intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả phẫu thuật bàn chân khoèo tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương

Chia sẻ: ViThimphu2711 ViThimphu2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bàn chân khoèo bẩm sinh một trong những dị tật trên cơ quan vận động của trẻ em có tỷ lệ cao so với các dị tật khác. Biến dạng của bàn chân khoèo có thể nhẹ, mềm hoặc nặng, cũng có thể kèm theo các biến dạng xương bàn chân. Là một bệnh lý tiến triển nên mức độ tăng dần theo lứa tuổi nếu không được điều trị gì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả phẫu thuật bàn chân khoèo tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương

  1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BÀN CHÂN KHOÈO TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUNG ƯƠNG Hà Tân Thắng TÓM TẮT Email:hatanthang@gmail.com Mục tiêu Bàn chân khoèo bẩm sinh một trong những dị tật trên cơ quan vận động của trẻ Bệnh viện Phục hồi chức em có tỷ lệ cao so với các dị tật khác. năng Trung ương, trực thuộc Biến dạng của bàn chân khoèo có thể nhẹ, mềm hoặc nặng, cứng có thể kèm theo Bộ Y Tế, tại Thanh Hóa các biến dạng xương bàn chân. Là một bệnh lý tiến triển nên mức độ năng dần theo lứa tuổi nếu không được điều trị gì. Mục đích nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá kỹ thuật phẫu thuật bàn chân khoèo. Đối tượng và phương pháp Gồm 43 bệnh nhân bàn chân khoèo, 28 bệnh nhân nam và 15 bệnh nhân nữ, độ tuổi từ 18 tháng đến 16 tuổi. được phẫu thuật tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương, từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 10 năm 2014. Kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn của Kapitanaki (1987). Kết quả Phẫu thuật 20 bàn chân được điều trị bảo tồn trước phẫu thuật, kết quả tốt đạt 80,0%, khá đạt 15,0%, và kém 5,0%. 40 bàn chân chưa được điều trị bảo tồn trước phẫu thuật có tốt đạt 70,0%, khá 22,5%, và kém 7,5%. Với thời gian theo dõi ít nhất 1 năm và nhiều nhất là 5 năm, có kết quả tốt đạt 73,3%, khá 20,0% và kém 6,7%. Có 4 trường hợp kết quả kém, phải phẫu thuật lần 2 chuyển gân, cắt xương chỉnh trục Có thể thấy rằng việc điều trị bảo tồn trước mổ rất quan trọng vì phẫu thuật cho những bệnh nhân có nhiều thuận lợi hơn do phần mềm đã được căng giãn tốt, các khe khớp đã được nới rộng. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Bàn chân khoèo bẩm sinh một trong những dị tật 1. Đối tương nghiên cứu trên cơ quan vận động của trẻ em có tỷ lệ cao so với các dị tật khác. Biến dạng của bàn chân khoèo có thể - Gồm 43 bệnh nhân bàn chân khoèo, 28 bệnh nhân nhẹ, mềm hoặc nặng, cứng có thể kèm theo các biến nam và 15 bệnh nhân nữ, độ tuổi từ 18 tháng đến 16 dạng xương bàn chân. Bàn chân khoèo bẩm sinh là một tuổi. được điều trị phẫu thuật chỉnh hình bàn chân khoèo bệnh lý tiến triển nên mức độ năng dần theo lứa tuổi nếu tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương, từ tháng không được điều trị gì. 9 năm 2011 đến tháng 10 năm 2014. - Tại Việt Nam vì điều kiện kinh tế còn khó khăn do 2. Phương pháp nghiên cứu vậy rất nhiều bệnh nhân không được phát