intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 6/2012 – tháng 8/2013

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận và sỏi niệu quản đoạn lưng qua da và xác định các yếu tố liên quan đến kết quả tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2012 – 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 6/2012 – tháng 8/2013

  1. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI LẤY SỎI QUA DA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI TỪ THÁNG 6/2012 – THÁNG 8/2013 Nguyễn Văn Truyện7, Đặng Đức Hoàng, Nguyễn Đình Nguyên Đức, Bùi Khắc Thái, Cao Chí Viết TÓM TẮT: Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận và sỏi niệu quản đoạn lưng qua da và xác định các yếu tố liên quan đến kết quả tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2012 – 2013. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu 106 bệnh nhân (BN) được lấy sỏi qua da từ tháng 6/2012 đến tháng 8/2013 tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai. Kết quả: tuổi trung bình 47 ± 12,15 (22 – 76 tuổi). Có 67 nam (63,21%) và 39 nữ (36,79%). Sỏi tái phát 21 (19,81%). Sỏi bể thận và đài dưới chiếm tỉ lệ cao nhất 55,66%. Sỏi niệu quản đoạn lưng gần khúc nối và sỏi thận chiếm tỉ lệ thấp nhất 6,60%. Đa số thận ứ nước độ 1 hoặc độ 2 (78,30%). Sỏi có kích thước trung bình 29,37 6,97 mm (16 - 50 mm). Trong số 77 TH sạch sỏi, sỏi có kích thước trung bình 28,12 6,47 mm so với 32,68 7,37 mm là kích thước của nhóm còn sỏi sau phẫu thuật. Thời gian mổ trung bình 104,15 35,87 phút (40 - 240 phút). Tỉ lệ sạch sỏi chung 72,64%, còn sỏi 27,36%. Các yếu tố liên quan đến kết quả sạch sỏi: giới tính, kích thước sỏi, vị trí sỏi trong thận. Kết luận: phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da là một phương pháp an toàn, hiệu quả, thẩm mỹ, đang dần thay thế mổ mở đối với sỏi thận > 20 mm, sỏi niệu quản đoạn lưng > 15 mm gần khúc nối và đặc biệt sỏi thận tái phát. Từ khóa: sỏi thận, sỏi niệu quản, phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi niệu là một bệnh thường gặp trong niệu khoa trong đó sỏi thận và sỏi niệu quản đoạn lưng chiếm tỉ lệ cao. Sỏi thận và sỏi niệu quản đoạn lưng khi có chỉ định can thiệp ngoại khoa có nhiều phương pháp tuỳ theo vị trí và kích thước sỏi. Xu hướng chung hiện nay thiên về phẫu thuật không xâm lấn hoặc ít xâm lấn(1, 7, 8, 9). Tại các nước phát triển, phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da đã trở thành thường quy, thay thế phần lớn mổ mở và tỉ lệ mổ mở điều trị sỏi niệu dưới 5%(8, 9). Tại Việt Nam, Phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da hiện đã được thực hiện tại nhiều bệnh viện như: BV 175, BV Trung ương Huế, BV Bình Dân, BV Nhân Dân 115, BV Việt – Pháp Hà Nội,…(1, 3, 4, 5, 6) Tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai, điều trị ngoại khoa sỏi thận và sỏi niệu quản đoạn lưng bao gồm: mổ mở, mổ nội soi hông lưng, tán sỏi trong hoặc ngoài cơ thể. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da (PCNL) tại BV chúng tôi bắt đầu được triển khai từ 22/6/2012. Qua hơn một năm thực hiện phẫu thuật, chúng tôi tổng kết, đánh giá kết quả nhằm mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: đánh giá kết quả phẫu thuật và các yếu tố liên quan. Mục tiêu cụ thể: - Xác định tỉ lệ sạch sỏi lần đầu. - Xác định mối liên quan giữa kết quả sạch sỏi và các yếu tố: giới tính, kích thước sỏi, vị trí sỏi, độ ứ nước của thận do sỏi. II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: 7 BSCK2, Trưởng khoa Ngoại niệu, SĐT: 0919006593, Email: bsnguyenvantruyen@yahoo.com.vn Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 47
