t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GIÃN NÃO THẤT<br />
SAU MỞ SỌ GIẢI ÁP Ở BỆNH NHÂN<br />
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG<br />
Nguyễn Trọng Yên*; Đặng Hoài Lân*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật đặt van dẫn lưu não thất - ổ bụng kết hợp đặt lại bản<br />
sọ điều trị giãn não thất sau mở sọ giải áp cho các trường hợp chấn thương sọ não (CTSN)<br />
nặng. Đối tượng và phương pháp: hồi cứu mô tả 34 bệnh nhân (BN) (28 nam và 6 nữ), tuổi<br />
trung bình 40,18 ± 17,19 được chẩn đoán giãn não thất sau phẫu thuật mở sọ giải áp trên BN<br />
CTSN nặng được điều trị đặt van dẫn lưu não thất - ổ bụng kết hợp đặt lại bản sọ. Kết quả:<br />
76,4% BN ra viện khá hơn sau phẫu thuật; BN ở nhóm ra viện sau phẫu thuật trong tình trạng<br />
di chứng vừa và nhẹ (GOS 3, 4, 5) có tiến triển tốt hơn ở thời điểm theo dõi, p < 0,05. Kết luận:<br />
đặt van dẫn lưu não thất - ổ bụng kết hợp đặt lại bản sọ là lựa chọn hợp lý trong điều trị giãn<br />
não thất sau mở sọ giải áp ở BN CTSN nặng.<br />
* Từ khóa: Giãn não thất; Mở sọ giải áp; Dẫn lưu não thất - ổ bụng.<br />
<br />
Evaluating the Results of Surgical Treatment for Hydrocephalus<br />
after Decompressive Craniectomy in Traumatic Brain Injury<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the results of ventriculoperitoneal shunt combined cranioplasty<br />
surgical treatment for hydrocephalus after decompressive craniectomy in traumatic brain injury.<br />
Subjects and methods: We retrospectively reviewed 34 patients (28 male and 6 female) at<br />
average age of 40.18 ± 17.19 who were diagnosed hydrocephalus after decompressive<br />
craniectomy in head trauma and treated by surgical ventriculo - peritoneal shunt placement<br />
combined cranioplasty surgery. Result: Outcome better result after the surgery was 76.4%; the<br />
group who has good Glasgow outcome scale after surgery (GOS 3, 4, 5) had progressed better<br />
than at the time of follow-up with p < 0.05. Conclusions: Ventriculoperitoneal shunt placement<br />
combined cranioplasty surgery is approciate treatment choice for that hydrocephalus after<br />
decompressive craniectomy in traumatic brain injury.<br />
* Key words: Hydrocephalus; Decompressive craniectomy; Ventriculo - peritoneal shunt.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mở sọ giải áp là phương pháp được<br />
áp dụng khá phổ biến và hiệu quả trong<br />
điều trị tăng áp lực nội sọ do chấn<br />
thương. Tuy nhiên, phẫu thuật mở sọ<br />
giải áp cũng để lại nhiều biến chứng khá<br />
<br />
phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến sự phục<br />
hồi của người bệnh. Bên cạnh các biến<br />
chứng như chảy máu, nhiễm trùng, thoát<br />
vị não…, giãn não thất sau phẫu thuật mở<br />
sọ giải áp do CTSN là một biến chứng<br />
thường gặp, chiếm tỷ lệ 10 - 40% [6, 7].<br />
<br />
* Bệnh viện TWQĐ 108<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Yên (yen_nguyentrong@yahoo.com.vn)<br />
Ngày nhận bài: 12/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/06/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 08/07/2016<br />
<br />
183<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Biến chứng này có thể phát sinh từ<br />
những tổn thương nguyên phát và thứ<br />
phát do chấn thương như dập não, chảy<br />
máu (dưới màng cứng, dưới nhện, trong<br />
não và hệ thống não thất), phù não tiến<br />
triển… Ngoài ra, biến chứng này còn có<br />
thể do những thay đổi về áp lực nội sọ,<br />
lưu thông dịch não tủy và áp lực tưới máu<br />
não sau phẫu thuật mở sọ giải áp. Để giải<br />
quyết biến chứng này, phương pháp<br />
phẫu thuật hay áp dụng hiện nay là đặt<br />
van dẫn lưu não thất - ổ bụng<br />
(Ventriculoperitoneal shunt - VP shunt)<br />
kết hợp với đặt lại bản sọ.<br />
Nghiên cứu này thực hiện nhằm: Đánh<br />
giá kết quả phẫu thuật đặt van dẫn lưu<br />
não thất - ổ bụng kết hợp với đặt lại bản<br />
sọ điều trị giãn não thất sau mở sọ giải áp<br />
ở BN CTSN nặng.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
34 BN (nam 28 ca, nữ 6 ca) được<br />
chẩn đoán giãn não thất sau phẫu thuật<br />
mở sọ giải áp ở BN CTSN nặng, điều trị<br />
đặt van dẫn lưu não thất - ổ bụng kết hợp<br />
đặt lại bản sọ tại Khoa Phẫu thuật Thần<br />
kinh, Bệnh viện TWQĐ 108 từ 01 - 2011<br />
đến 11 - 2015.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu có can thiệp, hồi cứu và<br />
tiến cứu.<br />
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Thời gian chẩn đoán giãn não thất từ<br />
lúc mở sọ giải áp.<br />
- Đặc điểm lâm sàng của nhóm BN<br />
nghiên cứu.<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán giãn não thất<br />
trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não<br />
184<br />
<br />
(theo Handbook of Neurosurgery, 2010)<br />
dựa vào:<br />
+ Kích thước sừng thái dương > 2 mm<br />
và các rãnh Sylvius, rãnh cuộn não bị xóa<br />
mờ, hoặc:<br />
+ Kích thước sừng thái dương > 2 mm<br />
và FH/ID > 0,5 (trong đó FH là nơi rộng<br />
nhất của sừng trán hai bên và ID là<br />
khoảng cách từ bên trong bản sọ này đến<br />
bên trong bản sọ kia cùng vị trí).<br />
- Tất cả BN thực hiện theo một kỹ<br />
thuật thống nhất. Phẫu thuật đặt van dẫn<br />
lưu não thất - ổ bụng: đưa đầu trên van<br />
dẫn lưu vào sừng chẩm não thất bên qua<br />
điểm Keen (Keen’s point); đầu dưới đưa<br />
xuống ổ phúc mạc. Sử dụng bộ van của<br />
Hãng Integra hoặc van Delta (Hãng<br />
Medtronic, Mỹ). Kết hợp đặt lại bản sọ<br />
cùng hoặc sau thời điểm đặt van.<br />
- Đánh giá kết quả phẫu thuật tại 2 thời<br />
điểm: ra viện và ít nhất 3 tháng sau phẫu<br />
thuật, dựa vào:<br />
+ Tình trạng lâm sàng sau phẫu thuật<br />
so với tình trạng trước phẫu thuật.<br />
+ Đánh giá bằng thang điểm GOS<br />
(Glasgow outcome scales) theo 5 mức<br />
độ: hồi phục hoàn toàn, di chứng nhẹ, di<br />
chứng vừa, di chứng nặng và tử vong.<br />
- Đánh giá các biến chứng phẫu thuật<br />
đặt van dẫn lưu não thất - ổ bụng kết hợp<br />
đặt lại bản xương sọ điều trị giãn não thất<br />
sau mở sọ giải áp.<br />
Quản lý và xử lý số liệu bằng phần<br />
mềm SPSS 16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Tuổi trung bình 40,18 ± 17,19 (16 - 72 tuổi).<br />
Nam: 28 BN (82,4%), nữ: 6 BN (17,6%).<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
2. Thời gian được chẩn đoán giãn<br />
não thất từ lúc mở sọ giải áp.<br />
<br />
3. Lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh<br />
giãn não thất sau mở sọ giải áp.<br />
<br />
≤ 1 tháng: 3 BN (8,8%); 1 - 3 tháng: 12<br />
BN (35,3%); 3 - 6 tháng: 14 BN (41,2%);<br />
> 6 tháng: 5 BN (14,7%).<br />
<br />
Đau đầu: 16 BN (47,1%); phồng to<br />
diện khuyết sọ: 30 BN (88,2%); tam<br />
chứng Hakin: 15 BN (44,1%); động kinh:<br />
3 BN (8,8%); liệt khu trú tiến triển: 11 BN<br />
(32,4%); suy giảm ý thức: 21 BN (61,8%).<br />
<br />
Đa số giãn não thất xuất hiện trong<br />
khoảng thời gian từ tháng thứ 2 đến<br />
tháng thứ 6 (76,5%). Thời gian xuất hiện<br />
giãn não thất trung bình của nhóm này là<br />
3,45 ± 1,55 tháng.<br />
<br />
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp<br />
nhất là phồng to diện khuyết xương, suy<br />
giảm ý thức.<br />
<br />
Bảng 1: Hình ảnh trên cắt lớp vi tính.<br />
Hình ảnh<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Toàn bộ<br />
<br />
32<br />
<br />
94,1<br />
<br />
Khu trú bên mở sọ<br />
<br />
2<br />
<br />
5,9<br />
<br />
Thoát vị não qua diện mở xương<br />
<br />
30<br />
<br />
88,2<br />
<br />
Thấm dịch quanh não thất<br />
<br />
32<br />
<br />
94,1<br />
<br />
Nang nước dưới nhện (Hygroma)<br />
<br />
11<br />
<br />
32,3<br />
<br />
Giãn não thất<br />
<br />
Phần lớn BN có giãn não thất toàn bộ (94,1%). Hiện tượng thấm dịch ra tổ chức<br />
não xung quanh các sừng gặp 94,1%.<br />
4. Phẫu thuật.<br />
* Phương pháp phẫu thuật:<br />
Đặt van và đặt xương trong một phẫu<br />
thuật: 13 BN (38,2%); đặt van và đặt<br />
xương trong hai phẫu thuật: 18 BN (53%);<br />
đặt van chưa đặt xương: 3 BN (8,8%).<br />
Phần lớn BN được đặt van dẫn lưu<br />
não thất - ổ bụng kết hợp với đặt lại bản<br />
<br />
xương (91,2%); trong đó phẫu thuật đặt<br />
lại xương thì 2 chiếm ưu thế so với đặt lại<br />
xương trong cùng một thì (53% so với<br />
38,2%).<br />
5. Kết quả phẫu thuật.<br />
* Kết quả sớm sau phẫu thuật:<br />
Khá hơn: 26 BN (76,4%); như cũ: 4 BN<br />
(11,8%); xấu hơn: 4 BN (11,8%).<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả xa sau phẫu thuật.<br />
Thời điểm<br />
Tình trạng ra viện<br />
<br />
Ra viện sau đặt van và xương<br />
<br />
Theo dõi xa<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Tử vong - GOS 1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
5,9<br />
<br />
Di chứng nặng - GOS 2<br />
<br />
9<br />
<br />
26,5<br />
<br />
6<br />
<br />
17,6<br />
<br />
Di chứng vừa - GOS 3<br />
<br />
9<br />
<br />
26,5<br />
<br />
5<br />
<br />
14,7<br />
<br />
Di chứng nhẹ - GOS 4<br />
<br />
9<br />
<br />
26,5<br />
<br />
10<br />
<br />
29,4<br />
<br />
Hồi phục hoàn toàn - GOS 5<br />
<br />
7<br />
<br />
20,5<br />
<br />
11<br />
<br />
32,4<br />
<br />
34<br />
<br />
100<br />
<br />
34<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Thời gian theo dõi trung bình sau đặt van 4,92 ± 2,95 tháng.<br />
185<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Bảng 3: Tương quan kết quả xa sau phẫu thuật.<br />
Thời điểm<br />
<br />
Tình trạng ra viện<br />
(thang điểm GOS)<br />
Nhóm có tình trạng di chứng nặng (GOS 2)<br />
(n = 9)<br />
Nhóm có tình trạng vừa và nhẹ (GOS 3 - 5)<br />
(n = 25)<br />
<br />
p<br />
<br />
Ra viện sau đặt van và<br />
xương (GOS)<br />
<br />
Theo dõi xa<br />
<br />
2<br />
<br />
1,89 ± 0,6<br />
<br />
0,594<br />
<br />
3,92 ± 0,81<br />
<br />
4,28 ± 0,74<br />
<br />
0,017<br />
<br />
(GOS)<br />
<br />
BN ở nhóm tình trạng ra viện di chứng vừa và nhẹ (GOS 3, 4, 5) có tiến triển tốt<br />
hơn ở thời điểm theo dõi xa có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
6. Tai biến và biến chứng.<br />
Biến chứng viêm nhiễm sau đặt van chiếm tỷ lệ cao nhất: 3 BN (8,8%); 2 biến<br />
chứng tắc van muộn và dẫn lưu quá mức sau đặt van có tỷ lệ như nhau (2 BN =<br />
5,9%); máu tụ ngoài màng cứng sau đặt van và xương: 1 BN (2,9%): nhồi máu não<br />
sau đặt van: 1 BN (2,9%).<br />
<br />
2. Sự hình thành và tiến triển giãn<br />
não thất sau mở sọ giải áp.<br />
<br />
hấp thu dịch não tủy trong quá trình hấp<br />
thu xuất huyết do chấn thương như xuất<br />
huyết dưới nhện và xuất huyết trong não<br />
thất. Quá trình hấp thu này có thể dẫn<br />
đến dày dính màng nhện, làm tắc nghẽn<br />
khoang dưới nhện, cản trở lưu thông dịch<br />
não tủy ở vỏ bán cầu đại não [1, 8]. Ngoài<br />
ra, các tổn thương dập não, phù não và<br />
máu tụ trong não cũng là nguyên nhân<br />
gây rối loạn lưu thông và hấp thu dịch<br />
não tủy.<br />
<br />
Giãn não thất tiến triển sau phẫu thuật<br />
mở sọ giải áp được Dandy và Blackfan<br />
mô tả đầu tiên năm 1914 [3, 10]. Cho đến<br />
nay, những thay đổi về thủy động học của<br />
hệ thống dịch não tủy sau chấn thương<br />
vẫn là đề tài đang được quan tâm, đặc<br />
biệt khi phẫu thuật mở sọ giải áp trong<br />
điều trị tăng áp lực nội sọ sau CTSN ngày<br />
càng trở nên phổ biến. Nhiều nghiên cứu<br />
cho rằng giãn não thất sau mở sọ giải áp<br />
có thể do rối loạn lưu thông và rối loạn<br />
<br />
Ngoài nguyên nhân trên, hấp thu dịch<br />
não tủy ở các hạt Pacchioni phụ thuộc<br />
vào chênh lệch áp lực trong khoang dưới<br />
nhện và áp lực trong xoang tĩnh mạch<br />
dọc trên. Vì vậy ở BN mở sọ giải áp, mức<br />
chênh lệch áp lực này thay đổi do tiếp xúc<br />
trực tiếp với áp suất khí quyển từ bên<br />
ngoài, làm rối loạn chế tiết và hấp thu<br />
dịch não tủy, lâu dần tiến triển thành giãn<br />
não thất. Chính vì lý do này, nhiều tác giả<br />
cho rằng, việc tạo hình xương sọ sớm rất<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
Đặc điểm của BN trong nghiên cứu<br />
này tương tự kết quả của nhiều nghiên<br />
cứu khác [1, 2, 3], nhóm BN của chúng tôi<br />
phần lớn nằm trong độ tuổi lao động (20 60 tuổi) (76,5%), tuổi trung bình 40,18 ±<br />
17,19, nam giới chiếm đa số (82,4%).<br />
<br />
186<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
cần thiết, không chỉ đơn thuần là vấn đề<br />
thẩm mỹ và bảo vệ não mà còn phục hồi<br />
lại những xáo trộn trong chế tiết và hấp<br />
thu dịch não tủy do khuyết sọ gây ra [4].<br />
Kết quả của chúng tôi: thời gian xuất hiện<br />
giãn não thất sau mở sọ giải áp từ 1 - 3<br />
tháng là 44,1%; 3 - 6 tháng: 41,2%,<br />
> 6 tháng là 14,7%, thời gian trung bình ở<br />
nhóm đến trước 6 tháng (n = 29) là<br />
3,45 ± 1,55 tháng. Theo Heo J và CS<br />
(2014) là 2,88 ± 1,85 tháng [5]. Sự khác<br />
biệt có thể do một phần kích thước mẫu<br />
nghiên cứu, mặt khác có thể do trình độ<br />
dân trí của người bệnh và gia đình; do đó<br />
khó xác định chính xác thời điểm giãn<br />
não thất thật sự của BN, nhất là những<br />
BN không có triệu chứng lâm sàng<br />
điển hình, BN di chứng nặng sau chấn<br />
thương.<br />
3. Chẩn đoán.<br />
Triệu chứng lâm sàng ở BN giãn não<br />
thất sau mở sọ giải áp rất dễ phát hiện.<br />
Triệu chứng nổi bật nhất là phồng to diện<br />
khuyết xương (88,2%), tiếp đến là ý thức<br />
suy giảm (61,8%). Tuy nhiên, theo nhiều<br />
tác giả, triệu chứng suy giảm ý thức đôi<br />
khi lại không rầm rộ, khó phát hiện, đặc<br />
biệt ở BN di chứng nặng (GOS 2, 3), làm<br />
cho BN và gia đình không chủ động tái<br />
khám. Một số các triệu chứng khác có thể<br />
gặp như: liệt khu trú tiến triển (32,4%),<br />
động kinh sau mổ (8,8%)… Tam chứng<br />
Hakin với 3 triệu chứng kinh điển: rối loạn<br />
nhận thức, rối loạn dáng đi, rối loạn tiểu<br />
tiện gặp 44,1% BN. Tuy nhiên, nghiên<br />
cứu cũng cho thấy có nhiều BN đến khám<br />
theo hẹn để đặt lại bản xương sọ mới<br />
phát hiện giãn não thất.<br />
<br />
Phương pháp chẩn đoán áp dụng<br />
thường quy trong nghiên cứu là chụp cắt<br />
lớp vi tính. Kết quả cho thấy đa phần giãn<br />
não thất toàn bộ (94,1%), thoát vị não qua<br />
diện khuyết xương 88,2%; thấm dịch<br />
quanh não thất 94,1%. Đặc biệt, 32,3%<br />
BN có nang dưới nhện. Theo Ding và CS<br />
(2014) [4]: có mối tương quan nhất định<br />
giữa hình thành giãn não thất và xuất<br />
hiện các nang nước dưới nhện (hygroma)<br />
sau phẫu thuật mở sọ giải áp, đặc biệt ở<br />
BN CTSN nặng.<br />
4. Kết quả phẫu thuật đặt van dẫn<br />
lưu não thất - ổ bụng.<br />
Chúng tôi thực hiện phẫu thuật đặt van<br />
dẫn lưu não thất ổ bụng kết hợp với đặt<br />
lại bản xương. Theo nhiều tác giả, việc<br />
đặt lại bản xương sớm sẽ góp phần<br />
chống hiện tượng dẫn lưu quá mức của<br />
van (over drainage), sớm phục hồi lại áp<br />
lực bình thường của hộp sọ. Việc tạo<br />
hình xương sọ đồng thời trong một thì<br />
thực hiện cho 38,2% BN và trong thì hai<br />
53% BN. Có sự khác nhau này là do mức<br />
độ giãn não thất và đáp ứng ngay sau khi<br />
đặt van dẫn lưu não thất ổ bụng. Nếu não<br />
thất giãn ít, diện phồng xẹp sau khi đặt<br />
van cho phép tạo hình xương, nên tiến<br />
hành tạo hình xương trong cùng một lần<br />
phẫu thuật. Ngược lại, nếu não thất giãn<br />
lớn, diện phồng chưa xẹp ngay sau khi<br />
đặt van, nên tạo hình xương sọ trong<br />
vòng 1 - 3 tuần sau đó. Đa số các tác giả<br />
cho rằng, việc đặt lại bản xương thì hai,<br />
sau vài ngày là một giải pháp an toàn và<br />
khả thi hơn so với một thì [5, 9].<br />
Sau phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ<br />
bụng và tạo hình xương sọ, tình trạng<br />
thần kinh cải thiện rõ rệt ở 76,8% BN.<br />
11,8% BN có kết quả xấu hơn lúc nhập<br />
viện do vấn đề biến chứng sau phẫu thuật.<br />
187<br />
<br />