hiện và điều trị đúng, tỷ lệ điều trị phẫu thuật rất cao và kết quả đạt - Nghiên cứu hồi cứu kết hợp với tiến cứu và mô tả được rất hạn chế. Từ năm 2011 đến 2014 chúng tôi thực cắt ngang. hiện đề tài này nhằm: - Thu thập và phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 20.0 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và xquang. - Bệnh nhân từ 18 tháng tuổi đến 16 tuổi có dị tật 2. Đánh giá kỹ thuật phẫu thuật và kết quả phẫu thuật bàn chân khoèo. chỉnh hình bàn chân khoèo tại Bệnh viện Phục hồi chức 1. Tiêu chuẩn loại trừ năng Trung Ương. Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung 189
  2. TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016 - Các trường hợp bệnh cứng khớp nhiều nơi. + Sử dụng một đường rạch da: Rạch từ bờ trong gân - Bàn chân khoèo do bại liệt, thoát vị màng não tủy Achilles, đi theo ống gót vòng lên đi dưới mắt cá cùng cụt trong 1cm, và đi theo bờ trong bàn chân dọc tới nền xương bàn I dài khoảng 7-8cm. 2. Kỹ thuật điều trị + Hoặc sử dụng hai đường rạch da: Rạch da dọc mặt - Chuẩn bị trước mổ. sau gân Achilles dài khoảng 2-4cm và đường Bệnh nhân được chỉ định vật lý trị liệu và tập phục hồi rạch da bờ ngoài bàn chân từ dưới mắt cá trong chức năng trước mổ, hoặc nắn bó bột 1 -2 tuần trước mổ. 1cm đến nền đốt bàn ngón I dài khoảng 3-4cm. Trước mổ, vệ sinh cắt móng chân, đánh cọ bằng xà - Bó bột chỉnh hình và điều trị sau phẫu thuật: phòng vùng cẳng chân, bàn chân, nhất là kẽ ngón chân. Bó bột có độn đùi – cẳng – bàn chân, Điều trị kháng - Phương pháp vô cảm. sinh, giảm đau sau mổ 3 ngày. Sau 4 – 6 ngày bệnh nhân ổn định cho ra viện và hẹn đến khám lại sau 3 tuần Vô cảm bằng phương pháp gây tê khoang cùng, sau mổ, bệnh nhân được tháo bột và sử dụng giày nẹp kết hợp thở qua Mask với thuốc mê bốc hơi như Foral, chỉnh hình và tập phục hồi chức năng. Servo. Hoặc tiền mê, mê tĩnh mạch và gây tê tại chỗ đường rạch da. 3. Đánh giá kết quả - Kỹ thuật. - Đường rạch da: sử dụng một hoặc hai - Đánh giá kết quả dựa theo Kapitanaki (1987). đường rạch da. Chỉ tiêu Biên độ vận động khớp cổ Đau (khi đi lại) Các biến dạng bàn chân Mức độ chân Tốt Không Hết các biến dạng 150 - 00 - 150 Khá Không Còn biến dạng nhẹ 50 - 00 - 100 Kém Đau nhẹ Tái phát biến dạng Khớp vận động trong tư thế sai lệch 4. Biến chứng - Biến chứng gần. Chảy máu sau mổ: biểu hiện thấm máu qua bột số phẫu thuật (tỉ lệ nam dị tật bàn chân khoèo cao hơn nữ) lượng nhiều hoặc ít. Trong đó 14 bệnh nhân bị một bên, và 29 bệnh nhân Chén ép bột: Gây phù nề, tím đầu chi, đau. bị bàn chân khoèo hai bên, và trong 72 bàn chân khoèo, Nhiễm trùng vết mổ: Bệnh nhân sốt, đau, hoặc thấm thì bệnh nhân nam chiếm 48/72 (66,7%), nữ chiếm dịch viêm qua bột. 24/72 (33,3%). Rối loạn dinh dưỡng bàn chân. Bệnh nhân nam có dị tật bàn chân khoèo một bên hay hai bên đều chiếm tỉ lệ cao hơn ở bệnh nhân nữ. - Biến chứng xa. Hoại tử vết mổ lộ xương, viêm xương. 