Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 9
lượt xem 185
download
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế làm việc của Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 9
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 9
- CÔNG TY CỔ PHẦN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NFGHĨA VIỆT NAM XÂY DỰNG ĐIỆN VNECO 9 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------- -----*****----- Số: ............../2008/QĐ-VNECO 9 Nha Trang, ngày ... tháng ... năm 2008 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế làm việc của Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 9 GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VNECO 9 - Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 9; - Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 9; QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 9. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày .... tháng .... năm 2008. Điều 3. Trưởng các phòng nghiệp vụ, Trưởng các đơn vị, các Giám đốc Chi nhánh, các Trưởng Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực của Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 9 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Như điều 3; - Thành viên HĐQT(để b/c); - Lưu VP.
- QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VNECO 9 (Ban hành kèm theo Quyết định số ................../2008/QĐ-VNECO 9 ngày ............... của Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 9). CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 9 là Đại diện pháp nhân của Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 9 (sau đây gọi tắt là Công ty), chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty. Điều 2. Giám đốc điều hành công việc theo chế độ thủ trưởng, tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể nhằm thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị Công ty và quy định của pháp luật. Điều 3. Giám đốc điều hành hoạt động của Công ty theo Nghị quyết, Quyết định của HĐQT Công ty và quy định của pháp luật thông qua chương trình công tác và biện pháp điều hành. Điều 4. Ban Điều hành Công ty gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng. Giám đốc phân công và uỷ quyền cho Phó Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Trong trường hợp đi vắng, Giám đốc chỉ định một Phó Giám đốc làm nhiệm vụ trực. Bộ máy giúp việc Ban điều hành gồm các Trưởng phòng tại trụ sở chính, Giám đốc Chi nhánh và Trưởng Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực. Điều 5. Quan hệ làm việc giữa Giám đốc với Hội đồng quản trị thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị. Điều 6. Quan hệ làm việc giữa Giám đốc với Ban Kiểm soát, với lãnh đạo tổ chức Đảng, đoàn thể trong Công ty thực hiện theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, theo thoả ước lao động tập thể và của pháp luật. Điều 7. Giám đốc Công ty trực tiếp phụ trách Phòng Tài chính - kế toán, Phòng Tổng hợp, Khách sạn Xanh, Bộ phận phát triển dự án, Chi nhánh của Công ty, các Xí nghiệp. Chỉ có Giám đốc Công ty mới có quyền ký các hợp đồng lao động, tuyển dụng, thuê chuyên gia, sa thải, thôi việc đối với người lao động. Làm Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật. CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI PHÓ GIÁM ĐỐC Điều 8. Phó Giám đốc được Giám đốc phân công điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty; trực tiếp phụ trách một số Phòng, Bộ phận tại trụ sở chính, và một số Chi nhánh, Văn phòng làm việc của Công ty tại các khu vực (sau đây gọi là đơn vị thành viên); thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. - Phó Giám đốc kinh doanh phụ trách công tác đấu thầu, kinh tế, kế hoạch, vật tư: trực tiếp phụ trách Phòng Kinh tế - kế hoạch - vật tư, Văn phòng của Công ty tại Tp. Hồ Chí Minh, các chỉ huy trưởng và đội trưởng và các đơn vị thi công bên ngoài; ký duyệt các tờ trình của các cá nhân, đơn vị thi công về việc xin mua vật tư, xin thuê nhân công; ký duyệt tạm ứng của các đơn vị, cá nhân thực hiện công việc thi công và các tạm ứng phục vụ công tác khác; làm nhiệm vụ trực thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng. - Phó Giám đốc kỹ thuật phụ trách công tác kỹ thuật thi công và an toàn lao động trực
- tiếp Phụ trách Phòng Kỹ thuật – an toàn, các chỉ huy trưởng và đội trưởng và các đơn vị thi công bên ngoài (về công tác kỹ thuật và an toàn) Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Giám đốc. 1. Trách nhiệm: a) Giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực được Giám đốc phân công, uỷ quyền. Những vấn đề vượt thẩm quyền phải báo cáo Giám đốc trước khi giải quyết; b) Chấp hành các quy định của Công ty và của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động do mình phụ trách; c) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác và nhiệm vụ cụ thể của các Phòng, Bộ phận được phân công phụ trách; d) Tham gia ý kiến về xây dựng chủ trương, cơ chế, chính sách, định hướng phát triển của Công ty. e) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những vấn đề đã quyết định; g) Phối hợp với Phó Giám đốc khác để chỉ đạo giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách; h) Định kỳ báo cáo Giám đốc tình hình thực hiện chương trình công tác được duyệt và kết quả công việc trong phạm vi được phân công; i) Báo cáo Giám đốc chương trình đi công tác và các trường hợp vắng mặt không điều hành công việc tại trụ sở; 2. Quyền hạn: a) Chủ động tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Khi có nhu cầu, được sử dụng bộ máy các Phòng, Bộ phận tại trụ sở chính, các đơn vị thành viên không thuộc lĩnh vực mình phụ trách để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao sau khi đã trao đổi thống nhất với lãnh đạo các đơn vị đó; b) Đóng góp ý kiến, đề xuất những vấn đề có liên quan đến cơ chế quản lý, đào tạo nghiệp vụ, tiếp nhận, phân công, điều chuyển, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ; c) Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền trong phạm vi được phân công và uỷ quyền. Được giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất cần xử lý gấp trong trường hợp Giám đốc và Phó Giám đốc trực đi vắng và phải báo cáo ngay khi Giám đốc hoặc Phó Giám đốc trực có mặt; d) Được quyền bảo lưu ý kiến khi có ý kiến trái với quyết định của Giám đốc trong quá trình thực thi nhiệm vụ nhưng vẫn phải chấp hành quyết định của Giám đốc; e) Có các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 10. Phó Giám đốc làm nhiệm vụ trực 1- Ngoài quy định tại Điều 8 trên đây, Phó Giám đốc làm nhiệm vụ trực thay mặt Giám đốc điều hành công việc chung, trừ các vấn đề không được uỷ quyền và có trách nhiệm báo cáo khi Giám đốc trở lại điều hành; 2- Xây dựng và trình Giám đốc chương trình công tác của Ban điều hành; theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện chương trình công tác đó; xây dựng báo cáo kiểm điểm chương trình công tác hàng tháng, quý, năm và các báo cáo khác do Giám đốc giao; 3- Giúp Giám đốc duy trì việc thực hiện Quy chế này; 4- Theo dõi, đôn đốc các Phòng, Bộ phận thực hiện chương trình công tác, các nhiệm vụ cụ thể khác mà đơn vị đó được Ban điều hành giao.
- CHƯƠNG III: QUAN HỆ LÀM VIỆC GIỮA GIÁM ĐỐC CÔNG TY VÀ KẾ TOÁN TRƯỞNG, GIỮA GIÁM ĐỐC VÀ CÁC TRƯỞNG PHÒNG, BỘ PHẬN TẠI TRỤ SỞ CHÍNH, GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH, TRƯỞNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, VĂN PHÒNG LÀM VIỆC KHÁC TRỤ SỞ CHÍNH Điều 11. Quan hệ làm việc giữa Giám đốc Công ty và Kế toán trưởng Kế toán trưởng tham mưu giúp Giám đốc về công tác tài chính, kế toán, thống kê; giúp Giám đốc xây dựng các phương án chiến lược tài chính và các vấn đề tài chính khác, cụ thể là: - Nắm chắc tình hình tài chính của Công ty để phân bổ nguồn tài chính hợp lý thực hiện các dự án và các công việc cụ thể theo kế hoạch đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. - Xây dựng chiến lược tài chính của Công ty: kế hoạch tài chính dài hạn:10 (mười) năm, trung hạn: 5 (năm) năm. - Xây dựng Quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật về tài chính và đặc thù kinh doanh của Công ty: + Xây dựng phương án sử dụng vốn, phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức, trích lập và sử dụng các quỹ trình Hội đồng quản trị. + Xây dựng các quy chế quản lý tài chính nội bộ của Công ty. Lập hệ thống sổ sách kế toán của Công ty theo đúng quy định của Pháp luật và kế toán thống kê; chỉ đạo thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ Phòng TCKT đã được quy định; Đảm bảo chính xác, hợp lý, hợp pháp của các chứng từ, hợp đồng kinh tế, sổ sách kế toán, cùng với Ban kiểm soát giải trình các vấn đề tài chính của Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước HĐQT và pháp luật về các vấn đề được phân công và ủy quyền. Điều 12. Trưởng Phòng Tổng hợp 1- Tổ chức và làm thư ký ghi biên bản các cuộc họp của Ban điều hành, cuộc họp của Giám đốc và các Trưởng Phòng, Bộ phận tại trụ sở chính, với Giám đốc chi nhánh, Trưởng Văn phòng làm việc của Công ty tại các khu vực và các cuộc họp khác theo chỉ đạo của Giám đốc; 2- Tổ chức thông báo, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ban điều hành đến các Phòng, Bộ phận, Chi nhánh, Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực để thực hiện; 3- Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại theo chỉ đạo của Giám đốc và Ban điều hành; 4- Giải quyết một số công việc cụ thể theo uỷ nhiệm của Giám đốc và Ban điều hành. Điều 13. Các Trưởng phòng, bộ phận 1. Trưởng phòng, bộ phận chịu trách nhiệm điều hành giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và chịu trách nhiệm về kết quả xử lý các công việc được giao. Trường hợp công việc có liên quan đến Phòng, Bộ phận khác phải có ý kiến tham gia của đơn vị đó. 2. Trưởng phòng, bộ phận do Giám đốc phụ trách: a) Trình Giám đốc giải quyết những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao; b) Chỉ trình phó Giám đốc giải quyết những vấn đề đã được Giám đốc uỷ quyền. 3. Trưởng phòng, bộ phận do Phó Giám đốc phụ trách: a) Chịu sự điều hành của Phó Giám đốc về mọi mặt công tác của Phòng, Bộ phận mình; b) Chỉ trình lên Giám đốc giải quyết những vấn đề cần thiết, cấp bách khi Phó Giám đốc phụ trách
- đi vắng. 4. Trong trường hợp Trưởng phòng, bộ phận có ý kiến khác với ý kiến của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc thì có quyền bảo lưu nhưng vẫn phải chấp hành. Điều 14. Giám đốc chi nhánh, Trưởng Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực chịu trách nhiệm điều hành công việc theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực. Các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền, Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực phải báo cáo Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách bằng văn bản để xin ý kiến chỉ đạo. Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Văn phòng làm việc của Công ty tại các khu vực, có trách nhiệm phối kết hợp với các Phòng, Bộ phận tại trụ sở chính và các Chi nhánh, Văn phòng Làm việc khác để thực hiện nhiệm vụ được giao. CHƯƠNG IV: XỬ LÝ CÔNG VĂN, TÀI LIỆU VÀ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC Điều 15. Xử lý công văn, tài liệu 1. Công văn, tài liệu đến hàng ngày Văn phòng phải vào sổ kịp thời, phân loại, xử lý, trình Giám đốc. 2. Công văn, tài liệu do các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền ký gửi đi phải được Văn phòng vào sổ lấy số, đóng dấu, gửi kịp thời theo địa chỉ nơi nhận và thực hiện lưu trữ theo quy định. Điều 16. Trình giải quyết công việc 1. Trong các ngày làm việc, Giám đốc, Phó Giám đốc sẽ dành một lượng thời gian nhất định để các Phòng, Bộ phận trình ký, giải quyết công việc. 2. Các văn bản, công văn, tài liệu có nội dung hướng dẫn, chỉ đạo Chi nhánh, Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực, trước khi trình Ban điều hành phê duyệt phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của văn bản. 3. Văn bản trình Ban điều hành ký ban hành, ký gửi các tổ chức có liên quan phải có Tờ trình về việc phê duyệt, ban hành văn bản. 4. Các ý kiến chỉ đạo của Giám đốc và Phó Giám đốc đối với Chi nhánh, Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực hoặc trong quan hệ với tổ chức, cá nhân ngoài Công ty được thực hiện bằng văn bản theo quy định về công văn giấy tờ. Các ý kiến chỉ đạo của Giám đốc, Phó Giám đốc đối với Phòng, Bộ phận tại trụ sở chính được thực hiện bằng văn bản hoặc truyền đạt qua Trưởng phòng Tổng hợp. 5. Mọi đề xuất, kiến nghị của đơn vị, cá nhân đối với Ban điều hành phải được thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại các cuộc họp. CHƯƠNG V: BAN HÀNH VĂN BẢN, THẨM QUYỀN KÝ VĂN BẢN Điều 17. Ban hành văn bản của Công ty Việc ban hành văn bản thực hiện theo Quy chế ban hành văn bản của Công ty và quy định của pháp luật. Điều 28. Thẩm quyền ký văn bản.
- 1. Giám đốc ký các văn bản hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách về hoạt động của Công ty và các văn bản khác theo thẩm quyền. 2. Phó Giám đốc ký thay Giám đốc các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; trong trường hợp được Giám đốc uỷ quyền ký các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều này phải được Giám đốc cho ý kiến trước khi ký. 3. Trưởng phòng, bộ phận thừa lệnh Giám đốc ký một số văn bản xử lý nghiệp vụ của Công ty sau khi được Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách duyệt. 4. Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực ký các văn bản theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực. 5. Ngoài việc ký các văn bản thừa lệnh Giám đốc như quy định tại Khoản 3 Điều này, Trưởng phòng Tổng hợp ký thừa lệnh Giám đốc văn bản thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) để các đơn vị liên quan biết và thực hiện. CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ HỘI HỌP Điều 19. Chương trình công tác 1. Căn cứ định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ, Giám đốc chỉ đạo việc lập chương trình công tác. 2. Chương trình công tác của Công ty được lập thành năm, quý, tháng. Điều 20. Chế độ hội họp 1. Ban điều hành Công ty tại trụ sở chính họp giao ban mỗi tháng 1 lần do Giám đốc triệu tập và chủ trì, Trưởng phòng Tổng hợp làm thư ký cuộc họp. Trường hợp Giám đốc đi vắng, Phó Giám đốc trực triệu tập và chủ trì. Tuỳ theo nội dung và tính chất của từng cuộc họp, người chủ trì có thể mời các thành phần khác tham dự. Định kỳ hoặc đột xuất, Giám đốc họp với các Phó Giám đốc để nghe báo cáo và triển khai công việc. 2. Ban điều hành Công ty họp với các Trưởng phòng, bộ phận (gọi là họp Ban Điều hành mở rộng) mỗi tháng 1 lần do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc trực triệu tập và chủ trì. Trong trường hợp Trưởng phòng, bộ phận vắng mặt thì cấp Phó có thể đi thay nếu được người chủ trì đồng ý (thông qua Văn phòng). Người đến dự họp thay phải chẩn bị đầy đủ nội dung liên quan và chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia, đề xuất của mình và báo cáo lại. 3. Ban điều hành Công ty họp với các Trưởng phòng, bộ phận, Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Văn phòng làm việc của Công ty tại các khu vực (gọi là Hội nghị Giám đốc) được tổ chức ít nhất 3 tháng 1 lần. 4. Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc có thể triệu tập họp bất thường với thành phần tham dự do Giám đốc Công ty quy định. 5. Cuộc họp với các tổ chức và đơn vị ngoài Công ty (gọi là Hội nghị khách hàng) được tổ chức theo yêu cầu thực tế công việc. 6. Hội nghị công nhân, viên chức của Công ty được tổ chức theo quy định của pháp luật. Trưởng phòng Tổng hợp có trách nhiệm bố trí, sắp xếp chương trình, chẩn bị tài liệu, làm thư ký các cuộc họp, và theo dõi tổng hợp, ra thông báo kết luận cuộc họp.
- CHƯƠNG VII: CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO Điều 21. Trưởng phòng, bộ phận tại trụ sở chính, Giám đốcChi nhánh, Trưởng Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực có trách nhiệm gửi Giám đốc Công ty các báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) về kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình theo chế độ thông tin báo cáo do Giám đốc quy định. Điều 22. Trưởng phòng Tổng hợp có trách nhiệm thu thập tình hình và khai thác nội dung báo cáo nêu tại Điều 22 Quy chế này để tổng hợp báo cáo Giám đốc. CHƯƠNG VIII: TIẾP KHÁCH, TIẾP CÁN BỘ NHÂN VIÊN Điều 23. Tiếp khách ngoài Công ty Các ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài Công ty có nhu cầu làm việc với Công ty phải đăng ký qua Văn phòng. Trưởng phòng Tổng hợp xem xét nội dung, tính chất cuộc gặp để trình Giám đốc quyết định. Nếu nội dung công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các Phòng, Bộ phận thì Văn phòng thông báo Trưởng phòng, bộ phận tiếp và làm việc. Điều 24. Tiếp cán bộ, viên chức Công ty 1. Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực và cán bộ, viên chức Chi nhánh, Văn phòng Làm việc của Công ty tại các khu vực có nhu cầu làm việc với Ban điều hành phải đăng ký qua Trưởng phòng Tổng hợp để tổng hợp trình ban điều hành lịch tiếp và làm việc. 2. Hàng tháng, Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền dành một buổi tiếp cán bộ, viên chức, để giải quyết những vấn đề thuộc tâm tư nguyện vọng của cá nhân, vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách cán bộ. CHƯƠNG IX: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 25. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế này, phản ánh về Phòng Tổng hợp để tổng hợp trình Giám đốc xem xét. Điều 26. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quy chế này do Giám đốc Công ty quyết định. GIÁM ĐỐC Nguyễn Văn Duỵ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA BAN GIÁM ĐỐC VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY CỔ PHẦN
7 p | 1300 | 382
-
Quyết định số 22/2004/QĐ-BVHTT về việc chuyển Công ty Xây dựng công trình văn hóa thành Công ty cổ phần Xây dựng công trình Văn hóa do Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành
3 p | 146 | 29
-
Công văn 58/BXD-VLXD của Bộ Xây dựng
1 p | 196 | 14
-
Công văn 22/BXD-KTQH của Bộ Xây dựng
1 p | 162 | 9
-
Quyết định số 08/2000/QĐ-BCN
3 p | 73 | 7
-
Quyết định số 128/1999/QĐ-BNN-TCCB
3 p | 67 | 7
-
Quyết định số 41/1999/QĐ-BCN
2 p | 74 | 7
-
Công văn 1377/BXD-HĐXD của Bộ Xây dựng
1 p | 134 | 7
-
Công văn 79/BXD-QLN của Bộ Xây dựng
1 p | 192 | 5
-
Công văn 1482/BXD-KHTC của Bộ Xây dựng
1 p | 144 | 5
-
Quyết định số 145/2000/QĐ-BNN-TCCB
4 p | 74 | 5
-
Quyết định số 89/2000/QĐ-BNN-TCCB
3 p | 73 | 5
-
Quyết định số 22/2000/QĐ-BNN-TCCB
3 p | 90 | 5
-
Công văn 236/BXD-KHTC của Bộ Xây dựng
1 p | 131 | 5
-
Quyết định số 119/1999/QĐ-BNN-TCCB
3 p | 74 | 5
-
Công văn 59/BXD-QLN của Bộ Xây dựng
1 p | 109 | 5
-
Công văn 65/BXD-VLXD của Bộ Xây dựng
1 p | 129 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn