intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập chi tiết nguyên lý và dụng cụ cắt (DCC 1c)

Chia sẻ: Mai Trần Thúy Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

325
lượt xem
110
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập chi tiết nguyên lý và dụng cụ cắt (DCC 1a-1s) _ Dành cho đào tạo theo tín chỉ ngành cơ khí chế tạo máy, ngành cơ khí chế tạo máy

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập chi tiết nguyên lý và dụng cụ cắt (DCC 1c)

  1. Tr−êng ®¹i häc kü thuËt c«ng nghiÖp Khoa c¬ khÝ Bé m«n:Dông cô c¾t vËt liÖu kü thuËt ®Ò c−¬ng «n tËp chi tiÕt C«ng nghÖ chÕ t¹o dông cô c¾t (dcc 3a) (1 tÝn chØ) Dµnh cho ®µo t¹o theo tÝn chØ ngµnh c¬ khÝ chÕ t¹o m¸y Biªn so¹n: GVC. Ths cao thanh long Tr−ëng bé m«n Th¸i nguyªn – 05/2008 1
  2. Trường Đại học KTCN Câu hỏi ôn tập môn học DCC 3a Khoa Cơ Khí Công nghệ chế tạo dụng cụ cắt Bộ môn: Dụng cụ cắt VLKT 1. Vật liệu dụng cụ cắt phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định. Hãy cho biết yêu cầu nào quan trọng nhất? 2. Vật liệu dụng cụ cắt phải có độ cứng phần cắt không nhỏ hơn một giá trị nhất định. Hãy cho biết để đạt được độ cứng phần cắt, với thép dụng cụ, người ta phải làm gì? 3. Vật liệu dụng cụ cắt phải có độ cứng phần cắt không nhỏ hơn một giá trị nhất định. Hãy cho biết để đạt được độ cứng phần cắt, người ta phải làm gì? 4. Hãy trình bày định nghĩa nguyên công? 5. Với một dụng cụ cắt có chuôi, hay so sánh độ cứng tại các bộ phận: phần cắt, phần dẫn hướng, phần cổ dao, và phần chuôi dụng cụ? 6. Chất lượng vi mô của một dụng cụ cắt được đảm bảo khi dụng cụ cắt đạt được các yêu cầu nào? 7. Chất lượng vĩ mô của một dụng cụ cắt được đảm bảo khi dụng cụ cắt đạt được các yêu cầu nào? 8. Cắt thử dụng cụ nhằm mục đích kiểm tra dụng cụ cắt theo một hay tất cả các thông số nào? 9. Khi cắt thử dụng cụ, thường chọn vật liệu gia công có độ bền kéo – nén như thế nào? 10. Khi cắt thử dụng cụ, căn cứ vào đâu để xác định số lượng chi tiết cần cắt thử? 11. Sau khi cắt thử dụng cụ, căn cứ vào đâu để khẳng định dụng cụ cắt đạt yêu cầu kỹ thuật thiết kế? 12. Tại sao phải ghi mác vật liệu phần cắt trên dụng cụ cắt? 13. Tại sao phải tiến hành cắt thử dụng cụ cắt trong khi thiết kế qui trình công nghệ chế tạo dụng cụ cắt đã có các nguyên công kiểm tra? 14. Khi nào dụng cụ cắt được chế tạo có vật liệu phần cắt khác với vật liệu phần thân dụng cụ cắt? 15. Mục đích của việc chế tạo dụng cụ cắt có vật liệu phần cắt khác với vật liệu phần thân dụng cụ cắt? 16. Qui trình công nghệ chế tạo dụng cụ nhất thiết phải có nguyên công nhiệt luyện khi vật liệu phần cắt là gì? 17. Độ cứng thứ hai của vật liệu dụng cụ cắt được hiểu như thế nào? 18. Dụng cụ dụng cụ cắt loại hai là gì? 19. Nguyên công nào nhất thiết phải có khi thiết kế qui trình công nghệ chế tạo dụng cụ cắt? 20. Trình tự các nguyên công trong qui trình công nghệ chế tạo dụng cụ cắt như thế nào là hợp lý? 21. Giả sử có một mảnh dao có hình dáng hình học xác định. Hãy cho biết khi nào mảnh dao có trọng lượng lớn nhất? 22. Giả sử có một mảnh dao có hình dáng hình học xác định. Hãy cho biết khi nào mảnh dao có trọng lượng trung bình? 23. Ý nghĩa của việc tính toán chính xác trọng lượng dụng cụ cắt? 24. Giả sử có một mảnh dao có hình dáng hình học xác định. Hãy cho biết khi nào mảnh dao có trọng lượng nhỏ nhất? 25. Nguyên công ủ phôi dụng cụ cắt được sử dụng khi nào? 26. Tại sao quá trình nâng nhiệt khi tôi dụng cụ thép gió đến nhiệt độ tôi được thực hiện bằng cách nâng dần từ nhiệt độ phòng đến nhiệt độ tôi qua 3 giai đoạn ? 27. Nguyên công ủ phôi được sử dụng khi vật liệu dụng cụ cắt là gì? 28. Nhiệt độ tôi dụng cụ thép gió bằng bao nhiêu và xác định theo các thông số nào? 29. Tôi dụng cụ cắt có chuôi được làm từ vật liệu thép gió và thép hợp kim trung bình, ta cần phải thực hiện các công việc gì? 2
  3. 30. Có những dạng phế phẩm nào khi tôi dụng cụ thép gió? 31. Có những dạng phế phẩm nào khi tôi dụng cụ thép gió là không sửa được? 32. Có những dạng phế phẩm nào khi tôi dụng cụ thép gió là phế phẩm sửa được? 33. Các biện pháp để khắc phục cong vênh quá giới hạn cho phép khi tôi dụng cụ thép gió? 34. Hạn chế sử dụng biện pháp nào để khắc phục cong vênh quá giới hạn cho phép khi tôi dụng cụ thép gió ? 35. Người ta thường sử dụng các biện pháp nào để kiểm tra vết nứt tế vi bên trong dụng cụ cắt? 36. Người ta thường sử dụng các biện pháp nào để kiểm tra vết nứt tế vi trên dụng cụ cắt? 37. Cần thực hiện thêm một lát cắt khi mài sắc trên mặt trước dao phay răng nhọn, người ta phải làm gì? 38. Hãy cho biết chọn bề mặt nào của đá mài hình cốc để mài sắc dao phay lăn răng? 39. Hãy cho biết chọn bề mặt nào của đá mài hình cốc để mài sắc dao phay lăn răng có rãnh chứa phoi thẳng? 40. Hãy cho biết chọn bề mặt nào của đá mài hình cốc để mài sắc dao phay lăn răng có rãnh chứa phoi xoắn? 41. Hãy cho biết trong những dụng cụ cắt nào thường không mài mặt sau? 42. Hãy cho biết trong những dụng cụ cắt nào thường được mài sắc trên mặt trước? 43. Hãy cho biết trong những dụng cụ cắt chỉ được mài sắc trên sau? 44. Hãy chọn độ cứng đá mài phù hợp khi mài sắc dao doa được chế tạo từ thép gió? 45. Hãy chọn độ cứng đá mài phù hợp khi mài sắc dao doa được chế tạo từ thép hợp kim dụng cụ? 46. Hãy so sánh độ cứng đá mài khi mài sắc một dụng cụ cắt khi nó được chế tạo từ thép hợp kim dụng cụ (1) và thép gió (2)? 47. Hãy so sánh độ cứng đá mài khi mài tinh một dụng cụ cắt khi nó được chế tạo từ thép hợp kim dụng cụ (1) và thép gió (2)? 48. Hãy chọn vật liệu hạt mài phù hợp khi mài mảnh dao thép gío ? 49. Hãy chọn vật liệu hạt mài phù hợp khi mài mảnh dao hợp kim cứng ? 50. Hãy chọn vật liệu hạt mài phù hợp khi mài mảnh dao gốm ? 51. Hãy chọn vật liệu hạt mài phù hợp khi mài mảnh dao kim cương ? 52. Mũi khoan thường được mài sắc trên bề mặt nào? 53. Dao phay lăn răng thường được mài sắc trên bề mặt nào? 54. Dao phay xọc răng thường được mài sắc trên bề mặt nào? 55. Dao chuốt thường được mài sắc trên bề mặt nào? 56. Để tăng trị số góc sau trên phần côn cắt dao doa, ta phải thực hiện điều chỉnh thông số nào? 57. Để giảm trị số góc sau trên dao phay răng nhọn, ta phải thực hiện điều chỉnh thông số nào? 58. Để giảm trị số góc sau của dao phay lăn răng, ta phải thực hiện điều chỉnh thông số nào? 59. Để tăng trị số góc sau của dao phay đĩa mô đun, ta phải thực hiện điều chỉnh thông số nào? 60. Để mài mặt sau của dao phay răng nhọn, ta phải sử dụng bề mặt nào của đá mài dạng cốc? 61. Để mài mặt sắc mũi khoan, ta phải sử dụng bề mặt nào của đá? 62. Để mài bóng dụng cụ cắt dùng loại đá mài có độ cứng nào? 63. Để mài hớt lưng nên dụng cụ cắt dùng lọai đá mài có độ cứng nào? 64. Thước đo góc kiểu con lắc chỉ kiểm tra được những thông số hình học nào của dao tiện?. 65. Để kiểm tra góc sau của dao phay hớt lưng dùng dụng cụ đo nào? 66. Để đo góc sau của mũi khoan dùng dụng cụ đo nào? 67. Mài sắc mặt trước dao phay trụ răng thẳng bằng mặt đầu của đá, lượng dịch chuyển H được xác định theo công thức nào ? 3
  4. 68. Mài sắc mặt trước dao phay trụ răng thẳng bằng đường sinh của đá, lượng dịch chuyển H được xác định theo công thức nào? 69. Mài sắc mặt sau dao phay trụ răng thẳng bằng mặt đầu của đá, khoảng cách N từ mặt đầu đá đến tâm dao phay (theo phương ngang) được xác định theo công thức nào ? 70. Mài sắc mặt sau dao phay trụ răng thẳng bằng mặt đầu của đá, chiều cao tâm đá gá cao hơn tâm dụng cụ cắt một khoảng H được xác định theo công thức nào? 71. Răng dao phay lăn răng phải hớt lưng 2 lần để nhằm mục đích gì? 72. Dao phay hớt lưng mài sắc ở bề mặt nào? 73. Dao phay răng nhọn mài sắc ở đâu? 74. Trong các phương án mài sắc mặt mũi khoan, phương án nào cho thông số hình học hợp lý nhất, xét về mặt độ bền chêm cắt? 75. Trong các phương án mài sắc mặt mũi khoan , phương án nào làm trị số góc sau thay đổi theo quy luật tăng dần từ đường kính ngoài vào tâm mũi khoan? 76. Trong các phương án mài sắc mặt mũi khoan, phương án nào làm trị số góc sau thay đổi theo quy luật giảm dần từ đường kính ngoài vào tâm mũi khoan? 77. Mài sắc lại ta rô được tiến hành ở bề mặt nào? 78. Bàn ren được mài sắc và mài lại trên bề mặt nào? 79. Có bao nhiêu phương pháp tiện bề mặt côn của dụng cụ có chuôi? 80. Chọn phương án hợp lý nhất để thực hiện công việc tiện côn moóc chuôi mũi khoan? 81. Chọn phương án hợp lý nhất để thực hiện công việc tiện phần côn cắt mũi khoan? 82. Quá trình phay rãnh xoắn thứ nhất của mũi khoan, cần khống chế tối thiểu bao nhiêu bậc tự do? 83. Quá trình phay rãnh xoắn thứ hai của mũi khoan, cần khống chế bao nhiêu bậc tự do? 84. Quá trình phay rãnh thứ n ≠ 1 của dao phay, cần khống chế tối thiểu bao nhiêu bậc tự do: 85. Quá trình phay rãnh xoắn thứ n = 1 của dao phay, cần khống chế tối thiểu bao nhiêu bậc tự do? 86. Quá trình mài rãnh xoắn thứ n ≠ 1 của dao phay, cần khống chế bao nhiêu bậc tự do? 87. Quá trình mài rãnh xoắn thứ n =1 của dao phay lăn răng, cần khống chế bao nhiêu bậc tự do? 88. Quá trình mài sắc răng thứ 1 của dao doa, cần khống chế bao nhiêu bậc tự do? 89. Chọn phương án hợp lý nhất để thực hiện công việc mài côn moóc chuôi mũi khoan? 90. Chọn phương án hợp lý nhất để thực hiện công việc mài phần côn cắt mũi khoan? 91. Có bao nhiêu phương án công nghệ để gia công một bề mặt côn mooc? 92. Có bao nhiêu phương án gia công cắt gọt để gia công một bề mặt côn mooc? 93. Có bao nhiêu phương án gia công bằng tiện để gia công một bề mặt côn mooc? 94. Có bao nhiêu phương án gia công bằng để gia công một bề mặt côn mooc? 95. Trình bày các phương phương gia công bề mặt côn? 96. Nguyên công tôi thép gió cần quan tâm vấn đề nào? 97. Nguyên công ram thép gió cần quan tâm vấn đề nào? 98. Mục đích của quá trình ram thép gió 3 lần ? 99. Để mài đường kính ngoài mũi khoan trên phần dẫn hướng, nên sử biện pháp nào? 100. Cho biết dạng bề mặt phần dẫn hướng của mũi khoan? 101. Mài nghiền cạnh viền dao doa nhằm mục đích gì? 102. Khi nào phải sử dụng mặt lỗ tâm có côn bảo vệ cho một dụng cụ cắt họ trục? 103. Sau khi nhiệt luyện, nên thực hiện hai nguyên công (mài lỗ và mài hai mặt đầu) dao phay lăn răng theo thứ tự như thế nào là hợp lý trong qui trình công nghệ chế tạo? 104. Để thực hiện tiện hớt lưng dao phay đĩa mô đuyn cần thực hiện mấy chuyển động? 105. Để thực hiện tiện hớt lưng dao phay lăn răng ta cần thực hiện mấy chuyển động? 4
  5. 106. Độ chính xác biên dạng răng dao phay lăn được quyết định ở nguyên công nào? 107. Khi mài hớt lưng profin răng dao phay lăn răng, đường kính đá mài được xác định theo điều kiện nào là quan trọng nhất? 108. Khi mài hớt lưng profin răng dao phay đĩa môđuyn, đường kính đá mài được xác định theo điều kiện nào là quan trọng nhất? 109. Các thông số nào cần ghi nhãn hiệu trên dao phay lăn răng nói riêng và một dụng cụ cắt nói chung? 110. Khi mài sắc dao xọc răng, đường kính đá mài được xác định theo điều kiện nào là quan trọng nhất? 111. Góc sau trên lưỡi cắt bên của dao xọc răng được hình thành ở nguyên công nào? 112. Góc sau trên đỉnh răng dao xọc răng được hình thành ở nguyên công nào? 113. Để tạo rãnh xoắn của mũi khoan, người ta có thể sử dụng phương pháp nào? 114. Để tạo mặt ren vít trên dao phay lăn răng, người ta có thể sử dụng phương pháp nào? 115. Để tạo mặt ren vít trên ta rô, tốt nhất nên sử dụng phương pháp nào? 116. Để tạo mặt ren vít trên ta rô, có thể sử dụng phương pháp nào? TÀI LIỆU HỌC TẬP 1. Trịnh Khắc Nghiêm – Công nghệ chế tạo dụng cụ cắt - ĐHKTCN – 1998 2. Paley - Công nghệ chế tạo dụng cụ cắt – Nhà xuất bản ĐH & THCN – 1977 3. Popov – Mài sắc dụng cụ cắt - Nhà xuất bản ĐH & THCN – 1977 4. Trần Văn Địch – Công nghệ chế tạo máy – Nhà xuất bản KHKT – 2003 5. Lê Công Dưỡng – Vật liệu học - Nhà xuất bản KHKT – 2000. 6. Kỹ thuật tiện - Nhà xuất bản KHKT - 2001 7. Kỹ thuật mài - Nhà xuất bản KHKT - 2003 8. Kỹ thuật phay - Nhà xuất bản KHKT – 2003 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2