Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
lượt xem 3
download
Với “Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề cương!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
- ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI HKII 2022 - 2023 Câu 1: Công nghiệp nước ta hiện nay A. chỉ xuất khẩu. B. có nhiều ngành. C. rất hiện đại. D. phân bố đồng đều. Câu 2: Cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay A. tương đối đa dạng. B. chỉ có chế biến. C. chỉ có khai khoáng. D. có ít ngành. Câu 3: Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp? A. Thay đổi mẫu mã, hình thức. B. Nâng cao chất lượng. C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Tăng năng suất lao động. Câu 4: Các trung tâm công nghiệp nước ta hiện nay A. có cơ cấu ngành hiện đại. B. chủ yếu có quy mô lớn. C. phân bố không đồng đều. D. tập trung ở miền núi. Câu 5: Cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay A. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. số lượng ngành còn kém đa dạng. C. ưu tiên các sản phẩm cạnh tranh thấp. D. nổi lên một số ngành trọng điểm. Câu 6: Cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay A. phân bố khá đồng đều. B. tỉ trọng giảm dần. C. sản phẩm ít đa dạng. D. chuyển dịch rõ rệt. Câu 7: Khu vực nào sau đây ở nước ta có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất? A. Dọc Duyên hải miền Trung. B. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 8: Ngành công nghiệp dầu khí nước ta hiện nay A. đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. B. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. C. cơ sở vật chất kỹ thuật chưa tiến bộ. D. tập trung ở thềm lục địa phía Bắc. Câu 9: Chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở nước ta hiện nay A. chủ yếu dựa vào đồng cỏ tự nhiên. B. chủ yếu lấy sức kéo cho nông nghiệp. C. Đàn bò có xu hướng giảm mạnh. D. tăng cường chăn nuôi dê, cừu lấy sữa. Câu 10: Sản xuất cây công nghiệp nước ta hiện nay A. chỉ phục vụ nhu cầu trong nước. B. phân bố đồng đều khắp cả nước. C. có nhiều nông sản xuất khẩu. D. tập trung chủ yếu ở đồng bằng. Câu 11: Sản xuất lúa gạo ở nước ta hiện nay A. phân bố rất đồng đều giữa các vùng. B. đã có được sản phẩm để xuất khẩu. C. hoàn toàn theo hình thức trang trại. D. chỉ dùng cho công nghiệp chế biến. Câu 12: Cây công nghiệp ở nước ta hiện nay A. chỉ phân bố tập trung ở vùng núi. B. được trồng theo hướng tập trung. C. chủ yếu là có nguồn gốc cận nhiệt. D. có cơ cấu cây trồng chưa đa dạng. Câu 13: Ngành trồng lúa của nước ta hiện nay A. đóng vai trò lớn nhất về lương thực. B. đã tự động hoá hoàn toàn các khâu. C. có diện tích ngày càng tăng rất lớn. D. hầu hết chỉ tập trung cho xuất khẩu. Câu 14: Sản xuất lúa gạo ở nước ta hiện nay A. hoàn toàn theo hình thức gia đình. B. chỉ tập trung ở khu vực đồng bằng. C. phát triển theo xu hướng hàng hóa. D. chỉ phục vụ nhu cầu ở trong nước. Câu 15: Chăn nuôi của nước ta hiện nay A. đã đem lại hiệu quả sản xuất rất cao. B. hoàn toàn dùng thức ăn từ tự nhiên. C. tạo ra được các sản phẩm hàng hóa. D. chỉ phát triển ở khu vực đồng bằng. Câu 16: Chăn nuôi gia cầm ở nước ta A. tăng liên tục về số lượng vật nuôi. B. phát triển rất mạnh ở các vùng núi.