2. Nguyên nhân dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh Viêm khớp. Bàn chân khoèo bẩm sinh là một trong những dị tật Cứng khớp. có tỷ lệ cao ở trẻ em bị dị tật trên cơ quan vận động. Bàn chân bẹt, bàn chân ngắn, teo cơ Theo y văn thế giới tỷ lệ này gặp 1/1000 ở trẻ sơ sinh. Theo Zasepin (1955) gặp 35,8%. Theo Nguyễn Ngọc Hưng và Nguyễn Quốc Việt (1995) gặp 27,5% trong các KẾT QUẢN VÀ BÀN LUẬN trẻ bị dị tật cơ quan vận động. 1. Tuổi và giới của bệnh nhân Bàn chân khoèo bẩm sinh là một dị tật có tỷ lệ phẫu thuật cao nhất so với các dị tật khác trên cơ quan vận Trong nghiên cứu của chúng tôi gồm 43 bệnh nhân, động, về nguyên nhân bệnh sinh cho đến nay vẫn còn trong đó 28 bệnh nhân nam chiếm 65,1% và 15 bệnh nhân nhiều tranh luận và chưa có một nguyên nhân nào có sức nữ chiếm 34,9% với 72 bàn chân khoèo bẩm sinh được thuyết phục. 190
  3. Theo Mihran O. Tachdjian (1966) cho rằng biến Biến dạng Cavus không cần phải quan tâm nhiều dạng có thể do nhiều yếu tố, nhưng điều quan trọng là trong điều trị phẫu thuật phần mềm cho bàn chân khoèo phân biệt được các dạng khác nhau của bàn chân khoèo, ở lứa tuổi trẻ nhỏ dưới 24 tháng. Theo một số tác giả việc đó là: chữa bàn chân lõm chỉ nên thực hiện ở trẻ trên 6 tuổi. - Thiếu chất nguyên sinh căn bản của tế bào trong phôi. Việc can thiệp ở lứa tuổi nhỏ hơn vào vùng gan chân và cân gan chân có thể gây biến dạng ngược lại như bàn chân - Tổn thương thần kinh cơ gây mất cân bằng giữa bẹt, làm mất đi mức độ linh động của bàn chân. nghiêng trong và nghiêng ngoài, gập mu của cổ chân và bàn chân. 4. Dấu hiệu Xquang - Sự kết nối bất thường của mô mềm do sự thiếu hụt Chụp Xquang trước mổ và sau mổ nhằm đánh giá co giãn của mô mềm, và tăng số lượng nguyên bào sợi sự thay đổi các góc của xương sên và xương gót, xương trong bàn chân, gây tổn thương cấu trúc của mô mềm và sên – xương bàn ngón I ở hai tư thế thẳng và nghiêng. dây chằng. Tuy vậy việc đánh giá trên Xquang chỉ là tương đối bởi Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sinh con lần đầu vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như người chụp, kỹ thuật (con so 65,1%) cao hơn các lần sinh sau. Theo Lovell và chụp, tư thế chụp đối với trẻ nhỏ. Winter (1985) thì bàn chân khoèo ở con thứ hai trở đi Trong nghiên cứu của chúng tôi thì sự biến đổi chiếm 23,5%. Điều này chứng tỏ biến dạng bàn chân xquang là không tương xứng với lâm sàng, kết quả này khoèo có liên quan đến tư thế bàn chân của thai nhi ở phù hợp với kết quả của Aronson và cộng sự [12]: kết tháng thứ 2 (bàn chân thuổng và vẹo trong). quả chụp xquang không liên quan với chức năng của 3. Dấu hiệu lâm sàng. bàn chân. Trong nghiên cứu này có 60 bàn chân được chụp Các biến dạng của bàn chân khoèo được khám và tập xquang sau mổ thấy góc sên – gót ở tư thế thẳng có sự trung chủ yếu vào một số biến dạng chính như: bàn chân thay đổi > 200 chiếm 70,0%. Góc đo trên phim thẳng vẹo trong, thuổng, lõm và một số biến dạng khác… theo trục dọc xương sên và xương bàn I có sự thay đổi Trong số biến dạng này có biến dạng Varus (khép, góc < 150 chiếm 78,3%. Góc đo trên phim nghiêng theo xoay trong) là một trong những biến dạng chủ yếu. trục dọc của xương sên và xương gót có sự thay đổi góc Trong điều trị bảo tồn nếu không được điều trị bổ sung > 350 chiếm 66,7%. trong quá trình phát triển của trẻ bằng nẹp, giày