ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TỬ CUNG HOÀN TOÀN<br />
QUA NỘI SOI Ổ BỤNG TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN 175<br />
Trịnh Hồng Hạnh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi ổ bụng.<br />
Đối tượng và phương pháp: đây là một nghiên cứu tiến cứu, can thiệp không đối chứng tiến hành tại khoa<br />
phụ sản bệnh viện 115 từ tháng 3/ 2005 đến tháng 12/2009, ghi nhận trên 136 trường hợp được phẫu thuật cắt<br />
tử cung qua nội soi ổ bụng.<br />
Kết quả: Thời gian mổ trung bình 88,27±27,45 phút, những trường hợp nhân xơ ở đáy và mặt trước tử<br />
cung có thời gian mổ trung bình ( 55,22 ± 2,11 phút và 77,37 ± 16,12 phút) ngắn hơn những trường hợp nhân<br />
xơ ở mặt sau tử cung (112,32 ± 25,22 phút), nhân xơ nhỏ (4-6cm) có thời gian phẫu thuật trung bình<br />
(89,11±17,62 phút) ngắn hơn nhóm có kích thước nhân xơ lớn (7-9cm) thời gian phẫu thuật trung bình (111,2 ±<br />
8,64). Thời gian có trung tiện sau mổ trung bình 28,02 ± 7,76 giờ; thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình<br />
là 4,9 ± 2,2 ngày. Tỷ lệ thất bại phải chuyển mổ hở là 6,61%. Tỷ lệ tai biến là 0,78% (thủng trực tràng) và biến<br />
chứng sau mổ là 3,14% (phù nề mỏm cắt).<br />
Kết luận: Phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi ổ bụng mang lại lợi ích về sức khỏe cho bệnh nhân do thời gian<br />
hồi phục sau mổ ngắn, giảm số ngày nằm viện và ít tai biến.<br />
Từ khóa: hiệu quả, cắt tử cung qua nội soi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF LAPAROSCOPIC TOTAL HYSTERECTOMY IN OB/GYN DEPARTMENT, 175<br />
HOSPITAL<br />
Trinh Hong Hanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 137 - 141<br />
Object: To evaluate the effects of laparoscopically vaginal assisted hysterectomy (LVAH) procedure.<br />
Material and methods: nghiên cứu tiến cứu không can thiệp không đối chứng in 136 patients who had<br />
LVAH from March 2005 to December 2009.<br />
Results: The average duration of the surgery is 88.27 ± 27,45 minutes (50- 80), posterior fibroids take more<br />
time than anterior fibroids, and large fibroids take longer than small ones. Post-operative flatulence 28.02 ± 7.76<br />
hours, hospital stay 4.9± 2.2 days, 6.61% failed with the procedure and had to be changed to abdominal<br />
hysterectomy, complications 0.78 %.<br />
Conclusion: The laparoscopically vaginal hysterectomy has benefits to the patients as and recovery time and<br />
hospital stay are greatly reduced.<br />
Keywords: effect, laparoscopic hysterectomy<br />
<br />
* Bệnh viện 175<br />
Tác giả liên lạc: BS Trịnh Hồng Hạnh<br />
<br />
ĐT: 0983698210 Email: trinhhonghanh81@yahoo.com<br />
137<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cắt tử cung là phẫu thuật thông dụng trong ngành sản phụ khoa. Ngày nay, phẫu thuật<br />
nội soi (PTNS) đang phát triển mạnh mẽ trong ngành ngoại khoa nói chung và phụ khoa<br />
nói riêng. Hơn 2 phần 3 số bệnh lý phụ khoa có chỉ định can thiệp ngoại khoa đều có thể<br />
giải quyết bằng PTNS, trong đó PTNS cắt tử cung là phẫu thuật cao cấp được xếp ở mức 3<br />
chỉ sau phẫu thuật nạo vét hạch. Trên thế giới PTNS cắt tử cung hoàn toàn được thực hiện<br />
lần đầu tiên vào năm 1989. Tại Việt Nam kỹ thuật này được lần đầu tiên được thực hiện tại<br />
Bệnh viện từ dũ năm 1999. Tại Bệnh viện 175 PTNS được thực hiện từ năm 2000, kỹ thuật<br />
cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi được thực hiện vào tháng 3 năm 2005. Chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:<br />
1. Nghiên cứu kỹ thuật cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi ổ bụng.<br />
2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi ổ bụng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn<br />
Bệnh nhân được chỉ định cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi ổ bụng từ 3/ 2005- 12/2009<br />
với các bệnh lý:<br />
U xơ tử cung: Nhân xơ ≤ 10cm, qua siêu âm đường kính trước sau TC ≤ 80mm.<br />
U buồng trứng : U có kích thước ≤ 10cm.<br />
Băng kinh, rong kinh điều trị nội khoa không kết quả, do tăng sản nội mạc TC.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân ung thư hay nghi ngờ ung thư qua thăm khám lâm sàng.<br />
Bệnh nhân mắc những bệnh lý ảnh hưởng lên quá trình gây mê, phẫu thuật.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Loại hình nghiên cứu<br />
Tiến cứu, can thiệp không đối chứng.<br />
<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
Máy nội soi Olympus và Karl stort.<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Bệnh nhân nằm tư thế phụ khoa, đặt cần nâng tử cung.<br />
Kỹ thuật cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi ổ bụng bao gồm các thì:<br />
Thì 1: Vào ổ bụng: Chọc kim Palmer-Verres bơm khí CO2 hoặc chọc Trocart trực tiếp.<br />
Thì 2: Thám sát thương tổn, xác định thương tổn.<br />
Thì 3: Tiến hành cắt tử cung gồm các bước:<br />
Bước 1: Cắt dây chằng tròn, phần phụ hai bên.<br />
Bước 2: Xử trí dây chằng tử cung- cùng.<br />
138<br />
<br />
đạo.<br />
<br />
Bước 3: Bóc tách phúc mạc trước bàng quang, tách bàng quang ra khỏi phần trên âm<br />
Bước 4: Xử trí mạch máu tử cung âm đạo hai bên<br />
Bước 5: Cắt âm đạo, mở vòm âm đạo.<br />
<br />
Thì 4: Lấy tử cung qua ngả âm đạo, khâu mỏm âm đạo.<br />
Thì 5: Kiểm tra mỏm cắt, niệu quản qua nội soi ổ bụng, khâu lỗ chọc trocart.<br />
Theo dõi trong và sau mổ.<br />
Thời gian mổ: từ lúc rạch da đến khi đóng da.<br />
Vị trí nhân xơ, kích thước nhân xơ.<br />
Vị trí buồng trứng, kích thước buồng trứng.<br />
Thời gian trung tiện, thời gian nằm viện.<br />
Tai biến, biến chứng.<br />
<br />
Xử trí số liệu<br />
Các kết quả nghiên cứu được xử lí thông kê theo chương trình SPSS12.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Từ 3/2005- 12/2009 chúng tôi tiến hành chỉ định cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi cho<br />
136 trường hợp với kết quả thu được như sau:<br />
<br />
Tuổi<br />
Trung bình 54,67 ± 3,46 (từ 41- 60).Nhóm tuổi hay gặp là ≥ 48 tuổi có 103 trường hợp<br />
chiếm 75,7%. Đây cũng là lứa tuổi phù hợp với chỉ định cắt tử cung, ở lứa tuổi này được coi<br />
là giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ.<br />
<br />
Tình trạng hôn nhân gia đình và tiền thai<br />
Đa số các trường hợp đã có ít nhất một con, trong đó số có hai con chiếm nhiều nhất với<br />
110 trường hợp chiếm 80%, phù hợp với ưu thế của xã hội. Số bệnh nhân có chồng là 130<br />
trường hợp chiếm 95,55%. Có 72 trường hợp( 52,9%) có ít nhất một lần sẩy thai hoặc hút<br />
thai.<br />
<br />
Tình huống phát hiện bệnh<br />
Nhiều nhất là đau bung vùng hạ vị 69 trường hợp( 50,76%), rong kinh 41 trường hợp<br />
(30,14%), đau bụng kèm rong kinh có 11 trường hợp (8,09%), có 4 trường hợp băng kinh,<br />
thiếu máu năng phải truyền máu trước mổ. Có 11 trường hợp (8,09%) tình cờ phát hiện khi<br />
khám sức khoẻ định kỳ.<br />
<br />
Tiền sử<br />
Có 22 trường hợp có vết mổ cũ (16,1%), trong đó vết mổ lấy thai là nhiều nhất,15 trường<br />
hợp (11%), còn lại 5,1% là sau mổ u buồng trứng, sỏi mật. Theo Leng JH(3), tai biến, biến<br />
chứng thường tăng trong trường hợp có vết mổ cũ. 3.6.<br />
<br />
Chỉ định mổ<br />
Phù hợp với lý thuyết chỉ định mổ nhiều nhất là nhóm do u xơ tử cung có 102 trường<br />
hợp (80,3%), u buồng trứng là 16 trường hợp (12,6%), có 9 trường hợp (7,1%) chỉ định mổ do<br />
139<br />
<br />
tăng sản nội mạc tử cung, rong kinh, băng kinh điều trị không kết quả. Trong nhóm chỉ<br />
định mổ do u buồng trứng có 3 trường hợp kích thước u buồng trứng ≥ 15cm chúng tôi vẫn<br />
mổ cắt tử cung và hai phần phụ và lấy bệnh phẩm qua ngả âm đạo.<br />
<br />
Chỉ định mổ<br />
Phù hợp với lý thuyết chỉ định mổ nhiều nhất là nhóm do u xơ tử cung có 102 trường<br />
hợp (80,3%), u buồng trứng là 16 trường hợp (12,6%), có 9 trường hợp (7,1%) chỉ định mổ do<br />
tăng sản nội mạc tử cung, rong kinh, băng kinh điều trị không kết quả. Trong nhóm chỉ<br />
định mổ do u buồng trứng có 3 trường hợp kích thước u buồng trứng ≥ 15cm chúng tôi vẫn<br />
mổ cắt tử cung và hai phần phụ và lấy bệnh phẩm qua ngả âm đạo.<br />
<br />
Đặc điểm chung của cuộc mổ<br />
Đặc ñiểm cuộc mổ<br />
Thời gian<br />
≤ 60<br />
mổ (phút)<br />
61- 90<br />
<br />
Thời gian<br />
trung tiện<br />
(giờ)<br />
Thời gian<br />
nằm viện<br />
(ngày)<br />
<br />
91-120<br />
TBình: 88,27 ±<br />
27,45 phút<br />
< 24<br />
24- 36<br />
37- 48<br />
3- 5<br />
6- 7<br />
8<br />
<br />
Số trường hợp<br />
5<br />
91<br />
31<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
3,94<br />
71,65<br />
24,41<br />
<br />
35<br />
70<br />
22<br />
85<br />
40<br />
2<br />
<br />
27,56<br />
55,11<br />
17,33<br />
66,93<br />
31,49<br />
1,58<br />
<br />
Thời gian mổ ngắn nhất là 50 phút, dài nhất là 180 phút (88,27±27,45 phút), phù hợp với<br />
Chu Thị Bá (1), thời gian mổ trung bình 87,02 phút, ngắn nhất 45 phút, dài nhất 185 phút.<br />
Theo Gol M(2007) và Flora thời gian mổ trung bình 85 phút. Trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi đa số các trường hợp thời gian mổ từ 60-90 phút.<br />
Thời gian trung tiện: sớm nhất là 10 giờ, muộn nhất 48 giờ (trung bình 28,02 ± 7,76 giờ).<br />
Theo Chu Thị Bá thời gian bệnh nhân trung tiện từ 3-46 giờ. Sở dĩ bệnh nhân trung tiện sớm<br />
là do phẫu thuật nội soi là phẫu thuật ít xâm lấn, ít đụng chạm tới tổ chức, bệnh nhân có<br />
nhu động ruột sớm nên trung tiện sớm.<br />
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật: trung bình là 4,9 ± 2,2 ngày. Theo Chu Thị Bá<br />
thời gian nằm viện trung bình: 3,11± 1,46 ngày(1). Nhờ các đường rạch da nhỏ không<br />
gây đau kéo dài sau mổ, trung tiện sớm nên bệnh nhân xuất viện sớm.<br />
Liên quan giữa thời gian phẫu thuật vào vị trí, kích thước nhân xơ: Có 102 trường hợp<br />
cắt tử cung do nhân xơ tử cung.<br />
Vị trí, kích thước nhân xơ<br />
Đáy tử cung (n= 25)<br />
Vị trí nhân Mặt trước tử cung (n=27)<br />
xơ<br />
Mặt sau tử cung (n= 43)<br />
Eo tử cung (n= 7)<br />
< 5cm (n= 59)<br />
Kích<br />
<br />
Thời gian phẫu<br />
thuật (giờ)<br />
55,22 ± 21,11<br />
77,37 ± 16,22<br />
115,32 ± 25,22<br />
128,53 ± 7,64<br />
89,11 ± 17,62<br />
<br />
140<br />
<br />
Vị trí, kích thước nhân xơ<br />
thước<br />
nhân xơ<br />
<br />
5-10 cm (n= 43)<br />
<br />
Thời gian phẫu<br />
thuật (giờ)<br />
111,4 ± 8,64<br />
<br />
Liên quan giữa thời gian phẫu thuật và vị trí nhân xơ<br />
Những trường hợp nhân xơ ở đáy và mặt trước tử cung có thời gian mổ trung bình<br />
(55,22 ± 2,11 và 7,37 ± 16,12) ngắn hơn những trường hợp nhân xơ ở mặt sau tử cung (112,32<br />
± 25,22) do việc xử lý dây chằng tử cung cùng khó khăn hơn khi nhân xơ ở mặt sau. Thời<br />
gian mổ dài nhất là những nhân xơ ở eo tử cung (128,53 ± 7,64), vì việc cầm máu và xử lý<br />
khó khăn hơn, dễ làm tổn thương hệ niệu hơn so với nhân xơ ở vị trí khác.<br />
<br />
Liên quan giữa thời gian phẫu thuật và kích thước nhân xơ<br />
Nhân xơ nhỏ (4-6cm) có thời gian phẫu thuật trung bình là 89,11±17,62 ngắn hơn nhóm<br />
có kích thước nhân xơ lớn (7-9cm) thời gian phẫu thuật trung bình là 111,2 ± 8,64. Theo<br />
Fanning(5), thời gian mổ sẽ lâu hơn kích thước nhân xơ lớn và nằm ở vị trí mặt sau tử cung.<br />
<br />
Tai biến và biến chứng.<br />
Trong 136 trường hợp được chỉ định phẫu thuật nội soi có 9 trường hợp (6,61%) phải<br />
chuyển mổ hở, trong đó có 6 trường hợp (4,4%) dày dính nặng do bệnh lý lạc nội mạc tử<br />
cung, 2 trường hợp (1,47%) do nhân xơ to tại eo tử cung, 1 trường hợp (0,78%) thủng<br />
trực tràng do gỡ dính.<br />
Tai biến trong mổ 1 trường hợp (0,78%) thủng trực tràng do gỡ dính, do đã chuẩn bị tốt<br />
trước mổ nên đã tiến hành khâu lỗ thủng trực tràng và bệnh nhân đã xuất viện an toàn.<br />
Theo Nicklin JL, GarrettAJ (2007(4) khi nghiên cứu 120 trường hợp cắt tử cung nội soi tỉ lệ<br />
chuyển mổ hở là 6,6%. Gol M (2007)(2) khi nghiên cứu 50 bệnh nhân có chỉ định cắt tử cung<br />
nội soi có 3 trường hợp (6%) chuyển mổ hở, trong đó có hai trường hợp dính ruột nặng do<br />
bệnh lý lạc nội mạc tử cung, một trường hợp dính sau mổ bắt con, như vậy tỉ lệ chuyển mổ<br />
hở của chúng tôi cũng tương đương với tác giả. Theo Gao JS, Leng JH (2007)(3) tỉ lệ tổn<br />
thương đường tiết niệu khi tiến hành cắt tử cung qua nội soi là 0,42%. Không có trường hợp<br />
nào phải truyền máu trong và sau mổ.<br />
Có 4 bệnh nhân (3,14%) phù nề mỏm cắt đều ổn định sau điều trị đặt thuốc. Theo Chu<br />
Thị Bá (1) tỉ lệ phù nề mỏm cắt sau mổ cắt tử cung nội soi là 5,3%. 2 trường hợp chảy máu<br />
mỏm cắt xuất hiện vào tháng thứ hai sau mổ, xử trí nhét meches âm đạo, thuốc cầm máu, tự<br />
cầm máu.<br />
Sốt sau mổ có 5 trường hợp (3,93%), sốt siêu vi kết hợp.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 136 bệnh nhân được chỉ định cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi ổ bụng<br />
từ 3/2005-12/2009, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:<br />
1. Nhân xơ càng lớn, thời gian phẫu thuật càng dài: Kích thước nhân xơ 5-10cm có thời<br />
gian phẫu thuật trung bình 111,2 ± 8,64 phút, dài hơn nhóm có kích thước nhân xơ