- C. còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. D. cung cấp sản lượng thịt lớn nhất. Câu 17: Lao động nước ta hiện nay A. làm nhiều nghề, số lượng nhỏ. B. có số lượng đông, tăng nhanh. C. có tác phong công nghiệp cao. D. tập trung chủ yếu ở thành thị. Câu 18: Lao động nước ta hiện nay A. có số lượng đông, tăng chậm. B. hầu hết đều hoạt động dịch vụ. C. tập trung chủ yếu ở nông thôn. D. tăng rất nhanh, có trình độ cao. Câu 19: Lao động nông thôn nước ta hiện nay A. có qui mô đông và tỉ lệ đang tăng. B. có ít kinh nghiệm trong nông nghiệp. C. thiếu việc làm cao, tỉ lệ đang giảm. D. rất đông, có tỉ lệ thất nghiệp rất lớn. Câu 20: Nguồn lao động của nước ta hiện nay A. chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. B. đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề đủ. C. nguồn lao động đông và xu hướng giảm. D. lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo. Câu 21: Biểu hiện nào sau đây cho thấy trình độ đô thị hoá ở nước ta còn thấp? A. Cả nước chỉ có 2 đô thị loại đặc biệt. B. Không có 1 đô thị nào có trên 10 triệu dân. C. Dân thành thị mới chỉ chiểm có khoảng 30% dân số. D. Quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng. Câu 22: Đô thị nước ta hiện nay A. có cơ sở hạ tầng rất hoàn thiện. B. có khả năng thu hút vốn đầu tư. C. có tỉ lệ thiếu việc làm rất cao. D. tập trung đa số dân cư cả nước. Câu 23: Các thành phố ở nước ta hiện nay A. có tỉ lệ dân cư ngày càng tăng. B. không còn người thất nghiệp. C. có môi trường luôn sạch đẹp. D. hình thành các dải siêu đô thị. Câu 24: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do A. kết quả của việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị. B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn. C. sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và quy hoạch, mở rộng đô thị. D. cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao so với khu vực và thế giới. Câu 25: Trongcácloạihình vậntải ởnướcta, giao thông vậntảiđường hàng không có A. chiếmưuthếvềhàng hóavận chuyển. B. phát triển khôngổnđịnh nhất. C. tốcđộtăngtrưởng nhanh nhất. D. trìnhđộ kĩ thuậtvàcông nghệ hiện đại. Câu 26: Ngành thông tin liên lạc nước ta hiện nay A. phát triển chậm, mạng lưới viễn thông chưa hội nhập với thế giới. B. Internet cùng với các mạng xã hội được người dân sử dụng rộng rãi. C. ngành viễn thông chưa đón đầu được những thành tựu kĩ thuật hiện đại. D. chưa có các vệ tinh viễn thông địa tĩnh và hệ thống cáp quang biển. Câu 27: Hoạt động giao thông vận tải biển của nước ta hiện nay A. khối lượng vận chuyển hành khách lớn hơn đường bộ. B. đang đầu tư để nâng cao hơn nữa năng lực của các cảng. C. đã hình thànhnhiều tuyến vận tải quốc tế tại các hải đảo. D. đang xây dựng cảng nước sâu ở tất cả các tỉnh ven biển. Câu 28: Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác ngành giao thông vận tải đường bộ nước ta là A. khí hậu và thời tiết thất thường. B. phần lớn lãnh thổ có địa hình đồi núi. C. mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. thiếu vốn và cán bộ kỹ thuật cao. Câu 29: Hoạtđộngxuất khẩucủanướctangàycàngphát triểnchủyếudo A. hội nhậpquốctếsâurộng,phát triểnsảnxuất hànghóa.
- B. tăngcườngquản lí nhànước,mởrộngthêm thị trường. C. đadạnghóasảnxuất,hìnhthànhcácngành mũi nhọn. D. khai tháchiệuquảthếmạnh,nângcaonguồnthunhập. Câu 30: Xuất khẩu của nước ta hiện nay tăng trưởng mạnh chủ yếu do A. mở rộng giao thương, liên kết các nước. B. đổi mới sản xuất, có nhiều thành phần. C. phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế sâu. D. tăng cường đầu tư, tạo nhiều hàng hóa. Câu 31: Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu do A. đô thị hóa phát triển, hội nhập toàn cầu rộng. B. liên doanh với các nước, thị trường mở rộng. C. các ngành sản xuất phát triển, mức sống tăng. D. hiện đại hóa, công nghiệp hóa được thúc đẩy. Câu 32: Cán cân ngoại thương của nước ta trong những năm gần đây xuất siêu chủ yếu do A. thu hút vốn đầu tư, có năng lực sản xuất tốt, xuất khẩu tăng nhanh. B. nhu cầu nhập khẩu giảm, thị trường mở rộng, giao thông cải thiện. C. chống dịch Covid-19 tốt, nhu cầu nhập khẩu giảm, vốn đầu tư tăng. D. thị trường nhập khẩu thu hẹp, xuất khẩu tăng, giao thông cải thiện. Câu 33:Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nông nghiệp chuyên canh ở Tây Nguyên là A. tăng nguồn thu nhập, phát triển hàng hóa. B. đa dạng nông sản, tăng cường xuất khẩu. C. bảo vệ đất, tạo phương thức sản xuất mới. D. phát huy thế mạnh, gắn liền với chế biến. Câu 34: Biện pháp chủ yếu để tăng diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là A. khai thác hợp lí, phòng chống cháy rừng. B. đẩy mạnh khoanh nuôi, trồng rừng mới. C. giao đất, giao rừng cho dân, bảo vệ rừng. D. ngăn chặn nạn phá rừng, đốt cây làm rẫy. Câu 35: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo sản phẩm hàng hóa. B. tạo ra mô hình sản xuất mới, giải quyết việc làm. C. hạn chế nạn du canh, góp phần phân bố lại dân cư. D. nâng cao trình độ của