intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 I. Nội dung ôn tập Bài 1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - Nêu được các biểu hiện về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Trình bày và hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Bài 2. Yêu thương con người - Trình bày và hiểu được thế nào là yêu thương con người - Nêu được các biểu hiện về yêu thương và không yêu thương con người - Trình bày và hiểu được ý nghĩa của việc yêu thương con người Bài 3. Siêng năng kiên trì - Hiểu được thế nào là siêng năng, kiên trì - Nêu được biểu hiện của siêng năng, kiên trì. - Trình bày và hiểu được ý nghĩa của việc siêng năng, kiên trì. Bài 4. Tôn trọng sự thật - Nhận biết được 1 số biểu hiện của tôn trọng sự thật - Hiểu được vì sao phải tôn trọng sự thật - Luôn nói thật với người thân, thầy cô,bạn bè và người có trách nhiệm. Bài 5. Tự lập - Nêu được khái niệm tự lập - Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập - Hiểu được vì sao phải tự lập - Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác. Bài 6. Tự nhận thức bản thân - Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân - Nhận biết được ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân - Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm các mối quan hệ của bản thân từ đó biết tôn trọng bản thân và xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân. II. Yêu cầu thi học kì 1 lớp 6 môn GDCD - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản trong Nội dung bài học/ SGK - Biết vận dụng kiến thức để làm bài tập trắc nghiệm ở bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao III. Câu hỏi ôn tập 1. Trắc nghiệm Câu 1: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ giúp chúng ta 1
  2. A. có thêm sức mạnh trong cuộc sống. B. không phải lo về việc làm. C. có rất nhiều bạn bè trong đời sống. D. có thêm tiền tiết kiệm. Câu 2: Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của đức tính nào? A. Yêu thương con người. B. Tự nhận thức bản thân. C. Siêng năng, kiên trì. D. Tự chủ, tự lập Câu 3: Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì? A. làm việc theo sở thích cá nhân. B. từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn. C. chăm chỉ, quyết tâm đạt mục tiêu. D. ỷ lại vào người khác khi làm việc. Câu 4: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là? A. Tôn trọng sự thật. B. Tiết kiệm. C. Sự thật. D. Khiêm tốn Câu 5: Những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là? A. Khiêm tốn. B. Sự thật. C. Công bằng. D. Liêm sỉ. Câu 6: Đối lập với tôn trọng sự thật là A. Giả dối. B. Ỷ lại. C. Siêng năng. D.Trung thực. Câu 7: Đối lập với tự lập là : A. Tự tin. B. Ích kỉ. C. Tự chủ. D. Ỷ lại. Câu 8: Cá nhân tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình là biểu hiện của người có tính A. trung thành. B. trung thực. C. tự lập. D. tiết kiệm. Câu 9: Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì? A. Thành công trong cuộc sống. B. An nhàn, không phải làm việc gì. C. Thường xuyên phải nhờ người khác. D. Luôn bị động trước mọi công việc. Câu 10: Cá nhân biết nhận thức đúng đắn bản thân mình sẽ giúp mỗi người A. nhận ra điểm mạnh của chính mình. B. biết luồn lách làm việc xấu. C. biết cách ứng phó khi vi phạm. D. bị mọi người trù giập, ghét bỏ. Câu 11: Tự nhận thức bản thân là A. biết nhìn nhận đánh giá tương đối về bản thân mình( khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…) B. biết nhìn nhận đánh giá đúng về người khác( khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…) C. biết nhìn nhận đánh giá hợp lý về thế giới D. biết nhìn nhận đánh giá đúng về tập thể lớp Câu 12: Để tự nhận thức về bản thân, mỗi người cần phải A. tích cực tham gia các hoạt động xã hội. B. không tham gia các hoạt động xã hội. C. luôn ỷ lại công việc vào anh chị làm giúp.D. luôn dựa vào người khác để làm việc 2
  3. Câu 13: Biểu hiện của giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: A. Thay đổi cách làm để những truyền thống của gia đình, dòng họ ngày càng được phát triển. B. Buồn vì dòng họ mình không ai đỗ đạt cao. C. Mặc cảm vì có bố mẹ là người lao động chân tay. D. Không thích nghề của gia đình vì cho rằng nó tầm thường. Câu 14: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây? A. Yêu thương con người. B. Giúp đỡ người khác. C. Thương hại người khác. D. Đồng cảm và thương hại. Câu 15: Lòng yêu thương con người A. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn. B. làm những điều có hại cho người khác. C. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng. D. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ. Câu 16: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây? A. Kiên trì. B. Trung thực. C. Siêng năng. D. Tự giác. Câu 17: Biểu hiện của học sinh siêng năng, kiên trì là: A. thường xuyên nghỉ học. B. chỉ làm một số bài tập. C. gặp bài khó hay nản lòng. D. chăm chỉ học và làm bài. Câu 18: Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật? A. Thấy An xem tài liệu trong giờ kiểm tra môn Văn, Lan giả vờ như không nhìn thấy. B. Trung chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác Tùng. C. Minh đã sửa điểm trong bài kiểm tra Toán để không bị mẹ mắng. D. Hằng rất quý Lan nên đã làm bài tập giúp Lan để bạn ấy được điểm cao hơn. Câu 19: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật? A. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra. B. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp. C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác. D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game. Câu 20: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là gì? A. Tự tin. 3
  4. B. Tự kỉ. C. Tự chủ. D. Tự lập. Câu 21: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là: A. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống. B. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công. C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. D. tự giải quyết vấn đề của mình, dám đương đầu với khó khăn. Câu 22: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân được gọi là gì? A. Tự trọng. B. Tự nhận thức về bản thân. C. Có kĩ năng sống. D. Thông minh. Câu 23: Một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân là: A. nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. B. bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình. C. quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. D. sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình. Câu 24. Câu ca dao, tục ngữ nào thể hiện tính tự lập? A. Vung tay quá trán B. Nhường cơm sẻ áo C. Tự lực cánh sinh D. Có chí thì nên 2. Tự luận Câu 1: a) Em hãy nêu ít nhất 2 biểu hiện của tôn trọng sự thật trong cuộc sống. b) Có ý kiến cho rằng “Chỉ cần nói thật với bố mẹ, thầy cô còn không cần nói thật với những người khác”, em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Câu 2: Lan là học sinh mới chuyển đến lớp 6E. Nhà Lan ở gần trường nhưng trong tuần đầu tiên vào lớp, Lan đã đi học muộn hai lần. Thấy vậy, lớp trưởng hỏi Lan lí do đi muộn, Lan trả lời: “Tại bố mẹ tớ đi làm sớm, không có ai gọi dậy nên tớ không đi học đúng giờ được”. a) Em có nhận xét gì về Lan? b) Nếu em là Lan, em sẽ làm gì để có thể tự dậy sớm và đi học đúng giờ mà không cần bố mẹ đánh thức? Câu 3: Hãy chỉ ra điểm yếu của em trong học tập và trình bày những việc em đã làm để khắc phục điểm yếu đó. Câu 4. a. Em hãy nêu các cách tự nhận thức bản thân? b. Để phát huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân em cần lên kế hoạch rèn luyện như thế nào? 4
  5. Câu 5. Nam và Hân học cùng lớp với nhau. Vừa rồi Hân xin mẹ tiền đóng học phí nhưng lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Việt biết chuyện này do tình cờ nghe Hân nói chuyện với một bạn khác trong lớp. Khi cô giáo hỏi Hân: “Tại sao em chưa đóng học phí?”, Hân đã trả lời với cô giáo là Hân đã đánh rơi số tiền ấy. a.Theo em, việc làm của bạn Hân là đúng hay sai? Tại sao? b. Nếu là Việt, em sẽ làm gì trong trường hợp này? Câu 6. Để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần phải rèn luyện như thế nào? Em hãy nêu một số biểu hiện trái với tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày. Câu 7. Tình huống Phương là một lớp trưởng luôn thẳng thắn, gương mẫu. Trong lớp bạn nào mắc khuyết điểm lần đầu Phương đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Bạn nào vi phạm nhiều lần, Phương ghi vào sổ và báo với cô chủ nhiệm để kiểm điểm trong buổi sinh hoạt lớp. Vì vậy một số bạn tỏ ra không đồng tình với Phương và đã đề nghị thay lớp trưởng. Hỏi: a. Em hãy nhận xét về việc làm của Phương và một số bạn trong tình huống trên. b. Chứng kiến một số bạn có ý kiến đề nghị thay đổi lớp trưởng, em sẽ làm gì? Câu 8. Hãy lấy 2 ví dụ về việc bản thân em hoặc bạn em biết tự nhận thức bản thân. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2