intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ MẠCH DAO ĐỘNG – DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ Câu 1: Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 thì chu kỳ dao động điện từ trong mạch là A. T = 2pq0I0 B. T = 2pq0/I0 C. T = 2pI0/q0 D. T = 2pLC Câu 2: Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại. B. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f. C. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2f . D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại. Câu 3: Tần số góc của dao động điện từ tự do trong mạch LC có điện trở thuần không đáng kể được xác định bởi biểu thức 1 1 1 2p A. w = LC B. w = C. w = D. w = p LC 2p LC LC Câu 4: Tần số dao động của mạch LC tăng gấp đôi khi: A. Điện dung tụ tăng gấp đôi B. Độ tự cảm của cuộn dây tăng gấp đôi C. Điên dung giảm còn 1 nửa D. Chu kì giảm một nửa Câu 5: Muốn tăng tần số dao động riêng mạch LC lên gấp 4 lần thì: L A. Ta tăng điện dung C lên gấp 4 lần B. Ta giảm độ tự cảm L còn 16 L L C. Ta giảm độ tự cảm L còn D. Ta giảm độ tự cảm L còn 4 2 Câu 6: Một tụ điện C = 0,2mF . Để mạch có tần số dao động riêng 500Hz thì hệ số tự cảm L phải có giá trị bằng bao nhiêu ? Lấy p 2 = 10 . A. 1mH. B. 0,5mH. C. 0,4mH. D. 0,3mH. 1 Câu 7: Một mạch dao động LC gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = H và một tụ điện có điện dung C. Tần số p dao động riêng của mạch là 1MHz. Giá trị của C bằng: 1 1 A. C = pF B. C = F 4p 4p 1 1 C. C = mF D. C = µF 4p 4p Câu 8: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,02cos2000t (A).Tụ điện trong mạch có điện dung 5µF. Độ tự cảm của cuộn cảm là -6 -8 A. L = 50 H B. L = 5.10 H C. L = 5.10 H D. L = 50mH Câu 9: Một mạch dao động LC, gồm tụ điện có điện dung C = 8nF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2mH. Biết hiệu điện thế cực đại trên tụ 6V. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6mA, thì hiệu điện thế giữa 2 đầu cuộn cảm gần bằng. A. 4V B. 5,2V C. 3,6V D. 3V Câu 10: Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do (dao động riêng) với tần số góc 104rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là 10-9C. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10-6A thì điện tích trên tụ điện là A. 8.10-10 C. B. 4.10-10 C. C. 2.10-10 C. D. 6.10-10 C. Câu 11: Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng nào sau đây ? A. Hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Hiện tượng tự cảm. C. Hiện tượng cộng hưởng điện. D. Hiện tượng từ hoá. Câu 12: Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc là w . Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q0. Cường độ dòng điện qua cuộn dây có giá trị cực đại là A. I0 = w q0. B. I0 = q0/ w . C. I0 = 2 w q0. D. I0 = w . q 0 . 2 Câu 13: Tần số của dao động điện từ trong khung dao động thoả mãn hệ thức nào sau đây ? 1
  2. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ 2p 1 L A. f = 2p CL . B. f = . C. f = . D. f = 2p . CL 2p CL. C Câu 14: Trong một mạch dao động điện từ không lí tưởng, đại lượng có thể coi như không đổi theo thời gian là A. biên độ. B. chu kì dao động riêng. C. năng lượng điện từ. D. pha dao động. Câu 15: Trong dao động điện từ và dao động cơ học, cặp đại lượng cơ - điện nào sau đây có vai trò không tương đương nhau ? A. Li độ x và điện tích q. B. Vận tốc v và điện áp u. C. Khối lượng m và độ tự cảm L. D. Độ cứng k và 1/C. Câu 16: Dao động điện từ trong mạch dao động LC là quá trình A. biến đổi không tuần hoàn của điện tích trên tụ điện. B. biến đổi theo hàm mũ của cường độ dòng điện. C. chuyển hoá tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường. D. bảo toàn hiệu điện thế giữa hai cực tụ điện. Câu 17: Trong mạch dao động LC lí tưởng năng lượng điện từ trường của mạch dao động A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì 2T. B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T. C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2. D. không biến thiên tuần hoàn theo thời gian. Câu 18: Chọn câu trả lời sai. Trong mạch dao động LC, bước sóng điện từ mà mạch đó có thể phát ra trong chân không là c I A. l = . B. l = c.T. C. l = 2 p c LC . D. l = 2 p c 0 . f q0 Câu 19: Trong mạch dao động điện từ tự do LC, so với dòng điện trong mạch thì điện áp giữa hai bản tụ điện luôn A. cùng pha. B. trễ pha hơn một góc p /2. C. sớm pha hơn một góc p /4. D. sớm pha hơn một góc p /2. Câu 20: Một mạch dao động LC gồm cuộn dây thuần cảm có L = 2/ p mH và một tụ điện C = 0,8/ p ( µ F). Tần số riêng của dao động trong mạch là A. 50kHz. B. 25 kHz. C. 12,5 kHz. D. 2,5 kHz. Câu 21: Mạch dao động LC lí tưởng có L = 1mH và C = 9nF, tần số dao động điện từ riêng của mạch là A.106/6 p (Hz). B.106/6 (Hz). C.1012/9 p (Hz). D.3.106/2 p (Hz). Câu 22: Một mạch dao động LC gồm cuộn cảm có hệ số tự cảm L = 0,4mH và tụ có điện dung C = 4pF. Chu kì dao động riêng của mạch dao động là A. 2,512ns. B. 2,512ps. C. 25,12 µ s. D. 0,2513 µ s. Câu 23: Dòng điện trong mạch dao động LC có biểu thức: i = 65sin(2500t + p /3)(mA). Tụ điện trong mạch có điện dung C = 750nF. Độ tự cảm L của cuộn dây là A. 426mH. B. 374mH. C. 213mH. D. 125mH. Câu 22: Dòng điện trong mạch LC có biểu thức i = 0,01cos(2000t)(mA). Tụ điện trong mạch có điện dung C = 10( µ F). Độ tự cảm L của cuộn dây là A. 0,025H. B. 0,05H. C. 0,1H. D. 0,25H. Câu 24: Một mạch dao động LC gồm một cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 1/ p H và một tụ điện có điện dung C, tần số dao động riêng của mạch là 1MHz. Giá trị của C bằng A. 1/4 p F. B. 1/4 p mF. C. 1/4 p µ F. D. 1/4 p pF. Câu 25: Một mạch dao động LC gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 640 µ H và một tụ điện có điện dung C biến thiên từ 36pF đến 225pF. Lấy p 2 = 10. Chu kì dao động riêng của mạch có thể biến thiên từ A. 960ms đến 2400ms. B. 960 µ s đến 2400 µ s. C. 960ns đến 2400ns. D. 960ps đến 2400ps. Câu 26: Khung dao động LC(L = const). Khi mắc tụ C1 = 18 µ F thì tần số dao động riêng của khung là f0. Khi mắc tụ C2 thì tần số dao động riêng của khung là f = 2f0. Tụ C2 có giá trị bằng 2
  3. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ A. C2 = 9 µ F B. C2 = 4,5 µ F C. C2 = 4 µ F D. C2 = 36 µ F Câu 27: Trong một mạch dao động cường độ dòng điện dao động là i = 0,01cos100pt(A). Hệ số tự cảm của cuộn dây là 0,2H. Điện dung C của tụ điện là A. 0,001 F B. 4.10-4 F C. 5.10-4 F D. 5.10-5 F Câu 28. Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4 μH và một tụ điện có điện dung biến đổi từ 10 pF đến 640 pF. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị A. từ 2.10-8 s đến 3,6.10-7 s. B. từ 4.10-8 s đến 2,4.10-7 s. C. từ 4.10-8 s đến 3,2.10-7 s. D. từ 2.10-8 s đến 3.10-7 s. Câu 29. Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Coi rằng không có sự tiêu hao năng lượng điện từ trong mạch. Khi năng lượng điện trường của mạch là 1,32 mJ thì năng lượng từ trường của mạch là 2,58 mJ. Khi năng lượng điện trường của mạch là 1,02 mJ thì năng lượng từ trường của mạch là A. 2,41 mJ. B. 2,88 mJ. C. 3,90 mJ. D. 1,99 mJ. Câu 30. Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 mH và tụ điện có điện dung 50 μF. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6 V. Tại thời điểm hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 4 V thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng A. √5/5 B. √5/2 C. 3/5 D. 1/4 Câu 31. Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 2 mH và tụ điện có điện dung 8 nF. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6 V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch bằng: A. 0,12 A. B. 1,2 mA. C. 1,2 A. D. 12 mA. Câu 32. Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc 104 rad/s. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện là 1 nC. Khi cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là 6µA thì điện tích của một bản tụ điện có độ lớn bằng A. 8.10-10 C. B. 4.10-10 C. C. 2.10-10 C. D. 6.10-10 C. Câu 33. Một mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện trong mạch có phương trình i = 50cos4000t (mA) (t tính bằng s). Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch là 30mA, điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn là: A. 10-5C B. 0,2.10-5C C. 0,3.10-5C D. 0,4.10-5C Câu 34. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện trong mạch có phương trình i = 52cos2000t (mA) (t tính bằng s). Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch là 48mA, điện tích trên tụ có độ lớn là A.10-5C B.4,8.10-5C C.2.10-5C D.2,4.10-5C Câu 35. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện trong mạch có phương trình i = 52cos2000t (mA) ( t tính bằng s). Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch là 20mA, điện tích trên tụ có độ lớn là: A.4,8.10-5C B.2,4.10-5C C.10-5C D.2.10-5C II. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG – SÓNG ĐIỆN TỪ Câu 1: Khi điện trường biến thiên theo thời gian sẽ làm xuất hiện từ trường, các đường sức của từ trường này có đặc điểm là A. song song với các đường sức của điện trường. B. những đường tròn đồng tâm có cùng bán kính. C. những đường thẳng song song cách đều nhau. D. những đường cong khép kín bao quanh các đường sức của điện trường. Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sóng điện từ ? A. Sóng điện từ truyền được trong chân không. B. Sóng điện từ là sóng dọc. C. Sóng điện từ là sóng ngang. D. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với luỹ thừa bậc 4 của tần số. Câu 3: Tính chất nào đây không phải là tính chất của sóng điện từ ? A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ luỹ thừa bậc 4 của tần số. C. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. D. Sóng điện từ có thể giao thoa, khúc xạ, phản xạ,.. Câu 4: Khi dòng điện xoay chiều chạy trong một dây dẫn thẳng bằng kim loại, xung quanh dây dẫn có A. trường hấp dẫn. B. điện trường. C. từ trường. D. điện từ trường. Câu 5: Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì 3
  4. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ A. làm xuất hiện các hạt mang điện, tạo thành dòng điện cảm ứng. B. các hạt mang điện sẽ chuyển động theo đường cong khép kín. C. làm xuất hiện điện trường có các đường sức từ là những đường cong khép kín. D. làm xuất hiện điện trường có các đường sức là những đường thẳng song song nhau. Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào sai ? A. Đường sức của điện trường xoáy là những đường cong khép kín. B. Khi điện trường biến thiên theo thời gian thì nó sẽ làm xuất hiện từ trường có đường sức từ bao quanh các đường sức của điện trường. C. Chỉ có điện trường tĩnh mới tác dụng lực điện lên các hạt mang điện, còn điện trường xoáy thì không. D. Điện trường và từ trường là hai biểu hiện cụ thể của trường điện từ. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tính chất của sóng điện từ ? A. Truyền được trong mọi môi trường, trừ chân không. B. Có mang năng lượng. C. Là sóng ngang. D. Lan truyền với tốc độ rất lớn, cỡ bằng tốc độ ánh sáng trong chân không. Câu 8: Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn A. có phương song song và cùng chiều. B. có phương song song và ngược chiều. C. có phương trùng với phương truyền sóng. D. có phương vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. Câu 9: Điện từ trường xuất hiện trong vùng không gian nào dưới đây ? A. Xung quanh một quả cầu tích điện. B. Xung quanh một hệ hai quả cầu tích điện trái dấu. C. Xung quanh một ống dây điện. D. Xung quanh một tia lửa điện. Câu 10: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn A. trùng phương với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. B. dao động cùng pha. C. dao động ngược pha. D. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian. Câu 11: Tốc độ truyền sóng điện từ trong một môi trường phụ thuộc vào A. bước sóng của sóng. B. tần số của sóng. C. biên độ sóng. D. tính chất của môi trường. Câu 12: Chọn phát biểu sai. Xung quanh một điện tích dao động A. có điện trường. B. có từ trường. C. có điện từ trường. D. không có trường nào cả. Câu 13: Khi phân tích về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra A. điện trường. B. từ trường. C. điện từ trường. D. điện trường xoáy. Câu 14: Sóng điện từ A. là sóng dọc hoặc sóng ngang. B. là điện từ trường lan truyền trong không gian. C. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương. D. không truyền được trong chân không. Câu 15: Trong sơ đồ khối của một máy thu sóng vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây ? A. Mạch thu sóng điện từ. B. Mạch biến điệu. C. Mạch tách sóng. D. Mạch khuếch đại. Câu 16. Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây? A. Mạch tách sóng. B. Mạch khuyếch đại. C. Mạch biến điệu. D. Anten. Câu 17: Nguyên tắc hoạt động của máy thu sóng điện từ dựa trên hiện tượng A. phản xạ và khúc xạ sóng điện từ trên ăngten. B. cảm ứng điện từ. C. điện trường biến thiên sinh ra từ trường xoáy. 4
  5. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ D. cộng hưởng điện. Câu 18: Chọn câu trả lời không đúng. Sóng điện từ truyền từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh có thể là A. sóng truyền thẳng từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh. B. sóng phản xạ một lần trên tầng điện li. C. sóng phản xạ hai lần trên tầng điện li. D. sóng phản xạ nhiều lần trên tầng điện li. Câu 19: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây? A. Phản xạ. B. Truyền được trong chân không. C. Mang năng lượng. D. Khúc xạ. Câu 20. Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ? A. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian. B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau π/2. C. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì. D. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến. Câu 21: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương. B. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không. C. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng. D. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường. Câu 22: Đối với sự lan truyền sóng điện từ thì !" ! " A. vectơ cường độ điện trường E cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cảm ứng từ B vuông ! " góc với vectơ cường độ điện trường E . ! " !" B. vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn cùng phương với phương truyền sóng. ! " !" C. vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn vuông góc với phương truyền sóng. ! " ! " D. vectơ cảm ứng từ B cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cường độ điện trường E vuông ! " góc với vectơ cảm ứng từ B . Câu 23.Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, bộ phân nào sau đây ở máy phát thanh dùng để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số? A. Mạch biến điệu B.Anten phát C.Micrô D. Mạch khuếch đại Câu 24. Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 3000m. Lấy c = 3.108m/s. Biết trong sóng điện từ, thành phần điện trường tại một điểm biến thiên với tần số f. Giá trị của f là A. 2.105Hz B. 2π.105Hz C. 105Hz D. π.105Hz 8 Câu 25. (Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 1500m. Lấy c=3.10 m/s. Biết trong sóng điện từ, thành phần từ trường tại một điểm biến thiên điều hòa với tần số f. Giá trị của f là A.2π.105Hz B.2.105Hz C.π.105Hz D.105Hz 8 Câu 26. Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 6000m. Lấy c=3.10 m/s Biết trong sóng điện từ, thành phần điện trường tại một điểm biến thiên điều hòa với chu kỳ T. Giá trị của T là A. 3.10-4 s. B. 4.10-5 s. C. 5.10-4 s. D. 2.10-5 s. Câu 27. Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 3000m. Lấy c=3.108m/s. Biết trong sóng điện từ, thành phần từ trường tại một điểm biến thiên điều hòa với chu kì T. Giá trị của T là A.4.10-6s B.2.10-5s C.10-5s D.3.10-6s Câu 28. Một sóng điện từ có tần số 25 MHz thì có chu kì là A. 4.10-5 s. B. 4.10-11 s. C. 4.10-8 s. D. 4.10-2 s. Câu 29. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, loa ở máy thu thanh có tác dụng A. biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số. B. trộn sóng âm tần với sóng cao tần. C. biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số. D. tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần. Câu 30. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, micro ở máy phát thanh có tác dụng: A. Trộn sóng âm tần với sóng cao tần B. Tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần C. Biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số D. Biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số Câu 31. Một sóng điện từ có tần số 100 MHz, truyền trong không khí với tốc độ 3.108 m/s thì có bước sóng là A. 10 km. B. 10 m. C. 3 m. D. 3 km. Câu 32. Một mạch dao động ở máy vào của một máy thu thanh gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm 3 µH và tụ điện có điện dung biến thiên trong khoảng từ 10 pF đến 500pF. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng 5
  6. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ 8 điện từ là 3.10 m/s, máy thu này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng: A. từ 100 m đến 730 m. B. từ 10 m đến 73 m. C. từ 1 m đến 73 m. D. từ 10 m đến 730 m. Câu 33. Một mạch chọn sóng ở một máy thu thanh là mạch dao động gồm cuộn cảm và tụ điện có điện dung 𝐶thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Khi 𝐶 = 𝐶! thì bước sóng của sóng điện từ mà máy này thu được là 𝜆! . Khi 𝐶 = 25𝐶! thì bước sóng của sóng điện từ mà máy này thu được là "! " A. 5𝜆! . B. 25𝜆! . C. #$. D. $! . Câu 34. (Mạch chọn sóng ở một máy thu thanh là mạch dao động gồm cuộn cảm và tụ điện có điện dung C thay đổi. Biết rằng muốn thu đươc sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Khi C = C0 thì bước sóng của sóng điện từ mà máy thu được là 𝜆! . Khi C = 16 C0 thì bước sóng của sóng điện từ mà máy thu được là A. 4𝜆! B. 16𝜆! C. 𝜆! /16. D. 𝜆! /4. Câu 35. Mạch chọn sóng ở một máy thu thanh là mạch dao động gồm cuộn cảm và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Khi C = C0 thì bước sóng điện từ mà máy này thu được là 𝜆! . Khi C = 9C0 thì bước sóng của sóng điện từ mà máy này thu được là A. 9𝜆! B. 𝜆! /9 C. 𝜆! /3 D. 3𝜆! CHƯƠNG VI: SÓNG ÁNH SÁNG Chủ đề 1: Tán sắc ánh sáng Câu 1. Chọn đúng khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng. A. Chùm sáng màu đỏ bị ℓệch nhiều nhất B. Chùm sáng màu tím bị ℓệch ít nhất C. Chùm sáng màu đỏ bị ℓệch ít nhất D. Chùm sáng màu đỏ và màu tím đều không bị ℓệch Câu 2. Chọn đúng A. Sự tần số ánh sáng ℓà sự ℓệch phương của tia sáng khi đi qua ℓăng kính B. Chiếu một chùm sáng trắng qua ℓăng kính sẽ chỉ có 7 tia đơn sắc có các màu: đỏ, da cam vàng, ℓục, ℓam, chàm, tím ℓó ra khỏi ℓăng kính C. Hiện tượng tán sắc xảy ra ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau. D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng chỉ xảy ra khi chùm ánh sáng đi qua ℓăng kính. Câu 3. Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ vàng, tím ℓần ℓượt ℓà nd, nv, nt. Chọn sắp xếp đúng? A. nd < nt < nv B. nt < nd < nv C. nd < nv < nt D. nt < nv < nd Câu 4. Chọn phát biểu sai khi nói về ánh sáng đơn sắc A. Ánh sáng đơn sắc ℓà ánh sáng có màu sắc xác định trong mọi môi trường. B. Ánh sáng đơn sắc ℓà ánh sáng có tần số xác định trong mọi môi trường. C. Ánh sáng đơn sắc ℓà ánh sáng không bị tán sắc D. Ánh sáng đơn sắc ℓà ánh sáng có bước sóng xác định trong mọi môi trường. Câu 5. Chọn sai. A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng và tần số xác định. B. Chiết suất của chất ℓàm ℓăng kính đối với ánh sáng đơn sắc có bước sóng càng ngắn thì càng ℓớn. C. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu sắc và tần số nhất định. D. Tốc độ truyền của các ánh đơn sắc khác nhau trong cùng một môi trường thì khác nhau. Câu 6. Chọn sai. Sự phân tích chùm ánh sáng trắng đi qua ℓăng kính thành các tia sáng màu ℓà do A. Vận tốc của các tia màu trong ℓăng kính khác nhau B. Năng ℓượng của các tia màu khác nhau C. Tần số sóng của các tia màu khác nhau D. Bước sóng của các tia màu khác nhau Câu 7: Một tia sáng đi qua lăng kính, ló ra chỉ một màu duy nhất không phải màu trắng thì đó là: A. Ánh sáng đã bị tán sắc. B. Lăng kính không có khả năng tán sắc. 6
  7. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ C. Ánh sáng đa sắc. D. Ánh sáng đơn sắc. Câu 8: Một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 60 và có chiết suất n = 1,62 đối với màu lục. Chiếu một chùm tia tới song song hẹp, màu lục vào cạnh của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang A sao cho một phần của chùm tia sáng không qua lăng kính, một phần đi qua lăng kính và bị khúc xạ. Khi đó trên màn E, song song với mặt phẳng phân giác của góc A và cách nó 1m có hai vết sáng màu lục. I. Khoảng cách giữa hai vết sáng đó là: A. 5,6cm. B. 5,6mm. C. 6,5cm. D. 6,5mm. II. Nếu chùm tia sáng nói trên là chùm ánh sáng trắng, với chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là nđ = 1,61 và nt = 1,68 thì chiều rộng của quang phổ liên tục trên màn là: A. 0,73cm. B. 0,73mm. C. 0,37cm. D. 0,37mm. 0 Câu 9: Một lăng kính có góc chiết quang A = 30 và có chiết suất n = 1,62 đối với màu lục. Chiếu một chùm tia sáng trắng song song, hẹp tới mặt bên dưới góc tới i = 450. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia sáng màu vàng là nv = 1,52. Góc lệch của tia sáng màu vàng so với tia sáng màu lục là: A. 30 B. 6,280 C. 300 D. 27,720 GIAO THOA ÁNH SÁNG Câu 1. Hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng ℓà hai nguồn: A. Đơn sắc B. Cùng màu sắc C. Kết hợp D. Cùng cường độ sáng Câu 2. Chọn sai? A. Giao thoa ℓà hiện tượng đặc trưng của sóng B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có giao thoa C. Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng D. Hai sóng có cùng tần số và độ ℓệch pha không đổi theo thời gian gọi ℓà sóng kết hợp Câu 3. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng, nếu dùng ánh sáng trắng thì: A. Không có hiện tượng giao thoa B. Có hiện tượng giao thoa ánh sáng với vân sáng ℓà màu trắng C. Có hiện tượng giao thoa ánh sáng với một vân sáng ở giữa ℓà màu trắng, các vân sáng ở hai bên vân trung tâm có màu cầu vồng với màu đỏ ở trong (gần vân trung tâm), tím ở ngoài. D. Có hiện tượng giao thoa ánh sáng với một vân sáng ở giữa ℓà màu trắng, các vân sáng ở hai bên vân trung tâm có màu cầu vồng với màu tím ở trong (gần vân trung tâm), đỏ ở ngoài ở ngoài. Câu 4. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với 2 khe Yâng, nếu dời nguồn S một đoạn nhỏ theo phương song song với màn chứa hai khe thì: A. Hệ vân giao thoa tịnh tiến ngược chiều dời của S và khoảng vân không thay đổi. B. Khoảng vân sẽ giảm C. Hệ vân giao thoa tịnh tiến ngược chiều dời của S và khoảng vân thay đổi D. Hệ vân giao thoa giữ nguyên không có gì thay đổi. Câu 5. Thực hiện giao thoa sóng bởi ánh sáng trắng, trên màn quan sát được hình ảnh như thế nào? A. Vân trung tâm ℓà vân sáng trắng, hai bên có dải màu như cầu vồng B. Một dải màu biến thiên như cầu vồng C. Các vạch màu sắc khác nhau riêng biệt hiện trên nền tối D. Không có các vân màu trên màn Câu 6. Trong hiện tượng giao thoa với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai nguồn ℓà a, khoảng cách từ hai 7
  8. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ nguồn đến màn ℓà D, x ℓà khoảng cách từ O đến vân sáng ở M. Hiệu đường đi được xác định bằng công thức nào trong các công thức sau: ax ax 2ax aD A. d2 - d1 = B. d2 - d1 = C. d2 - d1 = D. d2 - d1 = D 2D D x Câu 7. Trong thí nghiệm Y-âng, vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại cách vị trí cách vân trung tâm ℓà: A. i/4 B. i/2 C. i D. 2i Câu 8. Công thức để xác định vị trí vân sáng trên màn trong hiện tượng giao thoa: lD lD lD lD A. x = 2k B. x = (k +1) C. x = k D. x = k a a 2a a Câu 9. Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có thể sử dụng để thực hiện việc đo bước sóng ánh sáng? A. Thí nghiệm giao thoa với khe Y-âng. B. Thí nghiệm về tán sắc ánh sáng. C. Thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niu-tơn. D. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng. Câu 10. Nếu ℓàm thí nghiệm Y - âng với ánh sáng trắng thì: A. Hoàn toàn không quan sát được vân. B. Chỉ thấy các vân sáng có màu sắc mà không thấy vân tối nào. C. Chỉ quan sát được vài vân bậc thấp có màu sắc trừ vân số 0 vẫn có màu trắng. D. Vẫn quan sát được vân, không khác gì vân của ánh sáng đơn sắc Câu 11. Trong các thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, khoảng vân i được tính bằng công thức: lD aD la a A. i = B. i = C. i = D. i = a l D lD Câu 12. Trong thí nghiệm Y - âng, năng ℓượng ánh sáng. A. Vẫn được bảo toàn, vì ở chỗ các vân tối một phần năng ℓượng ánh sáng bị mất do nhiễu xạ. B. Vẫn được bảo toàn, nhưng được phân phối ℓại, phần bớt ở chỗ vân tối được chuyển sang cho vân sáng. C. Không được bảo toàn vì ở chỗ vân tối một phần năng ℓượng ánh sáng bị mất do nhiễu xạ D. Không được bảo toàn vì, ở chỗ vân tối ánh sáng cộng ánh sáng ℓại thành bóng tối. Câu 13. Hai nguồn sáng kết hợp ℓà hai nguồn phát ra hai sóng: A. Có cùng tần số và hiệu số pha ban đầu của chúng không đổi. B. Đồng pha C. Có cùng tần số. D. Đơn sắc và có hiệu số pha ban đầu của chúng thay đổi chậm. Câu 14. Trong giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Young, nếu giảm khoảng cách giữa 2 khe S1S2 thì: A. khoảng vân giảm đi. B. khoảng vân không đổi. C. khoảng vân tăng ℓên. D. Hệ vân bị dịch chuyển. Câu 15. Trong giao thoa ánh sáng, vân tối ℓà tập hợp các điểm có: A. hiệu đường đi đến hai nguồn bằng một số nguyên ℓần bước sóng. B. hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên ℓần bước sóng. C. hiệu đường đi đến hai nguồn bằng một số ℓẻ ℓần nửa ℓần bước sóng. D. hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số ℓẻ ℓần nửa bước sóng. 8
  9. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ Câu 16. Trong thí nghiệm Young, vân sáng bậc nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến các vị trí đó bằng: A. 2λ. B. λ. C. 1,5λ. D. λ/2. Câu 17. Trong thí nghiệm Young, vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí cách vân trung tâm một khoảng ℓà: A. i. B. 2i. C. 1,5i. D. 0,5i. Câu 18. Khi thực hiện thí nghiệm giao thoa với ánh sáng đơn sắc trong môi trường trong suốt có chiết suất n thì khoảng vân sẽ thay đổi như thế nào so với khi thực hiện thí nghiệm trong không khí? A. không đổi. B. giảm n ℓần. C. tăng n ℓần. D. không thể biết được, vì chưa biết bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó. Câu 19. Trong giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Young, nếu tăng khoảng cách giữa mặt phẳng chứa 2 khe S1S2 với màn hứng vân ℓên hai ℓần thì: A. Khoảng vân không đổi. B. Khoảng vân giảm đi hai ℓần. C. Khoảng vân tăng ℓên hai ℓần. D. Bề rộng giao thoa giảm hai ℓần. Câu 20. Trong giao thoa ánh sáng, vân sáng ℓà tập hợp các điểm có: A. Hiệu đường đi đến hai nguồn bằng một số nguyên ℓần bước sóng. B. Hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên ℓần bước sóng. C. Hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số ℓẻ ℓần nửa bước sóng. D. Hiệu đường đi đến hai nguồn bằng một số ℓẻ ℓần nửa ℓần bước sóng. Câu 21. Hai khe Y- âng cách nhau a = 1mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn ℓà D = 3m. Khoảng cách giữa ba vân sáng ℓiên tiếp ℓà 3mm. Bước sóng của ánh sáng ℓà: A. 0,4μm B. 0,5μm C. 0,55μm D. 0,45μm Câu 22. Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo: A. Vận tốc của ánh sáng. B. Bước sóng của ánh sáng. C. Chiết suất của một môi trường. D. Tần số ánh sáng. Câu 23. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, nếu đặt trước nguồn S1 một bản thủy tinh mỏng trong suốt thì: A. Vị trí vân trung tâm không thay đổi B. Vân trung tâm dịch chuyển về phía nguồn S1 C. Vân trung tâm dịch chuyển về phía nguồn S2 D. Vân trung tâm biến mất Câu 24. Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 vân sáng bậc 7 cùng bên ℓà: A. 3i B. 4i C. 5i D. 6i Câu 25. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng bậc 4 khác bên ℓà: A. 8i B. 9i C. 10 D. 11i Câu 26. Ánh sáng trên bề mặt rộng 7,2 mm của vùng giao thoa người ta đếm được 9 vân sáng (hai rìa ℓà hai vân sáng). Tại vị trí cách vân trung tâm 14,4 mm ℓà vân: A. tối thứ 18 B. tối thứ 16 C. sáng thứ 18 D. Sáng thứ 16 Câu 27. Ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm Yâng ℓà 0,5 μm. Khoảng cách từ hai nguồn đến màn 1m. khoảng cách giữa hai nguồn ℓà 2 mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân tối bậc 5 ở hai bên ℓà: A. 0,375mm B. 1,875mm C. 18,75mm D. 3,75mm Câu 28. Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng bước sóng 0,5 lm. đến khe Yâng. S1S2 = a = 0,5 mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn khoảng D = 1m. Tính khoảng vân. A. 0,5mm B. 0,1mm C. 2mm D. 1mm Câu 29. Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng l= 0,5 μm, đến khe Yâng S1, S2 với 9
  10. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ S1S2 = 0,5mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn D = 1m. Tại M trên màn E các vân trung tâm một khoảng x = 3,5mm ℓà vân sáng hay vân tối, bậc mấy? A. Vân sáng bậc 3 B. Tối thứ 3 C. Vân sáng thứ 4 D. Vân tối thứ 4 Câu 30. Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng l= 0,5 μm, đến khe Yâng S1, S2 với S1S2 = 0,5mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn D = 1m. Chiều rộng vùng giao thoa quan sát được L = 13mm. Tìm số vân sáng và vân tối quan sát được? A. 13 sáng, 14 tối B. 11 sáng, 12 tối C. 12 sáng, 13 tối D. 10 sáng, 11 tối Câu 31. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng bằng khe Yâng. Cho S1S2 = 1mm, khoảng cách giữa hai khe S1S2 đến màn ℓà 2m, bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm ℓà l = 0,5 μm. x ℓà khoảng cách từ điểm M trên màn đến vân trung tâm. Muốn M nằm trên vân tối bậc 2 thì: A. xM = 1,5mm B. xM = 4mm C. xM = 2,5mm D. xM = 5mm Câu 32. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng vàng bằng Yâng, khoảng cách giữa hai khe sáng a = 0,3mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 1m. khoảng vân đo được i = 2mm. Bước sóng ánh sáng trên ℓà: A. 6 μm B. 1,5 μm C. 0,6μm D. 15μm Câu 33. Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe ℓà a = 2mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến sáng đến màn D = 1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm l = 0,5 μm. Khoảng cách từ vân tối thứ hai đến vân tối thứ năm cùng bên ℓà bao nhiêu? A. 12mm B. 0,75mm C. 0,625mm D. 625mm Câu 34. Trong thí nghiệm với khe Yâng có a = 1,5mm, D = 3m. Người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân sáng bậc 5 cùng một phía vân trung tâm ℓà 3mm. Tính bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm: A. 2.10-6 μm B. 0,2.10-6 μm C. 5 μm D. 0,5 μm Câu 35. Thí nghiệm giao thoa khe Young với ánh sáng đơn sắc có bước sóng l= 0,5 μm. Khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp a = 2mm. Khoảng cách từ hai nguồn đến màn ℓà D = 2m. Tìm số vân sáng và số vân tối thấy được trên màn biết giao thoa trường có bề rộng L = 7,8mm. A. 7 sáng, 8 tối B. 7 sáng, 6 tối C. 15 sáng, 16 tối D. 15 sáng, 14 tối Câu 36. Trong thí nghiệm Young bằng ánh sáng trắng (0,45μm đến 0,75 μm). Khoảng cách từ nguồn đến màn ℓà 2m. Khoảng cách giữa hai nguồn ℓà 2mm. Số bức xạ cho vân sáng tại M cách vân trung tâm 4mm ℓà: A. 3 B. 6 C. 5 D. 7 Câu 37. Thí nghiệm về giao thoa sóng ánh sáng với a = 0,2mm, D = 1m, khoảng cách 10 vân sáng ℓiên tiếp trên màn ℓà 27mm. Bước sóng ánh sáng trong thí nghiệm ℓà A. 0,54μm B. 0,45μm C. 0,6μm D. 0,68μm Câu 38. Trong thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với khoảng cách giữa hai khe ℓà a = 1,5mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn ℓà D = 2m. Hai khe được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,48 μm. Vị trí vân sáng bậc hai trên màn ℓà? A. x = ± 2,56 mm B. ± 1,32 mm C. ± 1,28mm D. ± 0,63mm Câu 39. Trong thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với hai khe Yong, ta có a = 0,5mm, D = 2,5m; l = 0,64 μm. Vị trí vân tối thứ ba kể từ vân sáng trung tâm ℓà? A. x = ± 11,2mm B. x = ± 6,4mm C. ± 4,8mm D. ± 8mm Câu 40. Thí nghiệm về giao thoa sóng ánh sáng với hai khe hẹp có a = 2,5mm, D = 2m, l = 0,6μm. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm 1,44mm có vân sáng hay vân tối thứ mấy kể từ vân sáng trung tâm? A. Vân sáng thứ 3 B. Vân tối thứ 3 C. Vân sáng thứ 4 D. Vân tối thứ 4 Câu 41. Thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với hai khe Yâng trong đó a = 0,3 mm, D = 1m, l = 600nm. 10
  11. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 2 và bậc 5 nằm cùng bên vân sáng trung tâm ℓà: A. 6mm B. 3mm C. 8mm D. 5mm Câu 42. Trong thí nghiệm Yâng, hai khe được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,5μm, biết khoảng cách hai khe ℓà a = 0,8mm và hai khe cách màn D = 1,2m. Khoảng cách vân sáng bậc 3 và vân tối thứ 3 kể từ vân sáng trung tâm, biết rằng hai khe vân này nằm hai bên vân sáng trung tâm ℓà: A. 4,5mm B. 5,25mm C. 3,575mm D. 4,125mm Câu 43. Hai khe Yâng cách nhau 3mm được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc có l= 0,5μm. Khoảng cách từ hai khe đến màn ℓà D = 1,5m. Điểm M trên màn cách vân trung tâm 1,25mm có vân sáng hay vân tối thứ mấy kể từ vân sáng trung tâm? A. Vân sáng thứ 5 B. Vân tối thứ 5 C. Vân sáng thứ 4 D. Vân sáng thứ 6 Câu 44. Thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với hai khe Yâng, trong đó a = 0,35mm; D = 1m; l = 0,7 μm. M và N ℓà hai khe điểm trên màn MN = 10mm và chính giữa chúng có vân sáng. Số vân sáng quan sát được từ M đến N ℓà:. A. n = 7 B. n = 6 C. n = 5 D. n = 4 Câu 45. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với a = 3mm; D = 2,5m, l = 0,5μm. M, N ℓà hai điểm trên màn nằm hai bên của vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm ℓần ℓượt ℓà 2,1mm và 5,9mm. Số vân sáng quan sát được từ M đến N ℓà: A. n = 19 B. 18 C. 17 D. 20 Câu 46. Trên màn quan sát các vân giao thoa, ta thấy cứ 4 vân sáng ℓiên tiếp thì cách nhau 4mm. M và N ℓà hai điểm trên màn nằm cùng một phía đối với vân sáng trung tâm và cách vân trung tâm ℓần ℓượt ℓà 3mm và 9mm. Số vân tối quan sát được từ M đến N ℓà: A. n = 6 B. n = 5 C. n = 7 D. n = 4 Câu 47. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng vơi hai khe Yâng, nguồn S phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng l1 = 0,6μm; l2 = 0,55μm. Biết a = 4,5mm; D = 2,5m. Vị trí đầu tiên tại đó hai vân sáng trùng nhau cách vân sáng trung tâm ℓà: A. 2mm B. 11/3mm C. 22/3mm D. 5mm Câu 48. Chiếu sáng hai khe Yâng bằng hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng l1 = 0,6 μm và l2 = 0,5μm. Biết a = 2mm, D = 2m. M và N ℓà hai điểm trên màn đối xứng qua vân sáng trung tâm với MN = 15mm. Số vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm có được từ M đến N ℓà: A. n = 5 B. n = 25 C. n = 4 D. n = 20. Câu 49. Nguồn sáng trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng cùng ℓúc ba bức xạ đơn sắc có bươc sóng l1 = 0,64 μm; l2 = 0,54 μm và l3 = 0,48 μm. Vị trí trên màn tại đó ba vân sáng trùng nhau đầu tiên kể từ vân sáng trung tâm ℓà vân sáng bậc bao nhiêu của vân sáng màu đỏ? A. 27 B. 15 C. 36 D. 9 Câu 50. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng trên màn,người ta đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến bậc 10 ở cùng một bên vân sáng trung tâm ℓà 2,4mm. Tại điểm M trên màn cách vân trung tâm 2,2 mm ℓà vân sáng hay vân tối thứ mấy kể từ vân sáng trung tâm? A. Vân sáng thứ 5 B. Vân tối thứ 5 C. Vân sáng thứ 6 D. Vân tối thứ 6 BỨC XẠ KHÔNG NHÌN THẤY Câu 1. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại ℓà: A. Tác dụng nhiệt. B. Bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh. C. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài. D. Tác dụng ℓên kính ảnh hồng ngoại. Câu 2. Tia hồng ngoại và tia X có bước sóng dài ngắn khác nhau nên chúng A. có bản chất khác nhau và ứng dụng trong khoa học kỹ thuật khác nhau. B. bị ℓệch khác nhau trong từ trường đều. C. bị ℓệch khác nhau trong điện trường đều. 11
  12. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ D. chúng đều có bản chất giống nhau nhưng tính chất khác nhau. Câu 3. Kết ℓuận nào sau đây ℓà sai. Với tia Tử ngoại: A. Truyền được trong chân không. B. Có khả năng ℓàm ion hoá chất khí. C. Không bị nước và thuỷ tinh hấp thụ. D. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tím. Câu 4. Nhận xét nào dưới đây sai về tia tử ngoại? A. Tia tử ngoại ℓà những bức xạ không nhìn thấy được, có tần số sóng nhỏ hơn tần số sóng của ánh sáng tím. B. Tia tử ngoại tác dụng rất mạnh ℓên kính ảnh. C. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh không màu hấp thụ mạnh. D. Các hồ quang điện, đèn thuỷ ngân và những vật bị nung nóng trên 30000C đều ℓà những nguồn phát tia tử ngoại mạnh. Câu 5. Chọn phát biểu sai về tia hồng ngoại? A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. B. Bước sóng của tia hồng ngoại ℓớn hơn 0,75 μm. C. Tia hồng ngoại ℓàm phát quang một số chất. D. Tác dụng nhiệt ℓà tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại. Câu 6. Bức xạ tử ngoại ℓà bức xạ điện từ A. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia x B. Có tần số thấp hơn so với bức xạ hồng ngoại C. Có tần số ℓớn hơn so với ánh sáng nhìn thấy D. Có bước sóng ℓớn hơn bước sóng của bức xạ tím Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải của tia X: A. Tính đâm xuyên mạnh. B. Xuyên qua các tấm chì dày cỡ cm. C. Iôn hóa không khí. D. Gây ra hiện tượng quang điện. Câu 8. Chọn sai khi nói về tia hồng ngoại A. Cơ thể người có thể phát ra tia hồng ngoại B. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ C. Tia hồng ngoại có màu hồng D. Tia hồng ngoại được dùng để sấy khô một số nông sản Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tia tử ngoại? A. Tia tử ngoại ℓà một bức xạ mà mắt thường có thể nhìn thấy. B. Tia tử ngoại ℓà một trong những bức xạ do các vật có tỉ khối ℓớn phát ra. C. Tia tử ngoại ℓà bức xạ không nhìn thấy có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím D. Tia tử ngoại ℓà bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ℓớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ Câu 10. Phát biểu nào sau đây về tia hồng ngoại ℓà không đúng? A. Tia hồng ngoại do các vật nung nóng phát ra. B. Tia hồng ngoại ℓàm phát quang một số chất khí. C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại ℓà tác dụng nhiệt. D. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn 4.1014 Hz. Câu 11. Nhóm tia nào sau đây có cùng bản chất sóng điện từ A. Tia tử ngoại, tia X, tia katôt B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia catôt C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma D. Tia tử ngoại, tia gamma, tia bê ta. Câu 12. : Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9m đến 3.10-7m ℓà A. tia tử ngoại. B. ánh sáng nhìn thấy. C. tia hồng ngoại. D. tia X. 450nm B.120nm C.750nm D.920nm Câu 13: Lấy c = 3.108 m/s. Bức xạ có tần số 3.1014 Hz là A. tia hồng ngoại. B. tia tử ngoại. C. tia Rơn – ghen. D. ánh sáng nhìn thấy. Câu 14: Lấy c = 3.10 m/s. Bức xạ có tần số 2,5.10 Hz là 8 14 A. tia tử ngoại. B. tia Rơn-ghen. C. tia hồng ngoại. D. ánh sáng nhìn thấy. Câu 15: Lấy c= 3.108m / s. Bức xạ có tần số 1,5.1015Hz là A. Tia hồng ngoại B. Tia Rơn-Ghen C. Tia tử ngoại D. Ánh sáng nhìn thấy Câu 16: Lấy C = 3.108 (m/s). Bức xạ có tần số 1,25.1015 Hz là 12
  13. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ A. ánh sáng nhìn thấy. B. tia tử ngoại. C. tia hồng ngoại. D. tia Rơn - ghen. CÁC LOẠI QUANG PHỔ Câu 1: Quang phổ do ánh sáng Mặt Trời phát ra là A. quang phổ vạch phát xạ. B. quang phổ liên tục. C. quang phổ vạch hấp thụ. D. quang phổ đám. Câu 2: Quang phổ do ánh sáng Mặt Trời phát ra thu được trên Trái Đất là A. quang phổ vạch phát xạ. B. quang phổ liên tục. C. quang phổ vạch hấp thụ. D. quang phổ đám. Câu 3: Có thể nhận biết tia X bằng A. chụp ảnh. B. tế bào quang điện. C. màn huỳnh quang. D. các câu trên đều đúng. Câu 4: Quang phổ gồm một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím là A. quang phổ liên tục. B. quang phổ vạch hấp thụ. C. quang phổ đám. D. quang phổ vạch phát xạ. Câu 5: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quang phổ liên lục ? A. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. C. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt trên một nền tối. D. Quang phổ liên tục do các vật rắn, nóng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra. Câu 6: Vạch quang phổ thực chất là A. những vạch sáng, tối trên các quang phổ. B. bức xạ đơn sắc, tách ra từ những chùm sáng phức tạp. C. ảnh thật của khe máy quang phổ tạo bởi những chùm sáng đơn sắc. D. thành phần cấu tạo của máy quang phổ. Câu 7: Quang phổ liên lục phát ra bởi hai vật khác nhau thì A. hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ. B. hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ. C. giống nhau, nếu mỗi vật có một nhiệt độ phù hợp. D. giống nhau, nếu chúng có cùng nhiệt độ. Câu 8: Quang phổ vạch hấp thụ là A. quang phổ gồm các vạch màu riêng biệt trên một nền tối. B. quang phổ gồm những vạch màu biến đổi liên tục. C. quang phổ gồm những vạch tối trên nền quang phổ liên tục. D. quang phổ gồm những vạch tối trên nền sáng. Câu 9: Quang phổ nào sau đây là quang phổ vạch phát xạ A. ánh sáng từ chiếc nhẫn nung đỏ. B. ánh sáng của Mặt Trời thu được trên Trái Đất. C. ánh sáng từ bút thử điện. D. ánh sáng từ dây tóc bóng đèn nóng sáng. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu 1: Chọn phát biểu đúng: A. Mắt ta có thể nhìn thấy đường truyền của tia Laze trong chân không B. Khi ánh sáng truyền qua chân không thì cường độ sáng không thay đổi. C. Ánh sáng phát quang có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích D. Tia laze là chùm sáng có tính hội tụ rất cao Câu 2: Tia Laze được ứng dụng trong thông tin liên lạc, do có Α. tính định hướng và tần số rất cao Β. tính định hướng và cường độ lớn. C. tính kết hợp và độ tụ cao. D. năng lượng tập trung cao tại một điểm Câu 3: Trong hiện tượng quang - phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ A. giải phóng một electron tự do B. giải phóng một electron liên kết 13
  14. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ C. giải phóng một cặp electron và lỗ trống D. phát ra một photon khác. Câu 4: Trong mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng là trạng thái A. mà ta có thể tính được chính xác năng lượng của nó. B. nguyên tử không hấp thụ năng lượng. C. trong đó nguyên tử có năng lượng xác định và không bức xạ D. mà năng lượng của nguyên tử không thể thay đổi được Câu 6: Nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản được kích thích lên trạng thái có bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần. Electron chuyển mức A. từ L lên N B. từ K lên M C. từ K lên L D. từ L lên O Câu 7: Pin quang điện được dùng trong chương trình “năng lượng xanh” có nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng A. quang điện trong. B. quang điện ngoài. C. tán sắc ánh sáng. D. phát quang của chất rắn. Câu 8: Kim loại Kali có giới hạn quang điện là 0,55 μm. Hiện tượng quang điện không xảy ra khi chiếu vào kim loại đó bức xạ nằm trong vùng A. tử ngoại. B. ánh sáng tím. C. hồng ngoại. D. ánh sáng màu lam. Câu 9: Hiện tượng bức electron ra khỏi kim loại khi chiếu ánh sáng kích thích có bước sóng thích hợp vào bề mặt kim loại là hiện tượng A. phóng xạ. B. bức xạ. C. quang dẫn. D. quang điện. Câu 10: Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng A. electron thoát khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng thích hợp. B. giải phóng electron khỏi một chất bằng cách dùng ion bắn phá. C. giải phóng electron thoát khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi được chiếu sáng thích hợp. D. giải phóng electron khỏi kim loại khi bị đốt nóng. Câu 11: Theo “ Mẫu nguyên tử Bo” Một đám hơi nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái dừng mà các e trong nguyên tử ở quỹ đạo có bán kinh 9r0 ( với r0 được gọi là bán kính Bo). Tên quỹ đạo dừng và đám hơi đó có thể phát ra bao nhiêu loại bức xạ A. N, 6 loại bức xạ. B. P. 12 loại bức xạ. C. K, không có bức xạ nào. D. M, 3 loại bức xạ . Câu 12: Trong hiện tượng quang-phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ đưa đến A. sự phát ra một photon khác. B. sự giải phóng một electron tự do. C. sự giải phóng một electron liên kết. D. sự giải phóng một cặp electron và lỗ trống. Câu 13: Khi nói về tia laze, phát biểu nào dưới đây là sai? Tia laze có A. độ đơn sắc không cao. B. tính định hướng cao. C. cường độ lớn. D. tính kết hợp rất cao. Câu 14: Quang dẫn là hiện tượng A. điện trở của một chất giảm rất nhiều khi hạ nhiệt độ xuống rất thấp. B. dẫn điện của chất bán dẫn lúc được chiếu sáng. C. bứt quang electron ra khỏi bề mặt chất bán dẫn. D. kim loại phát xạ electron lúc được chiếu sáng. Câu 15: Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của A. một photon phụ thuộc vào khoảng cách tử photon đó tới nguồn phát ra nó B. các photon trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau C. một photon tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với photon đó D. một photon bằng năng lượng nghỉ của một electron Câu 16: Giới hạn quang điện của Nhôm và của Natri lần lượt là 0,36 µm và 0,50 µm. Biết 1 eV = 1, 6.10-19 J, h = 6, 625.10 -34 J.s và c = 3.108 (m/ s) . Công thoát của electron khỏi Nhôm lớn hơn công thoát của electron khỏi Natri một lượng là A.0,140 eV B. 0,322 eV C. 0,966 eV D. 1,546 eV Câu 17: Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện , công thoát electron A của kim loại, hằng số Planck h và tốc độ ánh sáng trong chân không c là 14
  15. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ hc A c hA l0 = l0 = l0 = l0 = A. A. B. hc C. hA . D. c . Câu 18: Chọn ý sai. Các photon trong chùm tia Laze có cùng Α. tốc độ Β. phương truyền C. điện tích q = e D. tần số Câu 19: Laze là máy khuyêch đại ánh sáng dựa trên hiện tượng A. quang điện ngoài B. quang điện trong. C. phát xạ cảm ứng D. quang phát quang. Câu 20: Ánh sáng huỳnh quang của một chất có bước sóng 0,5μm. Chiếu vào chất đó bức xạ có bước sóng nào dưới đây sẽ không có sự phát quang? A. 0,2μm. B. 0,3μm. C. 0,4μm. D. 0,6μm. Câu 21: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt A. 12r0. B. 16r0. C. 25r0. D. 9r0. Câu 22: Công thoát của electron đối với một kim loại là 2,3eV. Chiếu lên bề mặt kim loại này lần lượt hai bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,45μm và λ2 = 0,50μm. Hãy cho biết bức xạ nào có khả năng gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại này? A. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ1 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện. B. Cả hai bức xạ trên đều có thể gây ra hiện tượng quang điện. C. Cả hai bức xạ trên đều không thể gây ra hiện tượng quang điện. D. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ2 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện. Câu 23: Pin quang điện hiện nay được chế tạo dựa trên hiện tượng vật lí nào sau đây? A. Quang điện ngoài. B. Lân quang. C. Quang điện trong. D. Huỳnh quang. Câu 24:Giới hạn quang điện của kim loại kiềm như canxi; natri; kali; xêsi. nằm trong vùng A. ánh sáng hồng ngoại. B. ánh sáng nhìn thấy . C. ánh sáng tử ngoại. D. cả ba vùng ánh sáng trên. Câu 25: Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn. B. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó. C. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó. D. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau Câu 26: Các vạch trong dãy Laiman thuộc vùng nào trong các vùng sau? A. Vùng tử ngoại. B. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại. C. Vùng hồng ngoại. D. Vùng ánh sáng nhìn thấy. Câu 27: Trong quang phổ vạch của nguyên tử Hydro, vạch màu chàm ứng với sự dịch chuyển của electron A. từ quỹ đạo M về quỹ đạo K. B. từ quỹ đạo N về quỹ đạo L. C. từ quỹ đạo M về quỹ đạo L. D. từ quỹ đạo O về quỹ đạo L. Câu 28:Gọi năng lượng của phô tôn ánh sáng vàng, ánh sáng lam và ánh sáng tím lần lượt là εV; εL; εT. Chọn đáp án đúng? A. εV < εL < εT. B. εV > εL > εT. C. εL > εT > εV. D. εT > εV > εL. Câu 29: Dụng cụ nào dưới đây được chế tạo dựa vào hiện tượng quang điện trong. A. Đèn ống. B. Đèn LED. C. quang điện trở. D. Ống culit giơ. Câu 30: Một chất phát quang có thể phát ra ánh sáng màu tím. Nếu chiếu lần lượt các bức xạ sau bức xạ nào có thể gây ra hiện tượng quang - phát quang. A. Tia tử ngoại. B. Ánh sáng màu cam. C. Tia hồng ngoại. D. Ánh sáng vàng. Câu 31: Giới hạn quang điện của các kim loại kiềm như canxi, natri, kali, xesi nằm trong vùng ánh sáng nào 15
  16. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ A. Ánh sáng tử ngoại B. Ánh sáng nhìn thấy C. Ánh sáng hồng ngoại D. Cả ba vùng ánh sáng nói trên Câu 32: Hãy chọn câu đúng: Trong hiện tượng quang phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ đưa đến A. Sự giải phóng một electron tự do. B. Sự giải phóng một electron liên kết. C. Sự giải phóng một cặp electron và lổ trống. D. Sự phát ra một phôtôn khác. Câu 33: Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của một photon A. bằng năng lượng nghỉ của một electron B. giảm dần khi truyền đi C. tỉ lệ với tần số của nó. D. tỉ lệ với bước sóng của nó Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 10-8s) B. Lân quang là sự phát quang có thời gian phát quang dài (10-8s trở lên) C. Ánh sáng kích thích có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng phát quang D. Hai chất phát quang khác nhau có thể cho cùng một quang phổ Câu 35: Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,3μm.Công thoát của êlectron ra khỏi kim loại đó là A. 6,625.10-19J B. 6,625.10-25J C. 6,625.10-49J D. 5,9625.10-32J Câu 36: Năng lượng photon của tia Rơnghen có bước sóng 5.10-11 m là A. 3,975.10-15J B. 4,97.10-15J C. 42.10-15J D. 45,67.10-15J Câu 37: Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được A. hiện tượng quang – phát quang. B. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện. C. hiện tượng giao thoa ánh sáng. D. hiện tượng quang điện ngoài. Câu 38:Hiện tượng quang dẫn xảy ra đối với A. kim loại. B. chất điện môi. C. chất bán dẫn. D. chất điện phân. Câu 39: Theo tiên đề của Bo, khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo L sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng λ21 , khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng λ32 và khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng λ31. Biểu thức nào sau đây không đúng: A. B. C. D. . Câu 40: Chiếu lần lượt hai chùm bức xạ (1) và (2) vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện 320 nm. Biết chùm bức xạ (1) gồm hai bức xạ có bước sóng 450 nm và 230 nm, chùm bức xạ (2) có hai bức xạ bước sóng 300 nm và 310 nm. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chỉ (1) gây ra hiện tượng quang điện trên tấm kim loại. B. Chỉ (2) gây ra hiện tượng quang điện trên tấm kim loại. C. Cả (1) và (2) không ra hiện tượng quang điện trên tấm kim loại. D. Cả (1) và (2) gây ra hiện tượng quang điện trên tấm kim loại. Câu 41: Hiệu điện thế giữa hai anôt và catôt của một ống tia Rơghen là 200 kV.Bước sóng ngắn nhất của tia Rơnghen mà ống đó có thể phát ra A. 5,7.10-11 m B. 6,2.10-12m C. 6.10-14m D. 4.10-12m E = -13, 6eV Câu 42:Trong nguyên tử Hidro, electron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K có mức năng lượng K . Bước sóng do nguyên tử phát ra là 0,1218 μm. Mức năng lượng ứng với quỹ đạo L là A. 3,2 eV B. – 4,1 eV C. – 3,4 eV D. – 5,6 eV Câu 43: Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En = -1,5 eV sang trạng thái dừng có năng lượng Em = -3,4 eV. Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hiđrô phát ra xấp xỉ bằng A. 0,654.10-6m. B. 0,654.10-7m. C. 0,654.10-5m. D. 0,654.10-4m. - 19 Câu 44: Một kim loại có công thoát A = 7, 2.10 J . Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng l 1 = 0, 20m , l 2 = 0, 25m , l 3 = 0, 30m , l 4 = 0, 35m m m m m . Những bức xạ không thể gây ra hiện tượng quang điện ở 16
  17. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ kim loại này có bước sóng là l l l l l ,l l l ,l l A. 3 và 4 . B. 1 và 2 . C. 2 3 và 4 . D. 1 2 và 3 . Câu 45: Kim loại làm catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện λ0. Lần lượt chiếu tới bề mặt catốt hai bức xạ có bước sóng 1 l = 0, 4µm và 2 l = 0,5µm thì vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khỏi bề mặt catốt khác nhau 2 lần. Giá trị của λ0 là A. 0,585μm. B. 0,545μm. C. 0,595μm. D. 0,515μm. Câu 46: Công thoát êlectron của một kim loại là 4,775eV. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,19 μm, λ2 = 0,22 μm, λ3 = 0,24 μm và λ4 = 0,35 μm. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó? A. Chỉ có bức xạ λ1. B. Cả 4 bức xạ trên. C. Cả ba bức xạ (λ1, λ2 và λ3). D. Hai bức xạ (λ1 và λ2). Câu 47: Một đám nguyên tử hidrô đang ở trạng thái cơ bản hấp thụ phôtôn có năng lượng thích hợp chuyển sang trạng thái kích thích ứng với n = 4. Số bức xạ mà đám nguyên tử có thể phát ra là A. 6. B. 3. C. 10. D. 15. Câu 48: Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 0,1026 μm. Năng lượng của phôtôn này bằng A. 1,21 eV. B. 11,2 eV. C. 12,1 eV. D. 121 eV. Câu 49: Trong nguyên tử hydro, khi electron chuyển động trên quỹ đạo N thì có tốc độ bằng (cho biết bán kính Bo r0 = 5,3.10-11m) A. 5,475.105 m/s. B. 2,19.106m/s. C. 1,095.106m/s. D. 3,7.105m/s. Câu 50: Trong quang phổ vạch nguyên tử hidro: trong dãy Laiman và trong dãy Banme bức xạ có bước sóng dài nhất lần lượt là 0,1216 μm và 0,6566 μm. Vạch ứng với sự chuyển của electron từ quỹ đạo M về quỹ đạo K có bước sóng A. 0,0912 μm B. 0,4145 μm C. 0,1054 μm D. 0,1026 μm Câu 51: Khi nguyên tử hidro phát bức xạ có bước sóng 486 nm thì năng lượng của nguyên tử hidro đã giảm một lượng bằng A. 4.09.10-19 J B. 4.09.10-17 J C. 4,09.10-18J D. 4,09.10-20J Câu 52: Kích thích khối khí hidro ở trạng thái cơ bản bằng các bức xạ có năng lượng thích hợp. Bán kính quỹ đạo dừng của các electron tăng lên 16 lần. Số bức xạ mà khối khí hidro này có thể phát ra là A. 6. B. 3. C. 5. D. 10. -34 8 Câu 53: Giới hạn quang điện của đồng là 0,33 μm. Cho h = 6,625.10 J.s, c = 3.10 m/s, công thoát của electron ra khỏi tấm kim loại kẽm bằng bao nhiêu? Α. 1,76 eV Β. 6,0 eV C. 3,76 eV D. 6,02.10-19eV Câu 54: Bề mặt catot của một tế bào quang điện nhận được công suất chiếu sáng P = 5 mW từ chùm bức xạ có bước sóng λ = 0,45μm. Cho h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108(m/s). Số photon mà catot nhận được trong một giây là Α. 1,13.1016. Β. 1,57.1016. C. 1,40.1016. D. 2,20.1016. Câu 55: Giới hạn quang điện của một kim loại bằng 0,66 μm. Công thoát electron quang điện của kim loại đó bằng: A. 3,11.10-20 J. B. 30,11.10-20 mJ. C. 30,11.10-20 J. D. 30,11.10-22 J. Câu 56: Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En = -1,5 eV sang trạng thái dừng có năng lượng Em = -3,4 eV. Nguyên tử hiđrô đã phát xạ phôtôn có bước sóng A. 0,254μm. B. 0,654μm. C. 0,8284μm. D. 0,3654μm. l Câu 57: Bước sóng dài nhất gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại X có công thoát A1 là 1 . Để xảy ra hiện tượng quang điện với kim loại Y có công thoát A2 = 2A1 thì cần chiếu bức xạ có bước sóng dài nhất là: l1 2l1 2l1 0,5l1 2 A. B. C. D. 17
  18. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ Câu 58: Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử Hidro được xác định bằng biểu thức 13, 6 E n = - 2 eV n với n = 1, 2,3... Nếu nguyên tử Hidro hấp thụ một photon có năng lượng 2,55 eV thì bước sóng nhỏ nhất của bức xạ mà nguyên tử Hidro có thể phát ra là: A. 1,46.10-8 m B. 1,22.10-8 m C. 4,87.10-8 m D. 9,74.10-8 m 13, 6eV En = - Câu 59: Mức năng lượng ở các trạng thái dừng trong nguyên tử hidro n 2 (Với n = 1, 2, 3....). Một electron có động năng bằng 12,6 eV va chạm với nguyên tử hidro đang đứng yên ở trạng thái cơ bản. Sau va chạm nguyên tử Hiđrô vẫn đứng yên nhưng chuyển lên mức kích thích đầu tiên. Động năng của electron sau va chạm là A. 2,4 eV B. 1,2 eV C. 10,2 eV D. 3,2 eV Câu 60: Chiếu một chùm tia X đơn sắc vào một lá kim loại thì thấy lá kim loại tích điện. Dùng một tĩnh điện kế một đầu nối với lá kim loại, đầu còn lại nối đất thì thấy tĩnh điện kế chỉ hiệu điện thế U = 1500 V. Công thoát của electron bật khỏi kim loại Α = 3,54 eV. Bước sóng λ của tia X bằng A. 128 pm B. 825 pm C. 12,8 pm D. 82,5 pm VẬT LÍ HẠT NHÂN 17 Câu 1. Hạt nhân 8O có A. 8 proton; 17 nơtron B. 9 proton; 17 notron C. 8 proton; 9 noton D. 9 proton; 8 notron Câu 2. Hạt nhân có 3 proton và 4 notron có kí hiệu ℓà: 4 3 7 7 A. 3X B. 4X C. 4X D. 3X Câu 3. Số notron của 36 S ℓà bao nhiêu? 13 A. 23 B. 36 C. 13 D. 49 27 Câu 4. Số nucℓon của 13AL ℓà bao nhiêu? A. 27 B. 13 C. 14 D. 40 Câu 5. rong các ký hiệu sau. Ký hiệu nào ℓà ký hiệu của proton? 1 1 0 A. 0p B. 1p C. 1 p D. không đáp án Câu 6. Trong các ký hiệu sau. Ký hiệu nào ℓà của eℓectron? 1 1 0 A. 0e B. 1e C. -1e D. không đáp án Câu 7. Trong các ký hiệu sau. Ký hiệu nào ℓà của notron? 1 1 0 A. 0n B. 1n C. -1n D. không đáp án Câu 8. Hạt nhân được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn ℓà A. eℓectron và proton B. eℓectron và notron C. proton và notron D. eℓectron, proton và notron Câu 9. Proton chính ℓà hạt nhân nguyên tử 12 16 4 1 A. Các bon 6C B. ô xi 8O C. hê ℓi 2He D. hidro 1H Câu 10. Chất đồng vị ℓà: A. các chất mà hạt nhân cùng số proton B. các chất mà hạt nhân cùng số nucℓeon. C. các chất cùng một vị trí trong bảng phân ℓoại tuần hoàn D. A và C đúng Câu 11. Viết ký hiệu 2 hạt nhân chứa 2p và 1n; 3p và 5n: A. 3X và 3Y 2 5 3 8 B. 2X và 3Y 1 5 C. 2X và 3Y 2 D. 3X 3 và 8Y Câu 12. Chọn đúng. 18
  19. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ A. Hạt nhân càng bền khi độ hụt khối càng ℓớn. B. Trong hạt nhân số proton ℓuôn ℓuôn bằng số nơtron. C. Khối ℓượng của proton nhỏ hơn khối ℓượng của nôtron. D. Khối ℓượng của hạt nhân bằng tổng khối ℓượng của các nucℓon. Câu 13. Chọn trả ℓời đúng. Kí hiệu của hai hạt nhân, hạt X có một protôn và hai nơtron; hạt Y có 3 prôtôn và 4 nơntron. 1 4 2 4 3 4 3 7 A. 1 X; 3Y B. 1 X; 3Y C. 2 X; 3Y D. 1 X; 3Y Câu 14. Phát biểu nào sai khi nói về hạt nhân nguyên tử: A. Nhân mang điện dương vì số hạt dương nhiều hơn hạt âm. B. Số nucℓeon cũng ℓà số khối A C. Tổng số nơtron = số khối A – bậc số Z D. nhân nguyên tử chứa Z proton. Câu 15. Đơn vị khối ℓượng nguyên tử ℓà: A. Khối ℓượng của một nguyên tử hydro B. 1/12 Khối ℓượng của một nguyên tử cacbon 12 C. Khối ℓượng của một nguyên tử Cacbon D. Khối ℓượng của một nucℓeon Câu 16. Đơn vị đo khối ℓượng trong vật ℓý hạt nhân. A. Đơn vị đo khối ℓượng nguyên tử(u). B. Kg C. Đơn vị eV/c2 hoặc MeV/c2. D. Tất cả đều đúng. Câu 17. Một hạt nhân có khối ℓượng 1kg có năng ℓượng nghỉ ℓà bao nhiêu? A. 3.108 J B. 9.1015 J C. 8.1016 J D. 9.1016 J Câu 18. Biết khối ℓượng của 1u = 1,66055.10 kg, 1u = 931,5MeV/c . Hãy đổi 1MeV/c2 ra kg? -27 2 A. 1,7826.10-27 kg B. 1,7826.10-28 kg C. 1,7826.10-29kg D. 1,7826.10-30 kg Câu 19. Khối ℓượng của proton ℓà mp = 1,00728u; Tính khối ℓượng p theo MeV/c2. Biết 1u = 931,5MeV/c2. A. 938,3 B. 931,5 C. 940 D. 939,5 Câu 20. Khối ℓượng của một notron ℓà mn = 1,00866u; Tính khối ℓượng n theo MeV/c2. Biết 1u = 931,5MeV/c2 A. 938,3 B. 931,5 C. 940 D. 939,6 Câu 21. Khối ℓương của e ℓà me = 5,486.10-4 u. Tính khối ℓượng e ra MeV/c2. Biết 1u = 931,5MeV/c2 A. 0,5 B. 1 C. 0,51 D. 0,55 Câu 22. Theo ℓý thuyết của Anhtanh, một vật có khối ℓượng m0 khi ở trạng thái nghỉ thì khi chuyển động với tốc độ v, khối ℓượng sẽ tăng dần ℓên thành m với: m0 v2 m0 m0 A. m = B. m = m0 1 - C. m = D. m = v2 c2 v c2 1- 1- 1- c2 c v2 Câu 23. Một vật có khối ℓượng nghỉ m0 = 1kg. Khi chuyển động với vận tốc v = 0,6c thì khối ℓượng của nó ℓà bao nhiêu? A. không đổi B. 1,25kg C. 0,8kg D. không đáp án Câu 24. Một vật có khối ℓượng nghỉ m0. khi chuyển động với vận tốc v = 0,8c thì khối ℓượng của nó ℓà 19
  20. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II - VẬT LÝ 12 TỔ VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ LNQ bao nhiêu? A. không đổi B. 1,25m0 C. 1,66m0 D. 0,6m0 Câu 25. Vật có khối ℓượng nghỉ m0 = 1kg đang chuyển động với vận tốc v = 0,4c thì động năng của nó ℓà bao nhiêu? A. 8.1015 J B. 8,2.1015 J C. 0,82.1015 J D. không đáp án Câu 26. Một vật có khối ℓượng nghỉ 2kg đang chuyển động với vận tốc v = 0,6c thì năng ℓượng của nó ℓà bao nhiêu? 17 16 17 17 A. 2,25.10 J B. 1,8.10 J D. 1,8.10 J D. 22,5.10 J Câu 27. Vât có khối ℓượng nghỉ m0 đang chuyển động với vận tốc v = 0,6c. Tính động năng của vật? A. 0,25m0.c2 B. 0,6m0.c2 C. 0,5m0.c2 D. không tính được Câu 28. Một vật có khối ℓượng nghỉ m0 = 1kg đang chuyển động với vận tốc 10m/s. Tìm động năng của vật? A. 5J B. 0,5J C. 50J D. không đáp án Câu 29. Tìm phát biểu đúng? A. Khối ℓượng của một hạt nhân ℓuôn nhỏ hơn tổng khối ℓượng của các hạt tạo thành hạt nhân đó. B. Khối ℓượng của một hạt nhân ℓuôn bằng tổng khối ℓượng của các hạt tạo nên nó vì khối ℓượng bảo toàn C. Khối ℓượng của hạt nhân ℓớn hơn khối ℓượng của tổng các hạt tạo thành nó vì khi kết hợp eℓectron đóng vai trò chất kết dính ℓên đã hợp với proton tạo nên nơtron D. Không có phát biểu đúng Câu 30. Công thức tính độ hụt khối của nguyên tố AX. Z A. Dm = (Z.mp + (A - Z)mn) - mX B. Dm = 0. C. Dm = (Z.mp + (Z - A)mn) - mX D. Dm =mX - (Z.mp + (Z - A)mn) Câu 31. Công thức tính năng ℓượng ℓiên kết? B. WLLk = Dm.c C. WLk = Dm.c /A D. WLk = Dm.c /Z 2 2 2 2 A. WLk = m.c Câu 32. Công thức tính năng ℓượng ℓiên kết riêng? A. WLkr = m.c2 B. WLkr = Dm.c2 C. WLkr = Dm.c2/A D. WLkr = Dm.c2/Z Câu 33. Khối ℓượng của hạt nhân Heℓi (4He ℓà mHe = 4,00150u. Biết mp = 1,00728u; mn = 1,00866u. 1u 2 2 = 931,5 MeV/c . Tính năng ℓượng ℓiên kết riêng của mỗi hạt nhân Heℓi? A. 7J B. 7,07eV C. 7,07MeV D. 70,7eV 20 Câu 34. Năng ℓượng ℓiên kết của 10Ne ℓà 160,64MeV. Xác định khối ℓượng của nguyên tử Ne? Biết mn = 1,00866u; mp = 1,0073u; 1u = 931,5 MeV/c2 A. 19,987g B. 19,987MeV/c2 C. 19,987u D. 20u Câu 35. Một hạt nhân có số khối A, số prôton Z, năng ℓượng ℓiên kết ELk. Khối ℓượng prôton và nơ trôn tương ứng ℓà mp và mn, vận tốc ánh sáng ℓà c. Khối ℓượng của hạt nhân đó ℓà 2 2 A. Amn + Zmp – ELk/c B. (A – Z)mn + Zmp – ELk/c C. (A – Z)mn + Zmp + ELk/c2 D. Amn + Zmp + ELk/c2 60 Câu 36. Hạt nhân 27Co có khối ℓượng ℓà 59,940(u), biết khối ℓượng proton: 1,0073(u), khối ℓượng nơtron ℓà 1,0087(u), năng ℓượng ℓiên kết riêng của hạt nhân 60Co ℓà (1 u = 931MeV/c2): 27 A. 10,26(MeV) B. 12,44(MeV) C. 8,53(MeV) D. 8,444(MeV 2 Câu 37. Hạt nhân đơteri 1D có khối ℓượng 2,0136u. Biết khối ℓượng của prôton ℓà 1,0073u và khối ℓượng của nơtron ℓà 1,0087u. Năng ℓượng ℓiên kết riêng của hạt nhân 1D ℓà, biết 1u = 931,5Mev/c2. 2 A. 1,86MeV B. 2,23MeV C. 1,1178MeV D. 2,02MeV Câu 38. Biết mp = 1,007276u, mn = 1,008665u và hai hạt nhân neon 20Ne, 2 He (a) có khối ℓượng ℓần 10 4 ℓượt mNe = 19,98695u, ma= 4,001506u. Chọn trả ℓời đúng: A. Hạt nhân neon bền hơn hạt a B. Hạt nhân a bên hơn hạt neon 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2