chỉnh hình cho đến tuổi trưởng thành thì nguy cơ biến dạng 5. Phương pháp phẫu thuật này sẽ có tỷ lệ tái phát trở lại cao và thường phải chuyển Dưa trên cơ sở đánh giá tổn thương thực thể trên lâm sang phẫu thuật. Trong nghiên cứu của chúng tôi biến sàng và xquang và tuân thủ theo 8 nguyên tắc trong điều dạng varus ở tư thế chủ động ≥ 450 chiếm 94,4%, ở tư trị bàn chân khoèo bẩm sinh của Nguyễn Ngọc Hưng thế bị động ≥ 450 chiếm tỷ lệ 51,4%. [3]. Từ đó chúng tôi áp dụng các kỹ thuật phẫu thuật Biến dạng Equinus (thuổng) là một biến dạng khó thích hợp cho từng trường hợp cụ thể. nắn chỉnh trong điều trị bảo tồn. Theo một số phẫu thuật Chữa biến dạng Equinus (thuổng) viên và bác sĩ phục hồi chức năng [3,5,11] thì kết quả sau điều trị bảo tồn với tỷ lệ phải cắt ngầm gân gót là rất - Trong những trường hợp bàn chân khoèo sau điều cao. Điều này cũng được các phẫu thuật viên chú ý trong trị bảo tồn hết biến dạng varus, chúng tôi chỉ can thiệp khi làm dài gân Achilles chữ Z hoặc cắt bám tận nếu vào biến dạng thuổng bằng kỹ thuật làm dài gân achilles. chưa hết thuổng phải kết hợp với cắt bao khớp phía sau. Theo một số tác giả đã điều trị bảo tồn bàn chân khoèo Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ equinus ≥ 450 thay theo phương pháp ponseti thì tỷ lệ phải điều trị cắt ngầm đổi giữa chủ động là 93,0% sang thụ động chỉ đạt 72,2% gân achilles là rất cao. Theo Parsch K (1999) thì trong chứng tỏ việc nắn chỉnh bảo tồn là rất khó. Bởi vậy việc số 374 bàn chân khoèo điều trị bảo tồn theo phương phẫu thuật làm dài gân achilles nên được thực hiện sớm pháp ponseti thì 81% chữa thuổng bằng cắt ngầm gân trong điều trị bảo tồn ngay 3 tháng đầu hoặc làm ngay achilles. Trong nghiên cứu của chúng tôi làm dài gân thì I trong phẫu thuật. Một số tác giả chủ trương làm dài achilles ngay từ thì mổ đầu tiên là cần thiết, tỷ lệ này gân achilles trong thì II, sau thì I từ 2 tuần đến 2 tháng. chúng tôi chiếm 94,4%. Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung 191
  4. TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016 Chữa biến dạng Varus (khép, vẹo trong) động < 450) với biến dạng varus ≥ 450 ở tư thế bị động - Những trường hợp sau điều trị bảo tồn và varus độ chúng tôi thường bó bột bàn chân tư thế varus 50 – 100 II chúng tôi tiến hành làm dài chày sau và cắt dây chằng nhằm tránh tổn thương khớp gót – hộp, thay bột 4 tuần. bao khớp sên – thuyền. Sau tháo bột chúng tôi cho bệnh nhân sử dụng nẹp chỉnh hình ngay và khám lại định và hướng dẫn bệnh nhân - Làm dài gân cơ chày sau được chúng tôi thực hiện hoặc phụ huynh tiếp tục sử dụng nẹp chỉnh hình, hoặc ở hầu hết các bệnh nhân bàn chân khoèo trong nghiên giày chỉnh hình lâu dài. Tránh biến dạng trở lại. cứu này, trừ những trường hợp sau điều trị bảo tồn mà biến dạng varus ở tư thế bị động về trung gian. Làm Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả điều trị dài gân cơ chày sau chữ Z cũng được nhiều tác giả như phẫu thuật chỉnh hình bàn chân khoèo, trong 20 bàn Brockman, Mc Coley, Gelman thực hiện nhằm giải chân được điều trị bảo tồn trước phẫu thuật kết quả tốt phóng xương thuyền ra