Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
lượt xem 3
download
Tài liệu "Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên" tổng hợp lý thuyết và bài tập từ mức độ cơ bản đến vận dụng cao để các em học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức và ôn tập thật tốt cho kỳ thi sắp tới. Chúc các em thi tốt và đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
- SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN MÔN: HÓA HỌC LỚP 11 NĂM HỌC 2022– 2023 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Lý thuyết - Đại cương hóa học hữu cơ. - Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế các chất sau: + Hiđrocacbon: Ankan, hidrocacbon không no, benzen và đồng đẳng của benzen; một số hiđrocacbon thơm khác (stiren). + Hợp chất hữu cơ có nhóm chức: Ancol, phenol. 2 Bài tập - Viết phương trình hóa học của phản ứng. - Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ. - Dạng bài tập tính lượng chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng (khối lượng, thể tích, số mol; % khối lượng…) và các đại lượng hóa học có liên quan. - Dạng bài tập phân biệt chất hữu cơ. B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP PHẦN A: TRẮC NGHIỆM I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ ANKAN Câu 1. So với các chất vô cơ, các chất hữu cơ thường có A. độ tan trong nước lớn hơn. B. Độ bền nhiệt cao hơn. C. Có khả năng tham gia phản ứng hóa học với tốc độ nhanh hơn. D. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn. Câu 2. Kết luận nào sau đây là đúng? A.Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh. B.Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau. C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định. D.Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định. Câu 3. Đặc tính nào là chung cho phần lớn các chất hữu cơ? A. Liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion.. B. Dung dịch có tính dẫn điện tốt. C. Ít tan trong benzen. D. Có nhiệt độ sôi thấp. Câu 4. Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng ankan là A. CnH2n B. CnH2n+2 C. CnH2n-2 D. CnH2n+1 Câu 5.Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12 ? A. 3 đồng phân B. 4 đồng phân C. 5 đồng phân D. 6 đồng phân Câu 6. Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. phản ứng tách. B. phản ứng thế. C. phản ứng cộng. D. phản ứng trùng hợp. Câu 7. Các ankan không tham gia loại phản ứng nào? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy. Câu 8. Số nguyên tử cacbon trong phân tử etan là A. 2. B. 2. C. 3. D. 4.
- Câu 9. Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là A. 1-clo-2-metylbutan. B. 2-clo-2-metylbutan. C. 2-clo-3-metylbutan. D. 1-clo-3-metylbutan. Câu 10. Có các chất sau: etan (1), propan (2), phenol (3), etanol (4). Dãy gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần là A. 3, 4, 2, 1. B. 1, 2, 4, 3. C. 3, 4, 1, 2. D. 1, 2, 3, 4. Câu 11. Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là CH4. Cho biết tên gọi của chất CH4? A. A.metan. B. B.etan. C. C.propan. D. D.n-butan Câu 12. Ankan tương đối trơ về mặt tính chất hóa học do trong cấu tạo có chứa loại liên kết nào sau đây? A. Chỉ chứa liên kết pi B.Chỉ chứa liên kết xich ma. C. Chứa 1 liên kết pi còn lại là xich ma D.Chứa 2 liên kết pi còn lại là liên kết xich ma. Câu 13. Cho các phát biểu sau: (a) Hiđrocacbon no là hidrocacbon trong phân tử chỉ có liên kết đơn. (b) Ankan là hidrocacbon no, mạch hở. (c) Hidrocacbon no là hợp chất trong phân tử chỉ có hai nguyên tố là cacbon và hiđro. (d) Ankan chỉ có đồng phân mạch cacbon. Các phát biểu đúng là A. (a), (b), (d). B. (a), (c), (d). C. (a), (b), (c). D. (a), (b), (c), (d). Câu 14. Hợp chất Y có công thức cấu tạo : CH3 CH CH2 CH3 CH3 Y có thể tạo được bao nhiêu dẫn xuất monohalogen đồng phân của nhau ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12 Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol C3H8, thu được V lit CO2( ở đktc) và H2O. Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 6,72 . II. HIDRO CACBON KHÔNG NO Câu 17. chất có C2H4 có tên gọi là A.etilen. B. propilen. C. etan. D. etin. Câu 18. Công thức chung: CnH2n-2 ( n ≥ 2) là công thức của dãy đồng đẳng: A. Ankin B. Ankadien C. Cả ankin và ankadien. D. Anken Câu 19. Công thức chung của anken là A. CnH2n-2 (n≥3). B. CnH2n+2 (n≥1). C. CnH2n (n≥2). D. CnH2n-2 (n≥2). Câu 20. Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có một liên kết đôi C=C? A. C6H6. B. C2H4. C. C2H2. D. C4H10. Câu 21.Số liên kết đôi C=C trong phân tử butađien là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. A. C6H6. B. C2H4. C. C2H2. D. C4H10. Câu 22. Số liên kết đôi C=C trong phân tử propen là
- A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 23.Theo IUPAC ankin CH3−C C−CH2−CH3 có tên gọi là : A. pent-2-in. B. etylmetylaxetilen C. pent-1-in. D. pent-3-in. Câu 24. Theo IUPAC: CH3-CH2-CH2-C≡CH có Tên thay thế là A pent-1-in B pent-2-in C pent-3-in D etylmetylaxetilen Câu 25. Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là A. isohexan. B. 2-etylbut-2-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 3-metylpent-3-en. Câu 26. Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp A. CH3CH2OCH3 B. CH3CH2Cl C. CH3CH2OH D. CH2=CH-CH3 Câu 27. Hiđrocacbon nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom? A. Etilen. B. Propilen. C. Axetilen. D. Etan. Câu 28.Khí C2H4 thường được sử dụng để giấm hoa quả nhanh chín.Cho biết tên thông thường của khí trên? A. Etilen B. Propilen C. etan D. eten Câu 29.Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ? A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng. B. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng. C. Phản ứng trùng hợp của anken D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng. Câu 30. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom? A. Butan. B. Cacbonđioxit. C. But-1-en. D. 2-metyl propan. Câu 31.Cho hỗn hợp 2 anken lội qua bình đựng nước Br2 dư thấy khối lượng Br2 phản ứng là 8 gam. Tổng số mol của 2 anken là : A. 0,1. B. 0,05. C. 0,025. D. 0,005 Câu 32. Phát biểu nào sau đây sai? A. Tính chất hóa học đặc trưng của anken là dễ tham gia phản ứng thế. B. Trùng hợp etilen ở điều kiện thích hợp thu được polietilen. C. Các ank-1-in đều tham gia phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3. D. Isoprenthuộc loại hiđrocacbon không no. Câu 33. Cho phản ứng: C2H2 + H2O → X. X là chất nào dưới đây? A. CH2=CHOH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 34. Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80 C (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng o là A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3. Câu 35. Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là A. CH3CHBrCH=CH2. B.CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3. Câu 36. Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là A. 2-metylpropen và but-1-en B.propen và but-2-en C.eten và but-2-en D. eten và but-1-en Câu 37. Cho phản ứng: C2H4 + H2O → Y. Y là chất nào dưới đây? A. CH2=CHOH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