  2. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - Tất cả các bệnh nhân bị sỏi thận > 20 mm hoặc sỏi niệu quản đoạn lưng > 15 mm gần khúc nối bể thận – niệu quản có chỉ định làm phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da sau khi thảo luận, giải thích, đồng ý được đưa vào nghiên cứu. - Chống chỉ định: BN không đồng ý, chống chỉ định gây mê, có rối loạn đông máu, nhiễm trùng niệu chưa được điều trị ổn, không theo dõi được. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. 2.2.1. Phƣơng tiện nghiên cứu: máy C – Arm của Siemen, dàn máy mổ nội soi sỏi thận: monitoring, nguồn sáng, dây dẫn sáng, máy tán sỏi xung hơi của Karl Storz, máy tán sỏi laser Accu – Tech của Trung Quốc, guide wire, thông niệu quản, thông Foley số 16 hai nhánh, thông Foley số 22 ba nhánh. 2.2.2. Qui trình kỹ thuật mổ: – Vô cảm: gây mê nội khí quản. – BN nằm tư thế sản phụ khoa để đặt thông niệu quản theo guide wire vượt qua sỏi dưới màn hình tăng sáng. Đặt thông tiểu Foley số 16 hai nhánh. Cố định thông niệu quản vào thông Foley đã được bơm bóng 5 – 10 cc. – Đặt BN nằm sấp có kê gối ở ngực, bụng để làm căng v ng hông lưng. – Chỉnh C – rm tư thế thẳng, nghiêng cho thấy rõ sỏi, các đài thận, thông niệu quản giúp chọc chính xác vào đài thận mong muốn. – Rửa, sát tr ng v ng mổ. – Chọc dò vào đài thận. Vị trí đài thận được chọc dò tuỳ theo vị trí sỏi, độ ứ nước của thận, đài thận dãn nở nằm phía sau sao cho đường tiếp cận ngắn và dễ tiếp cận sỏi nhất. – Luồn guide wire qua kim chọc dò. Rạch da # 1.5 cm, tách cân, cơ theo kim chọc dò tới lớp mỡ quanh thận. Rút kim, để lại guide wire. Nong tạo đường hầm vảo đài thận qua guide wire bằng bộ nong Cook hoặc lken để đặt mplatz số 28 hoặc 30. Qua đó, đặt máy nội soi thận tiếp cận sỏi. – Tán sỏi bằng xung hơi hoặc xung hơi + Laser. Trường hợp sỏi nhỏ có thể không cần tán mà có thể gắp sỏi ra luôn. – Soi thận kiểm tra sạch sỏi trực tiếp và kiểm tra sạch sỏi dưới C – Arm. – Đặt ống thông số 22 ba nhánh bơm bóng 4cc mở thận ra da. Cố định ống dẫn lưu. Kết thúc cuộc mổ. – Đặt BN nằm ngửa trở lại và chuyển về phòng hồi sức sau mổ giống như các ca mổ khác. 2.2.3. Hậu phẫu: - Ghi nhận tình trạng tiểu máu, sốt, đau hông lưng sau mổ. - BN được rút thông tiểu và thông niệu quản sau 03 ngày. - Ống thông mở thận ra da được rút sau 05 – 07 ngày. - Chụp X quang KUB trước khi rút ống thông mở thận ra da để kiểm tra kết quả sạch sỏi. - Tái khám sau 01 tháng: chụp KUB, siêu âm kiểm tra. - Đánh giá kết quả sạch sỏi: dựa vào nội soi thận, C – rm lúc mổ và chụp X quang KUB sau mổ. 2.2.4. Thu thập số liệu và xử lý thống kê: - Các biến số được thu thập bằng phần mềm Epida 3.1 và được xử lý bằng phần mềm Stata 11.0. - Giá trị p < 0,05 được xem như có ý nghĩa thống kê. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Có 106 trường hợp được đưa vào nghiên cứu. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 48
