intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2- NĂM HỌC 2022-2023 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: TRẮC NGHIỆM 100% Nhận biết và thông hiểu: 7 điểm, vận dụng: 3 điểm Nội dung ôn tập - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước II/ MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Bài 6 Câu 1: Theo quy định của pháp luật, người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của khách hàng khi A. chủ động định vị khi giao nhận. B. thay đổi phương tiện vận chuyển. C. bảo quản bưu phẩm đường dài. D. tự tiêu hủy thư gửi nhằm địa chỉ. Câu 2: Theo quy định của pháp luật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng A. kiểm soát nội dung. B. sao kê đồng loạt. C. bảo đảm bí mât. D. niêm yết công khai. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, thư tin, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng A. chủ động thu thập và lưu trữ B. bảo đảm an toàn và bí mật. C. thực hiện in ấn và phân loại. D. tiến hành sao kê và cất giữ. Câu 4: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi A. đính chính thông tin cá nhân. B. thống kê bưu phẩm đã giao. C. cần chứng cứ để điều tra vụ án. D. kiểm tra hóa đơn dịch vụ. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi A. cần phục vụ công tác điều tra. B. xác minh địa chỉ giao hàng. C. sao lưu biên lai thu phí. D. thống kê bưu phẩm thất lạc. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi A. người có thẩm quyền. B. lực lượng bưu chính. C. cơ quan ngôn luận. D. phóng viên báo chí. Câu 7: Trong lúc chị B ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn, anh C cùng phòng mở ra đọc rồi xóa tin nhắn đó. Anh C đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm. B. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. C. Được tự do lựa chọn thông tin. D. Được bảo đảm an toàn về tài sản. Câu 8: Nhân lúc N là bạn thân của M đi vắng, M đã xem trộm tin nhắn trong điện thoại của N, vì cho rằng mình là bạn thân nên có quyền làm như vậy. Hành vi của M đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của N? A. Quyền được bảo đảm bí mật cá nhân. B. Quyền được giữ gìn tin tức, hình ảnh của cá nhân. C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền được bảo đảm an toàn đời sống tinh thần của cá nhân. Câu 9: Việc nhân viên bưu điện làm thất lạc thư của công dân là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và A. bí mật thư tín, điện tín. B. bảo mật thông tin quốc gia. C. quản lí hoạt động truyền thông. D. chủ động đối thoại trực tuyến. Câu 10: Theo quy định của pháp luật, công dân tự tiện mở thư của người khác là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật 1
  2. A. an sinh xã hội. B. thông tư liên ngành. C. thư tín, điện tín. D. di sản quốc gia. Câu 11: Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây? A. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân. B. Quyền tự do dân chủ của công dân. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. D. Quyền tự do ngôn luận của công dân. Câu 12: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi A. đính chính thông tin cá nhân. B. kiểm tra hóa đơn dịch vụ. C. thống kê bưu phẩm đã giao. D. cần chứng cứ để điều tra vụ án. Câu 13: Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ? A. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ. B. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị. C. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi. D. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện. Câu 14: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú. C. Đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 15: A có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, B tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của A trên email. Hành vi này xâm phạm quyền tự do nào sau đây của công dân? A. Quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự. C. Quyền tự do ngôn luận và báo chí. D. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản. Câu 16: Trong lúc anh S đi vắng, chị P người giúp việc cho gia đình đã nhận thay gói bưu phẩm và tự ý mở ra xem. Trong trường hợp trên, chị P đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bảo đảm an toàn, bí mật thư tín. C. Bảo mật quan hệ của cá nhân. D. Bất khả xâm phạm về danh tính. Câu 17: Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được A. phổ biến rộng rãi và công khai. B. niêm phong và cất trữ. C. phát hành và lưu giữ. D. bảo đảm an toàn và bí mật. Câu 18: Chị H là nhân viên chuyển thư của bưu điện. Do thấy có một bức thư của người lạ gửi cho chồng mình nên chị H đã mở thư ra xem rồi dán lại. Hành vi của chị H đã xâm phạm A. quyền được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần. B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. Câu 19: Hành vi tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Xử phạt dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. B. Xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. C. Chỉ bị xử phạt dân sự, không bị xử phạt hình sự. D. Chỉ bị xử phạt hành chính, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 20: Chị H có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, anh D tự ý mở máy tính của chị H ra để đọc những dòng tâm sự của chị H trên email. Hành vi của anh D xâm phạm đến quyền nào của chị H? A. Quyền bảo vệ tài sản cá nhân. B. Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. C. Quyền được bảo hộ về danh dự. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 21: Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Công khai lịch trình chuyển phát. B. Vận chuyển bưu phẩm đường dài. C. Tự ý thu giữ thư tín của người khác. D. Thông báo giá cước dịch vụ viễn thông. 2
  3. Câu 22: Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Đảo mật thông tin nội bộ. B. Niêm yết thông tin quảng cáo. C. Tự ý phát tán thư tín của người khác. D. Sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh. Câu 23: Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Đề xuất ứng dụng dịch vụ truyền thông. B. Tự ý tiêu hủy thư tín của người khác. C. Công khai hộp thư điện tử của bản thân. D. Chia sẻ thông tin kinh tế toàn cầu. Câu 24: Người làm nhiệm vụ chuyển phát thư tín, điện tín vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi A. thay đổi phương tiện vận chuyển. B. tự ý thay đổi nội dung điện tín của khách hàng. C. kiểm tra chất lượng đường truyền. D. niêm yết công khai giá cước viễn thông. Câu 25: Người làm nhiệm vụ chuyển phát thư tín, điện tín vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi A. quảng cáo dịch vụ viễn thông. B. tự ý bóc mở thư tín của khách hàng. C. lưu giữ biên lai nhận bưu phẩm. D. sử dụng hình thức chuyển phát nhanh. Câu 26: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Tự ý bóc thư của người khác B. Đọc trộm nhật kí của người khác C. Bình luận bài viết của người khác trên mạng xã hội D. Nghe trộm điện thoại người khác Câu 27: Theo qui định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? A. Đội ngũ phóng viên báo chí. B. Lực lượng bưu chính viễn thông. C. Nhân viên chuyển phát nhanh. D. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Câu 28: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền A. bí mật của công dân. B. bí mật của công chức. C. bí mật của nhà nước. D. bí mật đời tư. Câu 29: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú. C. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền bí mật đời tư. Câu 30: Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hôi. B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân. C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân. D. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, Bài 7 Câu 1: Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử khi A. giám sát hoạt động bầu cử. B. bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt. C. nghiên cứu lí lịch ứng cử viên. D. kiểm tra niêm phong hòm phiếu. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi A. theo dõi kết quả bầu cử. B. tìm hiểu thông tin ứng cử viên. C. công khai nội dung phiếu bầu. D. bí mật viết phiếu và bỏ phiếu. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử khi 3
  4. A. độc lập lựa chọn ứng cử viên. B. đồng loạt sao chép phiếu bầu. C. ủy quyền tham gia bầu cử. D. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử. Câu 4: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử khi A. công khai nội dung phiếu bầu. B. Bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt. C. tự ý bỏ phiếu thay người khác. D. công khai thời gian bỏ phiếu Câu 5: Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào dưới đây không có quyền bầu cử? A. Người đang đảm nhiệm chức vụ. B. Người bị nghi ngờ phạm tội C. Người đang đi công tác ở hải đảo. D. Người đang thi hành án phạt tù. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, công dân không có quyền tham gia bầu cử khi đang A. đi công tác ở biên giới. B. điều trị ở bệnh viện. C. điều trị tại khu cách ly. D. thi hành án chung thân. Câu 7: Theo quy định của pháp luật, công dân không có quyền tham gia bầu cử khi đang A. điều trị sau phẫu thuật. B. hưởng trợ cấp thất nghiệp. C. chuẩn bị được đặc xá. D. Bị tình nghi là tội phạm. Câu 8: Trong quá trình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Được ủy quyền. B. Trung gian. C. Bỏ phiếu kín. D. Gián tiếp. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền A. bầu cử và ứng cử. B. tự do ngôn luận, C. độc lập phán quyết. D. khiếu nại và tố cáo. Câu 10: Quyền nào dưới đây góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước và để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. A. Tham gia quản lý nhà nước B. Khiếu nại tố cáo. C. Bầu cử và ứng cử D. Quản lý xã hội. Câu 11: Theo quy định của pháp luật, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền tham gia bầu cử? A. 17 tuổi. B. 19 tuổi. C. 21 tuổi. D. 18 tuổi. Câu 12: Một trong những con đường để công dân thực hiện quyền ứng cử là tự A. quyết định. B. vận động. C. tranh cử. D. ứng cử. Câu 13: Trong quá trình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, cử tri nhờ người khác bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng. Câu 14: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trên lĩnh vực A. văn hóa B. chính trị C. kinh tế D. xã hội Câu 15: Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử ? A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng. Câu 16: Vào ngày bầu cử, gia đình V có việc phải đi ăn cỗ ở xa. V đã sang nhờ R – hàng xóm đi bỏ phiếu giúp cả nhà. Hành vi này đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp. Câu 17: Trong quá trình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, việc cử tri nhờ người khác bỏ phiếu thay mình là vi phạm nguyên tắc bầu cử A. bình đẳng. B. bỏ phiếu kín. C. trực tiếp. D. phổ thông . Câu 18: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử khi A. tự ý bỏ phiếu thay người khác. B. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu. C. độc lập lựa chọn ứng cử viên. D. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử. Câu 19: Theo quy định của pháp luật, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua đại biểu đại diện bằng hình thức thực hiện quyền A. kiểm tra, giám sát. B. khiếu nại, tố cáo. C. bầu cử, ứng cử. D. quản lí nhà nước. Câu 20: Vì bị sốt nên sau khi lựa chọn kỹ danh sách ứng cử viên, anh K đã nhờ đồng nghiệp bỏ phiếu bầu hộ mình. Anh K đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Phổ thông. B. Tập trung. C. Dân chủ. D. Trực tiếp. 4
  5. Câu 21: Trong ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì bà K phải điều trị chấn thương cột sống tại bệnh viện nên nhân viên tổ bầu cử là anh A đã tự động viết phiếu bầu thay bà K theo ý của anh và bỏ phiếu bầu đó vào hòm phiếu. Anh A đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Bỏ phiếu kín. B. Đại diện. C. Trung gian. D. Được ủy quyền. Câu 22: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông H bàn bạc với chị N và thống nhất cùng viết phiếu bầu với nội dung giống nhau. Phát hiện sự việc, với sự chứng kiến của ông M, anh T đề nghị chị N cần chủ động bầu theo ý của mình. Tuy nhiên, chị N vẫn bỏ phiếu của chị và của ông H vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp? A. Chị N, ông H và anh T. B. Chị N và ông M. C. Chị N và ông H. D. Chị N, ông H và ông M. Câu 23: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, biết cụ Q là người không biết chữ, ông B tổ trưởng tổ bầu cử đã phân công anh T giúp cụ viết phiếu bầu theo ý của cụ. Phát hiện chị H và chồng là anh A bàn bạc, thống nhất rồi cùng viết hai phiếu bầu giống nhau, anh T đề nghị hai người nên thể hiện chính kiến của riêng mình, nhưng chị H vẫn bỏ hai phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? A. Anh T, anh A và chị H. B. Anh A, chị H, ông B và anh T. C. Anh A, chị H và cụ Q. D. Anh A, chị H và ông BT. Câu 24: Anh M đang viết phiếu bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của mình và vợ thì chị N là người trong tổ bầu cử đến hướng dẫn anh M nên gạch tên người này, để lại người kia nhưng anh M không làm theo. Chị G đã quay được clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho 10 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng. Lo sợ, chị N đã nhờ anh K khống chế chị G, buộc chị phải xóa clip đó. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. Vợ chồng anh M và chị N. B. Anh K và anh M. C. Anh M, chị G và chị N. D. Anh K, chị N và G. Câu 25: Ngày bầu cử diễn ra vào đúng ngày các bạn H, N, M đi học thêm môn Toán nên ba bạn đã bàn nhau cùng đến điểm bầu cử và để H ở ngoài trông xe, N và M nhận vào và viết phiếu bầu cho nhanh. Khi vào trong thấy đông người, sợ muộn học N đã nhờ ông T bỏ phiếu vào thùng giúp cả nhóm. Thấy vậy, ông E tổ trưởng tổ bầu cử không đồng ý. Nhân lúc không ai để ý, N đã chuyển tất cả phiếu bầu cho anh G đứng trên bỏ giúp vào hòm phiếu. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp? A. Ông T, anh G và N. B. N, H, G và ông E. C. N, H, M và anh G. D. Anh G, ông T và N. Câu 26: Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện anh D có hành vi gian lận phiếu bầu, chị A đã kể cho bạn thân của mình là anh H và anh T nghe, vốn mâu thuẫn với D nên anh H lập tức đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ D trên trang tin cá nhân, còn anh T nhắn tin tống tiền D. Những ai dưới đây đã thực hiện không đúng quyền dân chủ của công dân trên lĩnh vực chính trị? A. Anh D, vợ chồng chị A. B. Anh D, chị A, anh H và anh T. C. Vợ chồng chị A, anh D, anh H và anh T. D. Vợ chồng chị A, anh H và anh T. Câu 27: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu giúp cụ K là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện anh B và anh C cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh B và anh C không đồng ý và mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín? A. Chị A, anh B và anh C. B. Anh B và anh C. C. Chị A và cụ K. D. Chị A, cụ K và anh C.. Câu 28: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, do cụ N là người không biết chữ nên ông B tổ trưởng tổ bầu cử đề nghị chị P viết phiếu bầu giúp cụ N. Sau khi giúp cụ N viết phiếu chị P phát hiện anh V và ông K cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh V không sửa mà vẫn lấy phiếu của anh và phiếu của ông K bỏ vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? A. Ông B và cụ N. B. Anh V và ông K. C. Chị P, cụ N và anh V. D. Chị P, cụ N, ông K. Câu 29: Trong quá trình kiểm phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, T và M nằm trong ban thư kí đã có hành vi gian lận để khai khống phiếu bầu cho người thân của mình. Phát hiện việc đó, H đã khuyên T không nên làm như vậy vì đó là hành vi trái pháp luật nhưng T vẫn kiên quyết làm theo ý mình. Cuối 5
  6. cùng, người thân của T đã trúng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm pháp luật về bầu cử? A. T và M. B. H, T, M. C. H và T. D. H và M. Câu 30: Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay anh T một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh X bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh X vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp trên, vợ chồng anh X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳng. B. Trực tiếp. C. Phổ thông. D. Bỏ phiếu kín. Bài 8 Câu 1: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền A. học thường xuyên, học suốt đời. B. học không hạn chế. C. học bất cứ nơi nào. D. bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 2: Học thường xuyên, học suốt đời nghĩa là công dân được học bằng A. các phương tiện hiện đại. B. những cách thức thống nhất. C. nhiều hình thức khác nhau. D. những sở thích của mình. Câu 3: Mọi công dân đều được học ở các trường cao đẳng, đại học thông qua tuyển sinh là thể hiện nội dung quyền học A. trực tuyến. B. theo chỉ định. C. liên thông. D. không hạn chế. Câu 4: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền học tập của công dân? A. Học từ thấp đến cao. B. Học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp. C. Học theo sự ủy quyền. D. Học bằng nhiều hĩnh thức khác nhau. Câu 5: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học không hạn chế của công dân? A. Học từ thấp đến cao. B. Học khi được chi định, C. Học theo sự ủy quyền. D. Học thay người đại diện. Câu 6: Mọi công dân có thể học tập bằng nhiều hình thức và ở các loại hình trường, lớp khác nhau là thực hiện nội dung quyền A. lựa chọn chương trình song ngữ. B. học thường xuyên, học suốt đời. C. đổi mới giáo trình nâng cao. D. dự thi lấy chứng chỉ nghề. Câu 7: Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với A. yêu cầu của bố mẹ. B. nhu cầu xã hội. C. khả năng bản thân. D. định hướng nhà trường. Câu 8: Quan điếm nào dưới dây sai khi nói về quyền học tập của công dân? A. Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế. B. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. C. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào. D. Công dân có quyền học tập theo yêu cầu của gia đình. Câu 9: Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây? A. Học bất cứ ngành nghề nào. B. Học không hạn chế. C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Học từ thấp đến cao. Câu 10: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học thuộc quyền nào dưới đây? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào. C. Quyền học tập thường xuyên. D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 11: Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân đều được A. cấp học bổng. B. miễn học phí. C. học vượt cấp. D. học suốt đời. Câu 12: Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện quyền A. học bất cứ ngành nghề nào. B. học tập không hạn chế. C. bình đẳng về cơ hội học tập. D. học thường xuyên, học suốt đời. Câu 13: Quyền học không hạn chế của công dân có nghĩa là công dân có quyền A. học ở bất cứ trường nào mà không qua thi tuyển. B. học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. 6
  7. C. học ở mọi lúc, mọi nơi. D. học bất cứ ngành nghề nào. Câu 14: Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân đều được A. hưởng tất cả chế độ ưu đãi. B. lựa chọn loại hình trường lớp. C. điều chỉnh phương thức đào tạo. D. thay đổi đồng bộ chương trình giáo dục. Câu 15: Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân được A. bình đẳng về cơ hội học tập. B. đào tạo mọi ngành nghề. C. miễn học phí toàn phần. D. ưu tiên chọn trường học. Câu 16: Công dân được lựa chọn học những ngành nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình là thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền học tập ? A. Tư vấn nghề nghiệp miễn phí. B. Học bất cứ ngành nghề nào. C. Được hưởng đời sống tinh thần. D. Sáng tạo không giới hạn. Câu 17: Công dân có quyền học phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. C. Quyền học không hạn chế. D. Quyền học bất cứ ngành nghề nào. Câu 18: Theo quy định của pháp luật, người phát triển sớm về trí tuệ được A. miễn học phí. B. cấp học bổng. C. học trước tuổi. D. đi du học. Câu 19: Công dân có thể học từ tiểu học đến trung học, Đại học, sau đại học là nội dung của quyền A. học không hạn chế. B. học thường xuyên. C. học bất cứ trường nào mà mình muốn. D. bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 20: Quyền học tập của công dân thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Hưởng trợ cấp xã hội. B. Học không hạn chế. C. Cấp học bổng toàn phần. D. Học vượt cấp, trước tuổi. Câu 21: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên tùy thuộc vào điều kiện, công việc của mỗi người là thể hiện quyền học A. không hạn chế của công dân. B. bất cứ ngành, nghề nào của công dân. C. từ thấp đến cao của công dân. D. thường xuyên, suốt đời của công dân. Câu 22: Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn H tiếp tục vào học Ðại học chuyên ngành X. Vậy bạn H ðã thực hiện quyền nào của công dân? A. Học khi có đủ điều kiện. B. Học ở nhiều hình thức khác nhau. C. Học tập không hạn chế. D. Học thường xuyên, học suốt đời. Câu 23: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học ban ngày hoặc buổi tối là nội dung quyền A. học bất cứ ngành nghề nào. B. học thường xuyên, học suốt đời. C. học không hạn chế. D. bình đẳng về cơ hội. Câu 24: Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng bạn A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành kế toán Học viện Ngân hàng vì đã từ lâu A mơ ước trở thành kế toán. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong thực hiện quyền học tập của A? A. Học không hạn chế. B. Bình đẳng về cơ hội học tập. C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Học bất cứ ngành nghề nào. Câu 25: H có năng khiếu về âm nhạc và đã thi đỗ vào Trường Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam nhưng bố mẹ bắt H nghỉ học và làm công nhân may để phụ giúp kinh tế gia đình. Bố mẹ H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Sáng tạo. B. Học tập. C. Thể hiện tài năng. D. Bình đẳng. Câu 26: X, M, K và P cùng học lớp 12, nhưng gia đình của X và M nghèo nên hai bạn quyết định đi làm công nhân sau khi thi tốt nghiệp. Hai bạn K và P làm hồ sơ thi vào hai trường đại học có khả năng lấy điểm chuẩn khác nhau. K học giỏi và đều các môn nên chọn thi vào trường lấy điểm cao. P chọn thi vào trường lấy điểm chuẩn thấp để phù hợp sức học của mình. Kết quả K và P đều trúng tuyển vào trường mình chọn. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền học không hạn chế? A. X và M. B. K và P. C. X, M và P D. K, P và M. Câu 27: Bạn Sình A Tống, người dân tộc H’mông, có hộ khẩu thường trú trong thời gian học Trung học phổ thông trên 18 tháng tại Khu vực 1 khi tham gia xét tuyển đại học bạn được ưu tiên cộng 2 điểm. Điều này phù hợp với: 7
  8. A. quyền sáng tạo của công dân. B. quyền được phát triển của công dân. C. quyền học tập của công dân. D. quyền tự do của công dân. Câu 28: Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng muốn học thêm một chuyên ngành khác để bổ trợ chuyên môn cho mình nên anh P đã chọn học văn bằng 2 ở một trường Cao đẳng về ngành Dược sỹ. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. Quyền tự do học tập. C. Quyền lao động thường xuyên, liên tục. D. Quyền được phát triển toàn diện. Câu 29: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân đều được A. thanh toán phụ cấp thâm niên. B. tham gia hoạt động văn hóa. C. phân bổ ngân sách quốc gia. D. phê duyệt vay vốn ưu đãi. Câu 30: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung quyền được phát triển là mọi công dân đều được A. cản trở đấu tranh phê bình B. tham gia hoạt động văn hóa C. thanh toán phụ cấp thâm niên D. chia đều các nguồn thu nhập Bài 9 Câu 1: Công dân có quyền lựa chọn mặt hàng để kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về A. chế độ ưu đãi. B. phát triển kinh tế. C. triệt tiêu mọi dư luận xã hội. D. lĩnh vực độc quyền. Câu 2: Công dân có quyền lựa chọn quy mô kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về A. chính sách độc quyền. B. phát triển kinh tế. C. bảo trợ xã hội. D. chế độ ưu đãi. Câu 3: Công dân có nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về A. bảo lưu nguồn vốn. B. điều phối nhân lực C. phát triển kinh tế. D. cứu trợ xã hội. Câu 5: Công dân phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng khi tiến hành kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về A. lĩnh vực độc quyền. B. chính sách bảo trợ. C. phương thức hoàn vốn. D. phát triển kinh tế. Câu 6: Chủ trương kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số của nhà nước là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển A. loại hình dịch vụ y tế. B. loại hình dịch vụ kinh tế. C. các lĩnh vực xã hội. D. các hình thức bảo hiểm. Câu 8: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không được thể hiện ở việc A. chăm sóc sức khỏe ban đầu. B. thực hiện xóa đói, giảm nghèo. C. công khai tỉ lệ lạm phát. D. phòng, chống tệ nạn xã hội. Câu 9: Việc nhà nước cấp phát miễn phí thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo là tạo điều kiện để công dân hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây? A. Chăm sóc sức khỏe. B. Cung cấp thông tin. C. Lựa chọn dịch vụ y tế. D. Hưởng cứu trợ xã hội. Câu 10: Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là A. hạn chế cung cấp thông tin. B. duy trì tỉ lệ lạm phát. C. thúc đẩy phân hóa giàu - nghèo. D. bài trừ tệ nạn xã hội. Câu 11: Để thực hiện xóa đói giảm nghèo Nhà nước sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Nhân rộng một số mô hình thoát nghèo B. Kinh tế - tài chính đối các với hộ nghèo C. Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất. D. Xuất khẩu lao động sang các nước. Câu 12: Nhà nước áp dụng các biện pháp cho người có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh là thực hiện nội dung nào dưới đây của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội? A. Triệt tiêu cạnh tranh B. Xóa đói, giảm nghèo 8
  9. C. San bằng thu nhập D. Duy trì lạm phát Câu 13: Theo quy định của pháp luật, để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân thì các cơ sở kinh doanh A. cần tạo ra nhiều việc làm mới. B. cần thúc đẩy hiện tượng lạm phát. C. phài xóa bỏ các loại hình cạnh tranh. D. Phải duy trì sự phân hóa giàu nghèo. Câu 14: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành các hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về A. lao động công vụ. B. phát triển kinh tế. C. quan hệ xã hội. D. bảo vệ môi trường. Câu 15: Công dân kinh doanh đúng ngành, nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về A. thu hút chuyên gia. B. quy trình hợp tác, C. phát triển kinh tế. D. hoàn trả tài sản. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2