intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương bài giảng Pháp luật đại cương (Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng) - CĐ Công nghiệp Cao su

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

646
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(LHNB) Đề cương bài giảng Pháp luật đại cương (Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng) nêu lên một số vấn đề cơ bản về Nhà nước, pháp luật, quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật – vi phạm pháp luật – trách nhiệm pháp lý; ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; luật nhà nước - Hiến pháp 1992;... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương bài giảng Pháp luật đại cương (Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng) - CĐ Công nghiệp Cao su

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP CAO SU Vì chất lượng nguồn nhân lực Cao su Việt Nam ĐT: 06513 879787 Fax: 06513 870291 www.ric.edu.vn ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng) LƯU HÀNH NỘI BỘ BÌNH PHƯỚC 2011
  2. MỤC LỤC Lời mở đầu....................................................................................................... 1 Bài 1 : Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước ................................................................ 2 Bài 2 : Một số vấn đề cơ bản về Pháp luật ................................................................. 6 Bài 3 : Quan hệ pháp luật ........................................................................................... 9 Bài 4 : Thực hiện pháp luật – Vi phạm pháp luật – Trách nhiệm pháp lý ................ 11 Bài 5 : Ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa ............................................ 16 Bài 6 : Luật nhà nước - Hiến pháp 1992 .................................................................... 20 Bài 7 : Luật hành chính .............................................................................................. 23 Bài 8 : Luật lao động .................................................................................................. 26 Bài 9 : Luật dân sự và luật tố tụng dân sự .................................................................. 31 Bài 10 : Luật hình sự và luật tố tụng hình sự ............................................................ 34 Bài 11 : Pháp luật kinh tế và pháp luật kinh doanh .................................................... 38 Bài 12 : Luật đất đai ................................................................................................... 40 Bài 13 : Luật hôn nhân và gia đình............................................................................. 42 Bài 14 : Luật phòng chống tham nhũng ..................................................................... 45 Tài liệu tham khảo; câu hỏi ôn tập ............................................................................. 48
  3. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng Lôøi môû ñaàu Ñeå phuïc vuï yeâu caàu hoïc taäp moân Phaùp luaät ñaïi cöông trong Nhaø tröôøng. Ñeà cöông moân hoïc Phaùp luaät ñaïi cöông ñöôïc bieân soaïn treân cô sôû chöông trình moân hoïc phaùp luaät duøng trong caùc tröôøng cao đẳng, trung hoïc chuyeân nghieäp vaø daïy ngheà cuûa Boä ban haønh. Trong quaù trình bieân soaïn coù söï tham khaûo “Taäp baøi giaûng duøng trong caùc tröôøng trung hoïc chuyeân nghieäp vaø daïy ngheà”Giaùo trình Lyù luaän Nhaø nöôùc vaø Phaùp luaät vaø moät soá vaên baûn quy phaïm phaùp luaät hieän haønh. Do thôøi löôïng moân hoïc haïn cheá ( 30 tieát) neân ñeà cöông chæ trình baøy moät soá noäi dung, khaùi nieäm cô baûn vôùi hy voïng giuùp hoïc vieân coù cô sôû ñeå tìm hieåu nhöõng lónh vöïc phaùp luaät caàn quan taâm. Ñeà cöông chaéc chaén chöa thoûa maõn ñöôïc nhu caàu cuûa ngöôøi hoïc; Maët khaùc söï saép xeáp vaø löïa choïn noäi dung trình baøy trong ñeà cöông coøn mang nhieàu tính chuû quan cuûa ngöôøi soaïn neân khoâng traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt. Xin traân thaønh caûm ôn söï ñoùng goùp yù kieán cuûa caùc baïn ñeå boå sung vaøo ñeà cöông hoaøn chænh hôn. Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 1 / 49
  4. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng Bài 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƢỚC I/ Bản chất, đặc trƣng của Nhà nƣớc. 1/ Bản chất của Nhà nước Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp, do đó nhà nước bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất đó thể hiện trước hết ở chỗ Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị. Bằng quyền lực chính trị này giai cấp thống trị buộc các giai cấp khác phục tùng ý chí của mình. Như vậy : Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối địch, duy trì sự thống trị, duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước còn có tính xã hội thể hiện ở chỗ cùng với việc bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, Nhà nước còn đồng thời phải đảm đương các công việc công ích vì lợi ích chung của tòan xã hội như làm đê điều, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ trật tự công cộng vv… Như vậy : Nhà nước là bộ máy để duy trì sự thống trị giai cấp, đồng thời còn là bộ máy duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”: Nhà nước ta là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, là nhà nước kiểu mới có bản chất khác hẳn với các nhà nước bóc lột. Cũng như mọi nhà nước đều là công cụ thống trị của một giai cấp, Nhà nước ta là công cụ thống trị của giai cấp công nhân nó khác hẳn về bản chất và mục đích so với sự thống trị của giai cấp bóc lột. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với đa số Nhân dân lao động bị áp bức bóc lột để bảo vệ cho lợi ích của chúng. Còn sự thống trị của giai cấp công nhân là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ nhưng không chịu khuất phục mà vẫn tìm trăm phương nghìn kế nhằm khôi phục địa vị thống trị của nó. Sự thống trị của giai cấp công nhân là nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả mọi người lao động. Sự thống trị của giai cấp công nhân là sự thống trị dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN lực lượng đảm bảo cho lợi ích căn bản và lâu dài của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Bộ máy nhà nước ta không chỉ là bộ máy cưỡng chế, trấn áp mà còn là bộ máy tổ chức và quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động với mục đích xây dựng một xã hội mới trong đó người dân lao động là người chủ. 2/Đặc trưng của Nhà nước . Nhà nước nói chung đều có những đặc trưng sau : - Nhà nước là một bộ máy của giai cấp thống trị để duy trì sự thống trị của mình đối với giai cấp khác. Do đó trong bộ máy này bao gồm một lớp người chuyên hoặc dường như chuyên làm nghề quản lý. - Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính. - Nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia. Đó là quyền độc lập tự quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 2 / 49
  5. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng - Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành Pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân bằng pháp luật. - Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền đặt ra các loại thuế và phát hành tiền. Ngòai những đặc trưng chung Nhà nước CHXHCN Việt nam còn có đặc trưng sau: + Nhà nước CHXHCN VN là Nhà nước là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam. Hiến pháp cùng các đạo luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước đều ghi nhận Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị chia rẽ dân tộc. Tất cả các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói , chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Tất cả các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các dân tộc thiểu số để họ có điều kiện thực hiện các quyền trên. + Nhà nước CHXHCN VN thể hiện tính xã hội rộng rãi Là Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở liên minh xã hội rộng lớn. Đây là đặc trưng khác biệt với nhà nước bóc lột. Nhà nước bóc lột dựa trên cơ sở các giai cấp và các đảng phái, các tầng lớp thuộc giai cấp bóc lột. Ngược lại Nhà nước ta dựa trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng lãnh đạo. Đ 9. HP 1992 ghi nhận “ Mặt trận tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân”. + Nhà nước CHXHCN VN là Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Nhà nước ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại “ Độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. HP 1992 Điều 14 đã thể chế hóa đường lối đó như sau : “ Nước CHXHCN VN thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, tăng cường đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước XHCN và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của Nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. II/ Chức năng , Bộ máy, nguyên tắc tổ chức và họat động của Bộ máy Nhà nƣớc. 1/ Chức năng của Nhà nước Chức năng của Nhà nước là những phương diện họat động cơ bản của Nhà nước thể hiện bản chất và vai trò của Nhà nước. Chức năng đối nội : Là những mặt họat động chủ yếu của Nhà nước diễn ra ở trong nước Ví dụ như: Chức năng quản lý kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội; trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột, tổ chức và quản lý văn hóa, Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 3 / 49
  6. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng giáo dục và khoa học,bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân. Chức năng đối ngọai : Là những họat động chủ yếu thể hiện trong mối quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác Ví dụ : Phòng thủ đất nước, chông sự xâm lược của nước ngòai; hợp tác cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. 2/ Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt nam ( Theo HP 1992) Cơ quan quyền Cơ quan quản lý Cơ quan Cơ quan lực Nhà nƣớc Nhà nƣớc Kiểm sát Xét xử Quốc hội Chính phủ VKSND Tối cao TAND Tối cao (VKSQS TW) (TA QS TW) HĐND Tỉnh UBND Tænh VKSND Tỉnh TAND Tỉnh (VKSQS QK) (TA QS QK) HĐND Huyện UBND Huyeän VKSND Huyện TAND Huyện HĐND Xã UBND Xã (VKSQS KV) (TA QS KV) Chủ tịch nước Tòa án đặc biệt Theo nghị quyết 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội thí điểm chủ trương không tổ chức HĐND Huyện, quận, phường ngay sau khi kết thúc nhiệm kỳ 2004 – 2009 ( Ngày 25/4/2009). 3/ Nguyên tắc tổ chức và họat động của Nhà nước CH XHCN VN + Nguyên tắc Đảng lãnh đạo tổ chức và họat động của bộ máy Nhà nước Nội dung của nguyên tắc thể hiện ở chỗ : Đảng đề ra đường lối chính trị, những chủ trương và định hướng về tổ chức và họat động của bộ máy nhà nước. Đồng thời Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác cán bộ, giới thiệu những cán bộ ưu tú có đức, có tài, có sức khỏe để nhà nước lựa chọn giữ những cương vị trong bộ máy Nhà nước. Đảng lãnh đạo bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi đảng viên, tổ chức đảng trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.(Nguyên tác này được ghi nhận tại Điều 4 HP 1992 ) Phương pháp lãnh đạo của Đảng là giáo dục , thuyết phục và tuyên truyền. + Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia đông đảo của Nhan dân lao động vào quản lý Nhà nước. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong tổ chức và họat động của bộ máy nhà nước ta. Theo nguyên tắc này không những tạo ra khả năng phát huy tính năng động sáng tạo của quần chúng Nhân dân lao động tham gia vào công việc nhà nước làm cho Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 4 / 49
  7. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng Nhà nước vững mạnh, mà còn là một trong những phương pháp hữu hiệu góp phần hạn chế tệ nạn quan liêu, hách dịch cửa quyền trong bộ máy nhà nước. Nhân dân lao động tham gia vào tổ chức và họat động của bộ máy Nhà nước bằng nhiều hình thức phong phú như bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước. Tham gia thảo luận đóng góp ý kiến vào các dự án luật, giám sát sự họat động của các cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan Nhà nước. Tham gia vào họat động xét xử của tòa án vv... (Nguyên tác này được ghi nhận tại Điều 53 HP 1992 ) + Nguyên tắc tập trung dân chủ Đây là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp giữa tập trung và dân chủ, tức là kết hợp chặt chẽ giữa sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp trên với tính năng động sáng tạo của cấp dưới trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước. Tuân thủ nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho bộ máy Nhà nước không độc đóan, chuyên quyền hỗn lọan, vô tổ chức, vô kỷ luật. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ : Cơ quan cấp dưới phục tùng cơ quan cấp trên. Cơ quan địa phương phục tùng cơ quan trung ương, cơ quan quản lý Nhà nước phục tùng cơ quan quyền lực Nhà nước. Nhân viên phục tùng thủ trưởng. Nhưng đồng thời phát huy vai trò sáng tạo, dân chủ bàn bạc của các chủ thể chấp hành trước khi quyết định.(Nguyên tác này được ghi nhận tại Điều 6 HP 1992 ). + Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức và họat động của các cơ quan Nhà nước phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Tất cả công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước đều phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật khi thi hành các quyền hạn và nhiệm vụ của mình “ Chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Việc thực hiện nguyên tắc này chẳng những đòi hỏi Nhà nước phải ban hành pháp luật đồng bộ, đúng đắn, kịp thời mà còn tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. 4/ Nhà nước pháp quyền Với tư cách là một học thuyết, nhà nước pháp quyền là tòan bộ các quan điểm về vai trò thống trị của pháp luật trong tòan bộ họat động của nhà nước. Nhà nước pháp quyền với tư cách là một thể chế chính trị được hiểu như là một nhà nước mà trong đó mọi họat động của các cơ quan nhà nước, dù ở cấp cao nhất hay ở cấp thấp nhất, đều được thực hiện trên cơ sở của pháp luật. Các đặc điểm bao gồm: - Trong nhà nước pháp quyền, hiến pháp, pháp luật được sử dụng như là công cụ điều tiết chủ yếu đối với mọi quan hệ xã hội, nhất là các quan hệ xã hội có sự tham gia của nhà nước. - Pháp luật phải được công khai, rõ ràng đối với mọi thành viên xã hội. - Các cơ quan xét xử phải được tổ chức một cách độc lập, được trao các quyền hạn xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. - Các cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. - Giữa các cơ quan nhà nước phải có sự phân định thẩm quyền và chế ước, giám sát lẫn nhau. Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 5 / 49
  8. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng Bài 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT I/ Bản chất, đặc trƣng và vai trò của Pháp luật 1/ Bản chất của Pháp luật Pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc. Tình giai cấp của pháp luật biểu hiện ở các điểm sau : Pháp luật là những quy tắc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp nào nắm quyền lực Nhà nước thì trước hết ý chí của giai cấp đó được phản ánh trong PL. Ý chí của giai cấp thống trị thể hiện trong pháp luật không phải là sự phản ánh một cách tùy tiện. Nội dung của ý chí này phải phù hợp với quan hệ kinh tế - xã hội của nhà nước đó. Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích của nó. Mục đích của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp nắm quyền lực nhà nước. Định nghĩa chung về pháp luật : Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra( Hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2/ Đặc trưng của Pháp luật Tính quy phạm phổ biến: Đây là dấu hiệu để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Tính quy phạm phổ biến thể hiện ở chỗ là khuôn mẫu xử sự chung cho nhiều người, được áp dụng nhiều lần trong thời gian và không gian rộng lớn. Tính bắt buộc chung: Tính quyền lực Nhà nước là yếu tố không thể thiếu, đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện. Tình bắt buộc chung thể hiện ở chỗ việc tuân theo các quy tắc pháp luật không phụ thuộc vào ý thích chủ quan của mỗi người, bất kỳ là ai nếu không tuân theo các quy tắc pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm mà Nhà nước áp dụng các biện pháp phù hợp để đảm bảo thực hiện đúng các quy tắc ấy. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Thể hiện chặt chẽ ở chỗ không chỉ về nội dung mà cả ở hình thức thể hiện câu chữ, văn phạm, chính xác một nghĩa. Tên gọi các văn bản QPPL được quy định chặt chẽ. 3/ Vai trò của Pháp luật a/Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội Quản lý nhà nước bằng pháp luật đó là việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tổ chức, điều hòa, phối hợp hành vi của những người tham gia các quan hệ theo các mục đích do nhà nước định ra phù hợp với lợi ích của cá nhân mỗi người và của nhà nước nói chung. Vì pháp luật là các quy tắc, khuôn mẫu có tính bắt buộc chung nên nó đảm bảo tính dân chủ, tính thống nhất trong cả nước và tính hiệu lực thực thi ( bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước) trong quá trình quản lý. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đó là quá trình tiến hành đồng thời các họat động xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 6 / 49
  9. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng b/Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Công dân có các quyền và nghĩa vụ do hiến pháp và pháp luật quy định. Sở dĩ Nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ cho công dân trong pháp luật để nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, mặt khác để mỗi công dân không thể lợi dụng quyền gây thiệt hại cho lợi ích của người khác, cho tập thể và cho nhà nước. Tóm lại : bằng việc quy định trong pháp luật các quyền và nghĩa vụ của công dân mà pháp luật trở thành phương tiện để : Công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm hại của người khác, kể cả từ phía nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy Nhà nước tạo lập sự yên ổn trong các quan hệ xã hội. Nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ các quyền của công dân, ngăn ngừa những biểu hiện lộng quyền, thiếu trách nhiệm đối với công dân. Đồng thời đảm bảo cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và các công dân khác. II/ Hệ thống Pháp luật. 1/ Khái niệm hệ thống Pháp luật : Hệ thống Pháp luật là phạm trù thể hiện cấu trúc bên trong( Hệ thống các ngành luật) và hình thức biểu hiện bên ngoài (Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật) của PL 2/ Hệ thống cấu trúc Hệ thống các ngành luật là một cấu trúc gồm ba thành tố ở ba cấp độ khác nhau : - Quy phạm pháp luật ( Đơn vị nhỏ nhất của hệ thống) - Chế định pháp luật ( Ba gồm một số quy phạm) - Ngành luật ( Gồm các chế định). a/ Quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ thể do Nhà nước quy định, có tính bắt buộc chung và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Như vậy Pháp luật được tạo thành từ rất nhiều quy phạm pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật là một tế bào tạo nên pháp luật. Nội dung của Quy phạm pháp luật gồm ba bộ phận : - Một là, giả thiết sự việc xảy ra trong thực tế ( Còn gọi là giả định ). Bộ phận này nêu ra điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hay tổ chức, cá nhân trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống ấy. - Hai là, quy định mô hình của hành vi (Còn gọi là quy định) Đây là bộ phận quan trọng nhất của một Quy phạm pháp luật, bởi vì bộ phận này là quy tắc, khuôn mẫu mà Nhà nước mong muốn con người xử sự. Bộ phận này nêu ra mô hình xử sự để chủ thể trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống giả định nêu xử sự theo hoặc phải xử sự theo. - Ba là, Các biện pháp tác động của Nhà nước nếu không thực hiện hành vi xử sự theo quy định ( Còn gọi là chế tài ) Tức là chủ thể trong điều kiện, hoàn cảnh, tình huống giả định nêu lại không xử sự hoặc xử sự trái mô hình xử sự quy định thì phải gánh chịu hậu quả bất lợi đó. b/ Chế định pháp luật Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 7 / 49
  10. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng Chế định pháp luật là một tập hợp gồm hai hay một số Quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất chung và liên hệ mật thiết với nhau. c/ Ngành luật Ngành luật là tổng hợp các Chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất. Như vậy : Các quy phạm pháp luật trong một ngành luật có chung một đối tượng điều chỉnh là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất. Các quan hệ xã hội rất đa dạng, muôn hình, muôn vẻ nhưng dựa vào tính chất giống nhau, gần gũi của chúng mà có thể xếp thành từng nhóm. Một số nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất hợp thành đối tượng điều chỉnh của một ngành luật. Ví dụ các nhóm quan hệ về kết hôn, cha mẹ và con cái, ly hôn.vv… có cùng tính chất là tình cảm vợ chồng, cha mẹ, con cái hợp thành đối tượng điều chỉnh của ngành luật hôn nhân và gia đình.. 3/ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ( Hình thức bên ngoài pháp luật) Các loại văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, nhưng đều tồn tại trong thể thống nhất. a/ Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật : - Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định. - Nội dung chứa đựng những quy tắc xử sự chung. - Được sử dụng nhiều lần trong thời gian và không gian rộng lớn. - Được Nhà nước bảo đảm thực hiện. b/ Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật : - Hiệu lực thời gian : Là khoảng thời gian văn bản có hiệu lực được tính từ khi văn bản bắt đầu có hiệu lực đến khi hết hiệu lực. - Hiệu lực không gian : Là phạm vi lãnh thổ phải chịu tác động của văn bản. Nói chung văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ cả nước, văn bản của cơ quan nhà nước ở địa phương cấp nào có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó. - Hiệu lực đối tượng : Một văn bản quy phạm pháp luật có thể có hiệu lực với nhóm người này, nhưng lại không có hiệu lực đối với nhóm người khác. Nói chung văn bản không chỉ rõ đối tượng chịu tác động thì mọi tổ chức, cá nhân đều phải chịu tác động của văn bản đó ( Trừ một số trường hợp có quy định riêng), văn bản có chỉ rõ đối tượng thì chỉ những đối tượng đó mới chịu tác động của văn bản SƠ ĐỒ TÓM TẮT HEÄ THOÁNG PHAÙP LUAÄT VIEÄT NAM Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 8 / 49
  11. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng Heä thoáng caùc Ngaønh luaät HT. caùc vaên baûn quy phaïm Phaùp luaät Quoác Hieán phaùp Caùc Ngaønh luaät Hoäi Caùc ñaïo luaät, boä luaät. Nghò quyeát cuûa QH Caùc cheá ñònh Phaùp luaät Uûy ban Phaùp leänh C. tòch Leänh Quy phaïm phaùp luaät TVQH Nghò quyeát Nöôùc Quyeát ñònh Chính Nghò quyeát Thuû Quyeát ñònh Thoâng tö Phuû Nghò ñònh töôùng Chæ thò Boä Quyeát ñònh Chæ thò Hoäi ñoàng nhaân daân caùc caáp Nghò quyeát Uûy ban nhaân daân caùc caáp Quyeát ñònh Vaø Chuû tòchUBND caùc caáp Chæ thò Bài 3 : QUAN HỆ PHÁP LUẬT I/ Khái niệm quan hệ Pháp luật : Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội xuất hiện dưới tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý. II/ Đặc điểm quan hệ Pháp luật : + Là quan hệ mang tính ý chí. - Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở có quy phạm pháp luật điều chỉnh mà nội dung QPPL thể hiện ý chí của Nhà nước. - Quan hệ pháp luật nảy sinh, thay đổi hay chấm dứt do ý chí của các bên tham gia quan hệ. + Là quan hệ xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật. + Là quan hệ mà các bên tham gia mang quyền và nghĩa vụ pháp lý. + Việc thực hiện quan hệ pháp luật được bảo đảm bằng cưỡng chế Nhà nước. III/ Cấu trúc của quan hệ pháp luật. 1/ Chủ thể của quan hệ pháp luật : + Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể bao gồm : - Năng lực pháp luật : Là khả năng được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.( Xem thêm Điều 14, 15, 16 BLDS). Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 9 / 49
  12. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng - Năng lực hành vi : Là khả năng bằng chính hành vi của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự..( Xem thêm Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 BLDS). Tổ chức là chủ thể của quan hệ pháp luật phải là pháp nhân.( Xem Điều 84BLDS). - Được thành lập hợp pháp - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng TS đó. - Nhân danh mình tham gia các quan hệ PL một cách độc lập. 2/ Khách thể của quan hệ pháp luật : Khách thể của quan hệ pháp luật là cái mà các chủ thể của quan hệ đó hướng tới để tác động. Đối tượng mà hành vi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật thường hướng tới để tác động có thể là lợi ích vật chất (Tài sản), giá trị tinh thần (Danh dự, nhân phẩm, tự do) hoặc lợi ích chính trị ( bầu cử, ứng cử). Do vậy các đối tượng cụ thể như : tài sản, danh dự, tự do, nhân phẩm của công dân hay các quyền chính trị .vv… là khách thể của hành vi các chủ thể trong quan hệ pháp luật. 3/ Nội dung của quan hệ pháp luật : Nội dung mang quyền và nghĩa vụ của chủ thể. a/Quyền của chủ thể - Là khả năng được hành động trong khuôn khổ do QPPL xác định trước. - Là khả năng được yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ. - Là khả năng được yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp quyền của mình bị chủ thể bên kia vi phạm. b/Nghĩa vụ của chủ thể - Là sự bắt buộc phải có những xử sự nhất định do QPPL quy định . - Sự bắt buộc phải có xử sự bắt buộc nhằm thực hiện quyền của chủ thể bên kia. - Trong trường hợp chủ thể không thực hiện nghĩa vụ pháp lý, Nhà nước bảo đảm bằng sự cưỡng chế. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT Chủ thể QHPL Sự kiện pháp lý Quan hệ Nội dung Quan hệ Pháp luật ( Quyền Xã hội và nghĩa vụ) Quy phạm pháp luật tương ứng Khaùch theå QHPL Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 10 / 49
  13. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng Bài 4 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VI PHẠM PHÁP LUẬT – TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ I/ Thực hiện pháp luật. 1/ Thực hiện pháp luật a/ Khái niệm : Để điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật thì trước hết Nhà nước phải tổ chức xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản QPPL. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản không phải là mục đích tự thân của Nhà nước mà điều Nhà nước mong muốn là các quy định pháp luật phải đi vào cuộc sống, biến các quan hệ xã hội thành quan hệ pháp luật phục vụ lợi ích và mục đích của Nhà nước và xã hội. Điều đó có thể đạt được khi các QPPL do Nhà nước đặt ra được các tổ chức và cá nhân trong xã hội thực hiện một cách chính xác, đầy đủ. Do vậy, vấn đề không phải chỉ là ban hành thật nhiều các văn bản pháp luật, điều quan trọng là phải thực hiện pháp luật, làm cho các yêu cầu, quy định của chúng trở thành hiện thực. Việc thực hiện chính xác, đầy đủ pháp luật XHCN là mối quan tâm không chỉ về phía Nhà nước XHCN mà từ cả mỗi người dân trong xã hội. Họ tự giác thực hiện pháp luật và đòi hỏi pháp luật phải được các tổ chức, các cá nhân khác tôn trọng, thực hiện chính xác và đầy đủ. Thực hiện pháp luật là hành vi ( Hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những họat động nào của con người, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật. Dưới góc độ pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, hành vi đó không trái, không vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho Nhà nước và cho cá nhân. Pháp luật gồm rất nhiều các lọai quy phạm pháp luật khác nhau và với mỗi lọai thì những cách thức thực hiện chúng cũng khác nhau : Có thể đó là xử sự chủ động ( Hành đông) nhằm đạt đạt được một cái gì đó như sử dụng quyền hoặc làm nghĩa vụ pháp lý ví dụ : Thực hiện đội mũ bảo hiểm, làm đơn khiếu nại vv...; Có thể là xử sự bị động, kiềm chế không làm những điều pháp luật cấm ví dụ ; Không buôn bán ma túy, không vượt đèn đỏ vv... Do vậy hành vi hợp pháp cũng rất đa dạng, chúng có thể được thực hiện phụ thuộc ý chí của mỗi cá nhân, nhưng cũng có thể chỉ phụ thuộc ý chí của Nhà nước. Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể là cần thiết phải xử sự như vậy và do vậy họ tự giác làm theo. Cũng có thể chúng được thực hiện do ảnh hưởng của những người xung quanh ( Thấy người khác làm như thế thí cũng làm theo) chứ bản thân người thực hiện hành vi đó chưa hoặc không nhận thức được đầy đủ tại sao phải làm như vậy. Còn có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 11 / 49
  14. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng do sợ bị áp dụng những biện pháp đó. Thực hiện pháp luật có thể là hành vi của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể là họat động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội... Thực hiện pháp luật là một quá trình họat động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. b/ Các hình thức : Tuân theo (Tuân thủ) pháp luật : Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những họat động mà pháp luật ngăn cấm. Những QPPL cấm trong luật Hình sự, luật hành chính... được thực hiện dưới hình thức này. Thi hành (Chấp hành) pháp luật : Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng cách hành động tích cực. Những QPPL bắt buộc được thực hiện dưới hình thức này. Sử dụng pháp luật : Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình ( Thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những QPPL quy định các quyền tự do dân chủ của công dân được thực hiện dưới hình thức này. ( Chủ thể không bị ép buộc phải thực hiện). Áp dụng pháp luật : Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong trường hợp này các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước. 2/ Áp dụng pháp luật a/ Khái niệm và các trường hợp áp dụng : Pháp luật tác động vào các QHXH, vào cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất chỉ khi tất cả các quy định của nó đều được thực hiện chính xác, triệt để. Nhưng nếu chỉ thông qua các hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật thì sẽ có rất nhiều QPPL không được thực hiện. Lý do để các chủ thể không muốn thực hiện hoặc không đủ khả năng tự thực hiện nếu thiếu sự tham gia của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do đó họat động áp dụng pháp luật cần phải được tiến hành trong các trường hợp sau : Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, hoặc áp dụng các chế tài pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước Ví dụ : Đ 55 HP quy định " Lao động là quyền và nghĩa vụ của Công dân", nhưng QHPL lao động với những quyền và nghĩa vụ lao động cụ thể giữa một công dân với một cơ quan, tổ chức chỉ phát sinh khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyển dụng người công dân đó vào làm việc. Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia QHPL mà các bên đó không tự giải quyết được. Ví dụ : Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân sự. Trong một số QHPL mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát họat động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sự Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 12 / 49
  15. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng tồn tại hay không tồn tại một số việc, sự kiện thực tế. Ví dụ : Việc xác nhận di chúc, chứng thực thế chấp.vv... Áp dụng pháp luật là họat động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước. Nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật. b/ Đặc điểm : Áp dụng pháp luật là họat động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước Họat động áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành. Trong quá trình áp dụng pháp luật mọi khía cạnh, mọi tình tiết đều phải được xem xét cẩn trọng và dực trên các cơ sở các quy định, yêu cầu của QPPL đã được xác định đề ra quyết định cụ thể. Như vậy pháp luật là cơ sở xuất phát điểm để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật thực hiện chức năng của mình. Có một số trường hợp cá biệt, khi được nhà nước trao quyền một số tổ chức xã hội cũng có thể tiến hành áp dụng pháp luật. Họat động áp dụng pháp luật được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan. Văn bản áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành. Văn bản áp dụng pháp luật mang tính bắt buộc phải thực hiện đối với những tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà nước. Áp dụng pháp luật là họat động có hình thức thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Do tính chất quan trọng và phức tạp của họat động áp dụng pháp luật , chủ thể bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng các lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu quả rất nghiêm trọng nên pháp luật xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục đó để tránh những sự tùy tiện có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng, không chính xác. Áp dụng pháp luật là họat động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội xác định Đối tượng của họat động áp dụng pháp luật là những QHXH cần đến sự điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong QPPL. Bằng họat động áp dụng pháp luật những QPPL nhất định được cá biệt hóa một cách cụ thể và chính xác. Áp dụng pháp luật là họat động đòi hỏi tính sáng tạo Khi áp dụng pháp luật các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cức kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng một cách sáng tạo bằng cách áp dụng pháp luật tương tự. Để đạt tới điều đó, đòi hỏi các nhà chức trách phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức cánh mạng và có tay nghề cao. Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 13 / 49
  16. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng Từ sự phân tích trên : áp dụng pháp luật là họat động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc cá nhân tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những QPPL vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. II/ Vi phạm pháp luật trách nhiệm pháp lý. 1/ Vi phạm pháp luật a/ Khái niệm : Vi phạm pháp luật là hành vi (Hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi của con người là những xử sự có ý thức, có định hướng mục đích nhằm tác động vào tự nhiên, xã hội. Khoa học pháp lý không xem xét tất cả các loại hành vi của con người, mà chỉ xem xét những hành vi có ý nghĩa đối với việc xác lập, làm thay đổi hay chấm dứt những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Hành vi của con người trong khuôn khổ do pháp luật quy định thường được phân thành hai loại : Hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. Hành vi hợp pháp còn gọi là hành vi đúng pháp luật tức là hành vi tuân thủ, thực hiện đúng những quy định của pháp luật ( Làm những điều mà pháp luật cho phép, luật đòi hỏi hoặc bắt buộc phải làm, không làm những điều pháp luật cấm, không cho phép). Hành vi bất hợp pháp còn gọi là hành vi vi phạm pháp luật ( Hành vi trái pháp luật) là những hành vi không phù hợp với những quy định của pháp luật. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có đủ 4 dấu hiệu cơ bản sau : - Vi phạm pháp luật phải là hành vi ( Hành động hoặc không hành động) xác định của con người hoặc là họat động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội...( các chủ thể pháp luật) gây nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội được biểu hiện ra bên ngoài, không phải là những suy nghĩ hay những đặc tính cá nhân của con người. - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ: Vi phạm pháp luật không những phải là hành vi nguy hiểm của các chủ thể pháp luật, mà hành vi đó còn phải trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Những hành vi trái với các quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập quán hoặc đạo đức... mà không trái pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật ( Những gì mà pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì dù có làm trái, có xâm hại cũng không bị coi là vi phạm pháp luật). - Hành vi trái pháp luật đó phải chứa đựng lỗi ( Cố ý hoặc vô ý) của chủ thể hành vi đó. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện hòan cảnh khách quan, chủ thể hành vi không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức được, từ đó không thể lực chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể hành vi đó không thể bị coi là có lỗi và hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật. - Chủ thể hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý, tức là người phải có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình và chịu trách nhiệm Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 14 / 49
  17. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng về hành vi của mình ( Trí óc bình thường và đến độ tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý). Có thể nói, tất cả mọi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật, nhưng trái lại, không phải tất cả mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật ( Nếu không đủ cả 4 dấu hiệu trên). b/ Cấu thành vi phạm pháp luật Khi có hành vi vi phạm pháp luật phải có căn cứ để xem xét mức độ nguy hiểm cho xã hội, trên cơ sở đó áp dụng trách nhiệm pháp lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật tránh để oan sai hoặc lọt người lọt tội cần xem xét các mặt như sau : - Mặt khách quan : Phải có hành vi trái pháp luật xảy ra, hành vi đó có gây hậu quả thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả. Ngòai ra cần xem xét về thời gian, không gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vv… - Mặt chủ quan : Có lỗi ( Cố ý hoặc vô ý).Ngòai ra cần xem xét động cơ, mục đích. - Mặt khách thể : Hành vi xâm hại đến quan hệ xã hội nào được pháp luật bảo vệ. Mặt khách thể thể hiện mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. - Mặt chủ thể : Phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Ngòai ra cần xem xét nhân thân chủa chủ thể vi phạm pháp luật. b/ Các loại vi phạm pháp luật thường xảy ra trong xã hội - Vi phạm hình sự.( Tội phạm) Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộï luật hình sự của Nhà nước, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền , lợi ích hợp pháp khác của công dân .vv… - Vi phạm hành chính. Là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. - Vi phạm dân sự. Là những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm phạm tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản, quan hệ phi tài sản .vv… - Vi phạm kỷ luật. Là những hành vi có lỗi, trái với những quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, xí nghiệp, trường học… không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được quy định trong nội quy, quy chế của cơ quan, xí nghiệp, trường học… 2/ Trách nhiệm pháp lý. a/ Khái niệm : Là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước ( thông qua cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên cần chú ý là có một số biện pháp cưỡng chế được nhà nước áp dụng không liên quan gì đến trách nhiệm pháp lý ví dụ : cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm, trưng dụng, trưng mua tài sản vv... Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 15 / 49
  18. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng b/ Các loại trách nhiệm pháp lý: Tương ứng với 4 loại vi phạm pháp luật có 4 loại trách nhiệm pháp lý. - Trách nhiệm pháp lý hình sự Là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự. Trách nhiệm pháp lý hình sự chỉ áp dụng đối với chủ thể là cá nhân khi họ phạm tội. - Trách nhiệm pháp lý hành chính Là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan Nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật hành chính. - Trách nhiệm pháp lý dân sự Là loại trách nhiệm pháp lý do toà án áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật Dân sự - Trách nhiệm pháp lý kỷ luật. Là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên của cơ quan , xí nghiệp mình khi họ vi phạm nội quy, quy chế nội bộ cơ quan. Tùy từng trường hợp vi phạm pháp luật mà áp dụng một loại trách nhiệm pháp lý tương ứng và cũng có thể áp dụng đồng thời nhiều loại TNPL như đã nêu trên. Bài 5 : Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I/ Ý thức pháp luật . 1/ Khái niệm ý thức pháp luật : Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm hình thành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có; Thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức và họat động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội. 2/ Cấu trúc ý thức pháp luật : a/ Cơ cấu của ý thức pháp luật : Cơ cấu của ý thức pháp luật bao gồm : Tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng PL. + Tâm lý pháp luật là một bộ phận của ý thức pháp luật được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ đời sống pháp luật. Tâm lý pháp luật được phản ánh hời hợt, không hệ thống về đời sống pháp luật và thể hiện dưới dạng tình cảm, tâm trạng... đối với pháp luật. Cụ thể tâm lý pháp luật tồn tại ở một số dạng cơ bản sau: - Tình cảm pháp luật: Do giao tiếp của con người mà hình thành. Các biểu hiện sợ hãi trước hành vi vi phạm pháp luật hay phấn khởi do pháp luật được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả...là biểu hiện của tình cảm pháp luật.Tình cảm PL thường không bền vững và do đó không có tác dụng hình thành khi pháp luật bền vững. - Tâm trạng : Là một yếu tố linh động của tâm lý pháp luật. Ví dụ : Thái độ thờ ơ, lãnh đạm với PL hoặc cương quyết, không khoan dung đối với vi phạm pháp luật. - Những xúc động, sự tự đánh gía biểu hiện cao của lương tâm, có ý nghĩa phòng ngừa những hành vi lệch chuẩn. Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 16 / 49
  19. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng + hệ tư tưởng pháp luật là những quan điểm, tư tưởng, học thuyết phản ánh đời sống pháp luật một cách sâu sắc, hình thành một cách tự giác, là phản ánh bên trong mang tính chất của đời sống pháp luật ( Về vai trò của pháp luật, bản chất của pháp luật, giá trị xã hội của pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước, với chính trị, với dân chủ, tự do, công bằng...) Giữa tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật có mối quan hệ chắt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Tâm lý pháp luật tuy không phản ánh đời sống pháp luật một cách hệ thống, sâu sắc song đối với mỗi cá nhân thì nó có tác dụng rất to lớn. Lê nin đã từng nói " Thiếu cảm xúc thì con người không tìm được chân lý". Tình cảm dồi dào sẽ là " bệ đỡ'" cho hệ tư tưởng phát triển. Ngược lại, nếu nắm được lý luận thì tâm lý càng đúng đắn, cảm xúc càng phát triển, niềm tin càng vững chắc. Ngày nay, khi trình độ dân trí ngày càng cao thì sự tin tưởng của người dân phải dựa trên cơ sở tri thức, không thể dựa trên sự lý thuết một chiều, càng không thể dựa vào sự áp đặt. b/ Phân lọai ý thức pháp luật : + Căn cứ vào cấp độ và giới hạn nhận thức pháp luật có thể chia ý thức pháp luật thành : ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lý luận. - Ý thức pháp luật thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người về pháp luật được chia thành một cách trực tiếp trong hành động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa. Ý thức pháp luật thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt của đời sống pháp luật và thường xuyên chi phối cuộc sống của con người. Đó là tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý luận, lý thuyết về pháp luật. - Ý thức pháp luật có tính lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết pháp lý. Ý thức pháp luật lý luận phản ánh mối quan hệ bên trong, bản chất của pháp luật. Đây là những tiền đề quan trọng trong việc xây dựng PL cũng như thực hiện pháp luật của các cơ quan chuyên môn về luật. + Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật có thể chia thành : ý thức pháp luật xã hội, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật cá nhân. - Ý thức pháp luật xã hội là ý thức của bộ phận tiên tiến đại diện cho xã hội, chứa đựng những tư tưởng, quan điểm khoa học về những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật. Vì nó tiến bộ và có cơ sở khoa học nên ý thức pháp luật xã hội được chính thức hóa trong tòan xã hội. - Ý thức pháp luật nhóm chỉ phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tình cảm của một nhóm xã hội nhất định về pháp luật. Ý thức pháp luật nhóm có phạm vi tác động hẹp hơn so với ý thức pháp luật xã hội. - Ý thức pháp luật cá nhân phản ánh những quan điểm, tư tưởng, tâm lý, tình cảm, thái độ của mỗi người đối với pháp luật. Trình độ ý thức pháp luật cá nhân thường thấp hơn ý thức pháp luật xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật để đưa ý thức pháp luật cá nhân lên ngang tầm ý thức pháp luật xã hội. 3/ Nâng cao ý thức pháp luật : Mặc dù trong truyền thống văn hóa của Việt nam ở một số thời kỳ đã chứa đựng yếu tố pháp luật khá rõ nét song nhìn chung, pháp luật chưa phải là yếu tố chi phối tòan diện, chủ đạo trong các quan hệ xã hội ở nước ta. Người dân ít chuẩn bị tâm thế để sống và làm việc theo pháp luật, chỉ khi có việc mới quan tâm. Ngay cả cơ quan Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 17 / 49
  20. Pháp luật đại cương Áp dụng cho hệ Trung cấp và Cao đẳng nhà nước nhiều khi cũng xử sự theo cảm tính. Do vậy việc nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta đang trở thành nhu cầu cấp thiết. Để tiếp nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội thì cần phải xây dựng hệ thống pháp luật hòan chỉnh phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội để tạo ra một đời sống pháp luật lành mạnh. Hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau : - Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức trong đó việc đưa pháp luật vào nhà trường ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo là giải pháp có tính chiến lược. - Nâng cao chất lượng họat động của các cơ quan thực thi pháp luật như tóa án, viện kiểm sát, công an, các cơ quan hành chính nhà nước. - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong mọi lĩnh vực của đời sống XH. - Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý xã hội thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp, các họat động giám sát, phản biện xã hội đối với việc xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật của nhà nước. - Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân. II/ Pháp chế xã hội chủ nghĩa . 1/ Khái niệm pháp chế XHCN : Pháp chế XHCN là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội trong đó Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân; các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; các thành viên của các tổ chức và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác; mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật. 2/ Nguyên tắc cơ bản của pháp chế XHCN : a/ Nguyên tắc đảm bảo tính tối cao của hiến pháp và luật. Hiến pháp và luật là các văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật. Chúng được xây dựng và thông qua theo một quy trình đặc biệt bởi Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất đồng thới cũng là cơ quan đại diện cho tòan thể nhân dân. Tuy nhiên Hiến pháp và luật không thể cụ thể hóa đượpc hết các quy tắc xử sự trong xã hội nên khi thực hiện chúng thường phải ban hành các văn bản pháp luật khác. Nguyên tắc đặt ra là khi ban hành các văn bản dưới luật không được trái hiến pháp và luật. b/ Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên quy mô tòan quốc. Cơ sở của tính thống nhất của pháp chế XHCN chính là sự thống nhất nội tại cao của hệ thống pháp luật XHCN. Tính thống nhất của pháp chế XHCN là sự thống nhất cả ở việc lập pháp, cả ở việc đưa pháp luật vào cuộc sống cũng như việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật. Sự thống nhất này có tính tòan quốc, tránh sự cục bộ, bản vị, địa phương. Đó là sự thống nhất theo chiều dọc từ trung ương đến địa phương, thống nhất theo chiều ngang giữa các địa phương với nhau c/ Nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi người không có ngọai lệ. Xây dựng và hòan thiện pháp chế XHCN đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội đều bình đẳng trước pháp luật. Sự bình đẳng ở đây là bình đẳng cả việc thực hiện các quyền, bình đẳng cả trong thực hiện nghĩa vụ. Thực hiện nguyên tắc này không những Trường Cao Đẳng Công Nghiêp Cao Su 18 / 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2