  3. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 3.1. Kết quả sạch sỏi lần đầu: sạch sỏi 72,64%, còn sỏi 27,36% (bảng 3.1). Bảng 3.1. Kết quả sạch sỏi lần đầu Kết quả Số TH Tỉ lệ % Sạch sỏi 77 72,64% Còn sỏi 29 27,36% Tổng cộng 106 100,00% 3.2. Giới tính: nam > nữ (63,21% so với 36,79%) (bảng 3.2). Bảng 3.2. Giới tính Giới tính Số TH Tỉ lệ (%) Nam 67 63,21% Nữ 39 36,79% Tổng cộng 106 100,00% 3.3. Giới tính và kết quả sạch sỏi: nam có kết quả sạch sỏi nhiều hơn nữ (80,60% so với 58,97%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với ᵡ2, p = 0,016 (bảng 3.3). Bảng 3.3. Giới tính và kết quả sạch sỏi Giới tính Sạch sỏi (%) Còn sỏi (%) Tổng cộng (%) Kiểm định, p Nam 54 (80,60%) 13 (19,40%) 67 (100,00%) 2 Nữ 23 (58,97%) 16 (41,03%) 39 (100,00%) ᵡ , p = 0,016 Tổng cộng 77 (72,64%) 29 (27,36%) 106 (100,00%) 3.4. Tuổi, nhóm tuổi và kết quả sạch sỏi: tuổi trung bình 47 12,15. Nhỏ nhất 22. Lớn nhất 76 (bảng 3.4). Bảng 3.4. Nhóm tuổi và kết quả sạch sỏi Kết quả sạch sỏi Nhóm tuổi Tổng cộng Kiểm định, p Sạch sỏi Còn sỏi Nhóm tuổi từ 22 – 39 26 (78,79%) 7 (21,21%) 33 (100%) Nhóm tuổi từ 40 – 59 38 (71,70%) 15 (28,30%) 53 (100%) 2 ᵡ , p = 0,538 Nhóm tuổi từ ≥ 60 13 (65,00%) 7 (35,00%) 20 (100%) Tổng cộng 77 (72,64%) 29 (27,36%) 106 (100%) 3.5. Vị trí sỏi bên P?, bên T?: trong số 106 TH nghiên cứu, sỏi bên P 54,72%, bên T 45,28% (bảng 3.5). Bảng 3.5. Vị trí sỏi bên P? bên T? Vị trí sỏi bên P? bên T? Số TH Tỉ lệ (%) Sỏi bên P 58 54,72% Sỏi bên T 48 45,28% Tổng cộng 106 100,00% 3.6. Sỏi tái phát: 21 TH (19,81%). Sỏi thận tái phát khi có chỉ định mổ lại rất khó về mặt kỹ thuật do dính hậu quả của lần mổ trước. Sỏi càng mổ nhiều lần, khả năng dính càng cao. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da khắc phục được nhược điểm dính của mổ mở do không phải bộc lộ niệu quản bể thận và thận như khi mổ mở. Do đó, PT nội soi lấy sỏi qua da là một chỉ định tốt đối với sỏi thận tái phát (bảng 3.6). Bảng 3.6. Sỏi tái phát Sỏi tái phát? Số TH Tỉ lệ (%) Không tái phát 85 80,19% Sỏi tái phát 21 19,81% Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 49
  4. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Tổng cộng 106 100,00% 3.7. Kích thƣớc sỏi và kết quả sạch sỏi: sỏi có kích thước trung bình 29,37 6,97 mm (Nhỏ nhất 16 mm, lớn nhất 50 mm). Trong số 77 TH sạch sỏi, sỏi có kích thước trung bình 28,12 6,47 mm so với 32,68 7,37 mm là kích thước của nhóm còn sỏi sau phẫu thuật. Như vậy, sỏi càng lớn, nguy cơ sót sỏi càng cao. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với t test, p = 0,002 (bảng 3.7). Bảng 3.7. Kích thước sỏi và kết quả sạch sỏi Trung bình Kết quả Số TH Độ lệch chuẩn Khoảng tin cậy 95% Kiểm định, p (mm) Sạch sỏi 77 28,12 6,47 26,66 – 29,59 Còn sỏi 29 32,68 7,37 29,92 – 35,45 t test, p = 0,002 Kết hợp 106 29,37 6,97 28,03 – 30,72 3.8. Siêu âm: đánh giá độ ứ nước ở thận do sỏi. Đa số thận ứ nước độ 1 hoặc độ 2 (78,30%) (bảng 3.8). Trần Thanh Phong(5) có 206 TH sỏi thận làm PT nội soi thận qua da, 73,8% thận ứ nước độ 1 hoặc 2. Nguyễn Việt Cường(1) có 75 TH sỏi thận làm PT nội soi thận qua da, 86,7% thận ứ nước độ 1 hoặc 2. Như vậy, thận ứ nước độ 1 hoặc 2 được đa số các tác giả chọn để làm PT nội soi thận qua da do dễ chọc dò và tạo đường hầm vào thận, ít chảy máu hơn do với thận không ứ nước. Thận ứ nước độ 3 