- Câu 38. Phương pháp điều chế etilen trong phòng thí nghiệm là A. Tách H2 từ etan. B. Crackinh ankan. C. Cho C2H2 tác dụng với H2, xúc tác Pd/PbCO3. D. Đun C2H5OH với H2SO4 đặc ở 170oC. Câu 39. Phát biểu nào sau đây sai? A. Tính chất hóa học đặc trưng của anken là dễ tham gia phản ứng cộng. B. Trùng hợp butađien ở điều kiện thích hợp thu được cao su buna. C.Các ankin đều tham gia phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3. D. Isopren thuộc loại hiđrocacbon không no. Câu 40. Cho 6 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 150 ml dung dịch Br2 2M. Công thức phân tử của X là A. C5H8 . B. C2H2. C. C3H4. D. C4H6. Câu 41.Chất hữu cơ nào sau đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng với brom, phản ứng cộng với hiđro (Ni, t0), phản ứng với AgNO3/NH3? A.axetilen. B. etan. C. eten. D. propan. Câu 42. Phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm là A. Tách H2 từ C2H4. B. Nhiệt phân CH4. C. Cho CaC2 tác dụng với H2O. D. Đun C2H5OH với H2SO4 đặc ở 170oC. Câu 43. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là A. dung dịch Br2 bị nhạt màu. B. có kết tủa đen. C. có kết tủa vàng. D. có kết tủa trắng. Câu 44. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt. Chất X là A. CaO. B. Al4C3. C. CaC2. D. Ca. Câu 45. Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì ? Hoã hôï n p CH3COONa, CaO, NaOH khí X
- A. O2. B. CH4. C. C2H2. D. H2. Câu 46. Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 là: A. có kết tủa màu nâu đỏ. B. có kết tủa màu vàng nhạt. C. dung dịch chuyển sang màu da cam. D. dung dịch chuyển sang màu xanh lam. Câu 47. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các chất trong phân tử có liên kết ba C≡C đều thuộc loại ankin. B. Ankin là các hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết ba C≡C. C. Liên kết ba C≡C kém bền hơn liên kết đôi C=C. D. Ankin cũng có đồng phân hình học giống như anken. Câu 48. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là A. axetilen, vinylaxetilen, but-1-in. B. axetilen, but-1-in, etilen. C. propin, vinylaxetilen, etilen. D. propin, vinylaxetilen, buta-1,3-đien. Câu 49. Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là A. C4H4. B. C2H2. C. C4H6. D. C3H4. Câu 50. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp C2H6 và C4H6, thu được m gam H2O. Giá trị của m là A. 10,8 gam. B. 7,2 gam. C. 5,4 gam. D. 21,6 gam Câu 51. Đốt cháy hoàn toàn m g X gồm CH4, C3H6, C4H10 thu được 17,6 g CO2 và 10,8 g H2O m có giá trị là A. 2 g. B. 4 g. C. 6 g. D. 8 g. Câu 52. Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (đktc) thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Giá trị của V là A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít. III. BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG, MỘT SỐ HIDROCACBON THƠM KHÁC Câu 53. Công thức phân tử của metyl benzen là A. C6H6. B. C5H8. C. C7H8. D. CH4. Câu 54. Công thức phân tử của toluen là A. C6H6. B. C6H5CH=CH2. C. C6H5CH3. D. CH3-C6H4 – CH3. Câu 55. Trong phân tử benzen: A. 6 nguyên tử H và 6 C đều nằm trên 1 mặtphẳng. B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng 1 mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6C. C. Chỉ có 6 C nằm trong cùng 1 mặtphẳng.
- D. Chỉ có 6 H mằm trong cùng 1 mặtphẳng. Câu 56. Benzen không tác dụng được với chất nào sau đây? A. H2 (xúc tác). B.HNO3(xúc tác). C. Br2 (xúc tác). D. KMnO4. Câu 57. Benzen không phản ứng với chất nào sau đây? A. H2/Ni, to. B. HNO3/H2SO4 đặc. C. Dung dịch Br2 . D. Br2 (khan)/Fe, t0. Câu 58. Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là A. CnH2n+6 ; n≤6. B. CnH2n-6 ; n≤3. C. CnH2n-6 ; n=6. D. CnH2n-6 ; n ≥6. Câu 59. Ở điều kiện thường chất nào sau đây là chất lỏng? A. Metan. B. Benzen. C. Etilen. D. Axetilen. Câu 60. Ở điều kiện thường chất nào sau đây là chất lỏng? A. Metan. B. Stiren. C. Etilen. D. Axetilen. Câu 61. Benzen tác dụng với Cl2 (Fe, t ) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là. 0 A. o-clotoluen. B. toluen. C. Hexan. D. Clobenzen Câu 62. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường A. Benzen B. Toluen C. Stiren D. o- xilen Câu 63. Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là: A. Brom (dd). B. Br2 (Fe) C. KMnO4. D. Na Câu 64. C7H8 có số đồng phân thơm là A.1. B. 2. C.3. D. 4. Câu 65. Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ? A.2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 66. Tính chất nào không phải của benzen A. Tác dụng với Br2(to,Fe). B. Tác dụng với HNO3 (đ)/H2SO4(đ). C. Tác dụng với dungdịch KMnO4. D. Tác dụng với Cl2(as). Câu 67. Toluen không phản ứng với chất nào sau đây? A. H2/Ni, to. B.HNO3/H2SO4 đặc. C. Dung dịch Br2 . D. KMnO4/to. Câu 68. Toluen tác dụng với Br2 (Fe, t0) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của Y là A. o-bromtoluen. B. toluen. C. Hexan. D. brombenzen. Câu 69. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường? A. toluen. B. axetilen. C. stiren. D. propen. Câu 70. Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là A. C6H5Cl. B. p-C6H4Cl2. C. C6H6Cl6. D. m-C6H4Cl2. Câu 71. Cho các công thức :
- H (1) (2) (3) Cấu tạo nào là của benzen ? A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1) ; (2) và (3). Câu 72. Xét các chất : (a) toluen; (b) o-xilen; (c) etylbenzen; (d) m-đimetylbenzen; (e) stiren. Đồng đẳng của benzen là A. (a), (d). B. (a), (e). C. (a), (b), (c), (d). D. (a), (b), (c), (e). Câu 73. Chất CH3 -C6H4 -C2H5 có tên gọi là A. etylmetylbenzen. B. metyletylbenzen. C. p-etylmetylbenzen. D. p-metyletylbenzen. Câu 74. (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là A. propylbenzen. B. n-propylbenzen. C. iso-propylbenzen. D. đimetylbenzen. Câu 75. Chât cấu tạo như sau có tên gọi là CH3 CH3 A. o-xilen. B. m-xilen. C. p-xilen. D. 1,5-đimetylbenzen. Câu 76. Chất X có công thức cấu tạo : H3C CH CH2 Tên gọi nào sau đây không phải của X? A. 3-metyl-1-vinylbenzen. B. p-metylphenyleten. C. p-vinyltoluen. D. benzyleten. Câu 77. Ứng với công thức phân tử C7H8 có số đồng phân thơm là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 78. Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là : A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 79. Nếu phân biệt các hiđrocacbon thơm: benzen, toluen và stiren chỉ bằng một thuốc thử thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây? A. dung dịch KMnO4. B. dung dịch Br2. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH. Câu 80. Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt etylbenzen và stiren? A. H2/Ni, t0. B. KMnO4/t0. C. Dung dịch Br2. D. Cl2/Fe,t0. Câu 81. Dung dịch brom có thể phân biệt cặp chất nào sau đây? A. eten và propen. B. etilen và stiren. C. metan và propan. D. toluen và stiren. Câu 82. Cặp chất nào không xảy ra phản ứng hoá học? A. CH2=CH2+ H2O (xt, t0). B. C6H6+ Cl2 (askt). C. C6H5CH=CH2+ Br2. D. C6H5CH3+ dung dịch KMnO4.
- IV. ANCOL – PHENOL Câu 83. Công thức chung của dãy đồng đẳng của ancol etylic là A. CnH2n + 2 O(n 1) B. ROH. C.CnH2n + 1 OH (n 1). D. Tất cả đều đúng Câu 84. Ancol etylic tác dụng với K, thu được hiđro và chất nào sau đây? A. C2H5OH. B. C2H5OK. C. CH3OH. D. CH3OK. Câu 85. Tên thay thế của CH3OH là A. etanol. B. metanol. C. propanol. D.phenol Câu 86. Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường và rất độc? A. Ancol etylic. B. Etan. C. Propan. D. Phenol. Câu 87. Cho 1,84 gam ancol X (C2H5OH) tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V ? A. 0,224. B. 0,336. C. 0,448. D. 0,672 Câu 88. Khi tách nước của ancol C4H10O được hỗn hợp 3 anken đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của ancol là A. CH3CHOHCH2CH3. B. (CH3)2CHCH2OH. C.(CH3)3COH. D.CH3CH2CH2CH2OH. Câu 89. Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là A.5. B. 3. C.4. D.2. Câu 90. Đun etanol với H2SO4 đặc ở 140 C, thu được chất nào sau đây? 0 A. Propen. B.Đietyl ete. C. Etan. D. Eten. Câu 91. Ancol nào sau đây là ancol bậc II? A. (CH3)3C-OH. B. CH3CH2OH. C.CH3CH(OH)CH3. D. CH3CH2CH2OH. Câu 92. Bậc của ancol là A. bậc cacbon lớn nhất trongphântử. B. bậc của cacbon liên kết với nhóm-OH. C. số nhóm chức có trongphântử. D. số cacbon có trong phân tửancol. Câu 93. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng ? A. Benzen. B. Phenol C. etanol D. Axit axetic Câu 94. Phenol rất độc, do đó khi sử dụng phenol phải hết sức cẩn thận. Công thức phân tử của phenol là A. C2H6O. B. C6H6O. C. C3H8O. D. C2H4O2. Câu 95. Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5– trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. dung dịch NaOH. B. Na kim loại. C.nước Br2. D.H2(Ni, nung nóng). Câu 96. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm chứa một ít dung dịch C6H5ONa rồi lắc mạnh là : A. Có sự phân lớp, dung dịch trong suốt hóa đục B. Dung dịch trong suốt hóa đục. C.Có phân lớp ; dung dịch trong suốt. D.Xuất hiện sự phân lớp ở ống nghiệm. Câu 97. Ancol metylic tác dụng với Na, thu được hiđro và chất nào sau đây? A. C2H5OH. B. CH3ONa. C. CH3OH. D. CH3OK. Câu 98. Tên thay thế của CH3CH2OH là
- A. metanol. B. etanol. C. propanol. D. phenol. Câu 99. Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là A. bậc IV. B. bậc I. C.bậc II. D. bậc III. Câu 100. Chất nào sau đây tác dụng được với NaOH? A. Etilen. B. Metanol. C. Propan. D. Phenol. Câu 101. Chất nào sau đây tác dụng được với Na? A. Etilen. B. Etan. C. Propan. D. Phenol Câu 102. Phenol rất độc, do đó khi sử dụng phenol phải hết sức cẩn thận. Công thức phân tử của phenol là A. C2H6O. B. C6H6O. C. C3H8O. D. C2H4O2. Câu 103. Cho 1,84 gam ancol etylic tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m A. 0,224. B. 0,336. C. 0,448. D. 0,672. Câu 104. Đun propan -1-ol với H2SO4 đặc ở 170 C, thu được chất nào sau đây? 0 A. Propen. B. Eten. C. Propan. D. Propin. Câu 105. Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ? A.Anđehitaxetic. B.Etylclorua. C.Tinh bột. D.Etilen. Câu 106. Hiđrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là A. 2-metyl butan-2-ol. B. 3-metyl butan-1-ol. C. 3-metyl butan-2-ol. D. 2-metyl butan-1-ol. Câu 107. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch phenol có tính axít yếu. B. Phenol tác dụng với NaOH tạo khí H2. C. Phenol tác dụng với NaHCO3 tạo khí CO2. D. Phenol không tác dụng được với Na tạo khí H2. Câu 108. Cho 5 ml dung dịch chất X vào ống nghiệm, sau đó cho tiếp vào ống nghiệm một mẩu natri bằng hạt đậu, thấy có khí thoát ra. Chất X là A. Etanal. B. etanol. C. Benzen. D. etilen. Câu 109. Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 35o có nghĩa là A. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất. B. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml ancol nguyênchất. C. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 gam ancol nguyên chất. D. cứ 65 ml nước thì có 35 ml ancol nguyên chất. Câu 110. Ancol nào bị oxi hóa tạo xeton ? A.propan-2-ol. B.butan-1-ol. C.2-metylpropan-1-ol. D.propan-1-ol. Câu 111. Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là A. ancolbậc2. B. ancol bậc3. C. ancolbậc1. D. ancol bậc 1 và ancol bậc2. Câu 112. .Kết quả thí nghiệm trong bài thực hành số 5/sgk Hóa học 11 của các dung dịch X, Y, Zvới thuốc thử được ghi lại trong bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Nước Br2 Kết tủa trắng Y Cu(OH)2 Tạo phức màu xanh
- Z Na Có khí thoát ra Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là A. Phenol, glixerol, etanol B. Glixerol, etanol, phenol C. Etanol, glixerol, phenol. D. Phenol, etanol, glixerol Câu 113. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch phenol làm quì tím chuyển sang màu hồng. B. Phenol tác dụng với NaOH tạo khí H2. C. Phenol tác dụng với NaHCO3 tạo khí CO2. D. Phenol tác dụng với Na tạo khí H2. Câu 114. Cho dãy chuyển hóa sau: + + ⎯+ H 2⎯ → X ⎯+ H 2⎯98%,⎯⎯→ Y ⎯+ H 2⎯ → X ⎯ O ,⎯ ⎯ SO4 ⎯ 170 C ⎯ O ,⎯ o H H But -1- en Biết X, Y đều là sản phẩm chính, Y là chất nào trong số các chất sau đây? A. CH2 = CH – CH2 –CH3. B. CH3 – CH = CH – CH3. C. CH3 – CH2 – CH2 –CH2 – OH. D. CH3 – CH2 - CHOH – CH3. Câu 115. Phát biểu nào sau đây sai? A. Dung dịch phenol làm quì tím chuyển sang màu hồng. B. Phenol tác dụng với NaOH tạo C6H5ONa. C. Nhỏ nước Br2 vào dung dịch phenol xuất hiện ngay kết tủa trắng. D. Phenol tác dụng với Na tạo khí H2. PHẦN B: TỰ LUẬN DẠNG 1: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau (các chất ở dạng công thức cấu tạo thu gọn:) 1) phenol + NaOH 7) axetilen + O2(dư) 2) phenol + Br2 (dung dịch) 8) ancol etylic + CuO (t0) 3) ancol metylic + Na 9) etilen + O2(dư, t0) 4) etilen + HBr 10) ancol metylic + CuO (t0) 5) etylen glicol + Na (dư) 11) Toluen + Cl2 (1:1, xt Fe bột, t0) 0 6) Toluen + Cl2 (1:1, ánh sáng, t ) Câu 2: Viết PTHH của sơ đồ phản ứng sau: Polietilen (4) C2H5OH ⎯(1) C2H4 ⎯⎯→ C2H5OH ⎯(3) CH3COOH ⎯→ ( 2) ⎯→ Câu 3: Viết PTHH của sơ đồ phản ứng sau, xác định các chất X, Y, Z : + + a) But -1- en ⎯+ H 2⎯ → X ⎯H 2 SO4 98%,170⎯→ Y ⎯+ H 2⎯ → X ⎯ O ,⎯H ⎯⎯⎯⎯C o ⎯ O ,⎯H + ⎯H 2 SO4 98%,170⎯→ X ⎯+ H 2⎯ → Y ⎯H 2 SO4 98%,170⎯→ Z ⎯⎯⎯⎯C ⎯ O ,⎯ ⎯⎯⎯⎯C o o H b) Butan -1- ol + ⎯H 2 SO4 98%,170⎯→ X ⎯+ H 2⎯ → Y ⎯H 2 SO4 98%,170⎯→ Z ⎯⎯⎯⎯C ⎯ O ,⎯ ⎯⎯⎯⎯C o o H c) Butan -2- ol
- DẠNG 2: NHẬN BIẾT Câu 4: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt ba chất khí sau: etilen, axetilen , etan. Câu 5: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất riêng biệt sau: phenol, toluen, stiren . Viết phương trình phản ứng (nếu có). Câu 6: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất riêng biệt sau: phenol, etilen, toluen. Viết phương trình phản ứng (nếu có). Câu 7: Nêu phương pháp hóa học nhận biệt các chất lỏng không màu sau: Ancol etylic, glixerol, stiren. Viết phương trình phản ứng (nếu có). DẠNG 3: TÍNH TOÁN Câu 8 : Cho 10 ml dung dịch ancol etylic 450 phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml và nước nguyên chất bằng 1g/ml. Tính giá trị của V. Câu 9: Cho 28,0 gam hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với natri dư thu được 4,48 lít khí (đktc). a) Viết các phương trình hóa học xảy ra. b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X. Câu 10: Cho 5,12 gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol tác dụng với natri dư thu được 0,896 lít khí (đktc). a) Viết các phương trình hóa học xảy ra. b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X. Câu 11: Cho 5,5g hỗn hợp gồm hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na đã thu được 1,68 lít H2 (đo ở đkc). 1. Xác định công thức phân tử của 2 ancol trên 2. Tính % khối ượng mỗi ancol ban đầu Câu 12: Cho 12,4g hỗn hợp gồm hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na đã thu được 3,36 lít H2 (đo ở đkc). 1. Xác định công thức phân tử của 2 ancol trên 2. Tính % số mol mỗi ancol ban đầu Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 ancol mạch hở , đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 15,68 lít CO2 (đkc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, cho hỗn hợp 2 ancol trên phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 ở đktc . a) Xác định CTPT của 2 ancol trên? b) Đun hỗn hợp 2 ancol với H2SO4 đặc, 1700C thu được hỗn hợp gồm 3 anken ( không tính đồng phân hình học). Viết CTCT đúng và gọi tên của 2 ancol trên. Câu 14 :Cho 31,2 g hỗn hợp Xgồm 2 ancol no,đơn chức, đồng đẳng kế tiếp tác dụng với Na (dư) sinh ra 8,96 lit H2 (đktc).
- a) Tìm CTPT của 2 ancol? b) Đun nóng hỗn hợp X trên với xúc tác H2SO4 đặc,1400C thu được bao nhiêu ete? Viết các phản ứng xảy ra ? Câu 15. Cho m g hỗn hợp gồm ancol etylic và glixerol tác dụng hết với Na đã thu được 6,72 lít H2 (đo ở đkc). Cũng cho m gam hỗn hợp 2 ancol trên tác dụng với Cu(OH)2 thì dùng hết 9,8g. Tính m? Câu 16. Cho 9,3 gam hỗn hợp X chứa phenol và etanol tác dụng với Na (dư) thu 1,68 lít khí (đktc). a.Xác định thành phần % về khối lượng mỗi chất trong X b. Cho 18,6 gam hỗn hợp X tác dụng với HNO3 đủ thì thu được bao nhiêu gam axit picric? Câu 17. Cho m gam hỗn hợp X chứa phenol và etanol tác dụng với Na (dư) thu 3,36 lít khí (đktc). Nếu ch hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch nước brom dư thì thu được 33,1 gam kết tủa trắng.Xác định thành phần % về khối lượng mỗi chất trong X.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
24 p | 11 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
6 p | 8 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
8 p | 11 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 6
28 p | 22 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 15 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
6 p | 7 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
10 p | 13 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
16 p | 14 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
25 p | 9 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Thuận Thành số 1
22 p | 19 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Diệu
4 p | 21 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
25 p | 8 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
9 p | 9 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
6 p | 6 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
11 p | 11 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
17 p | 13 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
6 p | 9 | 2
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
9 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn