intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Sinh học. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2, MÔN SINH HỌC 10 NĂM HỌC 2022-2023 I. NỘI DUNG ÔN TẬP Chủ đề 7. Thông tin ở tế bào, chu kì tế bào và phân bào Bài 12, 13, 14, 15 Bài 12 - Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào. - Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình: + Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng; + Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào; + Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động của tế bào. Bài 13,14,15 - Nêu được khái niệm chu kì tế bào. Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào. - Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào. - Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư. Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư. - Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật. - Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. - Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân. - Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn. - Thực hành làm được tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân (hành tây, hành ta, đại mạch, cây tỏi, lay ơn, khoai môn,...). - Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật (châu chấu đực, hoa hành,...). Chủ đề 8: Công nghệ tế bào Bài 16 - Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật. - Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu công nghệ tế bào động vật. Chủ đề 9: Vi sinh vật Bài 17, 18, 19, 20. Bài 17 - Nêu được khái niệm vi sinh vật, kể tên được các nhóm vi sinh vật và đại diện mỗi nhóm. - Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật. - Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. 1
  2. Bài 18 - Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. - Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. - Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật. - Giải được các bài tập liên quan đến sinh trưởng của VSV Bài 19 - Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. - Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên. Bài 20 - Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật. - Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn. - Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường...). - Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật. Làm được tập san, các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật. - Phân tích được triền vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai. - Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó. II. MỘT SỐ CÂU HỎI LUYỆN TẬP Bài 12 1. Thành phần nào của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu? A. thụ thể B. màng tế bào C. tế bào chất D. nhân tế bào 2. Đáp ứng của tế bào đích khi nhận tín hiệu có thể là: A. thay đổi hoạt tính enzyme B. thay đổi sự biểu hiện của các gene C. đóng hay mở kênh vận chuyển ion trên màng tế bào D. cả A, B và C 3. Những giải thích nào dưới đây về quá trình truyền tin bên trong tế bào là đúng? A. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào được chuyển đổi thành tín hiệu bên trong tế bào B. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào trực tiếp hoạt hóa hoặc bất hoạt một gene nào đó trong tế bào C. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào có thể mở một số kênh vận chuyển trên màng tế bào D. Tín hiệu từ bên ngoài tế bào được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tin bên trong tế bào. 4. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các phân tử tín hiệu ngoại bào ưa nước phải liên kết với một thụ thể màng để truyền tín hiệu đến một tế bào đích làm thay đổi hoạt động của nó. 2
  3. B. Để hoạt động, tất cả các phân tử tín hiệu ngoại bào phải được vận chuyển bởi các thụ thể của chúng qua màng sinh chất vào bào tương. C. Một thụ thể màng chỉ có khả năng gắn với một loại phân tử tín hiệu dẫn đến chỉ một loại đáp ứng tế bào. D. Bất kì chất lạ nào liên kết với thụ thể của một phân tử tín hiệu bình thường sẽ luôn tạo ra đáp ứng tương tự phân tử tín hiệu trên cùng loại tế bào. 5. Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có A. lipid màng liên kết với tín hiệu. B. con đường truyền tin nội bào. C. phân tử truyền tin nội bào. D. thụ thể đặc hiệu. 6. Tại sao các phân tử tín hiệu ngoại bào (như aldosterone) tan được trong lipid, xâm nhập được qua màng tế bào của mọi tế bào nhưng chỉ gây đáp ứng ở tế bào đích? A. Chỉ tế bào đích mới chứa đoạn DNA đích tương tác trực tiếp với aldosterone. B. Thụ thể nội bào đặc hiệu aldosterone chỉ có ở tế bào đích. C. Chỉ ở tế bào đích, aldosterone mới có thể hoạt hóa chuỗi phản ứng phosphoryl hóa dẫn đến hoạt hóa các gene. D. Chỉ tế bào đích chứa enzyme phân giải aldosterone. 7. Thông tin giữa các tế bào là gì? Trình bày đặc điểm các quá trình tiếp nhận, truyền tin và đáp ứng? Bài 13,14,15 1. Trong một chu kì tế bào, thời gian dài nhất là của giai đoạn nào? A. Kì cuối B. Kì giữa C. Kì đầu D. Kì trung gian 2. Trong một chu kì tế bào, kì trung gian được chia làm mấy pha? A. 1 pha B. 2 pha C. 3 pha D. 4 pha 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về chu kì tế bào? A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào. C. Trong chu kì tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể. D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau. 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Kì giữa là kì dài nhất trong các kì của nguyên phân B. Ở kì giữa của giảm phân I, mỗi nhiễm sắc thể kép chỉ đính vi ống ở một phía của tâm động. C. Các nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo) tại kì giữa của giảm phân I. D. Trong giảm phân, sau mỗi lần phân bào, nhiễm sắc thể đều phải nhân đôi 3
  4. 5. Hình bên mô tả một tế bào đang ở kì nào của giảm phân? A. Kì đầu I. B. Kì giữa I. C. Kì sau I. D. Kì sau II. 6. Có các nhận định sau về giảm phân và nguyên phân (1). Nguyên phân và giảm phân cùng xảy ra ở nhóm tế bào sinh tinh (tế bào sinh dục chín chuẩn bị bước vào quá trình tạo tinh trùng) (2). Nguyên phân có một lần phân bào, một lần nhân đôi nhiễm sắc thể. Giảm phân có hai lần phân bào và một lần nhân đôi nhiễm sắc thể. (3). Nguyên phân tạo ra tế bào mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội(n) còn giảm phân tạo ra các tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội(2n). (4). Giảm phân có kì trung gian giống với kì trung gian của nguyên phân (5). Kì giữa của giảm phân I và II với nguyên phân là giống nhau, các nhiễm sắc thể cùng co xoắn cực đại và có hình thái đặc trưng cho loài, xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo. (6). Kì giữa của giảm phân II và nguyên phân là giống nhau, các NST cùng co xoắn cực đại và xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo Số nhận định không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 7. Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST trong giảm phân là A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào. B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền. C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học. D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST. 8. Chu kì tế bào là gì? Chu kì tế bào gồm những giai đoạn, pha nào. Nêu những diễn biến cơ bản của các kì và các pha trong chu kì tế bào? 9. Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 48 NST. Xác định số lượng nhiễm sắc thể kép, nhiễm sắc thể đơn, chromatid có trong một tế bào khi đang ở các kì đầu, kỳ giữa, kì sau, kì cuối của quá trình nguyên phân. 10. Quan sát hình 14.3, SGK trang 87 cho biết: + Giảm phân I có các kì nào? Nhiễm sắc thể biến đổi như thế nào ở kì đầu I? + Nhận xét về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể ở kì giữa I và sự di chuyển của nhiễm sắc thể ở kì sau. + Kết quả của giảm phân I là gì? Hãy so sánh số lượng nhiễm sắc thể của tế bào lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết thúc giảm phân. + Kết quả của giảm phân II là gì? So sánh bộ nhiễm sắc thể của tế bào được tạo ra sau giảm phân I và giảm phân II - 4
  5. Hình 14.3. Các giai đoạn của giảm phân Chủ đề 8: Công nghệ tế bào Bài 16 1. Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm gì? A. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền. B. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền. C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền. D. Hệ số nhân giống cao. 2. Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào là gì? A. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truỳền. B. Có hệ số nhân giống thấp C. Các sản phẩn đồng nhất về mặt di truyền. D. Luôn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết 3. Cho các thành tựu sau: (1) Tạo mô, cơ quan thay thế; (2) Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene; (3) Nhân bản vô tính ở động vật (4) Dung hợp tế bào trần. (5) Vi nhân giống. Các thành tựu chính của công nghệ tế bào động vật gồm A. (1) và (4). B. (2) và (4). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (3). 4. Cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính không có đặc điểm nào sau đây? A. Có tuổi thọ ngắn hơn các cá thể cùng loài được sinh ra bằng phương pháp tự nhiên. B. Được sinh ra từ tế bào soma, không cần có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. C. Mang các đặc điểm di truyền giống hệt cá thể cừu mẹ đã mang thai và sinh ra nó. 5
  6. D. Có giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung của con cừu cái như các cá thể cùng loài. 5. Cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính không có đặc điểm nào sau đây? A. Có tuổi thọ ngắn hơn các cá thể cùng loài được sinh ra bằng phương pháp tự nhiên. B. Được sinh ra từ tế bào soma, không cần có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. C. Mang các đặc điểm di truyền qua nhân giống hệt cá thể cừu cho trứng. D. Có giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung của con cừu cái như các cá thể cùng loài. 6. Nêu khái niệm và nguyên lí của công nghệ tế bào? 7. Quan sát hình 16.2, trình bày sự khác nhau giữa biệt hoá và phản biệt hoá tế bào? Chủ đề 9: Vi sinh vật Bài 17, 18, 19, 20. 1. Vi sinh vật là những sinh vật có đặc điểm là: A. Sinh vật đơn bào, sống kí sinh bắt buộc. B. Sinh vật nhân thực, kích thước trung bình. C. Sinh vật ký sinh trên cơ thể sinh vật khác. D. Sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. 2. Câu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật? A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được. B. Vi sinh vật nhỏ bé nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh. C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực. D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp. 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật? A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. B. Tất cả các vi sinh vật đều là tế bào nhân sơ. C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh. D. Có khả năng phân bố rộng ở hầu hết các môi trường. 4. Cho các sinh vật sau: Dê, cá chép, vi khuẩn lactic, vi khuẩn lam, trùng roi, trùng giày, tảo silic, cây rêu, giun đất, thỏ. Số vi sinh vật trong các sinh vật trên là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 5. Nhóm sinh vật nào sau đây không phải vi sinh vật? A. Vi khuẩn. B. Tảo đơn bào. C. Động vật nguyên sinh. D. Rêu. 6
  7. 6. Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là A. nguồn năng lượng và khí CO2. B. nguồn năng lượng và nguồn carbon. C. ánh sáng và nhu cầu O2. D. ánh sáng và nguồn carbon. 7. Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hóa tự dưỡng. D. hóa dị dưỡng. 8. Chọn phương án đúng để hoàn thành nhận xét sau: Trong hình thức hóa tự dưỡng, sinh vật lấy năng lượng từ phản ứng của …(1)… và nguồn carbon từ …(2)… A. (1) - chất vô cơ, (2) - chất hữu cơ. B. (1) - chất vô cơ, (2) - CO2. C. (1) - chất hữu cơ, (2) - chất hữu cơ. D. (1) - chất hữu cơ, (2) - CO2. 9. Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ chất hữu cơ là A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hóa tự dưỡng. D. hóa dị dưỡng. 10. Cho các vi sinh vật: vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, nấm, tảo lục đơn bào. Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại? A. Nấm. B. Tảo lục đơn bào. C. Vi khuẩn lam. D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía. 11. Nhóm vi sinh vật được sử dụng để sản xuất chất kháng sinh tự nhiên chủ yếu là A. xạ khuẩn và vi khuẩn. B. xạ khuẩn và vi tảo. C. vi khuẩn và nấm. D. xạ khuẩn và nấm. 12. Enzyme được sử dụng trong kỹ thuật PCR phát hiện ung thư sớm và xác định vi sinh vật gây bệnh là: A. enzyme Taq polymerase. B. enzyme lipase. C. enzyme helicase. D. enzyme protease. 13. Cho các ứng dụng sau: (1) Sản xuất sinh khối (protein đơn bào); (2) Làm rượu, tương cà, dưa muối; (3) Sản xuất chế phẩm sinh học (chất xúc tác, gôm …); (4) Sản xuất amino acid; (5) Sản xuất nước tương và nước mắm. Những ứng dụng nào từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật? A. (1); (3); (4). B. (2); (3); (4). C. (1); (2); (4). D. (1); (2); (3). 14. nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng lỏng không bổ sung dinh dưỡng trong suốt quá trình nuôi (nuôi cấy theo mẻ, hệ kín), sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo mấy pha? A. 2 pha. B. 3 pha. C. 4 pha. D. 5 pha. 15. Tốc độ phân chia tế bào của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín đạt cực đại ở pha nào? A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng. D. Pha suy vong. 16. Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu ở pha lũy thừa đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể ? A. 9. B. 6. C. 8. D. 7. 17. Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. Từ 200 cá thể trong pha lũy thừa của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu. A. 4,5 giờ. B. 1,5 giờ. C. 2 giờ. D. 3 giờ. 7
  8. 18. Ở một loài vi khuẩn, nếu bắt đầu từ 1300 tế bào ở pha lũy thừa thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 10400 tế bào. Thời gian thế hệ (g) của loài vi khuẩn trên là: A. g = 20 phút . B. g = 30 phút. C. g = 40 phút. D. g = 60 phút. 19. Ở vi khuẩn lactic, khi sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất thì thời gian thế hệ (g) của chúng là 100 phút. Hỏi nếu một nhóm vi khuẩn lactic gồm 15 cá thể ở pha lũy thừa được nuôi cấy trong điều kiện tối ưu thì sau bao lâu sẽ tạo ra 960 cá thể ở thế hệ cuối cùng? A. 5.5 giờ. B. 7 giờ. C. 8 giờ. D. 10 giờ. 20. Vi khuẩn đường ruột E.coli có hình thức sinh sản nào sau đây? A. Trực phân (phân bào không có thoi vô sắc). B. Bằng bào tử hữu tính. C. Bằng bào tử vô tính. D. Nảy chồi. Câu 21. Nấm men rượu S.cerevisiae có hình thức sinh sản nào sau đây? A. Trực phân (phân bào không có thoi vô sắc). B. Tiếp hợp và trực phân. C. Bằng bào tử hữu tính. D. Bằng bào tử vô tính. 22. Trong quá trình lên men rượu, nấm men chuyển hóa glucose thành sản phẩm: A. ethanol và O2. B. ethanol và CO2. C. ethanol, lactic acid và CO2. D. ethanol, lactic acid và O2. 23. Các sản phẩm giàu amino acid như nước tương, nước mắm là sản phẩm ứng dụng của quá trình A. phân giải protein. B. phân giải polysaccharide. C. phân giải glucose. D. phân giải amylase. 24. Sản phẩm nào sau đây không phải của vi khuẩn lên men lactic? A. sữa chua. B. dưa chua. C. nem chua. D. nước mắm. 25. Việc làm nước tương (xì dầu) trong dân gian thực chất tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây là chủ yếu? A. Tổng hợp amino acid. B. Phân giải protein. C. Phân giải cellulose. D. Phân giải lipid. 26. Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện những quá trình nào sau đây? (1) Làm tương, (2) Muối dưa, (3) Muối cà, (4) Làm nước mắm, (5) Làm giấm, (6) Làm rượu, (7) Làm sữa chua. A. (1), (3), (2), (7). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (7). D. (4), (5), (6), (7). 27. Sản phẩm nào dưới đây là thành tựu của công nghệ vi sinh vật? A. Phân vi lượng. B. Phân đạm. C. Lúa mì. D. Vaccine phòng bệnh sởi, quai bị, rubella. 28. Sản phẩm nào dưới đây là thành tựu của công nghệ vi sinh vật? A. Thuốc kháng sinh penicillin. B. Kem đánh răng. C. Trà sữa. D. Phân vi lượng. 29. Ngành nghề nào sau đây có liên quan đến công nghệ vi sinh vật nhiều hơn các ngành nghề còn lại? A. Giáo viên. B. Bác sĩ. C. Nhà dịch tễ học. D. Dược sĩ. 30. Lĩnh vực nào sau đây ít có sự liên quan đến công nghệ vi sinh vật? A. Y học. B. Môi trường. C. Công nghệ thực phẩm. D. Công nghệ thông tin. 31. Vi sinh vật nhân sơ có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây? A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử túi. B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử đảm. C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử tiếp hợp. D. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính. 8
  9. 32. Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây? A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính. B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử hữu tính. C. Phân đôi và nảy chồi, hình thành bào tử vô tính và hữu tính. D. Hình thành bào tử vô tính và hữu tính. 33. Thuốc kháng sinh có những đặc điểm nào dưới đây? A. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật. B. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây bệnh. C. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh. D. Có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh ở nồng độ cao. 34. Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc. B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người. C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào. D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh. 35. Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học BT được sản xuất từ sinh khối vi khuẩn Bacillus thurigiensis. Thuốc này có vai trò gì trong nông nghiệp hữu cơ? A. Tiêu diệt một số loại sâu hại cây trồng. B. Tiêu diệt một số loại nấm gây bệnh hại cây trồng. C. Tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng. D. Tiêu diệt một số loại virus gây bệnh hại cây trồng. 36. Muối chua rau củ, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra? A. Phân giải nucleic acid và lên men lactic. B. Phân giải protein và lên men lactic. C. Phân giải carbohydrate và lên men lactic. D. Phân giải lipid và lên men lactic. 37. Các sản phẩm thương mại nào dưới đây có thể là sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh vật? (1) Sữa chua nếp cẩm. (2) Phân hữu cơ. (3) Gạo ST25. (4) Gà lai Đông Cảo. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (2), (4). 38. Các chế phẩm thương mại nào dưới đây có thể là sản phẩm của ngành Công nghệ vi sinh phục vụ ngành môi trường? (1) Chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. (2) Chế phẩm EM xử lí phân thải chuồng nuôi. (3) Chế phẩm Em xử lí khí thải chuồng nuôi. (4) Chế phẩm EM bổ sung vào đất canh tác rau màu. A. (1), (2). B. (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3). 39. Làm bánh mì là ứng dụng của quá trình A. lên men lactic. B. lên men rượu. C. lên men acetic. D. lên men propionic. 40. Cho các hướng phát triển sau: (1) Chỉnh sửa, tạo đột biến định hướng các gene trong tế bào vi sinh vật (2) Tìm kiếm và khai thác các nguồn gene vi sinh vật 9
  10. (3) Thiết lập các hệ thống lên men lớn, tự động, liên tục và đồng bộ với công nghệ thu hồi (4) Xây dựng các giải pháp phân tích vi sinh vật tự động trong công nghiệp, nông nghiệp và xử lí môi trường. Số hướng phát triển của công nghệ vi sinh vật trong tương lai là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 41. Trình bày các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật (mục đích, ý nghĩa và các bước tiến hành)? 42. Quan sát hình dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau: a) Đây là đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy nào? b) Chú thích cho các pha được đánh số trên hình và nêu đặc điểm của mỗi pha? Để thu sinh khối vi sinh vật nên thu vào giai đoạn nào thì có năng suất cao nhất? 43. Tổng hợp amino acid và protein có vai trò gì với vi sinh vật? Con người đã khai thác khả năng này của vi sinh vật để làm gì? 44. Nêu ý nghĩa của quá trình phân giải polysaccharide đối với vi sinh vật? Con người đã ứng dụng khả năng phân giải polysaccharide của vi sinh vật để làm gì? 45. Trong bệnh viện, người ta thường dùng các dung dịch nào để rửa vết thương ngoài da hoặc tiệt trùng các dụng cụ y tế? Giải thích? 46. Kể tên một số thuốc kháng sinh trên thị trường mà em biết. Nêu ý nghĩa của việc dùng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn? 47. Vì sao vi sinh vật được sử dụng như những "nhà máy" để sản xuất các protein, DNA, RNA và các sản phẩm khác? 48. Để sản xuất các enzyme có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao thì sử dụng nhóm vi sinh vật nào? Vì sao? ……………….HẾT……………… 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2