lại quá dãn mặc d chọc dò vào thận dễ nhưng thận dãn rộng lại khiến sỏi dễ chạy, khó tìm và khó cố định sỏi khi thao tác. Bảng 3.8. Độ ứ nước của thận do sỏi qua siêu âm Siêu âm (độ ứ nƣớc thận) Số TH Tỉ lệ (%) Không ứ nƣớc 12 11,32% Ứ nƣớc độ 1 40 37,74% Ứ nƣớc độ 2 43 40,56% Ứ nƣớc độ 3 11 10,38% Tổng cộng 106 100,00% 3.9. Mối liên quan giữa siêu âm và kết quả sạch sỏi: thận ứ nước độ 2 có kết quả sạch sỏi cao nhất (81,40%), thận không ứ nước có kết quả sạch sỏi thấp nhất (58,33%). Có lẽ thận ứ nước độ 2, chọc dò vào đài thận dễ hơn, ít chảy máu, nong và đặt mplatz dễ dàng. Thận không ứ nước chọc dò vào đài thận khó, ngoài ra, chủ mô thận dày nên dễ chảy máu khi nong, nội soi tán sỏi làm phẫu trường mờ, khó thao tác. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với phép kiểm Fisher, p = 0,292 (bảng 3.9). Bảng 3.9. Mối liên quan giữa siêu âm và kết quả sạch sỏi Siêu âm (độ ứ Kết quả sạch sỏi Tổng cộng Kiểm định, p nƣớc thận) Sạch sỏi (%) Còn sỏi (%) Không ứ nƣớc 7 (58,33%) 5 (41,67%) 12 (100,00%) Ứ nƣớc độ 1 27 (67,50%) 13 (32,50%) 40 (100,00%) Fisher’s exact, p Ứ nƣớc độ 2 35 (81,40%) 8 (18,60%) 43 (100,00%) = 0,292 Ứ nƣớc độ 3 8 (72,73%) 3 (27,27%) 11 (100,00%) Tổng cộng 77 (72,64%) 29 (27,36%) 106 (100,00%) 3.10. Chẩn đoán: sỏi bể thận và đài dưới chiếm tỉ lệ cao nhất 55,66%. Sỏi niệu quản đoạn lưng gần khúc nối và sỏi thận chiếm tỉ lệ thấp nhất 6,60% (bảng 3.10). Trong 206 TH của Trần Thanh Phong(5), sỏi bể thận chiếm 26,2%, sỏi bể thận + đài thận chiếm 66%. Bảng 3.10. Chẩn đoán Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 50
  5. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Chẩn đoán Số TH Tỉ lệ % Sỏi bể thận 12 11,32% Sỏi bể thận và đài dƣới 59 55,66% Sỏi bể thận và ≥ 2 đài thận 28 26,42% Sỏi niệu quản đoạn lƣng gần 7 6,60% kh c nối và sỏi thận Tổng cộng 106 100,00% 3.11. Chẩn đoán và kết quả sạch sỏi: vị trí sỏi trong thận có ảnh hưởng đến kết quả sạch sỏi. Sỏi bể thận có tỉ lệ sạch sỏi cao nhất (100%). Sỏi nhiều vị trí trong thận có tỉ lệ sạch sỏi thấp nhất (sỏi bể thận và ≥ 2 đài thận, 32,14%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với phép kiểm Fisher, p = 0,001 (bảng 3.11). Bảng 3.11. Mối liên quan giữa chẩn đoán và kết quả sạch sỏi Chẩn đoán Sạch sỏi Còn sỏi Tổng cộng Kiểm định, p Sỏi bể thận 12 (100,00%) 0 (0,00%) 12 (100,00%) Sỏi bể thận và đài 50 (84,75%) 9 (15,25%) 59 (100,00%) dƣới Sỏi bể thận và ≥ 2 Fisher’s exact, p 9 (32,14%) 19 (67,86%) 28 (100,00%) đài thận = 0,001 Sỏi NQ lƣng và 6 (85,71%) 1 (14,29%) 7 (100,00%) sỏi thận Tổng cộng 77 (72,64%) 29 (27,36%) 106 (100,00%) 3.12. Số đƣờng vào đài thận: đa số các TH nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một đường vào (94,34%). Có 6 TH (5,66%), chúng tôi sử dụng 2 đường vào (bảng 3.12). Võ Phước Khương(4) trong 47 TH sỏi thận phức tạp làm PT nội soi thận qua da đều vào thận từ đài dưới và tác giả cho là an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi thận phức tạp. Bảng 3.12. Số đường vào đài thận Số đƣờng vào đài thận Số TH Tỉ lệ % 01 đƣờng vào 100 94,34% 02 đƣờng vào 6 5,66% Tổng cộng 106 100,00% 3.13. Vị trí đƣờng vào đài thận: thường chọn đài dưới (68,87%) vì dễ thực hiện lại an toàn. Tuy nhiên khi nội soi tán sỏi thận qua đài dưới có thể gặp khó khăn máy soi đụng phải mông BN làm ảnh hưởng ít nhiều đến thao tác (bảng 3.13). Bảng 3.13. Đường vào đài thận Đƣờng vào đài thận Số TH Tỉ lệ % Đài trên 19 17,93% Đài giữa 10 9,43% Đài dƣới 73 68,87% Kết hợp 4 3,77% Tổng cộng 106 100,00% 3.14. Vị trí đƣờng vào đài thận và kết quả sạch sỏi: vị trí đường vào đài giữa hoặc đài dưới có kết quả sạch sỏi cao nhất (80% và 79,45%). Các vị trí khác cho kết quả sạch sỏi kém hơn. Càng nhiều đường vào, khả năng sạch sỏi càng thấp do sỏi phức tạp, lại ở nhiều vị trí phải tiếp cận bằng nhiều đường. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với phép kiểm Fisher, p = 0,003 (bảng 3.14). Lê Sĩ Trung(6) trong 280 TH phẫu thuật nội soi lấy sỏi Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 51
  6. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai thận qua da, 253/280 (90,36%) vào thận bằng 01 đường hầm qua đài dưới, 27/280 (9,64%) sử dụng 02 đường hầm vào thận (qua đài giữa và đài dưới). Bảng 3.14. Mối liên quan giữa đường vào đài thận và kết quả sạch sỏi Vị trí đƣờng vào Sạch sỏi (%) Còn sỏi (%) Tổng cộng Kiểm định, p đài thận Đài trên 11 (57,89%) 8 (42,11%) 19 (100,00%) Đài giữa 8 (80,00%) 2 (20,00%) 10 (100,00%) Fisher’s exact, p Đài dƣới 58 (79,45%) 15 (20,55%) 73 (100,00%) = 0,003 Kết hợp 0 (0,00%) 4 (100%) 4 (100,00%) Tổng cộng 77 (72,64%) 29 (27,36%) 106 (100,00%) 3.15. Năng lượng tán sỏi: trong các TH nghiên cứu, để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ trước khi gắp ra, chúng tôi sử dụng xung hơi hoặc laser hoặc kết hợp cả hai đối với sỏi cứng khó tán. Xung hơi tán nhanh nhưng bị hạn chế khi sỏi cứng, khó vỡ. Laser chúng tôi sử dụng sợi laser có đường kính nhỏ dành để tán sỏi niệu quản áp dụng làm “khoan mồi” đối với sỏi thận cứng trước khi tán sỏi bằng xung hơi vì chúng tôi không có máy tán sỏi laser có cường độ tán cao dành cho sỏi thận. Kết hợp xung hơi và laser, có 48 TH (45,28%) trong khi chỉ d ng xung hơi là đủ trong 39 TH (36,80%) (bảng 3.15). Trần Thanh Phong(5) trong 206 TH PTNS lấy sỏi thận qua da, đã sử dụng xung hơi cho tất cả các TH này và nhận thấy nguồn năng lượng xung hơi vẫn tỏ ra hiệu quả với hầu hết các loại sỏi thận. Bảng 3.15. Năng lượng tán sỏi Năng lƣợng tán sỏi Số TH Tỉ lệ % Xung hơi 39 36,80% Laser 7 6,60% Kết hợp xung hơi và laser 48 45,28% Gắp sỏi 12 11,32% Tổng cộng 106 100,00% 3.16. Đặt thông niệu quản: hầu hết các TH mổ của chúng tôi đều được đặt thông niệu quản thường (76,40%) hoặc thông DJ (21,70%). Có 2 TH không phải đặt thông niệu quản (bảng 3.16). Bảng 3.16. Đặt thông niệu quản Thông niệu quản Số TH Tỉ lệ % Thông niệu quản thƣờng 81 76,40% Thông DJ 23 21,70% Không đặt thông niệu quản 2 1,90% Tổng cộng 106 100,00% 3.17. Mở thận ra da: 94,34% có mở thận ra da. 5,66% TH không cần mở thận ra da (tubeless) do đã kiểm soát được tình trạng chảy máu lúc mổ (bảng 3.17). Bảng 3.17. Mở thận ra da Mở thận ra da Số TH Tỉ lệ % Không 6 5,66% Có 100 94,34% Tổng cộng 106 100,00% 3.18. Thời gian làm PCNL: trung bình 104,15 35,87 phút. Ngắn nhất 40 phút, lâu nhất 240 phút. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 52
  7. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 3.19. Biến chứng: 6 TH (5,66%) chảy máu phải truyền máu trong hoặc sau mổ. 1 TH hậu phẫu sốt nhiễm tr ng niệu được điều trị kháng sinh ổn (bảng 3.18). Bảng 3.18. Biến chứng Biến chứng Số TH Tỉ lệ % Không biến chứng 99 93,40% Chảy máu phải truyền máu 6 5,66% Khác 1 0,94% Tổng cộng 106 100,00% 3.20. Số ngày nằm viện: trung bình 6,43 2,18 ngày. Ngắn nhất 4 ngày, lâu nhất 20 ngày. 3.21. Tham khảo kết quả sạch sỏi lần đầu với các tác giả khác: dao động từ 71,21% - 85,3% (bảng 3.19). Bảng 3.19. Tham khảo kết quả sạch sỏi lần đầu với các tác giả Ngày nằm viện sau Tỉ lệ sạch sỏi sau Tác giả Số TH Thời gian mổ (ph t) mổ (ngày) lần mổ đầu (%) Cƣờng(1) 75 94,30 ± 11,40 85,30% (3) Hoàng 28 98,30 5,20 71,40% (4) Khƣơng 47 64,80 ± 18,50 4,90 ± 2,00 82,98% Phong(5) 206 86,24 74,90% (6) Trung 280 72 4,50 75,36% Ty(7) 337 6,20 81,60% Chúng tôi 106 104,15 ± 35,87 6,43 ± 2,18 72,64% IV. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 106 trường hợp phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da, chúng tôi nhận thấy đây là một phương pháp an toàn và hiệu quả, đang dần thay thế mổ mở đối với sỏi thận > 20 mm, sỏi niệu quản đoạn lưng > 15 mm và đặc biệt sỏi thận tái phát. - Tỉ lệ sạch sỏi chung 72,64%. - Tỉ lệ sỏi ở nam > nữ. Tuy nhiên, kết quả sạch sỏi ở nữ < nam. - Vị trí sỏi trong thận có ảnh hưởng đến kết quả sạch sỏi. - Kích thước sỏi có ảnh hưởng đến kết quả sạch sỏi. - Độ ứ nước ở thận do sỏi không ảnh hưởng đến kết quả sạch sỏi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2012). Kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp lấy sỏi qua da tại bệnh viện 175. Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản của tập 16, số 3, tr. 398 – 401. 2. Nguyễn Hoàng Đức (2008). Phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận qua da. Điều trị sỏi niệu bằng phẫu thuật ít xâm lấn, tr. 86 - 105. 3. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng và cộng sự (2011). Tán sỏi thận qua da trong sỏi thận san hô. Y học thực hành số 769 + 770. Hội nghị tiết niệu – thận học & tập huấn tiểu không tự chủ. Huế 6 – 2011. Bộ Y tế xuất bản, tr. 168 – 177. 4. Võ Phước Khương, Vũ Lê Chuyên (2012). Lấy sỏi qua da với đường vào thận từ đài dưới trong điều trị sỏi thận phức tạp. Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản của tập 16, số 3, tr. 204 – 208. 5. Trần Thanh Phong và cộng sự (2013). Kết quả lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện Nhân Dân 115. Y học Việt Nam, tập 409, tr. 119 – 124. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 53
  8. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 6. Lê Sỹ Trung và cộng sự (2012). Nội soi thận qua da điều trị sỏi san hô: 10 năm kinh nghiệm của bệnh viện Việt Pháp Hà Nội. Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản của tập 16, số 3, tr. 249 – 254. 7. Vũ Văn Ty và cộng sự (2004). Tình hình lấy sỏi thận và niệu quản qua da cho 398 bệnh nhân. Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản của tập 8, số 1, tr. 237 – 242. 8. J. Stuart Wolf, Jr., MD, FACS (2012). Percutaneous Approaches to the Upper Urinary Tract Collecting System. Campbell Walsch Urology. Saunders Elsevier. 10th edition. Pp 1324- 1356. 9. Marshall L. Stoller, MD (2008). Urinary stone disease. Smith’ General Urology. The Mc Graw Hill Lange, 17th edition. Pp 246-277. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 54
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2