intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm được chia sẻ nhằm giúp các em tổng hợp kiến thức đã học, luyện tập kỹ năng ghi nhớ chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN :GDCD 10 Bài 5. CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG (2 tiết) 1. Chất - Khái niệm: Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng, tiêu biểu cho sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng đó, phân biệt nó với các sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng khác - Chú ý: + Mỗi sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng đều có nhiều thuộc tính nhưng chỉ có thuộc tính cơ bản mới quy định bản chất của sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng. + Việc phân biệt giữa thuộc tính cơ bản và không cơ bản chỉ mang tính tương đối. + Phải phân biệt được chất thông thường với chất theo nghĩa triết học. 2. Lượng. - Khái niệm: dung để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng, biểu thị trình độ phát triển (cao-thấp) quy mô (lớn – nhỏ) tốc độ vận động (nhanh – chậm) số lượng (ít-nhiều)…của sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng. - Chú ý: sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối. VD: Số lượng ho ̣c sinh có học lực Khá của lớp 10A12 nói lên chất lượng học tập của lớp đồng thời nói lên số lượng ho ̣c sinh có học lực khá của lớp. 3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. - VD1: Trong điều kiện bình thường nước ở trạng thái lỏng, nếu tăng nhiệt độ lên 1000C chuyển sang thể hơi và nếu còn 00C thì chuyển sang thể rắn - VD2: Một HS lớp 10 sau 9 tháng học lên lớp 11 (tích lũy về lượng: kiến thức, cân nặng, tuổi, cao…) - Độ: là giới hạn mà sự biến đổi về lượng chưa làm sự biến đổi về chất của sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng. VD: ranh giới tồn tại của nước ở lỏng là: 00C < H20 (250C) < 1000C Chú ý: phân biệt được đọ thông thường với độ theo nghĩa triết học. - Nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất cuả sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng. VD: 00C > H20 (250C) > 1000C - Cách thức biến đổi của lượng. + Lượng biến đổi trước và biến đổi dần dần. + Sự biến đổi về chất bắt đầu từ lượng. b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng. VD: một học sinh sau 9 tháng học lên lớp 11 chất mới là: một lượng kiến thức mới, thời gian học, chiều cao, cân nặng, tính cách… - Cách thức biến đổi của chất + Chất biến đổi sau, nhanh + Chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó. * Bài học. - Trong học tập và rèn luyện phải kiên trì, nhẫn lại, không coi thường việc nhỏ. 1
  2. - Tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hoạt động nửa vời. HỆ THỐNG CÂU HỎI CỦA BÀI 5 Câu 1: Thế nào là chất và lượng của sự vật, hiện tượng? Cho ví dụ. Câu 2: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ. Câu 3: Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân. Câu 4: Tình huống: Thầy giáo đặt trước các bạn học sinh một viên gạch và một viên ngói rồi thầy đặt câu hỏi: “Theo các em viên gạch và viên ngói này có khác nhau về chất không? Tại sao?” Bạn Hưng nhanh nhảu giơ tay: “Thưa thầy! Viên gạch và viên ngói này hoàn toàn giống nhau về chất, vì chúng đều là đất nung ạ”. Trong tình huống trên, theo các em bạn Hưng đã trả lời đúng hay sai? Tại sao? Bài 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng nào đó. a. Phủ định siêu hình. Là sự phủ định do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sử vật. b. Phủ định biện chứng. - Khái niệm: Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới. - Đặc điểm của phủ định. * Đặc điểm của Phủ định biện chứng: + Tính khách quan: PĐBC mang tính tất yếu, khách quan, nguyên nhân sự phủ định nằm ngay trong bản thân SVHT - đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. PĐBC tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển. + Tính kế thừa: Là tất yếu khách quan, đảm bảo sự vật hiện tượng giữa lại yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu để sự vật hiện tượng phát triển liên tục, không ngừng. 2. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. a. Phủ định của phủ định Ví dụ: CHNL→XHPK→TBXN→XHCN (1) (2) (3) b. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. + Cái mới hơn ra đời tiến bộ hơn, phát triển hơn cả về lượng và chất. Như vậy sự phủ định biện chứng diễn ra liên tục tạo ra khuynh hướng tất yếu của sự phát triển, cái mới luôn xuất hiện thay thế cái cũ. Khuynh hướng sự phát triển Là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. + Khuynh hướng sự phát triển theo đường xoáy trôn ốc. 3. Bài học. - Biết nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới, và làm theo cái mới - Tôn trọng quá khứ, tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ. 2
  3. HỆ THỐNG CÂU HỎI CỦA BÀI 6 Câu 1: Thế nào là phủ định biện chứng, phủ định siêu hình? Lấy ví dụ. Câu 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Câu 3:Hãy nêu đặc điểm của phủ định. Cho ví dụ. Câu 4: Em hãy nhận xét một vài hiện tượng biểu hiện sự phủ định biện chứng trong việc thờ cúng, lễ hội, ma chay, cưới xin ở nước ta hiện nay. Câu 5: Em hãy sưu tầm nột số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao có nói về tính kế thừa trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Bài 7. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC (3 tiết) 1. Thế nào là nhận thức? - Để biến đổi sự vật, cải tạo TGKQ, con người phải hiểu biết sự vật, phải có tri thức về thế giới. Tri thức không có sẵn trong con người. Muốn có tri thức con người phải tiến hành hoạt động thực tiễn. - Bàn về nhận thức có nhiều quan điểm khác nhau: + Các nhà triết học DT cho rằng NT do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo mà có. + Các nhà DV trước Mác: nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về SV, HT. + Triết học DVBC: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, diễn ra phức tạp, gồm 2 giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. * Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sv, ht đem lại cho con mgười hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng. -vd: * Nhận thức lý tính: - Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác tư duy như: phân tích , so sánh, tổng hợp, khái quát hoá... tìm ra bản chất quy luật của sv,ht. - vd: 2. Thực tiễn là gì? - Triết học DVBV cho rằng: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất, có tính mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội. - Hoạt động thực tiễn rất đa dạng và ngày càng phong phú,có thể khái quát thành ba hình thức cơ bản: + Hoạt động sản xuất vật chất. + Hoạt động chính trị - xã hội. + Hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, các hoạt động khác nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này. 3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức - Mọi sự hiểu biết của con người suy cho cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. - Nhờ có sự tiếp xúc tác động vào các SVHT mà con người có thể phát hiện ra những thuộc tính của chúng, hiểu được bản chất của sv và quy luật của chúng. - - Do nhu cầu của tt và xuất phát từ tt mà con người đã tổng kết khái quát thành nhận thức lí luận - Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người, làm cho khả năng nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn. Vd: 3
  4. b. Thực tiễn là động lực của nhận thức: - thực tiễn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho NT thúc đẩy NT phát triển - Quá trình nhận thức của con người là vô tận, sự phát triển của NT là vô tận - Vd: c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức : - Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi vận dụng vào thực tiễn. - Mục đích cuối cùng của nt là cải tạo hiện thực khách quan ( TT ) đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. -VD: d.Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí: - Chân lí là những tri thức đúng đắn phù hợp với quy luật khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm - Những tri thức của con người có nguồn gốc từ thực tiễn, vì vậy muốn kiểm tra tính đúng đắn của nó cần phải đối chiếu với thực tiễn. -vd: HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI 7 Câu 1: Thế nào là nhận thức cảm tính? Nhận thức lí tính? Nhận thức? Câu 2: Em hiểu thực tiễn là gì? Hoạt động thực tiễn bao gồm những hình thức cơ bản nào? Câu 3: Em hãy nêu 3 ví dụ về lĩnh vực hoạt động lao động sản xuất, hoạt động chính tri - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Những hoạt động này người ta gọi chung là gì? Câu 4: Vì sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức? Nêu ví dụ chứng minh? Câu 5: Tại sao thực tiễn là động lực của nhận thức? Hãy nêu ví dụ về yêu cầu cuộc sống thúc đẩy em phải học tập tốt hơn? Câu 6: Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức? Nêu ví dụ chứng minh? Câu 7: Tại sao thực tiễn được coi là tiêu chuẩn của chân lý? Nêu ví dụ chứng minh? Câu 8: Em hiểu như thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội? Câu 9: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn? 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1