xa đầu xương sên, để nắn chỉnh đạt 80,0%, kết quả khá đạt 15,0%, kết quả kém 5,0%. đầu xương sên dễ dàng hơn. Trong khi đó với 40 bàn chân chưa được điều trị bảo tồn trước phẫu thuật thì tỷ lệ tốt đạt 70,0%, kết quả khá - Cắt hệ thống dây chằng bao khớp của xương thuyền 22,5%, kết quả kém 7,5%. Có thể thấy rằng việc điều và của xương chêm I: Trong bàn chân khoèo do biến trị bảo tồn trước mổ rất quan trọng vì phẫu thuật cho dạng varus nên bao khớp thuyền – chêm I rất hẹp, dây những bệnh nhân có nhiều thuận lợi hơn do phần mềm chằng dày và ngắn, do vậy sau khi cắt dây chằng thuyền đã được căng giãn tốt, các khe khớp đã được nới rộng. – chêm thường phải dùng tay để chỉnh tư thế bàn chân Tuy nhiên kết quả vẫn còn phụ thuộc vào sự hợp tác của để bộc lộ khe khớp này. bệnh nhân và bố mẹ bệnh nhân trong quá trình điều trị. - Cắt hệ thống dây chằng bao khớp chêm I – bàn I: Nếu không tuân thủ các quy trình điều trị, kết quả sẽ khớp này rất hẹp hơn nữa còn bị che phủ ở phía trên không đạt được theo mong muốn. Với thời gian theo dõi trong của gân cơ chày trước bám vào mặt trước trong ít nhất 1 năm và nhiều nhất là 5 năm. Kết quả được đánh của chỏm xương bàn I, do vậy trong khi tiến hành cắt giá theo tiêu chuẩn của Kapitanaki và cộng sự (1987) dây chằng bao khớp chêm – bàn I thường phải dùng kéo kết quả tốt được đánh giá là chức năng bàn chân trở lại cong và nhỏ đi vào khe khớp và thận trọng tránh tổn bình thường, hết các biến dạng, không đau khi vận động thương sụn khớp. và biên độ khớp cổ chân bình thường (150 – 00 – 150). - Phẫu thuật cắt xương: Phẫu thuật phần mềm kết Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả tốt đạt 73,3%, hợp với cắt xương chỉnh trục bàn chân, phương pháp những bàn chân còn biến dạng nhẹ chủ yếu là varus và này chúng tôi thực hiện ở những trẻ lớn > 6 tuổi, có biến biên độ khớp cổ chân (150 – 00 – 100) đi lại không đau dạng bàn chân nặng nề hoặc đã được can thiệp phần chỉ đạt kết quả khá là 20,0%. Chúng tôi gặp 4 (6,7%) mềm thất bại. trường hợp kết quả kém, tái phát biến dạng phải phẫu Thì 1: làm dài gân cơ co ngắn, cắt dây chằng bao thuật lần 2 chuyển gân, cắt xương chỉnh trục. khớp phỉa sau và phía trong bàn chân. 7. Biến chứng thường gặp và biện pháp khắc phục Thì 2: Tùy thuộc mức đọ biến dạng mà có các hình thức cắt xương khác nhau. Và sau đó nắn chỉnh bằng bột Biến chứng sớm hay gặp là rối loạn dinh dưỡng vùng chỉnh hình. trước bàn chân sau bó bột; nguyên nhân có thể do thay - Phẫu thuật chuyển gân chày trước ra ngoài nền đốt đổi tư thế chỉnh vẹo một thì làm cho việc lưu thông tuần bàn V, hoặc cố định vào chỗ bám của gân cơ mác ngắn, hoàn hạn chế, hoặc do bó bột làm cho chèn ép, trong chỉ được thực hiện ở trẻ trên 2 tuổi và các kỹ thuật trên những trường hợp này chúng tôi tiến hành rạch bột, và thất bại (còn biến dạng vẹo trong). cho kê cao chân sau 3 – 5 ngày hết sưng nề, tiếp tục bó lại. Chúng tôi cũng không gặp các biến chứng như chảy 6. Kết quả điều trị máu sau mổ. Kết quả sau phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bất động bột, nẹp chỉnh hình, giày chỉnh hình và sự tập KẾT LUẬN luyện phục hồi chức năng sau mổ. Qua nghiên cứu 43 bệnh nhân, bao gồm 72 bàn chân Bột đùi cẳng bàn chân được bó ngay trên bàn mổ tư khoèo được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Phục hồi thế hơi gấp gối, đối với trẻ nhỏ bó bột gấp gối 450 bàn chức năng Trung ương chúng tôi nhận thấy. chân ở tư thế valgus 50 – 100 (trong trường hợp varus bị 192
  5. 1. Đặc diểm lâm sàng và xquang 2. Đánh giá kỹ thuật phẫu thuật, kết quả điều trị Đặc điểm lâm sàng: - Biến dạng bàn chân khép và xoay trong (varus) > 450 ở tư thế chủ động là 94,4% và Kết quả phẫu thuật. Kỹ thuật tương đối đơn giản, thụ động là 51,4%; - Biến dạng thuổng (equinus) > 450 không đòi hỏi trang thiết bị phức tạp, có thể mổ được ở ở tư thế chủ động là 93,0% và thụ động là 72,2%; - Theo các bệnh viện có bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật chỉnh phân loại của Harrold và Walker độ III chiếm 94,4%. hình, nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc của phẫu Đặc điểm xquang: Trên phim thẳng và phim thuật, nhằm tránh những tổn thương không cần thiết nghiêng góc sên – gót theo trục dọc đều giảm đến 00 , tới sụn tiếp hợp, mạch máu thần kinh và tránh biến góc sên – xương bàn I đều tăng. dạng ngược lại. Kết quả sau phẫu thuật. Kết quả tốt đạt 73,3%, kết quả khá đạt 20,0%, kém là 6,7%. Với bệnh nhân được điều trị bảo tồn trước phẫu thuật thì kết quả tốt đạt 80,0%. Tài liệu tham khảo 1. Bùi Chu Hoành (1995), “Nhận xét điều trị phẫu thuật dị tật 6. Carroll N: Pathoanatomy and Surgical Treatment of the bàn chân khoèo bẩm sinh”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu Resistant Clubfoot. Instr Course Lect 1998;37:93. khoa học, nhà xuất bản Y học, tr.89-100. 7. Fisher R.L, Shaffer S.R: An Evaluation of the Calcaneal 2. Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Ngọc Hưng (2000) “ Phẫu Osteotomy in Congenital Clubfoot and Other Disorders. Clin thuật điều trị bàn chân khòeo bẩm sinh trẻ em dưới 24 tháng Orthop 1970;70:141. tuổi”, Hội ngoại khoa Việt nam, kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, 208-210. 8. Garceau G.J: Anterior Tibial Tendon Transfer for Recurrent Clubfoot. Clin Orthop 1972;84:61. 3. Trần Trọng Hải (2000), “Bàn chân khoèo”, Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, nhà xuất bản y học, Hà nội, tr.67-77.. 9. Irani RN, Sherman MS. The Pathological Anatomy of Clubfoot. J Bone Joint Surg Am 1972;45:45. 4. Trần Quốc Khánh (1997), “Kết quả bước đầu của việc điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh bằng phương pháp nắn chỉnh 10. Kite H.J: Nonoperative Treatment of Congenital Clubfoot. bằng bột và máng nhựa chỉnh hình”. Tạp chí y học thực Clin Orthop 1972;84:29. hành – kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học Nhi khoa 11. Lichtblau S: A Medial and Lateral Release Operation miền trung lần IV, tr.288-289. for Clubfoot. A Preliminary Report. J Bone Joint Surg Am 5. Võ Quang Đình Nam (2007), Kết quả bước đầu điều trị bàn 1973;55:1377. chân khoèo bẩm sinh theo phương pháp Ponsenti, 12-13. Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung 193
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2