Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức
lượt xem 2
download
Đề đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức" để hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn học. Chúc các bạn thi tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 12 NĂM HỌC 2022 - 2023 I PHẦN LÝ THUYẾT BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật a. Khái niệm thực hiện pháp luật - Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. b. Các hình thức thực hiện pháp luật - Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép. - Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. - Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí a. Vi phạm pháp luật - Thứ nhất là hành vi trái pháp luật: Hành vi đó có thể là hành động cũng có thể là không hành động. VD: Đi xe vào làn đường một chiều hoặc người sử dụng lao động để xảy ra tai nạn lao động. - Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. - Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi: Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. b. Trách nhiệm pháp lí - Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Nhà nước thực hiện trách nhiệm pháp lí nhằm: + Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật. + Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định. + Buộc họ phải làm những công việc nhất định. c. Các loại vi phạm pháp luật - Vi phạm hình sự: + Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự. + Chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự. - Vi phạm hành chính: + Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí Nhà nước. + Chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. - Vi phạm dân sự: + Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác. + Chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm. - Vi phạm kỉ luật: + Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp. + Chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT -1 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD - Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ - Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. - Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau: + Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bảnvà các quyền dân sự, chính trị khác… Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế… + Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội. 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí - Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật. - Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật) - Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chấtvà mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử. 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật. - Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. - Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo công bằng, hợp lý trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình - Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình * Bình đẳng giữa vợ và chồng: - Trong quan hệ nhân thân: + Giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. + Tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau. + Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau... - Trong quan hệ tài sản: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, quyền thừa kế, sử dụng, định đoạt... * Bình đẳng giữa cha mẹ và con: - Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con. - Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con. - Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con. - Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên. - Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật. - Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ. - Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ. - Không được có hành vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ. * Bình đẳng giữa ông bà và cháu: - Ông bà: Có quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. -2 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD - Cháu: phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà (nội, ngoại). * Bình đẳng giữa anh chị em: - Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, đùm bọc giúp đỡ nhau. c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình - Một là Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình. - Hai là, Nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, với các hình thức và mức độ khác nhau. 2. Bình đẳng trong lao động a. Thế nào là bình đẳng trong lao động? - Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm kiếm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao dộng, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động * Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động: - Quyền lao động của công dân có nghĩa là công dân được sử dụng sức lao động của mình làm bất cứ việc gì, cho bất cứ người sử dụng sức lao động nào và bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. * Công dân bình đẳng trong giao tiếp kết hợp với hợp đồng lao động: - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. - Khi kí kết hợp đồng lao động đã thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động với tổ chức hoặc cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động là cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cả hai bên, đặc biệt là đối với người lao động. - Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều cam kết. - Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động đó là bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xữ bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác. * Bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam: - Pháp luật đã có những quy định cụ thể đối với lao động nữ như: được hưởng chế độ thai sản, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lí do kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Không được sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại. 3. Bình đẳng trong kinh doanh a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? - Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh - Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. - Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. - Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Nhà nước trao giải cho các doanh nhân giỏi. - Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng;chủ động lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh như kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường… -3 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD II. PHẦN CÂU HỎI Câu 1: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tôn trọng pháp luật. Câu 2: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức A. thi hành pháp luật B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Từ chối kê khai thông tin dịch tễ. B. Ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. C. Hỗ trợ việc cấp đổi căn cước. D. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép. Câu 4: Công dân thi hành pháp luật khi A. ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. B. hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm. C. tìm hiểu thông tin nhân sự. D. sàng lọc giới tính thai nhi. Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện công dân sử dụng pháp luật? A. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt. B. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật. C. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình . D. Anh A và chị B đến tòa án để li hôn. Câu 6: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 7: Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là hình thức A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 8: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại? A. Áp dụng PL. B. Sử dụng PL. C. Thi hànhPL. D. Tuân thủ PL. Câu 9: Bạn L viết bài chia sẻ về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay để đăng lên trang Web của nhà trường. Bạn L đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 10: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. quy định phải làm. C. quy định cho làm. D. không cho phép làm. Câu 11: Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo khả năng và sở thích của mình là thực hiện pháp luật theo hình thức nào? A. Áp dụng pháp luật B. Sử dụng pháp luật. C. Phổ biến pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 12: Đến hạn nộp tiền điện mà X vẫn không nộp. Vậy X không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 13: Anh A viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống đuối nước cho người dân. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 14: Công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hành vi nào sau đây là áp dụng pháp luật? A. Ban hành kết luận điều tra. B. Phổ biến kế hoạch cấp đổi căn cước C. Lắp đặt hộp thư tố giác tội phạm. D. Phát phiếu điều tra nhân khẩu. Câu 15: Ông T gửi đơn tố cáo công ty Z thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. -4 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD Câu 16: Do không hài lòng với mức tiền bồi thường đất đai sau giải tỏa, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, ông H chủ tịch xã đã yêu cầu anh H công an viên và bảo vệ ủy ban nhân dân bắt và đưa ông ra khỏi trụ sở Ủy ban. Những ai dưới đây đã sử dụng đúng pháp luật? A. Ông B. B. Công an viên. C. Bảo vệ. D. Ông H. Câu 17: Khi đi tuần tra, nghi ngờ anh B là đối tượng trộm cắp nên công an xã đã bắt trói và giải về trụ sở để tra hỏi đến 2 ngày sau mới cho anh B về. Quá bức xúc, 2 bố con của anh B cùng với anh C là hàng xóm đã gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch xã yêu cầu được bồi thường danh dự. Những ai dưới đây đã áp dụng sai pháp luật? A. Anh C và con anh B. B. Bố con anh B và công an Xã. C. Bố con anh B, anh B. D. Công an xã. Câu 18: Ông H là giám đốc một công ty tư nhân đã có hành vi trốn thuế, đồng thời ông còn thuê anh X vận chuyển và chôn lấp trái phép chất thải nguy hại. Biết được việc đó, anh S đã bàn với T, O và V đi tố cáo ông H. Nhưng vì mục đích riêng nên T đã không những không tố cáo ông H mà còn đe dọa tính mạng con anh S nhằm gây áp lực để anh S từ bỏ ý định tố cáo. Những ai dưới đây đã không thực hiện hình thức tuân thủ pháp luật? A. Chỉ mình anh T. B. Ông H, anh V và T. C. Chỉ mình ông H. D. Ông H, anh X và anh T. Câu 19: Anh G có trong danh sách cử tri tại tổ bầu cử X nhưng đến ngày bầu cử anh không đi bỏ phiếu. Ông K, tổ trưởng tổ bầu cử đã đến nhà mắng nhiếc, xỉ nhục anh G và dọa sẽ không cho gia đình anh G tham gia các hoạt động của thôn xóm. Anh G đã chửi lại ông K và đánh ông K bị thương nặng, chị T vợ anh A ngăn cản không cho mọi người gọi xe đưa ông đi cấp cứu. Những ai dưới đây không thi hành pháp luật? A. Anh G, chị T. B. Ông K. C. Ông K, chị T. D. Anh G. Câu 20: Theo quy định của pháp luật, vi phạm hình sự là hành vi A. nguy hiểm cho xã hội. B. ành hưởng quy tắc quản lí. C. thay đổi quan hệ công vụ. D. tác động quan hệ nhân thân. Câu 21: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các A. quy tắc kỉ luật lao động. B. nguyên tắc quản lí hành chính. C. quy tắc quản lí của nhà nước. D. quy tắc quản lí xã hội. Câu 22: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Lấn chiếm hè phố để kinh doanh. B. Từ chối nhận di sản thừa kế. C. Tranh chấp quyền lợi khi li hôn. D. Tổ chức mua bán nội tạng người. Câu 23: Công chức, viên chức nhà nước vi phạm pháp luật kỉ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu quy trình tuyển dụng nhân sự. B. Đề xuất người giám hộ bị can. C. Công khai danh tính người tố cáo. D. Theo dõi việc khôi phục hiện trường. Câu 24: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự? A. Khai thác tài nguyên trái phép B. Tranh chấp quyền lợi khi li hôn. C. Sản xuất pháo nổ trái phép. D. Hủy bỏ giao dịch dân sự. Câu 25: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng không nhằm mục đích nào dưới đây? A. Tuyên truyền cho công dân ý thức tôn trọng pháp luật. B. Tạo nguồn thu cho ngân sách. C. Buộc người vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật. D. Răn đe những người khác. Câu 26: Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Dân sự. D. Hình sự. Câu 27: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. Nuôi gia súc gây mất vệ sinh chung. B. Tự ý thay đổi kết cấu nhà đang thuê. C. Xóa bỏ dấu vết hiện trường gây án. D. Tự ý nghỉ việc. Câu 28: Nhà máy A không xây dựng hệ thống xử lí chất thải khiến môi trường bị ô nhiễm nên bà con quanh vùng đã làm đơn phản ánh. Nhà máy A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? -5 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD A. Hòa giải. B. Hành chính. C. Hình sự. D. Đối chất. Câu 29: Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của một người đã đạt tới một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể A. có kiến thức về lĩnh vực mình làm. B. hiểu được hành vi của mình. C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình D. nhận thức và điều khiển hành vi. Câu 30: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và A. công vụ nhà nước. B. trao đổi hàng hóa. C. giao dịch dân sự. D. chuyển nhượng tài sản. Câu 31: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Giao hàng không đúng hợp đồng. B. thay đổi kết cấu nhà đang thuê. C. Mua bán người qua biên giới. D. Sử dụng điện thoại khi lái xe. Câu 32: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Tổ chức mua bán nội tạng người. B. Từ chối nhận tài sản thừa kế. C. Hủy bỏ giao dịch dân sự. D. Đánh người gây thương tích Câu 33: Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hành chính? A. Lấn chiếm đất ở nhà hàng xóm. B. Sản xuất hàng giả trị giá 100 triệu đồng. C. Bóc lột sức lao động của nhân viên. D. Giết người, cướp của, phi tan xác. Câu 34: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự? A. Tái chế khẩu trang bán ra thị trường. B. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn. C. Tiến hành sàng lọc giới tính thai nhi. D. Tìm hiểu quy trình tuyển dụng nhân sự. Câu 35: Người không thực hiện đúng hợp đồng mua bán phải bồi thường thiệt hại là thể hiện trách nhiệm A. kỉ luật. B. dân sự. C. hành chính. D. công vụ. Câu 36: Anh K bí mật quan sát cách thức anh N nhân viên ngân hàng nạp tiền vào cây ATM rồi vô hiệu hóa mã khóa cây ATM để rút một tỷ đồng. Sau đó, anh K kể lại việc này và nhờ anh T giữ hộ số tiền đã lấy nhưng anh từ chối. Khi biết chuyện, vốn có mâu thuẫn từ trước nên anh C làm đơn tố cáo anh K . Anh T phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Dân sự. Câu 37: Sau khi được chuyển quyền sử dụng khu đất thổ cư ở Thị xã, ông A tự ý mua vật liệu, thuê thợ đến xây dựng ngôi nhà hai tầng, không xin phép xây dựng. Việc làm của ông A là vi phạm pháp luật A. kỉ luật. B. dân sự. C. hành chính. D. đất đai. Câu 38: Tức giận vì bị đuổi việc, anh Q lập kế hoạch phóng hỏa đốt kho hàng của công ty Z, mặc dù chị N bạn gái của anh đã can ngăn. Được anh Q hứa trả công hậu hĩnh, ông M rủ thêm anh S cùng tham gia. Vì anh S phải về quê có việc đột xuất nên ông M đành tự mình tìm cách đốt kho chứa hàng hóa, gây thiệt hại cho công ty Z hơn một tỷ đồng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Anh Q và ông M. B. Anh Q, ông M và chị N. C. Anh Q và chị N. D. Anh Q, ông M, chị N và anh S. Câu 39: Anh B 32 tuổi, làm cán bộ ở UBND Huyện X, trong thời gian nghỉ buổi trưa đã uống rượu ở nhà bạn, trên đường đến cơ quan đã lái xe ô tô với tốc độ rất nhanh nên anh đã tông vào anh P lái xe máy đi cùng chiều khiến anh P tử vong, xe máy bị hỏng nặng. Vậy anh A đã vi phạm những loại pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật. B. Vi phạm dân sự, hành chính. C. Vi phạm hành chính, hình sự, dân sự. D. Vi phạm hình sự, kỷ luật, hành chính. Câu 40: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Hỗ trợ người già neo đơn B. Lựa chọn loại hình bảo hiểm C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản D. Tham gia bảo về Tổ quốc Câu 41: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Đăng ký tư vấn nghề nghiệp. B. Từ chối di sản thừa kế. C. Tham gia bảo vệ Tổ quốc. D. Bảo trợ người vô gia cư. -6 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD Câu 42: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm pháp lý là A. thoả mãn tất cả nhu cầu. B. ngang bằng về lợi nhuận. C. đáp ứng mọi sở thích. D. bình đẳng trước pháp luật. Câu 43: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và pháp luật? A. Tự chuyển quyền nhân thân. B. Công khai gia phả dòng họ. C. Nộp thuế theo luật định. D. Chia sẻ bí quyết gia truyền. Câu 44: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Bí mật xác lập di chúc thừa kế. B. Tìm hiểu loại hình dịch vụ. C. Lựa chọn giao dịch dân sự. D. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. Câu 45: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Tham gia bảo vệ Tổ quốc B. Lựa chọn loại hình bảo hiểm C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản D. Hỗ trợ người già neo đơn Câu 46: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội? A. Công khai gia phả dòng họ. B. Thống nhất địa điểm cư trú. C. Tôn trọng nhân phẩm của nhau. D. Tự chuyển quyền nhân thân. Câu 47: Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây thực hiện đúng nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh? A. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. B. Buôn bán hàng kém chất lượng. C. Kinh doanh nhưng không nộp thuế đầy đủ. D. Sản xuất các mặt hàng bị cấm kinh doanh. Câu 48: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền ? A. Hoàn thiện thủ tục nhận khoán rừng. B. Khai báo điều tra nhân khẩu. C. Tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. D. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí. Câu 49: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền ? A. Thống nhất địa điểm cư trú. B. Giao nộp người nhập cảnh trái phép. C. khai báo tạm trú theo quy định. D. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Câu 50: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền ? A. Chuyển nhượng bí quyết gia truyền. B. nộp thuế đầy đủ theo quy định. C. Khai báo thông tin cử tri. D. Bảo vệ an ninh quốc gia. Câu 51: Công dân bình đẳng về hưởng quyền theo quy định của pháp luật khi thức hiện hành vi nào sau đây ? A. Tìm hiểu các nghi lễ tôn giáo B. Giữ gìn an ninh trật tự. C. Thao gia bảo vệ an ninh quốc gia. D. Từ chối công khai danh tính người tố cáo. Câu 52: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền ? A. Lựa chọn giao dịch dân sự. B. Đăng kí hồ sơ đấu thầu. C. Tiến hành cấp đổi căn cước. D. Hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm. Câu 53: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền ? A. Đăng kí tư vấn nghề nghiệp. B. Hoàn thiện hồ sơ đấu thầu. C. Hoàn thiện hồ sơ kinh doanh. D. Tham gia bảo vệ môi trường Câu 54: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc A. tôn trọng danh dự của nhau. B. áp đặt quan điểm cá nhân. C. che giấu hành vi bạo lực. D. chiếm hữu tài sản công cộng. Câu 55: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc A. áp đặt mọi quan điểm riêng. B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng. C. sở hữu tài sản chung. D. lựa chọn hành vi bạo lực. -7 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD Câu 56: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng. B. che dấu hành vi bạo lực. C. kế hoạch hóa gia đình. D. ngăn cản mọi nghi lễ tôn giáo. Câu 57: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc A. định đoạt tài sản công cộng. B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng C. cùng nhau sử dụng bạo lực. D. cùng nhau lựa chọn nơi cư trú. Câu 58: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng A. định đoạt khối tài sản chung. B. thống nhất địa điểm cư trú. C. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng. D. tôn trọng nhân phẩm của nhau. Câu 59: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình thể hiện ở việc vợ chồng cùng nhau A. áp đặt mọi quan điểm riêng. B. áp đặt quan điểm cá nhân. C. lựa chọn việc làm phù hợp. D. phê duyệt ngân sách quốc gia. Câu 60: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình thể hiện ở việc vợ chồng cùng nhau A. chăm lo giáo dục con phát triển. B. Công khai danh tính người tố cáo. C. đề xuất mức lương khởi điểm. D. làm trái thỏa ước lao động tập thể. Câu 61: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình thể hiện ở việc vợ chồng cùng nhau A. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép. B. Tôn trọng ý kiến của con C. Hợp tác để làm giả giấy khám bệnh. D. Buôn bán hàng kém chất lượng. Câu 62: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình thể hiện ở việc vợ chồng cùng nhau A. Làm giả hồ sơ bảo hiểm. B. thống nhất địa điểm cư trú. C. tài trợ hoạt động khủng bố. D. Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng. Câu 63: Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng đi cá độ bóng đá, chị M bỏ nhà đi để lại đứa con mới 2 tuổi một mình. Nghe thấy cháu khóc, bà S mẹ anh H, đã sang đưa cháu về nhà. Sau đó, bà gọi điện cho bà G, mẹ chị M, chửi bới, xúc phạm, đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận giấy mời của tòa án lên giải quyết li hôn, ông K, bố chị M đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà S đuổi về. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Chị H, ông K, bà S, bà G. B. Chị Y, chị M, anh H, bà M và bà S. C. Anh H, chị M và bà S. D. Anh H, chị M, bà G và ông K. Câu 64: Anh X là con cả trong gia đình, sau khi cha mẹ qua đời, anh X và vợ đã gọi em gái là K đến bàn bạc về việc phân chia tài sản. Vì là con cả nên anh X nhận ngôi nhà của cha mẹ để lại còn em gái K được một khoản tiền 100 triệu đồng cùng với trách nhiệm phải tổ chức các đợt cúng giỗ cho cha mẹ. Bất bình vì điều đó chị K đã kể với chồng là H và anh H đã thuê người đến để đánh anh X về việc phân chia tài sản hậu quả là anh X bị gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh X và chị K. B. Anh X, chị K và anh H. C. Anh X và vợ. D. Anh H và anh X. Câu 65: Theo quy định của pháp luật, khi muốn đề nghị sửa đổi nội dung trong hợp đồng lao động, công dân cần căn cứ vào nguyên tắc nào duới đây trong hợp đồng lao động ? A. Tự do thực hiện hợp đồng. B. Tự do ngôn luận. C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Tự do, công bằng, dân chủ. Câu 66: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong lao động không thể hiện ở việc công dân tự mình A. đề xuất mức lương khởi điểm. B. giao kết hợp đồng lao động. C. làm trái thỏa ước lao động tập thể. D. lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp Câu 67: Bất kỳ người nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tìm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thể hiện công dân bình đẳng trong A. việc chia đều của cải xã hội. B. thực hiện quan hệ giao tiếp. C. việc san bằng thu nhập cá nhân. D. thực hiện quyền lao động. -8 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD Câu 68: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi công dân đều được tự do A. vị trí làm việc. B. tìm việc làm. C. thời gian làm việc. D. mức lương. Câu 69: Ông A là Giám đốc của công ty X nên đã tự bổ nhiệm cháu trai là anh H lên chức Trưởng phòng. Biết chuyện, anh Q ép Giám đốc phải thăng chức cho mình nếu không sẽ cung cấp thông tin cho báo chí. Vô tình, chị M nghe được cuộc trao đổi giữa anh Q và Giám đốc A nên đã lén ghi âm để tống tiền anh Q và ông A. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Giám đốc A và anh H. B. Anh H, anh Q. C. Giám đốc A và chị M. D. Giám đốc A và anh Q. Câu 70: Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm mầm non anh Q đã làm hồ sơ xin việc tại Trường mầm non S. Chị P là Hiệu trưởng đã từ chối hồ sơ của anh Q vì cho rằng công việc này chỉ phù hợp với giáo viên nữ. Sau khi nghe anh Q kể lại sự việc, chị gái anh liền nhờ người quen là anh S đang làm cán bộ Phòng giáo dục gọi điện gây sức ép với chị P. Vì vậy, chị P đành kí hợp đồng giảng dạy với anh Q trong vòng một năm. Khi anh Q đi làm, chị P không cho anh phụ trách lớp mà chỉ làm các công việc dọn dẹp, vệ sinh, phân phát đồ ăn cho các lớp. Làm được ba tháng, anh Q chán nản nên đã bỏ việc. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Anh Q, chị P và anh S. B. Anh S, anh Q và chị gái anh Q. C. Anh S và chị gái anh Q. D. Chị P và anh S. Câu 71: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong kinh doanh không thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp đều được A. Chủ động mở rộng thị trường. B. đăng ký nhãn hiệu hàng hóa riêng. C. Thực hiện cổ phần hóa D. chia đều của cải xã hội. Câu 72: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong kinh doanh không thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp đều được A. tự do liên doanh, liên kết. B. Bảo vệ an ninh quốc gia. C. quản lí bằng hệ thống phần mềm. D. chiếm hữu tài sản công cộng. Câu 73: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong kinh doanh không thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp đều được A. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. B. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. C. Hoàn thiện hồ sơ cấp mã số thuế. D. lựa chọn việc làm phù hợp. Câu 74: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong kinh doanh không thể hiện ở việc mọi doanh nghiệp đều được A. tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên. B. Tổ chức hội nghị trực tuyến định kì C. sử dụng nguyên liệu hữu cơ. D. việc san bằng thu nhập cá nhân. Câu 75: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây? A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. B. Tổ chức hội nghị khách hàng. C. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo. D. Tham gia bào hiểm nhân thọ. Câu 76: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây? A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định. B. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp. C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí. D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội. Câu 77: Anh T nộp hồ sơ đăng kí và được cấp giấy phép mở đại lí phân phối xe mô tô. Anh T đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Nâng cấp phương thức quản lí. B. Tích cực tuyển dụng chuyên gia. C. Lựa chọn hình thức kinh doanh. D. Chủ động mở rộng quy mô. Câu 78: Sau khi tiếp cận được một số bí quyết kinh doanh từ công ty Z, chị L đã tìm cách hợp pháp hóa hồ sơ rồi tự mở cơ sở riêng dưới danh nghĩa của công ty này. Chị L đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Tự chủ đăng kí kinh doanh. B. Phổ biến quy trình kĩ thuật, C. Chủ động liên doanh, liên kết. D. Độc lập tham gia đàm phán. Câu 79: Anh X là chủ một cơ sở dệt may đã có nhiều giải pháp để tăng số lượng đại lý tại nhiều địa phương nhằm cung cấp sản phẩm của mình. Anh X đã thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh ở nội dung nào sau đây? A. Chủ động mở rộng thị trường. B. Tuyển dụng lao động trực tuyến. C. Chia đều lợi nhuận thường niên. D. San bằng tỉ lệ thất nghiệp. Câu 80: Chị P thuê ông M là chủ một công ty in làm bằng đại học giả, rồi dùng bằng giả đó đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Đồng thời, chị P tiếp cận với ông T là lãnh đạo cơ quan chức năng nhờ -9 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD giúp đỡ mình và loại hồ sơ của chị K cũng đang xin đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi nhận của chị P năm mươi triệu đồng, ông T đã loại hồ sơ hợp lệ của chị K và cấp giấy phép kinh doanh cho chị P. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị P và ông T. B. Chị P, ông M và chị K. C. Chị P, ông M, ông T và chị K. D. Chị P, ông M và ông T. Câu 81: Ông A và ông B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh. Biết hồ sơ của mình chưa đủ điều kiện theo quy định, ông A nhờ chị T đưa cho ông D là lãnh đạo cơ quan chức năng 50 triệu đồng và được ông D cấp phép kinh doanh cho ông A. Thấy ông A được cấp phép kinh doanh trong khi hồ sơ cùa mình đủ điều kiện nhưng lại chưa được cấp phép, ông B tung tin ông A chuyên bán hàng giả. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ổng A, ông D và chị T. B. Ông A và ông B. C. Ông A và ông D. D. Ông D, chị T và ông B. Câu 82: Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị C và khách sạn của chị D đều chưa trang bị đầy đủ thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông X là cán bộ thẩm quyền chỉ lập biên bản xử phạt chị C mà bỏ qua lỗi của chị D vì chị D là em họ của ông. Biết chuyện em trai chị C là anh Y làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị D sử dụng chất cấm để chế biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị D giảm sút. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị D, chị C và anh Y. B. Chị D, ông X và anh Y. C. Chị C, chị D và ông X. D. Chị C, ông X và anh Y. Câu 83: Anh K đã mua một số thực phẩm không rõ nguồn gốc của chị H để chế biến đồ ăn bán cho khách hàng. Hàng xóm của anh K là chị M phát hiện ra sự việc đã báo cho cán bộ cơ quan chức năng là ông N. Do có nhận của anh K một số tiền, nên ông N đã chỉ đạo cho nhân viên dưới quyền là anh G lập biên bản xử phạt chị H, còn anh K không bị xử phạt. Biết chuyện, chị H đã tố cáo hành vi của ông N với cơ quan có thẩm quyền khiến ông N bị tạm đình chỉ công tác để điều tra. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh G, anh K và ông N. B. Chị H, anh K và ông N. C. Anh K, chị H, ông N và anh G. D. Anh K, anh G, ông N và chị M. Câu 84: Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh P, anh K và ông H. B. Anh P, ông H và chị S. C. Anh P, anh K và chị S. D. Anh P, anh K, chị S và ông H. Câu 85: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ông P và anh G. B. Ông T và anh G. C. Ông T, ông Q và anh G. D. Ông T, ông Q và ông P. Câu 86: Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ có thẩm quyền H gợi ý, anh G đã đưa cho anh H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên L cũng hứa giúp K nếu anh chịu bỏ ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh K, G, H và L. B. Anh G, và L. C. Anh G và H. D. Anh K và anh G. Câu 87: Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vừa vi phạm kỷ luật vừa vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh H và chị P. B. Anh H, anh A và chị P. - 10 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD C. Anh H, chị B và chị P. D. Anh H, chị P, chị B và anh A. Câu 88: Hai cửa hàng đồ chơi trẻ em của anh H và chị G cùng bày bán nhiều mặt hàng bị cấm nhưng khi bị kiểm tra, ông S là người đứng đầu cơ quan chức năng chỉ ký quyết định xử phạt cửa hàng của anh H, còn bỏ qua cửa hàng của chị G do trước đó ông S đã được em của G là anh Y đặt vấn đề giúp đỡ. Theo qui định của pháp luật, những ai dưới đây vi phạm nội dung bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh H và chị G và ông S. B. Chị G, anh Y và H. C. Anh H, Y và ông S. D. Anh Y, ông S và chị G. Câu 89: Trong thời gian chị A xin nghi việc để chăm sóc con nhỏ mười tháng tuổi bị ốm, giám đốc cơ quan nơi chị công tác là ông Q bất ngờ kí quyết định sa thải chị. Ông Q đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ờ nội dung nào sau đây? A. Thanh toán bảo hiểm nhân thọ. B. Nâng cao năng lực quản lí. C. Giao kết hợp đồng lao động. D. Thay đổi quy trình tuyển dụng. Câu 90: Anh A có nhiều phát minh, sáng kiến mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nên được tăng lương trước thời hạn. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động ? A. Quyết định mức lương và phụ cấp chức vụ. B. Lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc. C. Tự chủ giao kết hợp đồng lao động. D. Ưu đãi người có trình độ chuyên môn cao. - 11 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN GDCD LỚP 11 NĂM HỌC 2022 – 2023 A. PHẦN LÝ THUYẾT BÀI 3. QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA 1. Nội dung của quy luật giá trị - SX và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở TGLĐXHCT để sx ra HH. - Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện trong sx và lưu thông hàng hoá : a. Trong lĩnh vực sản xuất - TGLĐCB = TGLĐXHCT (thực hiện đúng quy luật giá trị) - TGLĐCB < TGLĐXHCT (thực hiện tốt quy luật giá trị). - TGLĐCB > TGLĐXHCT (vi phạm quy luật giá trị). - Vì vậy: Quan hệ hàng - tiền là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa người sản xuất và tiêu dùng. b. Trong lĩnh vực lưu thông - Việc trao đổi hàng hoá phải dựa trên nguyên tắc TGLĐXHCT hay ngang giá. - Giá cả hàng hoá bao giờ cũng vận động xung quanh giá trị hàng hoá hay TGLĐXHCT. - Q.luật giá trị yêu cầu => tổng giá cả hàng hoá sau khi bán = tổng giá trị hàng hoá trong SX. - Quy luật giá trị: Là quy luật kinh tế chi phối sự vận động của mối quan hệ giữa TGLĐCB và TGLĐXHCT của hàng hóa trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. 2. Tác động của quy luật giá trị a. Điều tiết và lưu thông hàng hóa là sự phân phối lại các yếu tố TLSX và SLĐ; phân phối lại nguồn hàng. - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động của giá cả thị trường => phân phối lại các yếu tố TLSX và SLĐ từ ngành sản xuất này sang ngành SX khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc ko có lãi sang nơi lãi nhiều b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên. Năng suất lao động tăng lên làm cho lợi nhuận tăng lên người sx tìm cách cải tiến kỹ thuật, công nghệ, nâng cao tay nghề, sử dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật… làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên c. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. Quy luật giá trị có tác dụng bình tuyển, đánh giá người SX. Đem lại sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. 3. Vận dụng quy luật giá trị * Về phía công dân - Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận. - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu. - Đổi mới kỹ thuật - công nghệ, hợp lý hóa sx, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa… BÀI 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA 1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. a. Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất hàng hoá - kinh doanh nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh - 12 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD - Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu khác nhau, tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh. - Có điều kiện sản xuất và lợi nhuận khác nhau trở thành nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. 2. Mục đích của cạnh tranh. - Nhằm giành những điều kiện có lợi để thu nhiều lợi nhuận. - Biểu hiện: + Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác. + Giành ưu thế về KH - CN. + Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng. + Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng hóa và phương thức thanh toán. 3. Tính hai mặt của cạnh tranh a. Mặt tích cực của cạnh tranh. - Kích thích LLSX, KH - KT phát triển và NXLĐ xã hội tăng lên. - Khai thác tối đa mọi nguồn lục. - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. => Cạnh tranh là một động lực kinh tế. b. Mặt hạn chế của cạnh tranh. - Chạy theo lợi nhuận bất chấp => khái thác cạn kiệt TNTN, gây ô nhiễm môi trường - Giành giật khách hàng, sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương - Đầu cơ tích chữ gây rối loạn thị trường. BÀI 5: CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA 1. Khái niệm cung, cầu. a. Khái niệm cầu Cầu là khối lượng hàng hoá,dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. (Cầu là n/c có khả năng thanh toán, n/c tiêu dùng của người mua đảm bảo bằng số lượng tiền mà họ có sẵn tương ứng). b. Khái niệm cung Là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sx và chi phí sx xác định. - HS tự nêu VD phân tích, liên hệ thực tiễn. 2. Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá *Nội dung của quan hệ cung - cầu Là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sx với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ. - Cung – cầu tác động lẫn nhau: + Khi cầu tăng, sx mở rộng => cung tăng. + Khi cầu giảm, sx giảm => cung giảm - Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: + Khi cung = cầu: Giá cả = giá trị + Khi cung > cầu: Giá cả < giá trị + Khi cung < cầu: Giá cả > giá trị - Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu: + Khi giá cả tăng, sx mở rộng => cung tăng và cầu giảm khi mức thu nhập không tăng - 13 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD + Khi giá cả giảm, sx giảm => cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng. 3. Vận dụng quan hệ cung - cầu - Đối với nhà nước + Cung < Cầu do khách quan => Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung + Cung < Cầu do đầu cơ tích trữ => Nhà nước xử lý vi phạm và sử dụng lực dự trữ quốc gia để tăng cung + Cung > Cầu rất nhiều => Nhà nước sử dụng biện pháp kích cầu (tăng đầu tư, tăng lương) để tăng cầu. - Đối với người sản xuất, kinh doanh + Cung < Cầu, giá cả > giá trị , có lãi => mở rộng SXKD + Cung > Cầu, giá cả < giá trị, bị thua lỗ => thu hẹp SXKD - Đối với người tiêu dùng + Cung > Cầu, giá cả giảm => quyết định mua hàng hóa + Cung < Cầu, giá cả tăng => giảm mua hàng hóa BÀI 6: CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 1. Khái niệm CNH - HĐH; tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước. a. Khái niệm CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. b. Tính tất yếu khách quan của CNH - HĐH đất nước - Do yêu cầu phái xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH - Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. - Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của CNXH. 2. Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH - HĐH - Tạo tiền đề phát triển LLSX và tăng NSLĐ. - Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất XHCN, tăng cường vai trò của nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân - nông dân - trí thức. - Tạo tiền đề phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh. 3. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất - Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội: + Chuyển nền KT từ chỗ dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên kĩ thuật cơ khí. + Chuyển nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. - Áp dụng những thành tựu KH&CN hiện đại vào các ngành của nền KT quốc dân - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước, gắn CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức. b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả Cơ cấu KT là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng KT và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành KT là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế. - 14 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD - Cơ cấu KT là tổng thể MQH hữu cơ phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành KT, các thành phần KT và các vùng KT, trong đó cơ cấu ngành KT là quan trọng nhất. - Chuyển dịch cơ cấu KT là sự chuyển đổi từ cơ cấu KT lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lý sang cơ cấu KT hợp lý hiện đại và hiệu quả. - Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH gắn với phát triển KT tri thức Cụ thể: + Tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm + Tỉ trọng lao động CN và DV tăng + Tỉ trọng lao động chân tay giảm + Tỉ trọng lao động trí tuệ tăng Đi từ kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. 4. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của CNH, HĐH. - Trong sản xuất kinh doanh cần lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao. - Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất. - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ văn hoá - khoa học công nghệ. B. TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Giả sử cầu về lượng bia trong dịp Tết Nguyên đán là 12 triệu lít, cung về lượng bia là 15 triệu lít. Số liệu trên phản ánh A. cung > cầu. B. cung = cầu. C. cung cân đối với cầu. D. cung < cầu. Câu 2. Doanh nghiệp A đặt chỉ tiêu trong quý I sản xuất ra 30 000 sản phẩm, tuy nhiên theo báo cáo kinh doanh, hết quý doanh nghiệp mới đưa ra thị trường được 15 000 sản phẩm, đã sản xuất và lưu trong kho 7000 sản phẩm. Trong trường hợp này cung hàng hóa sẽ là bao nhiêu ? A. 30 000 sản phẩm. B. 22 000 sản phẩm. C. 37 000 sản phẩm D. 25 000 sản phẩm. Câu 3. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về cạnh tranh? A. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan. B. Mặt tích cực của cạnh tranh là cơ bản. C. Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản. D. Cạnh tranh luôn có tính hai mặt Câu 4. Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào? A. Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. B. Nhu cầu tồn tại của con người. C. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa. D. Nhu cầu có khả năng thanh toán. Câu 5. Việc các cửa hàng xăng, dầu đóng cửa không bán hoặc bán trong vòng 1, 2 giờ để chờ giá xăng lên cao là biểu hiện của hành vi nào dưới đây? A. Chạy theo lợi nhận bất chính. B. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. C. Vi phạm quy luật tự cung – cầu. D. Vi phạm quy luật kinh tế. - 15 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD Câu 6. Khi nhu cầu tiêu dùng bia của người dân tăng cao vào dịp tết. Nhà máy bia Hà Nội đã mở rộng sản xuất dẫn đến cung về bia tăng. Đó là nội dung của biểu hiện nào sau đây trong quan hệ cung - cầu? A. Thị trường chi phối cung, cầu. B. Cung, cầu tác động lẫn nhau. C. Giá cả ảnh hưởng đến cung, cầu. D. Cung, cầu ảnh hưởng đến giá cả. Câu 7. Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm? A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. B. Triệt tiêu mọi lợi nhuận kinh doanh. C. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. D. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. Câu 8. Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là? A. Cơ cấu vùng kinh tế. B. Cơ cấu thành phần kinh tế. C. Cơ cấu ngành kinh tế. D. Các yếu tố quan trọng như nhau. Câu 9. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ A. nguồn lao động dồi dào trong xã hội. B. sự tồn tại nhiều chủ sở hữu độc lập về kinh tế. C. sự gia tăng sản xuất hàng hóa. D. sự thay đổi cung-cầu. Câu 10. Anh A sử dụng máy cày hiện đại để cày ruộng thay cho việc sử dụng sức kéo của trâu bò trước đây. Việc làm của anh A là thực hiện quá trình nào ở nước ta hiện nay? A. Hiện đại hóa. B. Công nghiệp hóa. C. Tự động hóa. D. Nông thôn hóa. Câu 11. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trong nước gặp rất nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với sản phẩm may mặc có chất lượng tốt, giá rẻ của các nước khác. Để vượt qua khó khăn và cạnh tranh thắng lợi, các doanh nghiệp cần phải A. hạ giá thành sản phẩm. B. cắt giảm nhân công. C. nhập được nguồn nhiên liệu giá rẻ. D. đổi mới công nghệ. Câu 12. Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Bán hàng giả gây rối thị trường. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. Giảm thiểu chi phí sản xuất. D. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến. Câu 13. Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây? A. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. B. Hiện đại hóa. C. Công nghiệp hóa. D. Cơ giới hóa, tự động hóa. Câu 14. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội một cách? A. Đồng thời, nhanh chóng. B. Căn bản, toàn diện. C. Đồng loạt, đồng bộ D. Cơ bản, hoàn thiện. - 16 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD Câu 15. Để nâng cao năng suất thu hoạch lúa, anh Mạnh đã đầu tư mua một máy gặt đập liên hoàn. Việc làm của anh Mạnh thể hiện nội dung nào sau đây? A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. B. Phát triển mạnh mẽ nhân lực. C. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn. D. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin. Câu 16. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với A. thời gian lao động cá nhân. B. thời gian lao động tập thể. C. thời gian lao động cộng đồng. D. thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 17. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về cạnh tranh? A. Cạnh tranh có mặt tích cực và hạn chế. B. Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản. C. Mặt tích cực của cạnh tranh là cơ bản. D. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan. Câu 18. Thời điểm hiện nay, giá thịt lợn đang tăng cao Chị M chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm khác như đậu, cá, trứng nhiều hơn trong thực đơn gia đình mình. Việc làm của chị M chịu sự tác động điều tiết nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Tiêu dùng. B. Lưu thông. C. Sản xuất. D. Phân phối. Câu 19. Anh G, K, L, M cùng bán quán phở tại thị trấn X. Để bán với giá thấp hơn, anh G đã giảm chi phí bằng cách giảm lượng phở, thịt trong mỗi tô phở; anh K tìm mua nguồn thịt rẻ, tươi ngon và xương để hầm nước lèo; anh L đầu tư hệ thống nồi hơi dùng điện hầm nước lèo thay củi để bớt công sức; anh M thuê thêm nhân viên phục vụ trẻ, nhanh nhẹn. Những ai dưới đây đã vận dụng đúng quy luật giá trị? A. Anh G và M. B. Anh K và L. C. Anh K, L và M. D. Anh G, K và M. Câu 20. Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào? A. Luôn thấp hơn giá trị. B. Luôn ăn khớp với giá trị. C. Luôn cao hơn giá trị. D. Luôn xoay quanh giá trị. Câu 21. Nhận thấy nhu cầu các sản phẩm y tế tăng vọt do tác động của dịch COVID 19 công ty của anh D đã đầu tư vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thuê thêm nhiều nhân công sản xuất tăng ca để kịp phân phối ra thị trường. Trong khi đó do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhu cầu về mặt hàng trang trí nội thất giảm mạnh, anh N đã đóng cửa nhà xưởng, cho công nhân tạm thời nghỉ việc không lương để giảm thiệt hại. Nắm bắt được nhu cầu về dịch vụ giao hàng nhanh ngày càng phát triển chị T đã thuê thêm nhân công để mở rộng dịch vụ của mình. Trong trường hợp này những ai ai đã vận dụng đúng quy luật cung – cầu? A. Chị T và anh N. B. Anh N, anh D, chị T. C. Anh D và anh N. D. Anh D và chị T. Câu 22. Có ba nhà sản xuất M, N và Q cùng sản xuất một hàng hóa có chất lượng như nhua nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: nhà sản xuất M mất 6 giờ, nhà sản xuất N mất 4 giờ, nhà sản xuất Q mất 8 giờ. Trong khi đó, thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra mặt hàng này là 6 giờ. Vậy, nhà sản xuất nào dưới đây sẽ thu được lợi nhuận? A. Nhà sản xuất M và N. B. Nhà sản xuất N. - 17 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD C. Nhà sản xuất M. D. Nhà sản xuất M và Q. Câu 23. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX B. Những năm 40 của thế kỉ XX C. Những năm 30 của thế kỉ XX D. Những năm 50 của thế kỉ XX Câu 24. Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, năng suất lao động tăng làm cho lượng giá trị của một hàng hóa A. tăng và lợi nhuận tăng. B. tăng và lợi nhuận giảm. C. giảm và lợi nhuận tăng. D. giảm và lợi nhuận giảm. Câu 25. Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải? A. nâng cao uy tín cá nhân. B. tăng cường quảng cáo sản phẩm. C. vay vốn ưu đãi. D. cải tiến khoa học kĩ thuật. Câu 26. Hiện nay, một số nơi ở Đồng Bằng sông Cửu Long người nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây thanh long vì quả của loại cây này đang có giá cao trong khí giá lúa lại quá thấp. Trong trường hợp này người nông dân đã vận dụng tốt tác động nào của quy luật giá trị ? A. Phân hóa giàu nghèo. B. Kích thích lực lượng sản xuất. C. Điều tiết sản xuất hàng hóa. D. Điều tiết lưu thông hàng hóa. Câu 27. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. Bảo vệ môi trường tự nhiên. C. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 28. Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu thông hàng hoá? A. Cơ sở sản xuất hàng hoá? B. Một động lực kinh tế. C. Nền tảng của sản xuất hàng hoá. D. Triệt tiêu lợi nhuận đầu tư. Câu 29. Theo quy luật giá trị, người sản xuất hàng hóa muốn có lợi nhuận cao nhất cần tạo ra giá trị cá biệt A. lớn hơn giá trị xã hội của hàng hóa. B. nhỏ hơn giá trị sử dụng của hàng hóa. C. nhỏ hơn giá trị xã hội của hàng hóa. D. lớn hơn giá trị sử dụng của hàng hóa. Câu 30. Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá? A. Một nền tảng quan trọng. B. Một nhân tố quan trọng. C. Một đòn bẩy kinh tế. D. Một động lực kinh tế. Câu 31. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. Tăng giá bán cao hơn các sản phẩm cùng loại. B. Tạo cơn sốt cho một loại hàng hóa trên thị trường. C. Quảng cáo sản phẩm của mình là tốt nhất. D. Bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất. Câu 32. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi lượng cầu giảm xuống thì sẽ làm cho lượng cung có xu hướng? A. giữ nguyên. B. tăng. C. giảm. D. cân bằng. Câu 33. Theo nội dung của quy luật cung – cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất khi A. cầu nhỏ hơn cung. B. cung nhỏ hơn cầu. C. cung bằng cầu. D. cung lớn hơn cầu. - 18 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD Câu 34. Thông thường, trên thị trường, khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hoá sẽ? A. tăng lên. B. ổn định. C. giảm. D. không tăng. Câu 35. Anh K, L, G và J cùng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Z với quy mô trang trại hàng nghìn con. Khi giá thịt lợn hơi liên tục giảm thì anh K đã chấp nhận thua lỗ để bán hết cả đàn và chuyển sang nuôi bò; anh L vẫn nuôi cầm chừng để đợi giá lên cao; anh G bán hết cả đàn rồi lại nuôi tiếp lứa mới còn anh J bán hết cả đàn và để trống chuồng chờ đợi tình hình. Những ai đã vận dụng không đúng quan hệ cung - cầu? A. Anh L, anh G. B. Anh K, anh G. C. Anh K, anh J. D. Anh L, G và J. Câu 36. Mạng di động A khuyến mại 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau mạng B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mại tương tự. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của nền kinh tế thị trường? A. Quy luật giá trị. B. Quy luật cung- cầu. C. Quy luật cạnh tranh. D. Quy luật lưu thông tiền tệ. Câu 37. Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây? A. Cung > cầu. B. Cung < cầu. C. Cung khác cầu D. Cung = cầu. Câu 38. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của quan hệ cung - cầu? A. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu. B. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường. C. Giá trị hàng hóa ảnh hưởng cung – cầu. D. Cung - cầu tác động lẫn nhau. Câu 39. Những người sản xuất, kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. Câu 40. Quy luật giá trị điều tiết sản suất và lưu thông hàng hoá thông qua yếu tố nào sau đây? A. Giá cả trên thị trường. B. Giá trị sử dụng của hàng hóa. C. Mua bán trên thị trường. D. Thời gian lao động cá biệt. Câu 41. Gia đình đang sản xuất mì theo phương pháp truyền thống nhưng thấy hiệu quả kinh tế chưa cao anh Hùng đã mạnh dạn đầu tư dây truyền công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại cho năng xuất cao, chất lượng tốt và giá thành hợp lí. Nhờ đó anh đã làm giầu hợp pháp trên quê hương mình. Đây là nội dung cơ bản nào sau đây của quá trình CNH, HĐH ở nước ta? A. Tăng cường địa vị của quan hệ sản xuất XHCN. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại, hiệu quả. C. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH,HĐH. D. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Câu 42. Khi phát hiện một cửa hàng chuyên tiêu thụ hàng giả, em chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Vẫn mua hàng hóa đó vì giá rẻ hơn nơi khác. B. Không đến cửa hàng đó mua hàng nữa. C. Báo cho cơ quan chức năng biết. D. Tự tìm hiểu nguồn gốc số hàng đó. - 19 -
- Đề cương ôn thi HKI Môn GDCD Câu 43. Trong nông nghiệp, chuyển từ hình thức lao động “con trâu đi trước, cái cày theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào ở nước ta hiện nay? A. Tự động hóa. B. Hiện đại hóa. C. Xây dựng nông thôn mới. D. Công nghiệp hóa. Câu 44. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa là quy luật nào? A. Quy luật giá cả B. Quy luật giá trị. C. Quy luật cung cầu. D. Quy luật cạnh tranh. Câu 45. Hiệp hội các nhà sản xuất chăn ga gối đệm dự báo nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Và khuyến nghị các cơ sở sản xuất cần đẩy mạnh sản xuất trước nhiều tháng. Tuy nhiên khi bước vào mùa đông, do sự biến đổi của thời tiết, nhiệt độ tăng cao, cả mùa đông chỉ có một vài đợt rét nhỏ nên nhu cầu các sản phẩm mùa đông rất hạn chế, các nhà sản xuất tồn kho nhiều. Hiện tượng này phản ánh quan hệ cung cầu như thế nào? A. Cung tăng, cầu giảm, giá giảm. B. Cung tăng, cầu tăng, giá tăng. C. Cung giảm, cầu giảm, giá giảm. D. Cung giảm, cầu tăng, giá tăng. Câu 46. Cơ quan thuế ở Thành phố B áp dụng thu thuế từ doanh nghiệp qua mạng Internet. Điều này thể hiện quá trình ứng dụng khoa học – công nghệ vào A. quá trình quản lí dịch vụ. B. quản lý kinh tế - xã hội. C. quản lý văn hóa - xã hội. D. quá trình sản xuất kinh doanh. Câu 47. Anh K, anh H, anh M cùng sản xuất một hàng hóa có chất lượng như nhau. Thời gian lao động cá biệt của anh K là 3 giờ, của anh H là 5 giờ, của anh M là 6 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết của loại hàng hóa trên là 5 giờ. Trong số những người trên, ai là người đáp ứng được yêu cầu của quy luật giá trị? A. Anh K và anh M. B. Anh K và anh H. C. Anh H. D. Anh K. Câu 48. Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình? A. Công nghiệp hóa tuần tự B. Công nghiệp hóa đột phá C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa. D. Công nghiệp hóa tách rời hiện đại hóa. Câu 49. Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 3 giờ.Vậy 3 giờ lao động của anh B được gọi là gì? A. Chi phí sản xuất. B. Thời gian lao động cá biệt. C. Thời gian lao động thực tế. D. Thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 50. Để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần? A. Chuyển đổi mô hình sản xuất. B. Chuyển dịch lao động. C. Chuyển đổi hình thức kinh doanh D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Câu 51. Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây? A. Mọi nền sản xuất B. Nền sản xuất hàng hóa. C. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa D. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Câu 52. Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động nào dưới đây? A. Thời gian hao phí tập thể cần thiết - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn