intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm chuẩn bị kiến thức cho kì kiểm tra học kì 1 sắp tới, mời các bạn học sinh lớp 10 cùng tải về "Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên" dưới đây để tham khảo, hệ thống kiến thức Toán đã học. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT- LỚP 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của? A. Con người. B. Người bán. C. Người mua. D. Nhà nước. Câu 2: Hoạt động sản xuất là quá trình con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của ? A. Đời sống nhà sản xuất. B. Đời sống xã hội. C. Đời sống nhà đầu tư. D. Đời sống người tiêu dùng. Câu 3: Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm được gọi là gì? A. Hoạt động trao đổi. B. Hoạt động tiêu dùng. C. Hoạt động sản xuất. C. Hoạt động phân phối. Câu 4: Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được gọi là gì? A. Hoạt động trao đổi. B. Hoạt động tiêu dùng. C. Hoạt động sản xuất. C. Hoạt động phân phối. Câu 5: Đâu không phải là một hoạt động của nền kinh tế nước ta? A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động sản xuất. C. Hoạt động vui chơi, giải trí. D. Hoạt động tiêu dùng. Câu 6: Việc con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là hoạt động kinh tế nào? A. Hoạt động trao đổi. B. Hoạt động tiêu dùng. C. Hoạt động sản xuất. C. Hoạt động phân phối. Câu 7: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định A. mọi hoạt động của xã hội. B. các hoạt động phân phối-trao đổi, tiêu dùng. C. thu nhập của người lao động. D. kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 8: Phân phối-trao đổi là hoạt động có vai trò A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp. B. là động lực kích thích người lao động. C. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. D. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Câu 9: Hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là hoạt động gì ?
  2. A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động trao đổi. C. Hoạt động sản xuất. D. Hoạt động tiêu dùng. Câu 10: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng? A. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng B. Hoạt động phân phối - trao đổi C. Hoạt động sản xuất - vận chuyển D. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ Câu 11: Những người sản xuất để cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là chủ thể A. phân phối. B. sản xuất. C. nhà nước. D. tiêu dùng. Câu 12: Theo phạm vi của quan hệ mua bán, thị trường được phân chia thành thị trường A. trong nước và quốc tế. B. hoàn hảo và không hoàn hảo. C. truyền thống và trực tuyến. D. cung - cầu về hàng hóa. Câu 13: Trong nền kinh tế hàng hóa, giá cả thị trường được hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các chủ thể kinh tế tại A. quốc gia giàu có. B. thời điểm cụ thể. C. một cơ quan nhà nước. D. một địa điểm giao hàng. Câu 14: Theo quy định của Luật ngân sách thì ngân sách địa phương là các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp. A. nhà nước. B. Phường, xã. C. địa phương D. trung ương. Câu 15: Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở A. Luật Ngân sách nhà nước. B. nguyện vọng của nhân dân. C. tác động của quần chúng D. ý chí của nhà nước. Câu 16: Trong nền kinh tế của nước ta, đâu là hoạt động cơ bản đóng vai trò quyết định các hoạt động còn lại? A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động trao đổi. C. Hoạt động sản xuất. D. Hoạt động tiêu dùng. Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng? A. Động lực cho sản xuất phát triển. B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất. C. Điều tiết hoạt động trao đổi. D. Quyết định phân phối thu nhập. Câu 18: Trong đời sống xã hội, các hoạt động sản xuất, phân phối-trao đổi, tiêu dùng có quan hệ A. mật thiết với nhau. B. chặt chẽ với nhau. C. gắn kết với nhau. D. qua lại với nhau. Câu 19: Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối đó A. phù hợp. B. hợp lí. C. đúng đắn. D. kịp thời.
  3. Câu 20: Hoạt động nào là mục đích của sản xuất? A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động tiêu dùng. C. Hoạt động trao đổi D. Hoạt động mua bán. Câu 21: Hoạt động nào tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng? A. Hoạt động mua bán. B. Hoạt động phân bổ. C. Hoạt động phân phối-trao đổi. D. Hoạt động kinh doanh. Câu 22: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước theo loại thuế gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập cá nhân. C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế nhập khẩu. Câu 23: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì? A. Bắt buộc. B. Tự nguyện. C. Không bắt buộc. D. Cưỡng chế. Câu 24: Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp là nội dung của khái niệm doanh nghiệp nào dưới đây? A. Doanh nghiệp tư nhân. B. Công ty hợp danh. C. Liên minh hợp tác xã. D. Công ty cổ phần Câu 25: Một trong những đặc điểm của doanh nghiệp là có tính A. tổ chức. B. phi lợi nhuận. C. tính nhân đạo. D. tự phát. Câu 26: Một trong những vai trò của tín dụng là huy động nguồn vốn nhàn dỗi vào A. cá độ bóng đá. B. lừa đảo chiếm đoạt tài sản. C. sản xuất kinh doanh. D. các dịch vụ đỏ đen. Câu 27: Một trong những đặc điểm của tín dụng là có tính A. một phía. B. tạm thời. C. cưỡng chế. D. bắt buộc. Câu 28: Một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện hình thức tín dụng cho vay thế chấp được thực hiện là người vay phải có A. đầy đủ quan hệ nhân thân. B. tài sản đảm bảo. C. địa vị chính trị. D. tư cách pháp nhân. Câu 29: Hình thức tín dụng nào trong đó người cho vay là các tổ chức tín dụng và người vay là người tiêu dùng nhằm tạo điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu về mua sắm hàng hóa A. tư nhân. B. thương mại. C. nhà nước. D. tiêu dùng. Câu 30: Toàn bộ những vấn đề liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư…của mỗi người được gọi là A. tài chính doanh nghiệp. B. tài chính gia đình.
  4. C. tài chính thương mại. D. tài chính cá nhân. Câu 31: Các đại lí bán cà phê lấy sản phẩm từ những nhà sản xuất về bán lại cho người dùng. Trong trường hợp này, các đại lí bán cà phê đóng vai trò gì trong hoạt động kinh tế của thị trường? A. Trung gian. B. Chủ đạo. C. Quyết định. D. Tác động Câu 32: Công Ty X lên kế hoạch và tạo ra các sản phẩm văn phòng phẩm như: Bút, thước kẻ, com pa…nhằm phục vụ cho việc sử dụng của người tiêu dùng đặc biệt là học sinh, sinh viên. Trong trường hợp trên, Công ty X đã thực hiện hoạt động nào của nền kinh tế? A. Hoạt động trao đổi. B. Hoạt động phân phối. C. Hoạt động tiêu dùng. D. Hoạt động sản xuất. Câu 33: Công ty A chuyên sản xuất về bánh bao, trong quá trình tạo ra thành phẩm, nhà sản xuất đã chia các yếu tố như nhân bánh, vỏ bánh và hộp bánh cho các đơn vị sản xuất khác nhau. Trong trường hợp trên, nhà sản xuất đã thực hiện hoạt động gì của kinh tế? A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động trao đổi. C. Hoạt động sản xuất. D. Hoạt động tiêu dùng. Câu 34: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng được gọi là A. Kế hoạch tài chính cá nhân vô thời hạn. B. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. C. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn. D. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn. Câu 35: Hoạt động nào sau đây được coi là hoạt động sản xuất ? A. Anh P xây nhà. B. Ong xây tổ. C. M nghe nhạc. D. Chim tha mồi về tổ. Câu 36: Đối tượng nào dưới đây không đóng vai trò là chủ thể trung gian? A. Người môi giới việc làm. B. Nhà phân phối. C. Người mua hàng. D. Đại lý bán lẻ. Câu 37: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường? A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường. B. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng. D. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá Câu 38: Giá cả thị trường chịu không chịu tác động của yếu tố nào dưới đây A. Quy luật giá trị. B. Niềm tin tôn giáo. C. Quan hệ cung cầu sản phẩm. D. Thị hiếu người tiêu dùng. Câu 39: Ngân sách nhà nước không gồm các khoản chi nào? A. Chi cải cách tiền lương. B. Các khoản chi quỹ từ thiện.
  5. C. Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính. D. Dự phòng ngân sách nhà nước. Câu 40: Những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là gì? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể nhà nước. Câu 41: Chủ thể nào có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể nhà nước. D. cung cấp những hàng hóa, dịch vụ theo sở thích. Câu 42: Người mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất được gọi là A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể nhà nước. Câu 43: Các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường là A. chủ thể sản xuất. B. chủ thể trung gian. C. chủ thể tiêu dùng. D. chủ thể nhà nước. Câu 44: Chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế được gọi là gì? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể nhà nước. Câu 45: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất? A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. B. Là cầu nối giữa tiêu dùng với phân phối. C. Tạo động lực cho sản xuất phát triển. D. Sử dụng các yếu tố sx để sx, kinh doanh và thu lợi nhuận. Câu 46: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng? A. Sử dụng các yếu tố sx để sx, kinh doanh và thu lợi nhuận. B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. C. Tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội. D. Có trách nhiệm đối với người cung cấp hàng hóa. Câu 47: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian? A. Là cầu nối giữa chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
  6. B. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội. C. Khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp. D. Dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 48: Loại thuế nào dưới đây là hình thức thuế trực thu? A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế giá trị gia tăng. C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế bảo vệ môi trường. Câu 49: Một trong những ưu điểm của mô hình sản xuất hộ kinh doanh là A. có nguồn vốn lớn. B. dễ tạo việc làm. C. dễ trốn thuế. D. sử dụng nhiều lao động. Câu 50: Nội dung nào dưới đây không phản ánh vai trò của tín dụng ? A. Là công cụ điều tiết kinh tế xã hội . B. Hạn chế bớt tiêu dùng. C. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. D. Thúc đẩy sản xuất, lưu thông. Câu 51: Hình thức tín dụng nào Nhà nước là chủ thể vay tiền và có nghĩa vụ trả nợ? A. Tín dụng nhà nước. B. Tín dụng ngân hàng. C. Tín dụng thương mại. D. Tín dụng tiêu dùng. Câu 52: Hình thức vay tín dụng ngân hàng nào sau đây người vay phải trả lãi hàng tháng và một phần nợ gốc? A. Vay thấu chi. B. Vay tín chấp. C. Vay thế chấp. D. Vay trả góp. Câu 53: Cá nhân muốn tiết kiệm một khoản tiền trong vòng 5 tháng nên lựa chọn loại kế hoạch tài chính nào sau đây? A. Kế hoạch dài hạn. B. Kế hoạch vô thời hạn. C. Kế hoạch trung hạn. D. Kế hoạch ngắn hạn. Câu 54: Việc lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người thể hiện nội dung gì của chủ thể tiêu dùng? A. Khái niệm. B. Bản chất. C. Vai trò. D. Trách nhiệm Câu 55: Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế. A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể nhà nước. Câu 56: Công ty môi giới việc làm A lựa chọn hồ sơ những người đăng kí để gửi cho các doanh nghiệp, cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ. Trong trường hợp này, Công ty A đang đóng vai trò chủ thể nào của nền kinh tế? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể trung gian.
  7. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể nhà nước. Câu 57: Nội dung nào dưới đây không phải chức năng quản lí nhà nước về kinh tế? A. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế. B. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi và bảo đảm ổn định về kinh tế-chính trị-xã hội. C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với lợi ích cá nhân, tổ chức. D. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Câu 58: Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chị C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể nhà nước. Câu 59: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì trong việc phát triển sản xuất? A. Tác động. B. Chi phối. C. Định hướng, tạo động lực. D. Quyết định. Câu 60: Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân có kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân? A. Ghi chép cụ thể các khoản cần chi tiêu. B. Tiêu đến đâu thì lo đến đấy C. Tự do tiêu tiền sau đó xin bố mẹ. D. Sử dụng thẻ tín dụng không giới hạn. Câu 61: Trong nền kinh tế, việc tiến hành phân chia các yếu tố sản xuất cho các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm được gọi là A. trao đổi trong sản xuất. B. tiêu dùng cho sản xuất. C. sản xuất của cải vật chất. D. phân phối cho sản xuất Câu 62: Trong nền kinh tế hàng hóa, người tiến hành các hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng cá nhân được gọi là A. chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể trung gian. C. chủ thể nhà nước D. chủ thể sản xuất. Câu 63: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên vai trò của đối tượng giao dịch, mua bán A. Thị trường gạo, cà phê, thép. B. Thị trường tiêu dùng, lao động. C. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo. D. Thị trường trong nước và quốc tế. Câu 64: Trong nền kinh tế hàng hóa, giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường được gọi là A. giá trị sử dụng. B. giá trị hàng hóa. C. giá cả thị trường. D. giả cả nhà nước Câu 65: Theo quy định của Luật ngân sách thì ngân sách trung ương là các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp A. địa phương B. trung ương.
  8. C. nhà nước. D. tỉnh, huyện Câu 66: Anh X là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hàng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhân viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh X được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh X tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể nhà nước. Câu 67: Do có lỗi trong dây chuyền sản xuất, nên anh X quyết định thu hồi sản phẩm đã đưa ra thị trường. Đồng thời, anh gửi thư xin lỗi đến các đối tác và người tiêu dùng bằng sự cầu thị và trách nhiệm. Việc làm của anh X đã thể hiện trách nhiệm của chủ thể kinh tế nào? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể trung gian. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể nhà nước. Câu 68: Theo quy định của Luật ngân sách thì ngân sách nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian là bao lâu? A. Một quý. B. Hai năm. C. Một năm. D. Năm năm Câu 69: Loại thuế nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hoá được gọi là gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập cá nhân. C. Thuế nhập khẩu. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 70: Một trong những vai trò của thuế biểu hiện ở việc, nhà nước sử dụng thuế là một trong những công cụ để A. điều tiết sản xuất. B. triệt tiêu sản xuất. C. thu hồi vốn đầu tư. D. phân bổ vốn đầu tư. Câu 71: Mô hình kinh tế nào dưới đây dựa trên hình thức đồng sở hữu, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh? A. Công ty hợp danh B. Hộ kinh doanh. C. Hộ gia đình. D. Hợp tác xã. Câu 72: Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ được gọi là gì? A. Thị trường. B. Cơ chế thị trường. C. Kinh tế. D. Hoạt động mua bán. Câu 73: Việc thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán với giá như thế nào thể hiện chức năng gì của thị trường? A. Chức năng điều tiết. B. Chức năng hạn chế. C. Chức năng thông tin. D. Chức năng thừa nhận.
  9. Câu 74: Việc phân chia thị trường thành thị trường tư liệu sản xuất-thị trường tư liệu tiêu dùng dựa trên cơ sở nào? A. Đối tượng mua bán, trao đổi. B. Vai trò của đối tượng mua bán, trao đổi. C. Phạm vi các quan hệ mua bán, trao đổi. D. Tính chất của quan hệ mua bán, trao đổi. Câu 75: Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây? A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa. C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán. D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả. Câu 76: Thị trường không bao gồm yếu tố nào? A. Hàng hóa. B. Tiền tệ. C. Người bán. D. Người trung gian. Câu 77: Một trong những vai trò quan trọng của sản xuất kinh doanh là góp phần A. giải quyết việc làm. B. tàn phá môi trường. C. duy trì thất nghiệp. D. thúc đẩy khủng hoảng. Câu 78: Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn A. nguyên phần gốc ban đầu. B. nguyên phần lãi phải trả. C. đủ số vốn ban đầu. D. cả vốn gốc và lãi. Câu 79: Một trong những vai trò của tín dụng là A. bần cùng hóa người đi vay nợ. B. tăng lượng vốn đầu tư sản xuất. C. kiềm chế việc làm trái pháp luật. D. tư bản hóa chủ thể cho vay nợ. Câu 80: Chủ thể cho vay của tín dụng nhà nước đó là A. người nước ngoài. B. doanh nghiệp. C. người dân. D. nhà nước. Câu 81: Quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể kinh tế dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và có hoàn trả được gọi là dịch vụ tín dụng A. tiêu dùng. B. doanh nghiệp. C. ngân hàng. D. cá nhân. Câu 82: Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào? A. Thị trường nước ngoài. B. Thị trường trong nước. C. Thị trường trong nước và nước ngoài. D. Thị trường một số vùng miền trong nước. Câu 83: Vào mùa khai trường, các cơ sở sản xuất đã đầu tư theo công nghệ in ấn mới để có thêm những sản phẩm sinh động, hữu ích phục vụ thị trường sử dụng bút, thước, tập vở học sinh tại địa phương. Trong trường hợp này, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng gì của thị trường? A. Chức năng thừa nhận. B. Chức năng thông tin. C. Chức năng điều tiết, kích thích. D. Chức năng điều tiết hạn chế
  10. Câu 84: Học xong lớp 12, N tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng em không biết nên sản xuất hàng hóa với số lượng bao nhiêu và định giá cả như thế nào. Vậy số lượng hàng hoá và giá cả của hàng hoá do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Người sản xuất. B. Thị trường. C. Nhà nước. D. Người làm dịch vụ. Câu 85: Bà Lan mang trứng gà nhà nuôi ra bán, được nhiều người lựa chọn và tranh nhau mua. Trong trường hợp này thị trường đã thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Chức năng thông tin. B. Chức năng điều tiết sản xuất. C. Chức năng thừa nhận. D. Chức năng thước đo giá trị. Câu 86: Dựa nào chức năng nào của thị trường mà người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất? A. Chức năng thông tin. B. Chức năng thừa nhận. C. Chức năng điều tiết sản xuất. D. Chức năng định giá. Câu 87: Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,... để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là A. Kế hoạch tài chính gia đình. B. Kế hoạch tài chính doanh nghiệp. C. Kế hoạch tài chính cá nhân D. Kế hoạch phân bổ ngân sách. Câu 88: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm nào dưới đây của chủ thể kinh tế gắn liền với hoạt động phân phối ? A. Điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sản xuất. B. Điều chỉnh nhiệm vụ các nhân viên. C. Đđiều chỉnh cơ cấu nhân sự công ty. D. Nhập nguyên liệu để tăng ca sản xuất. Câu 89: Trong nền kinh tế, chủ thể nào dưới đây đóng vai trò là chủ thể trung gian khi tham gia vào các quan hệ kinh tế? A. Hộ kinh tế gia đình. B. Ngân hàng nhà nước. C. Nhà đầu tư bất động sản. D. Trung tâm siêu thị điện máy. Câu 90: Sắp đến trung thu, bà A mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất bánh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy bà A đang thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường? A. Chức năng thực hiện. B. Chức năng thông tin. C. Chức năng điều tiết, kích thích. D. Chức năng thừa nhận, kích thích. Câu 91: Ông H làm giám đốc doanh nghiệp điện tử, vừa qua ông nghe nói điện thoại smartphone của hãng S đang bị lỗi sản phẩm, ông ngừng ngay nhập các sản phẩm của hãng S. Ông đã thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường? A. Chức năng thực hiện. B. Chức năng thông tin. C. Chức năng điều tiết, kích thích. D. Chức năng hạn chế sản xuất.
  11. Câu 92: Công ty X sản xuất quần áo may sẵn, nhưng trong thời gian hè vừa qua công ty đưa một số mẫu áo sơ mi nam ra tiêu thụ, thì bị các cửa hàng trả lại vì mẫu áo bị lỗi đường may. Vậy công ty X đã thực hiện chưa tốt chức năng cơ bản nào của thị trường? A. Chức năng thừa nhận. B. Chức năng thông tin. C. Chức năng điều tiết, kích thích. D. Chức năng hạn chế sản xuất. Câu 93. Hiện nay, nhiều nơi ở tỉnh T người nông dân bỏ lúa trồng dưa xuất khẩu vì loại cây này có giá cao trên thị trường. Trong trường hợp này, người nông dân đã căn cứ vào chức năng nào của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng? A. Chức năng thông tin. B. Chức năng thừa nhận. C. Chức năng thước đo giá trị. D. Chức năng điều tiết sản xuất. Câu 94: Khi thấy giá bất động sản tăng, anh B đã bán căn nhà mà trước đó anh đã mua nên thu được lợi nhuận cao. Anh B đã vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường? A. Lưu thông. B. Thanh toán. C. Đại diện. D. Thông tin. Câu 95: Nhận định nào dưới đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường. A. Thúc đẩy phát triển kinh tế. B. Kích thích đổi mới công nghệ. C. Làm cho môi trường bị suy thoái. D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. Câu 96: Theo quy định của Luật ngân sách, Ngân sách nhà nước gồm khoản chi nào dưới đây? A. Cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu. B. Chi đầu tư phát triển. C. Chi quỹ bảo trợ quốc tế. D. Chi quỹ bảo trợ trẻ em. Câu 97: Loại thuế nào dưới đây là hình thức thuế gián thu? A. Thuế xuất nhập khẩu. B. Thuế thu nhập cá nhân. C. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp D. Thuế sử dụng đất nông nghiệp Câu 98: Các chủ thể kinh tế hoàn toàn được tự do mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua những quy tắc chung trong các mối quan hệ nào? A. cạnh tranh, cung - cầu, giá cả. B. cạnh tranh. C. cung - cầu, giá cả. D. sản xuất - tiêu dùng. Câu 99: Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là gì? A. Cơ chế thị trường. B. Thị trường. C. Giá cả thị trường. D. Giá cả hàng hóa. Câu 100: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó gọi là gì? A. Giá cả hàng hóa. B. Giá cạnh tranh. C. Lợi nhuận. D. Giá cả thị trường.
  12. Câu 101: Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán gọi là gì? A. Giá cả thị trường. B. Lợi nhuận. C. Giá cạnh tranh. D. Giá cả hàng hóa. Câu 102: Doanh nghiệp sản xuất ô tô N bán xe ô tô, trong quá trình vận hành, tử máy khói bụi từ xe ô tô gây ô nhiễm môi trường, vậy doanh nghiệp N phải đóng loại thuế gì? A. Thuế bảo vệ môi trường. B. Thuế giá trị gia tăng. C. Thuế nhập khẩu. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 103: Anh X đã bán một căn nhà và phải nộp 2% số tiền từ vệc chuyển nhượng bất động sản đó theo quy định của pháp luật. Vây số tiền mà ông X phải nộp được gọi là thuế gì? A. Thuế thu nhập cá nhân. B. Thuế giá trị gia tăng. C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Câu 104: Công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật X phải nộp thuế cao khi nhập khẩu thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng. Công ty phải nộp loại thuế nào? A. Thuế bảo vệ môi trường. B. Thuế tiêu thụ đặc biệt. C. Thuế giá trị gia tăng. D. Thuế thu nhập doanh nghiệp. Câu 105: Công ty Z đã chia nhỏ các khoản tiền chi trả thu nhập và giải thích rằng, đó là một việc làm có lợi cho người lao động vì giúp họ giảm tiền thuế thu nhập cá nhân. Việc làm của công ty Z đã vi phạm vào hành vi nào? A. Trốn thuế, gian lận thuế. B. Nộp chậm tiền thuế. C. Nộp thuế không đúng thời gian. D. Khai báo hồ sơ thuế không đầy đủ. Câu 106: Một trong những hạn chế của mô hình sản xuất hộ kinh doanh là A. khó đầu tư trang thiết bị. B. dễ quản lý sản xuất. C. sử dụng nhiều lao động. D. tạo ra nhiều việc làm. Câu 107: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì? A. Bắt buộc. B. Tự nguyện. C. Không bắt buộc. D. Cưỡng chế. Câu 108: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước theo loại thuế gì? A. Thuế thu nhập cá nhân. B. Thuế giá trị gia tăng. C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế nhập khẩu. Câu 109: Loại thuế nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hoá được gọi là gì? A. Thuế tiêu thụ đặc biệt. B. Thuế giá trị gia tăng. C. Thuế thu nhập cá nhân. D. Thuế nhập khẩu. Câu 110: Loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế gọi là gì? A. Thuế trực thu. B. Thuế gián thu.
  13. C. Thuế giá trị gia tăng. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 110: Thuế gián thu là gì? A. Thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ. B. Thuế thu được từ người có thu nhập cao. C. Thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. D. Thuế thu được từ khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán. Câu 111: Nội dung nào sau đây không phản ánh đặc điểm của tín dụng ? A. Dựa trên sự tin tưởng. B. Tính hoàn trả. C. Tính tạm thời. D. Tính bắt buộc. Câu 112: Khi dịch Covid-19 bùng phát, ở một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội thời gian đầu xảy ra hiện tượng tăng giá một số mặt hàng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đã sử dụng nguồn quỹ nào từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ tiền, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân, người mất việc làm? A. Quỹ dự trữ quốc gia. B. Quỹ vì người nghèo. C. Quỹ an sinh xã hội. D. Quỹ dự trữ tài chính. Câu 113: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thuế? A. Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả. B. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. C. Thuế là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết thị trường. D. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Câu 114: Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế trực thu? A. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu. B. Thuế sử dụng đất nông nghiệp. C. Thuế thu nhập doanh nghiệp. D. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Câu 115: Đâu không phải là đối tượng người nộp thuế? A. Mọi công dân. B. Hộ gia đình kinh doanh. C. Tổ chức kinh doanh. D. Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế. Câu 116: Theo quy định của pháp luật, hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 117: Hình thức tín dụng trong đó người cho vay dựa vào uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm là hình thức tín dụng nào dưới đây? A. Tín dụng đen. B. Cho vay trả góp. C. Cho vay tín chấp. D. Cho vay thế chấp.
  14. Câu 118: Đâu không phải là nhược điểm của cơ chế thị trường? A. Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người. B. Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa trong xã hội. C. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh. D. Tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái. Câu 119: Các doanh nghiệp sx giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sx là đang đảm bảo cơ chế thị trường theo nguyên tắc của quy luật nào? A. cạnh tranh. B. cung - cầu. C. giá cả. D. lợi nhuận. Câu 120: Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là gì? A. Động lực lợi nhuận. B. Cạnh tranh khắc nghiệt. C. Giá cả biến động. D. Giá cả bình ổn. Câu 121: Nếu muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ bản phải làm là gì? A. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. B. Chú trọng đến năng suất lao động. C. Chỉ cần bỏ vốn đầu tư nhiều. D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Câu 122: Hình thức tín dụng nào dưới đây không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng? A. Tín dụng thương mai. B. Tín dụng ngân hàng. C. Tín dụng nhà nước. D. Cho vay thế chấp. Câu 123. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của các quá trình từ đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích A. thu được lợi nhuận. B. thu được tài sản. C. mở rộng thị trường. D. thanh lí tài sản. Câu 124. Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra hàng hóa- dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích A. sinh lợi. B. đầu tư. C. quảng bá. D. đầu cơ. Câu 125. Mô hình hộ sản xuất kinh doanh được hình thành trên cơ sở của cá nhân hoặc A. của một tập thể người lao động. B. của một hộ gia đình làm chủ. C. của các doanh nghiệp nhỏ lẻ. D. của tập thể người lao động. Câu 126. Một trong những hạn chế của mô hình hộ sản xuất kinh doanh là A. quy mô nhỏ lẻ, khó huy động vốn. B. bộ máy quản lí gọn nhẹ, linh hoạt. C. chủ động quản lí và tiêu thụ sản phẩm. D. khó khăn trong quản lí nợ công. Câu 127. Mô hình hộ kinh doạnh chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, được sử dụng A. dưới 10 lao động. B. trên 10 lao động. C. không hạn chế lao động. D. lao động là trẻ em.
  15. Câu 128. Mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân do ít nhất 7 thành viên A. tự nguyên thành lập. B. cùng sản xuất chung. C. đổi mới, sáng tạo. D. lao động trực tiếp. Câu 129. Để mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã phát triển ổn định, hiệu quả thì các thành viên cần hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và A. dân chủ trong quản lí. B. mở rộng thị trường. C. đề cao người quản lí. D. kết nạp thành viên. Câu 130. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân do ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu A. riêng của mỗi thành viên. B. chung của các thành viên. C. tăng nguồn vốn pháp định. D. đổi mới sáng tạo và phát triển. Câu 131. Doanh nghiệp được hình thành do sự đóng góp của nhiều người với vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau thuộc loại hình doanh nghiệp nào dưới đây? A. Doanh nghiệp tư nhân. B. Công ty cổ phần. C. Công ty trách nhiệm hữu hạn. D. Hợp tác xã. Câu 132. Công ty cổ phần là doanh nghiệp được hình thành bằng vốn đóng góp của nhiều người, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là A. cổ tức. B. cổ phần. C. cổ phiếu. D. cổ đông. Câu 133. Công ty cổ phần là doanh nghiệp được hình thành bằng vốn đóng góp của nhiều người, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người đóng góp cổ phần được gọi là A. hội đồng quản trị. B. cổ đông. C. doanh nghiệp. D. giám đốc. Câu 134. Là tổ chức có tên riêng, có con dấu, có tài sản, có trụ sở giao dịch được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh thuộc mô hình kinh tế nào dưới đây? A. Doanh nghiệp. B. Hộ tiêu dùng. C. Hợp tác xã. D. Hộ kinh doanh. Câu 135. Điểm nổi bật của mô hình kinh tế hợp tác xã là A. tự nguyện thành lập và tương trợ lẫn nhau. B. sản xuất theo một quy trình cố định. C. phát huy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi. D. tự chủ trong quản lí tài sản và nguồn vốn. Câu 136. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ ….. về mọi hoạt động của doanh nghiệp. A. tài sản của mình. B. năng lực tài chính. C. nguồn thu nhập. D. địa giới hành chính.
  16. Câu 137. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu có nguồn vốn Điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập là tổng giá trị tài sản ghi trong A. điều lệ của công ty. B. dự thảo thành lập. C. hợp đồng với đối tác. D. báo cáo thường niên. Câu 138: Loại quỹ nào sau đây không thuộc ngân sách nhà nước? A. Quỹ bình ổn giá xăng dầu. B. Quỹ bảo vệ môi trường. C. Quỹ dự trữ tài chính. D. Quỹ an sinh xã hội. Câu 139: Nguồn thu nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách nhà nước? A. Thu nội địa. B. Thu từ xuất, nhập khẩu. C. Thu viện trợ. D. Thu từ dầu thô. Câu 140. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đâykhi nói về mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã? A. Tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau. B. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí. C. Các thành viên có quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau. D. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm thay các thành viên. Câu 141. Một trong những nguyên tắc hoạt động của mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã được biểu hiện như thế nào? A. Các thành viên tự nguyện thành lập. B. Tự do đóng hoặc rút tiền vốn. C. Tương trợ nhau theo thời điểm. D. Sản xuất theo quy trình định sẵn. Câu 142. Hãy chỉ ra đâu là hình thức sở hữu của mô hình sản xuất kinh doanh hợp tác xã? A. Nguồn vốn của cá nhân hoặc hộ gia đình. B. Có hình thức sở hữu tài sản chung. C. Doanh nghiệp có tên riêng, tài sản riêng. D. Do nhà nước thành lập và quản lí. Câu 143. Doanh nghiệp tư nhân là loại hình do ai làm chủ? A. Chủ sở hữu làm chủ. B. Người đại diện làm chủ. C. Do Nhà nước làm chủ. D. Do tập thể làm chủ. Câu 144. Cơ sở để phân biệt doanh nghiệp tư nhân với hộ kinh doanh là gì? A. Nguồn vốn pháp định. B. Tư cách pháp nhân. C. Phạm vi chịu trách nhiệm. D. Phạm vi và địa bàn. Câu 145. Mô hình sản xuất kinh doanh nào dưới đây khi hoạt động cần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành? A. Công ty cổ phần. B. Doanh nghiệp tư nhân. C. Thành viên hợp tác xã. D. Hộ sản xuất kinh doanh.
  17. Câu 146. Doanh nghiệp có từ hai thành viên là chủ sở hữu chung, cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung. Thành viên góp vốn là tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết đóng góp vào công ty thuộc mô hình doanh nghiệp nào dưới đây? A. Công ty hợp danh. B. Công ty trách nhiệm hữu hạn. C. Liên minh hợp tác xã. D. Doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ gia đình. Câu 147. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây về hoạt động sản xuất kinh doanh? A. Tạo ra việc làm và thu nhập cho xã hội. B. Kinh doanh theo hình thức trực tuyến. C. Phát huy nguồn lực và tiềm năng xã hội. D. Thúc đẩy sự cạnh tranh không lành mạnh. Câu 148. Anh M có diện tích đất rộng gần nhà máy chế biến thủy sản. Anh xây dựng nhà trọ cho công nhân thuê ở và sinh hoạt. Nắm bắt nhu cầu của công nhân, anh quyết định vay tiền ngân hàng để mở quán ăn và thuê thêm năm nhân công phụ giúp anh làm việc. Hoạt động kinh doanh của anh M thuộc mô hình sản xuất kinh doanh nào dưới đây? A. Doanh nghiệp tư nhân. B. Hợp tác xã kinh doanh. C. Hộ sản xuất kinh doanh. D. Công ty liên doanh. Câu 149. Anh Q là anh trai của anh M là người có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh nên rất thành đạt. Thấy em mình muốn thành lập công ty nhưng vốn ít mà chưa có nhiều kinh nghiệm. Anh Q đã hỗ trợ em trai mình bằng việc thành lập công ty hợp danh QM với việc góp vốn của hai thành viên là anh Q và anh M. Nhờ uy tín của anh Q mà công ty QM nhanh chóng phát triển, có nhiều đối tác lớn. Theo em, lợi nhuận của công ty QM sẽ được chia như thế nào? A. Theo Điều lệ hoạt động của công ty. B. Chia đều cho hai anh em Q và M. C. Anh M được hưởng lợi nhuận nhiều hơn. D. Chia theo sự phân cấp quản lí. Câu 150. Ông K là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Sau khi M con gái ông tốt nghiệp Đại học, nhận bằng kỹ sư chuyên ngành chăn nuôi. Ông K quyết định mở rộng mô hình kinh doanh bằng việc thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khang Minh với vốn điều lệ là 5 tỉ đồng để kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi. Theo em khi thành lập công ty Khang Minh không phải chịu trách nhiệm đối với nội dung nào dưới đây? A. Tài sản trong phạm vi vốn điều lệ. B. Các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ. C. Những tài sản của gia đình và người thân. D. Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Câu 151. Anh M chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình thành doanh nghiệp tư nhân. Sau khi doanh nghiệp tư nhân của anh M được cấp phép đi vào hoạt động thì anh M phải có trách niệm và nghĩa vụ đối với A. các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản. B. thị trường và đối tác khách hàng. C. cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. D. quyền sở hữu tài sản của người thân. Câu 152. Anh T thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh thủy sản tươi sống cho các nhà hàng khách sạn và một số thành phố lớn với số vốn đăng kí trong Điều lệ hoạt động là 3 tỉ đồng. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí, doanh nghiệp của anh T phải có trách nhiệm nào dưới đây?
  18. A. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. B. Xây dựng trụ sở để công ty hoạt động. C. Quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty. D. Thanh lí toàn bộ các hợp đồng với đối tác. Câu 153. Công ty cổ phầnMTV được thành lập với sự hợp nhất của 3 công ty thành viên KM, TN và công ty YV. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần MTV không được thực hiện quyền gì dưới đây? A. Phát hành cổ phiếu và trái phiếu. B. Tăng số vốn điều lệ của công ty. C. Kết nạp thêm thành viên mới. D. Giải thể Hội đồng quản trị và ban kiểm tra. Câu 154. Một trong những nghĩa vụ quan trọng của các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh là gì? A. Xây dựng thương hiệu. B. Quảng bá hình ảnh. C. Đóng thuế cho Nhà nước. D. Làm phúc lợi xã hội. Câu 155. Các thành viện của công ty hợp doanh không được thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Được chia lợi nhuận theo tỉ lệ đóng góp. B. Nhân danh công ty để kinh doanh riêng. C. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. D. Dùng uy tín cá nhân để xây dựng công ty. Câu 156: Giá cả dưa hấu trên thị trường tăng cao, mang lại thu nhập cao gấp rưỡi so với trồng lúa, nhiều người dân ở thôn S quyết định chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng dưa. Vậy người dân ở thôn S đã vận dụng chức năng nào của giá cả thị trường? A. Cung cấp thông tin. B. Công cụ để thực hiện quản lí. C. Công cụ để điều tiết kinh tế. D. Phân bổ nguồn lực. Câu 157. Mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi theo nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn và lãi được hiểu là hoat động A. tín dụng. B. thanh lí. C. giải ngân. D. tín chấp. Câu 158. Một trong những đặc điểm của hoạt động tín dụng được biểu hiện như thế nào? A. Có tính hoàn trả cả gốc và lãi. B. Được sử dụng vốn vay vô thời hạn. C. Sử dụng vốn vay sai mục đích. D. Chỉ phải hoàn trả tiền vốn vay. Câu 159. Vai trò của tín dụng là góp phần tăng lượng vốn đầu tư thông qua việc luân chuyển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ đến những người A. đang cần vốn. B. chưa có tiền. C. đang thiếu tiền. D. có vốn ổn định. Câu 160. Khi tham gia hoạt động tín dụng, người vay vốn cần sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. Hoàn trả nợ gốc, lãi đúng hạn. B. Sử dụng nguồn vốn linh hoạt. C. Đầu tư vào lĩnh vực của người cho vay. D. Chuyển giao công nghệ cho mọi người.
  19. Câu 161. Một trong những đặc điểm của hoạt động tín dụng được thể hiện qua nội dung nào dưới đây? A. Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Duy trì sự cân bằng của tiền tệ. C. Tạo ra lượng tiền nhàn rỗi cho xã hội. D. Xây dựng nền tài chính minh bạch. Câu 162. Một trong những điều kiện để được vay tín dụng là người vay A. có khả năng trả nợ đúng hạn. B. tạo được thu nhập ban đầu. C. thay đổi được thời gian trả nợ. D. mượn được tài sản thế chấp. Câu 163. Quan hệ tín dụng giữa người cho vay và người đi vay được bảo đảm bằng điều kiện nào dưới đây? A. Tài sản thế chấp hoặc tín chấp. B. Nguồn vốn của người cho vay. C. Tỉ lệ lãi suất định kì hàng năm. D. Chính sách tiền tệ của Nhà nước. Câu 164. Việc gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng sẽ mang lại cho người gửi A. một khoản tiền lãi. B. nhận được sự ưu đãi. C. thay thế một khoản nợ. D. có được bạn hàng tin cậy. Câu 165. Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi A. đến hạn thanh toán. B. bên cho vay đòi nợ. C. có khả năng trả nợ. D. không còn độ tin cậy. Câu 166. Đặc điểm của tín dụng là người cho vay nhường quyền sử dụng nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định mà không. A. giao quyền sở hữu. B. giao quyền thế chấp. C. giao định mức tiền gửi. D. giao người bảo lãnh. Câu 167: Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ hải sản ở Hà Nội, ông H đã mở cửa hàng thu mua hải sản, mang về bán ở các chợ đầu mối. Việc làm của ông H đã thể hiện ưu điểm gì của cơ chế thị trường? A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế. B. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất. C. Thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội. D. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế. Câu 168: Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là gì? A. Ngân sách nhà nước. B. Kinh phí dự trù. C. Thuế giá trị gia tăng. D. Kinh phí phát sinh.
  20. Câu 169: Mục đích chính của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì? A. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. B. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của tổ chức. C. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp. D. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của cá nhân. Câu 170: Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở pháp lí nào ? A. Luật Ngân sách nhà nước. B. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. C. Luật Bồi thường nhà nước. D. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước Câu 171: Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước? A. Quyền sở hữu và quyết định. B. Quyền sử dụng. C. Quyền quyết định. D. Quyền sở hữu. Câu 172: Công dân không có quyền hoặc nghĩa vụ nào sau đây đối với ngân sách nhà nước? A. Được sử dụng trực tiếp ngân sách nhà nước. B. Nộp các khoản vào ngân sách nhà nước. C. Được sử dụng hàng hóa, dịch vụ công. D. Được cung cấp thông tin về tình hình tài chính. Câu 173: Chủ thể nào sau đây có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước? A. Nhà nước. B. Chủ tịch nước. C. Chủ tịch Quốc hội. D. Thủ tướng chính phủ. Câu 174: Đặc trưng cơ bản của các khoản thu chi ngân sách nhà nước là: A. Không hoàn trả trực tiếp. B. Hoàn trả trực tiếp. C. Hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. D. Hoàn trả theo từng đối tượng. Câu 175: Thấy giá cả hàng hóa trên thị trường có xu hướng tăng, bà Y quyết định giữ lại nhiều hàng hóa trong kho để chờ giá tăng cao hơn mới bán. Nếu là người thân, em sẽ có lời khuyên gì cho bà Y? A. Vẫn bán theo nhu cầu của khách hàng đến mua. B. Giữ lại hàng càng lâu càng tốt, chờ giá lên cao nhiều sẽ bán. C. Đem hàng đi bán hết, không nên giữ lại. D. Vẫn bán nhưng chỉ bán ít ít cầm chừng chờ giá lên. Câu 176. Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn của ngân hàng trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng A. hoàn trả gốc và lãi khi điến hạn. B. tạo dựng được cơ sở ổn định. C. có việc làm và thu nhập ổn định. D. tạo việc làm cho người lao động. Câu 177. Dịch vụ tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn của ngân hàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0