc thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì người lao động càng được doanh nghiệp quan tâm thì sẽ càng thỏa mãn với công việc và coi doanh nghiệp là nhà của họ và sẽ càng cố gắng hết sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất. Một khi năng suất lao động tăng thêm thì chi phí tạo ra giá trị trên một sản phẩm càng thấp. Điều này dẫn tới việc sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả hơn. IV. Kiến nghị và kết luận : 17
- 1) Kiến nghị 1.1. Về lao động và chế độ liên quan tới người lao động Đề nghị Chính phủ có ưu đãi giành riêng cho các ngành sử dụng nhiều lao động trong đó có ngành Dệt may, tạo điều kiện khuyến khích phát triển sản xuất và góp phần cải thiện đời sống của người lao động. Đồng thời, trước khi ban hành các chính sách mới liên quan tới người lao động nên tham khảo ý kiến các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp lớn để các chính sách thực sự đi vào cuộc sống (tránh trường hợp ban hành xong lại phải thu lại hoặc nhận được phản ứng không tích cực như thời gian qua). Cho phép công nhân may trong ngành Dệt may được hưởng các quyền lợi về BHXH như công nhân ngành may công nghiệp nói chung (Vì điều kiện làm việc của công nhân may trong ngành Dệt may phức tạp và yếu cầu cao hơn). Bình đẳng trong chế độ thu nộp BHXH đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp nào không thực hiện phải xử phạt nghiêm minh, mức phạt phải bằng và cao hơn số doanh nghiệp trốn không đóng (Chứ không phải chỉ phạt hành chính như hiện nay). Sớm ban hành và thực thi nghiêm túc Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành bộ luật lao động về cơ chế tham khảo ý kiến ba bên về chính sách, pháp luật lao động và quan hệ lao động đảm bảo giái quyết kịp thời các vướng mắc liên quan phát sinh. Chính phủ hổ trợ để các Doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đáp ứng tốt các yêu cầu của các nhà nhập khẩu, đặc biệt các yêu cầu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. 1.2. Về tăng cường vai trò của các Hiệp hội ngành hàng: Chính phủ sớm ban hành nghị định về tổ chức Hiệp hội tạo cơ sở pháp lý để các Hiệp hội hoạt động. Chính phủ hổ trợ nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác Hiệp hội, nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách của các Hiệp hội v.v...tạo điều kiện để các hiệp hội doanh nghiệp phát triển bền vững. Từng bước chuyển giao các dịch vụ công cho các Hiệp hội doanh nghiệp thực hiện. 1.3. Về tài chính: Chính phủ hỗ trợ các khoản tín dụng dài hạn với lại suất thấp đối với các doanh nghiệp đầu tư cho nguyên phụ liệu, lĩnh vực cần vốn đầu tư lớn từng doanh nghiệp đơn lẻ không thể làm được hoặc không hiệu quả, có chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực này. Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực thiết kế nhằm chủ động phát triển mẫu, chào hàng Hỗ trợ ngành thiết lập trường chuyên ngành đào tạo cao đẳng, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, bồi dưỡng cán bộ quản lý v.v... Giải quyết cho các doanh nghiệp Dệt may được hưởng các ưu đãi trong sử dụng lao động nữ. 18
- Nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các nội dung liên quan tới trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Cần chú trọng công tác tuyên truyền rộng rãi ở các cấp độ khác nhau về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nâng cao nhận thức và triển khai thực hiện có hiệu quả. Tổ chức các khoá tập huấn về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Có các giải pháp hữu hiệu yêu cầu các doanh nghiệp thực thi nghiêm chỉnh những quy định trong bộ luật lao động, đồng thời điều chỉnh sửa đổi một số nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Nhân rộng những điển hình tốt trong lĩnh vực thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và khuyến cáo đối với những doanh nghiệp yếu kém, chưa có nhận thức đầy đủ về lĩnh vực này. 2) Kết luận Trách nhiệm xã hội và quan hệ cộng đồng ngày càng trở thành vấn đề “nóng” trong tiến trình phát triển của nước ta. Thực hiện hiệu quả CSR không những giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh mà còn góp phần vào việc tạo dựng, duy trì sự tăng trưởng kinh tếxã hội bền vững của Việt Nam. Từ một số lý luận về CSR cũng như tình huống thực tế tại Công ty TNHH Dệt may Thái Tuấn góp phần nào đó vào tiến trình gia tăng hiệu quả của CSR tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Dệt may nói riêng. Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên việc đánh giá, nhận xét sẽ không tránh khỏi những sai sót. Do đó, tôi rất mong sự góp ý của Thầy phụ trách chuyên đề này để được hoàn thiện hơn. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động tại công ty TNHH Mây Tre Bình Minh
30 p | 329 | 59
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO SA8000 tại tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ
28 p | 385 | 55
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hộ của doanh nghiệp: Thực hiện Bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO 26000 tại Công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
24 p | 258 | 53
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động: Một số khó khăn (bất cập) khi áp bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động SA8000 tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật Bình Nguyên
32 p | 147 | 41
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội của Ajinomoto Việt Nam về vấn đề môi trường
26 p | 218 | 39
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hộ của doanh nghiệp: Đánh giá thực trạng áp dụng bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến
26 p | 119 | 38
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường của tập đoàn Unilever
22 p | 378 | 37
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Thực trạng áp dụng SA8000 tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn
32 p | 163 | 32
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty CP NANO
23 p | 163 | 30
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA8000 tại Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Sơn Kim
22 p | 124 | 25
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO
49 p | 123 | 24
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA 8000
23 p | 117 | 22
-
Bài chuyên đề cuối khóa: Nghiên cứu và phân tích thực trạng của hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành công
28 p | 105 | 19
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lĩnh vực lao động: Trách nhiệm xã hội của Công ty cổ phần tập đoàn Thái Tuấn về việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9000
30 p | 108 | 15
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Vấn đề trách nhiệm xã hội với SA8000 tại Việt Nam
24 p | 93 | 14
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: So sánh bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội về lao động với Bộ luật lao động Việt Nam hiện nay
26 p | 128 | 9
-
Đề tài môn Chuyên đề chuyên sâu: Thực trạng tư vấn dịch vụ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
22 p | 83 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn