intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ quan bài tiết Lưỡng cư (Amphibia)

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

250
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do có quá trình phải trải qua sự biến thái, lưỡng cư thường chuyển từ sự tiết ammonia ở giai đoạn ấu trùng sống trong nước đến sự bài tiết urê ở giai đoạn trưởng thành sống trên cạn.Tuy nhiên, sự biến đổi sinh hóa này không phải luôn luôn đi đôi với sự biến thái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ quan bài tiết Lưỡng cư (Amphibia)

  1. Cơ quan bài tiết Lưỡng cư (Amphibia) 1. Sản phẩm bài tiết Do có quá trình phải trải qua sự biến thái, lưỡng cư thường chuyển từ sự tiết ammonia ở giai đoạn ấu trùng sống trong nước đến sự bài tiết urê ở giai đoạn trưởng thành sống trên cạn. Tuy nhiên, sự biến đổi sinh hóa này không phải luôn luôn đi đôi với sự biến thái. Loài ếch Nam Phi (Xenopus) sống dưới nước vẫn tiếp tục bài tiết ammonia sau khi đã biến
  2. thái. Tuy nhiên nếu bị buộc sống tách rời môi trường nước trong nhiều tuần, chúng sẽ sản xuất urê. 2. Cấu tạo cơ quan bài tiết - Ở cá thể trưởng thành, thận ở giai đoạn trung thận (mesonephros). Ở một số loài thông với xoang huyệt còn có bàng quang. Nước tiểu đổ vào xoang huyệt rồi mới vào bàng quang. Sau đó nước tiểu từ bàng quang đổ vào huyệt ra ngoài.
  3. Hệ niệu sinh dục của lưỡng cư (theo Storer) 1. Ống niệu - sinh dục; 2. Tinh hoàn; 3. Huyệt; 4. Bóng đái; 5. Thận; 6. Ống dẫn trứng; 7. Trứng; 8. Buồng trứng; 9. Ống niệu
  4. Ở trung thận, niệu quản không có quai Henlé và đoạn hấp thụ lại nước như ở thú. Số lượng niệu quản ít: Ví dụ ở sa giông (Triturus) chỉ có 400, ở ếch (Rana) là 2000. Trên niệu quản còn có phễu thận (nephrostome), thí dụ ở ếch (Rana) có khoàng 200 - 250 phễu thận. - Sự bài tiết của lưỡng cư có những đặc điểm đặc trưng do đời sống nửa nước, nửa cạn và tính chất của da. Da của lưỡng cư ẩm và có khả năng hấp thu nước mạnh, do đó lưỡng cư (trừ lưỡng cư sống ở nước) sống lâu quá trong nước, nước có thể xâm nhập nhiều vào cơ thể. Mặt khác nếu chúng sống lâu quá ở trên cạn thì da sẽ bị khô rất mau.
  5. Trong trường hợp thừa nước thận sẽ tăng cường hoạt động vì các niệu quản trung thận có kích thước lớn lại chưa hoàn chỉnh (thiếu quai Henlé và đoạn hấp thụ lại nước) nên lượng nước bài tiết rất lớn (có thể lên đến 1/3 trọng lượng cơ thể sau 24 giờ, ở người lượng nước tiểu tỷ lệ 1/50). Vì sự trao đổi nước của lưỡng cư rất lớn nên cứ sau hơn 2 giờ thì toàn bộ huyết tương của máu lại được hoàn toàn thay thế. Tóm lại lưỡng cư là động vật có xương sống đầu tiên sống ở môi trường cạn, nhưng chưa thích nghi cao với đời sống ở cạn. Khi lưỡng cư sống ở nơi khô ráo trên cạn một thời gian tương đối lâu, thì sẽ bị mất nước, cơ thể bị khô vì thận chưa hoàn chỉnh,
  6. mặc dù bàng quang là nơi dự trữ nước của cơ thể và kích thích tố tuyến não thùy có thể góp phần vào việc điều tiết tính thấm của da. Cấu trúc và cơ chế điều hòa bài tiết của lưỡng cư đã góp phần giải thích lý do đời sống của đa số lưỡng cư phải gắn liền với môi trường nước hoặc ở những nơi có ẩm độ cao. Mặt khác một số loài lưỡng cư sống ở sa mạc (Chiroleptes) thì cơ thể có khả năng giữ lại nước vì toàn bộ quản cầu trong thận đã được tiêu giảm hoàn toàn. Hoàng Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2