lao động, bảo vệ môi trường. Câu 36: Ý nghĩa chủ yếu của việc khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên là A. phát huy thế mạnh, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. B. cung cấp năng lượng, nâng cao đời sống cho nhân dân. C. tạo động lực phát triển kinh tế, sử dụng tốt tài nguyên. D. điều tiết dòng chảy sông, phát triển nuôi trồng thủy sản. Câu 37: Công nghiệp chế biến ở Tây Nguyên đang được đẩy mạnh phát triển chủ yếu nhờ A. nền nông nghiệp hàng hóa của vùng đang phát triển đi lên. B. việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường. C. điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên dồi dào. D. việc nâng cao chất lượng lao động từ các vùng khác đến đây. Câu 38: Việc phát triển cơ sở năng lượng của Tây Nguyên nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Thúc đẩy và tạo ra giai đoạn mới trong quá trình công nghiệp hóa. B. Phát triển hàng hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân. C. Khai thác lợi thế về thủy năng, tạo điều kiện khai thác khoángsản. D. Mở rộng các cơ sở công nghiệp chế biến các nông sản chính chovùng. Câu 39. Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng chủ yếu là do A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài. B. án ngữ một vùng cao nguyên, lại tiếp giáp với hai nước bạn. C. có các trục đường huyết mạch nối với các cửa khẩu và vùng. D. địa hình cao, có quan hệ chặt chẽ với vùng ven biển Trung Bộ. Câu 40: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là A. khai thác sự đa dạng tự nhiên, bảo vệ môi trường. B. đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế. C. nâng cao trình độ lao động, tạo ra tập quán mới.
- D. góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra việc làm. Câu 41. Ý nghĩa chủ yếu của phát triển giao thông đường bộ ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. gắn với khu công nghiệp, phục vụ xuất khẩu. B. tạo cơ sở phân bố dân cư, hình thành đô thị. C. nâng cao năng lực vận tải, phát triển kinh tế. D. nối liền với các nước, đẩy mạnh giao thương. Câu 42: Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng các tuyến đường ngang ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. phát triển kinh tế các huyện phía tây, nâng cao đời sống nhân dân. B. mở rộng vùng hậu phương cảng, tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng. C. xây dựng nhiều khu kinh tế cửa khẩu, thu hút khách du lịch quốc tế. D. hình thành thêm mạng lưới đồ thị mới, phân bố lại dân cư các vùng. Câu 43: Ý nghĩa chủ yếu của các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. B. góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành. C. tạo việc làm, thay đổi bộ mặt vùng ven biển. D. tăng vận chuyển, tiền đề tạo khu công nghiệp. Câu 44: Các khu kinh tế ven biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển do tác động chủ yếu của A. đổi mới chính sách, thu hút nhiều đầu tư. B. cơ sở hạ tầng nâng cấp, vị trí khá tiện lợi. C. nguồn lao động đông, thị trường khá lớn. D. tài nguyên đa dạng, giao thông mở rộng. Câu 45: Thế mạnh tự nhiên thuận lợi nhất trong việc phát triển ngành đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. bờ biển dài, nhiều ngư trường, bãi tôm, bãi cá. B. ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc. C. bờ biển có nhiều khả năng xây dựng cảng cá. D. ngoài khơi có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Câu 46: Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và sự phân công lao động mới. B. tạo điều kiện cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. C. đẩy mạnh giao lưu kinh tế xã hội với các vùng khác trong cả nước. D. khắc phục những yếu kém về cơ sở hạ tầng và thu hút vốn đầu tư. Câu 47: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết việc làm. B. tạo ra các nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. C. góp phần phát triển công nghiệp và phân hóa lãnh thổ. D. thu hút các nguồn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 48: Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng các tuyến đường ngang ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. phát triển kinh tế các huyện phía tây, nâng cao đời sống nhân dân. B. mở rộng vùng hậu phương cảng, tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng. C. xây dựng nhiều khu kinh tế cửa khẩu, thu hút khách du lịch quốc tế. D. hình thành thêm mạng lưới đồ thị mới, phân bố lại dân cư các vùng. Câu 49: Hướng chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là A. thúc đẩy kinh tế trang trại, mở rộng cây ăn quả. B. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng cường vụ đông. C. thúc đẩy sản xuất hàng hóa, sử dụng đất hợp lí. D. đa dạng hóa nông sản, tăng cường cây rau màu. Câu 50: Hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là A. phát triển các sản phẩm cao cấp, tăng cường đầu tư theo chiều sâu. B. thu hút mạnh vốn đầu tư, xây dựng thêm các khu công nghệ cao. C. tập trung đào tạo đội ngũ quản lí, quy hoạch các thành phố vệ tinh.
- D. khai thác hiệu quả nguồn lực, phát triển công nghiệp trọng điểm. Câu 51: Hướng chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là A. thúc đẩy công nghiệp hóa, sử dụng công nghệ tiên tiến. B. hiện đại hóa công nghiệp chế biến, nâng cấp cơ sở hạ tầng. C. khai thác tốt các thế mạnh tự nhiên, mở rộng thị trường. D. hiện đại hóa công nghiệp, sử dụng hiệu quả các thế mạnh. Câu 52: Hướng chủ yếu trong phát triển ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là A. khai thác thế mạnh du lịch, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh. B. thực hiện chuyển giao công nghệ, tăng cường mối liên kết kinh tế. C. tích cực đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật. D. nâng cao hơn nữa trình độlao động, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá. Câu 53: Thế mạnh chủ yếu để phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao ở Đồng bằng sông Hồng là A. cơ sở hạ tầng rất hiện đại, nhiều đầu mối giao thônglớn. B. cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, gần các vùng giàu tài nguyên. C. lao động nhiều kinh nghiệm, tập trung chủ yếu ở đôthị. D. lao động có trình độ, thu hút nhiều đầu tư nướcngoài. Câu 54: Thế mạnh chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là A. vị trí thuận lợi, bằng phẳng, nước mặt nhiều. B. cơ sở hạ tầng phát triển, nhiều đô thị, dân đông. C. lịch sử khai thác lâu đời, dân đông, khoáng sản. D. lao động đông, chất lượng, gần nơi nguyên liệu. Câu 55: Thế mạnh chủ yếu để phát triển du lịch ở Đồng bằng Sông Hồng là A. nhiều tài nguyên du lịch, mức sống dân cư tăng, cơ sở hạ tầng tốt. B. lao động có trình độ, giao thông đồng bộ, tài nguyên phong phú. C. địa hình đa dạng, khí hậu phân hóa theo mùa, nhiều di tích, lễ hội. D. vị trí thuận lợi, dân đông, nhiều đô thị, kinh tế phát triển. Câu 56: Thế mạnh chủ yếu để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Đồng Bằng Sông Hồng là A. Nguyên liệu đôi dào, truyền thống sản xuất, thị trường lớn B. Nhiều nguyên liệu, lao động đông đảo, sản xuất thâm canh C. Vị trí thuận lợi, chất lượng sống tăng, sản phẩm phong phú D. Dân đông, sản phẩm đa dạng, hoạt động dịch vụ phát triển. Câu 57: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành vùng tập trung chăn nuôi gia súc lớn ở Bắc Trung Bộ là A. sử dụng hợp lí tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường. B. giải quyết việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. C. khai thác tốt hơn thế mạnh, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa. D. chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tăng hiệu quả của đầu tư. Câu 58: Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng các cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ là A. thúc đẩy phát triển kinh tế hậu phương cảng, hình thành mạng lưới đô thị. B. tăng cường thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển. C. thúc đẩy phát triển nền kinh tế mở, hình thành các khu kinh tế ven biển. D. tăng cường thu hút khách du lịch, nâng cao năng lực vận tải hàng hóa. Câu 59: Ý nghĩa chủ yếu của việc thu hút đầu tư trong phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là A. Khai thác hiệu quả nguồn lực, nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất. B. chuyển dịch cơ cấu ngành, hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung. C. hoàn thiện cơ sở vật chất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. D. mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho nhiều sản phẩm. Câu 60: Tỉnh trọng điểm về nghề cá của Bắc Trung Bộ là A. Nghệ An. B. Thanh Hóa. C. Quảng Bình. D. Hà Tĩnh. Câu 61: Hầu hết các nhà máy thủy điện ở Bắc Trung Bộ có công suất nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do A. sông nhỏ, quanh năm ít nước. B. phần lớn các sông nhỏ, ngắn.
- C. thiếu nguồn vốn đầu tư. D. nhu cầu tiêu thụ điện ít. Câu 62: Các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ có nhiều thuận lợi cho trồng A. hồ tiêu, lạc. B. mía, thuốc lá. C. cao su, điều. D. cà phê, dừa. Câu 63: Trong việc phát triển lâm nghiệp của Bắc Trung Bộ, cần đặc biệt chú ý bảo vệ diện tích rừng phòng hộ vì A. hiệu quả kinh tế của rừng phòng hộ rất cao. B. cung cấp nhiều loại dược liệu quí. C. tạo được nhiều việc làm cho người dân. D. địa hình dốc, thường xuyên có thiên tai. Câu 64: Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành du lịch ở Trung du miền núi Bắc Bộ là A. tài nguyên du lịch, sản phẩm và văn hóa đa dạng. B. dân số đông, nhiều tỉnh/ thành, giao thông thuận tiện. C. diện tích lớn nhất cả nước, cơ sở hạ tầng hiện đại. D. thị trường lớn, vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế mở. Câu 65: Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi nước ta là A. chăn nuôi gia súc lớn và cây lương thực. B. cây lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ. C. cây lâu năm và chăn nuôi gia cầm. D. cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. Câu 66: Phát biểu nào sau đây đúng về tài nguyên khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Nghèo về tài nguyên khoáng sản. B. Giàu khoáng sản bậc nhất nước ta. C. Chủ yếu là khoáng sản phi kim loại. D. Khoáng sản có trữ lượng ít. Câu 67: Phát biểu nào sau đây đúng về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta. B. Có nhiều vịnh biển sâu, đầm phá rộng. C. Có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao. D. Nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn. Câu 68: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản chủ yếu là do A. khí hậu phân hóa đa dạng, đất feralit rộng lớn. B. đất đai có sự phân hóa, giao thông phát triển. C. thị trường tiêu thụ rộng, cơ sở vật chất đảm bảo. D. cơ sở chế biến phát triển, lao động có kinh nghiệm. Câu 69: Trâu được nuôi nhiều hơn bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do A. thịt trâu tiêu thụ tốt hơn trên địa bàn của vùng. B. trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt. C. nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn. D. trâu dễ thuần dưỡng và đảm bảo sức kéo tốt hơn. Câu 70: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng. B. cơ sở thức ăn cho phát triển chăn nuôi còn rất hạn chế. C. trình độ chăn nuôi thấp, công nghiệp chế biến hạn chế. D. công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến thị trường. Câu 71: Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả là A. địa hình nhiều đồi núi và có nhiều cao nguyên lớn. B. đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn. C. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống. D. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối. Câu 72: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Hình thành các khu công nghiệp lớn. B. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. C. Có nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời. D. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. Câu 73: Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta đang dịch chuyển theo hướng nào sau đây? A. Có nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời. B. Giảm tỉ trọng của công nghiệp khai thác. C. Tăng tỉ trọng của công nghiệp chế biến. D. Hình thành các vùng chuyên canh lớn. Câu 74: Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do A. có số lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước. B. chi phối hoạt động của tất cả các ngành kinh tế.
- C. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. D. nắm giữ các ngành kinh tế then chốt của quốc gia. Câu 75: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta chuyển biến rõ rệt chủ yếu do A. chuyển sang nền kinh tế thị trường. B. lao động dồi dào và tăng hàng năm. C. tăng trưởng kinh tế gần đây nhanh. D. thúc đẩy sự phát triển công nghiệp. Câu 76: Ti lệ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của A. việc tăng trưởng dịch vụ. B. sự phát triển nền kinh tế. C. cơ cấu kinh tế đa dạng. D. sự mở rộng nông nghiệp. Câu 77: Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta? A. Mở rộng thị trường, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi. B. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, cây công nghiệp lâu năm. C. Phát triển công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng trồng trọt. D. Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và thâm canh. Câu 78: Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. B. Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu. C. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. D. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu. Câu 79: Vì sao tỉ trọng giá trị ngành thủy sản có xu hướng tăng trong cơ cấu khu vực I? A. Nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng. B. Trang thiết bị cho ngành thủy sản ngày càng hiện đại. C. Giá trị xuất khẩu cao hơn các sản phẩm nông nghiệp. D. Nhu cầu của thị trường tiêu thụ ngày lớn, tăng nhanh. Câu 80: Cao su và cà phê được trồng ở Tây Bắc Bộ chủ yếu là do A. có đất feralit trên đá vôi màu mỡ. B. các giống cây đã được thuần hóa. C. gió mùa Đông Bắc giảm tác động. D. tạo ra môi trường nhân tạo phù hợp. Câu 81: Vùng Tây Nguyên và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp A. thủy điện. B. khai khoáng. C. chế biến lâm sản. D. vật liệu xây dựng. Câu 82: Phát triển chăn nuôi lợn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ dựa trên cơ sở chủ yếu nào sau đây? A. Dịch vụ thú y đã ngăn chặn được nhiều dịch bệnh. B. Cơ sở thức ăn dần đảm bảo và ngày càng đa dạng. C. Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư và mở rộng. D. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong vùng tăng mạnh. Câu 83: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản chủ yếu là do A. khí hậu phân hóa đa dạng, đất feralit rộng lớn. B. đất đai có sự phân hóa, giao thông phát triển. C. thị trường tiêu thụ rộng, cơ sở vật chất đảm bảo. D. cơ sở chế biến phát triển, lao động có kinh nghiệm. Câu 84: Trung du và miền núi Bắc Bộ có A. các bãi triều rộng. B. mật độ dân số rất cao. C. nhiều nông sản ôn đới. D. trữ lượng dầu khí lớn. Câu 85: Việc đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cần đặc biệt quan tâm tới A. tránh gây ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tìm kiếm mở rộng thị trường. C. phát huy kinh nghiệm của ngư dân, đầu tư trang thiết bị mới. D. đầu tư trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh công nghiệp chế biến. Câu 86: Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú. B. vùng đồi rộng, có đồng bằng giữa núi. C. đất feralit rộng, có các cao nguyên lớn. D. có nhiều sông suối, nguồn nước dồi dào. Câu 87: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Phần lớn là đất feralit, ngoài ra còn có đất phù sa cổ. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh. C. Phần lớn diện tích của vùng là đất đỏ badan, đất xám.
- D. Địa hình Tây Bắc hiểm trở, Đông Bắc là đồi núi thấp. Câu 88: Thuận lợi chủ yếu đối với thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. địa hình ở các vùng khác nhau. B. nhiều sông suối có độ dốc lớn. C. có các cao nguyên, sơn nguyên. D. vùng núi rộng, có các núi cao. Câu 89: Sản xuất nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm chủ yếu do A. có nhiều đất trồng khác nhau. B. điều kiện sinh thái phong phú. C. khí hậu phân hóa theo độ cao. D. nhu cầu thị trường phong phú. Câu 90: Nguồn nước tưới chủ yếu cho cây cà phê ở Tây Nguyên vào mùa khô hiện nay là A. hồ thủy điện. B. sông, suối. C. nước ngầm. D. hồ thủy lợi. Câu 91: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là A. điều kiện đất đai và khí hậu. B. trình độ thâm canh, lao động. C. truyền thống sản xuất, lao động. D. điều kiện địa hình và khí hậu. Câu 92: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất cây công nghiệp và góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên ở vùng Tây Nguyên? A. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến. B. Trao đổi với vùng khác để bổ sung lương thực, ổn định diện tích cây trồng. C. Đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong trồng và chế biến cây công nghiệp. D. Nhà nước trợ giá, thu mua và tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp cho nhân dân. Câu 93: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên? A. Thực hiện chính sách giao đất và giao rừng. B. Mở rộng thị trường, thủy lợi và công nghiệp chế biến. C. Đảm bảo lương thực ở các vùng chuyên canh. D. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp cận nhiệt đới. Câu 94: Vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản ở Tây Nguyên hiện nay là A. khai thác thật hợp lí đi đôi với trồng mới rừng. B. tăng cường giao đất, giao rừng cho người dân. C. đẩy mạnh chế biến, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. D. tích cực ngăn chặn nạn chặt phá rừng tự nhiên. Câu 95: Khó khăn tự nhiên nào sau đây là lớn nhất trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên? A. Đất bị xói mòn ngày càng mạnh. B. Địa hình phân hóa khá đa dạng. C. Suy giảm nhanh diện tích rừng. D. Thiếu nước vào thời kì mùa khô. Câu 96: Một trong những vấn đề lớn đối với việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là A. công tác trồng rừng gặp nhiều khó khăn. B. tình trạng rừng bị phá, bị cháy phổ biến. C. diện tích đất rừng ngày càng bị thu hẹp. D. các vườn quốc gia bị khai thác bừa bãi. Câu 97: Biện pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là A. thay đổi cơ cấu giống cây trồng. B. phát triển mạnh kinh tế trang trại. C. công nghiệp chế biến gắn với các vùng chuyên canh. D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại địa phương. Câu 98: Vấn đề cần quan tâm nhất khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. không làm thu hẹp diện tích rừng hiện có. B. xây dựng mạng lưới giao thông vận tải. C. tăng cường hợp tác với nước ngoài. D. đầu tư mở rộng các nhà máy chế biến. Câu 99: Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. thị trường tiêu thụ. B. tập quán sản xuất. C. khoa học - kỹ thuật. D. lực lượng lao động. Câu 100: Giải pháp chủ yếu nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong sản xuất cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là gì? A. Xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông. B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại. C. Thu hút ngồn lao động từ các vùng khác. D. Đẩy mạnh công nghệ chế biến sản phẩm. Câu 101: Đẩy mạnh phát triển nghề cá tác động như thế nào tới vấn đề xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. Bổ sung nguồn thực phẩm có giá trị cao. C. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống. D. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Câu 102: Khu công nghiệp tập trung phát triển nhanh ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong thời gian gần đây, chủ yếu là do A. hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ. B. đảm bảo được nguồn nguyên liệu. C. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. D. cơ sở năng lượng đã được đáp ứng. Câu 103: Tác dụng chủ yếu của việc thu hút đầu tư nước ngoài ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. tạo điều kiện để nâng cao vị thế của vùng so với cả nước. B. tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. C. giải quyết vấn đề hạn chế nguồn tài nguyên, năng lượng. D. thúc đẩy hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất. Câu 104: Thế mạnh về tự nhiên nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ ? A. Nhiều vụng biển, đầm phá, bãi triều. B. Bờ biển dài, có nhiều ngư trường lớn. C. Ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. D. Bờ biển có nhiều vịnh để xây dựng cảng cá lớn. Câu 105: Hoạt độngkhai thácthủysản ở Duyên hảiNam Trung Bộ có điều kiện phát triển hơn so với vùng Bắc Trung bộ làdo A. hệthốngsôngngòi dàyđặc. B. ít chịu tác động của thiên tai. C. có nhiều ngư trườnglớn. D. lao động có trình độ cao. Câu 106: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện xây dựng các cảng nước sâu do A. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ. B. có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu. C. có nhiều vũng vịnh, đầm phá rộng. D. có nền kinh tế phát triển rất nhanh. Câu 107: Nguyên nhân chủ yếu làm cho miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ là A. chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam và Tín phong Bắc bán cầu. B. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vị trí gần xích đạo. C. tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. D. trong năm có hai lần Mặt Trởi lên thiên đỉnh, địa hình đồi núi thấp. Câu 108: Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất đối với ngành thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. đầu tư phương tiện và tập trung đánh bắt. B. khai thác hợp lí và bảo vệ các nguồn lợi. C. phát triển nuôi trồng, đẩy mạnh chế biến. D. đào tạo lao động và đẩy mạnh xuất khẩu. Câu 109: Vịnh Vân Phong thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được quy hoạch thành cảng trung chuyển lớn nhất nước ta dựa trên cơ sở chủ yếu nào sau đây? A. Vịnh biển sâu, rộng và kín gió, gần các tuyến hàng hải quốc tế. B. Gần các tuyến hàng hải quốc tế, có cơ sở hạ tầng tương đối tốt. C. Cơ sở hạ tầng tương đối tốt, cửa ngõ ra biển của các nước láng giềng. D. Cửa ngõ ra biển của các nước láng giềng, vịnh biển sâu rộng, kín gió. Câu 110: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện xây dựng cảng nước sâu là do A. có ít đảo ven bờ. B. có nhiều vịnh, vụng, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi. C. đường bờ biển dài. D. có kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu vận tải lớn. Câu 111: Hạn chế lớn nhất đối với phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là A. tài nguyên khoáng sản kém phong phú. B. cơ sở vật chất - kĩ thuật chưa đồng bộ. C. thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế. D. chất lượng nguồn lao động còn hạn chế. Câu 112: Thế mạnh nào sau đây có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế Đồng bằng sông Hồng? A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn và đất màu mỡ. B. Tài nguyên khoáng sản phong phú. C. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. D. Lao động đông, có kinh nghiệm và có trình độ.
- Câu 113: Nguyên nhân chủ yếu làm cho đồng bằng sông Hồng chịu lụt úng nghiêm trọng hơn so với đồng bằng sông Cửu Long là A. địa hình thấp, nhiều phụ lưu cung cấp nước. B. mật độ xây dựng cao, lũ tập trung theo mùa. C. lũ tập trung theo mùa, hệ thống đê bao bọc. D. địa hình thấp, thủy triền lấn sâu vào đất liền. Câu 114: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào? A. Phát huy các tiềm năng có sẵn; giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. B. Đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa; giải quyết vấn đề việc làm. C. Tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường. D. Phát triển nhanh đô thị hóa; giải quyết vấn đề về tài nguyên, môi trường. Câu 115: Đồng bằng sông Hồng không có thế mạnh nổi bật về A. trồng rau vụ đông. B. phát triển thủy điện. C. chăn nuôi gia cầm. D. trồng cây lương thực. Câu 116: Việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng được thực hiện trên cơ sở chủ yếu nào sau đây? A. Đảm bảo sự phát triển bền vững. B. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, khai thác hết tự nhiên. C. Hiện đại hóa công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp hàng hóa. D. Phát huy tốt nguồn lực của vùng. Câu 117: Vì sao trong định hướng phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng lại chú trọng đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm? A. Thu hút vốn đầu tư cả trong nước và ngoài nước. B. Tận dụng thế mạnh về thủy điện, khoáng sản và lâm sản. C. Khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. D. Khai thác có hiệu quả thế mạnh về tự nhiên và con người. Câu 118: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là A. diện tích đất trồng lúa bị bạc màu, đang bị thu hẹp. B. phần lớn diện tích không được bồi tụ phù sa hàng năm. C. đất đai nhiều nơi bị hoang hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn. D. diện tích liên tục bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích. Câu 119: Ý nghĩa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồnglà A. tạo thêm nhiều mặt hàng và giải quyết được việc làm. B. góp phần hiện đại hoá sản xuất và bảo vệ môi trường. C. hình thành ngành trọng điểm và ngành dịch vụ mới. D. phát huy thế mạnh và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Câu 120: Vấn đề dân số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng vì A. là thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn. B. đáp ứng lao động cho nền nông nghiệp. C. tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. D. đời sống nhân dân chậm được cải thiện. Câu 121: Vấn đề quan trọng cần chú ý trong việt phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là A. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản. B. khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. C. hạn chế nuôi trồng thủy sản để bảo vệ môi trường biển. D. hạn chế khai thác ven bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. Câu 122: Việc hình thành cơ cấu nông - lâm - thủy sản ở Bắc Trung Bộ không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Hỗ trợ các ngành khác cùng phát triển. B. Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. C. Khai thác thế mạnh ở mỗi bậc địa hình. D. Đa dạng hóa cơ cấu các ngành kinh tế. Câu 123: Việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây? A. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng. B. Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. C. Giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế du canh du cư. D. Hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả tiềm năng. Câu 124: Hạn chế cơ bản trong phát triển đánh bắt hải sản ở vùng Bắc Trung Bộ không phải là
- A. chịu ảnh hưởng của thiên tai. B. nguồn lợi hải sản bị suy giảm. C. không có bãi tôm, bãi cá lớn. D. diện tích mặt nước bị thu hẹp. Câu 125: Điều kiện nào sau đây là quan trọng nhất với vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp? A. Có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp. B. Có nguồn lao động với chất lượng cao nhất cả nước. C. Có cửa ngõ thông ra biển để mở rộng giao lưu, hợp tác. D. Giáp với Tây Nguyên, có nguồn nguyên liệu dồi dào. Câu 126: Việc xây dựng các cảng biển ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây? A. Tạo thuận lợi để đa dạng hàng hóa vận chuyển. B. Làm gia tăng khả năng thu hút các nguồnđầu tư. C. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển. D. Giải quyết việc làm cho người lao động tạichỗ. Câu 127: Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ? A. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. B. Phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật dịch vụ nghề cá. C. Tăng cường phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ. D. Mở rộng các cơ sở công nghiệp chế biến thuỷ sản. Câu 128: Để phát huy thế mạnh công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ, vấn đề quan trọng cần giải quyết là A. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. B. phát triển nguồn nhân lực cao. C. phát triển cơ sở hạ tầng và năng lượng. D. khai thác hiệu quả nguồn khoáng sản. Câu 129: Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là A. chống cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng. B. thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. C. đắp đê ngănlũ ven sông, đê kè ven biển. D. khai thác diện tích mặt nước nuôi trồng thủysản. Câu 130: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ là A. hạn chế suy giảm nguồn lợi, tạo ra nguyên liệu chế biến. B. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải tạo môi trường. C. tạo nhiều hàng hoá, thay đổi kinh tế nông thôn ven biển. D. phát huy các lợi thế về tự nhiên, giải quyết thêm việc làm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
9 p | 6 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
24 p | 13 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
25 p | 10 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
8 p | 12 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 16 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
6 p | 7 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
10 p | 14 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
12 p | 12 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 6
28 p | 22 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
17 p | 13 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
6 p | 7 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
9 p | 9 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Diệu
4 p | 21 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Thuận Thành số 1
22 p | 19 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
25 p | 9 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
9 p | 9 | 2
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
6 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn