Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2
lượt xem 2
download
Hi vọng "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2" được chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919-1954) GIAI ĐOẠN 1919 - 1930 I. Mức độ nhận biết Câu 1. Trong những năm 1919-1929, Pháp đã thực hiện chính sách chủ yếu nào dưới đây ở Việt Nam? A. Phát triển giáo dục. B. Cải lương hương chính. C. Khai thác thuộc địa lần thứ hai. D. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 2. Cơ quan nào dưới đây của Pháp nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương? A. Tư sản mại bản. B. Chính phủ Pháp. C. Toàn quyền Đông Dương. D. Ngân hàng Đông Dương. Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam? A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Tư sản dân tộc. Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực nào dưới đây? A. Giao thông vận tải. B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 5. Trong những năm 1919-1925, giai cấp tiểu tư sản đấu tranh nhằm mục đích nào dưới đây? A. Đòi những quyền tự do, dân chủ. B. Giành độc lập dân tộc và dân chủ. C. “Chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. D. Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Câu 6. Trong những năm 1919-1925, giai cấp nào dưới đây đã tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, bãi khóa, lập các tổ chức chính trị? A. Giai cấp tiểu tư sản. B. Giai cấp nông dân. C. Giai cấp công nhân. D. Giai cấp tư sản. Câu 7. Sự kiện nào đã diễn ra tại Pháp vào ngày 18 – 6 – 1919? A. Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin. B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. C. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản. D. Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Câu 8. Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động gì tại Pháp vào ngày 25 – 12 – 1920? A. Dự Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại Tua. B. Đọc Bản Sơ thảo luận cương của V.I.Lênin. C. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari. D. Gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Câu 9. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học chủ yếu nào từ thất bại của việc gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (1919)? A. Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc. B. Phải dựa vào sức mình để tự giải phóng. C. Quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản. D. Phân biệt rõ bạn - thù của dân tộc. Câu 10. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để A. trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. B. trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử mới. C. thành lập Hội Việt NamCách mạng thanh niên, viết cuốn Đường Kách mệnh. D. mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng do Người trực tiếp giảng dạy. Câu 11. Văn kiện được coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là? A. Luận cương chính trị của Đảng. B. Chính cương, sách lược của Đảng. C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng. D. Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng. Câu 12. Ý nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu năm 1930? A. Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin cho những người cộng sản Việt Nam. B. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. C. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. D. Là người triệu tập và chủ trì Hội nghị. Câu 13. Văn kiện nào của Đảng xác định động lực của cách mạng là công nhân và nông dân? A. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng. B. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 – 1941. C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 – 1939. D. Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên? A. Chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước B. Tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam. C. Trực tiếp lãnh đạo một số phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. D. Chuẩn bị về tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 1
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 Câu 15.Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỉ XX ? A. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Soạn thảo Luận cương chính trị, vạch ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. C. Thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Câu 16. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các nhân tố nào? A. Chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. B. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước. C. Chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân. D. Phong trào công nhân, phong trào tư sản và phong trào nông dân. Câu 17. Ý nào không đúng là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên? A. Xây dựng tổ chức cơ sở trong nước và ở nước ngoài. B. Mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng. C. Tổ chức ám sát những tên trùm thực dân và bọn phản động tay sai. D. Ra sách, báo tuyên truyền trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 18. Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm A. đưa cán bộ của Hội đến cùng sinh hoạt và lao động với công nhân. B. rèn luyện cán bộ của Hội trong môi trường sinh hoạt, lao động của giai cấp công nhân. C. lãnh đạo công nhân đấu tranh chống đế quốc thực dân và phong kiến. D. tuyên truyền, vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Câu 19. Ấn phẩm được coi là kim chỉ nam cho những cán bộ CM Việt Nam trong nửa sau thập kỉ 20 của thế kỉ XX là? A. Tác phẩm Đường Kách mệnh. B. Tạp chí Cộng sản. C. Báo Thanh niên D. Báo An Nam trẻ. Câu 20. Trong những năm 1925 – 1929, cơ sở của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã phát triển mạnh ở những địa bàn nào? A. Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì. B. Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả ở Xiêm. C. Bắc Kì, Nam Kì và cả ở Xiêm. D. Bắc Kì, Trung Kì và cả ở Xiêm. Câu 21. Số nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội là nơi diễn ra sự kiện gì? A. Hội nghị thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. B. Đại hội lần 1 của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. C. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời. D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 22. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là A. đánh đổ địa chủ phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đất triệt để. B. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc và phong kiến chia cho dân nghèo. C. đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc. D. tiến hành “ tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Câu 23. Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (đầu năm 1930) đã thống nhất lấy tên Đảng là A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đông Dương Cộng sản đảng. Câu 24. Ý nào không phản ánh đúng những hạn chế trong nội dung của Luận cượng chính trị (10 – 1930) của Đảng ? A. Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp, cách mạng ruộng đất. B. Chưa nêu được vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. C. Không đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp khác ngoài công – nông. D. Chưa nhận thức được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Đông Dương là mâu thuẫn dân tộc. Câu 25. Việt Nam Quốc dân đảng là một chính đảng chính trị đại diện cho giai cấp nào? A. Tư sản dân tộc. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Tiểu tư sản, tư sản, địa chủ. Câu 26. An Nam Cộng sản đảng được ra đời từ tổ chức nào? A. Tân Việt Cách mạng đảng B. Cộng sản đoàn. C. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 27. Tác phẩm Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927 là: A. tập hợp những bài viết của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm đường cứu nước. B. tập hợp những bài viết của Nguyễn Ái Quốc thời kì hoạt động ở Quảng Châu. C. tác phẩm nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn Ái Quốc. D. tập hợp bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện ở Quảng Châu. 2
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 Câu 28. Đề nghị nào của đoàn đại biểu Bắc Kì tại Đại hội lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thể hiện sự nhạy bén về chính trị của họ? A. Đề nghị thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên. B. Đề nghị thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. C. Đặt vấn đề phải thành lập ngay Đảng Cộng sản. D. Đề nghị thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của hội. Câu 29.Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là: A. Độc lập và tự do. B. Tự do, bình đẳng, bác ái. C. Độc lập dân tộc. D. Đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới. Câu 30. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Đây là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi A. bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và sáng lập Đảng cộng sản Pháp. B. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (Pháp). . C. đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa D. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai. Câu 31. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX? A. Tích cực chuẩn bị điều kiện về tổ chức, về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. B. Làm cho khuynh hướng dân chủ tư sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào cách mạng. C. Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. D. Tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản đầu năm 1930. Câu 32. Tổ chức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 24 – 2 – 1930 là A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. An Nam Cộng sản đảng. C. Đông Dương Cộng sản đảng. D. Việt Nam Quang phục hội. Câu 33. Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương tại A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng (3/1935). B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936). C. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941). D. Hội nghị lần thứ nhất BCH TƯ lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 34. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam A. Pháp tăng vốn không đáng kể vào Việt Nam. B. Pháp không tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. C. Pháp tăng vốn đầu tư vào mọi ngành kinh tế. D. Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào Việt Nam. Câu 35. Khi phát triển đến một giai đoạn nhất định, giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hoá thành A. tư sản dân tộc và tư sản mại bản. B. đại tư sản và tiểu tư sản. C. tư sản và công nhân. D. tư sản và tiểu tư sản. Câu 36. Đối tượng bị bóc lột chủ yếu trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là A. nông dân. B.công nhân. C. trí thức tiểu tư sản. D. tư sản dân tộc. Câu 37. Tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đã A. yêu cầu giữ nguyên Đảng xã hội Pháp và ủng hộ Đảng này ra nhập Quốc tế Cộng sản. B. tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. C. không tán thành việc thành lập Đảng cộng sản Pháp. D. bỏ phiếu thành lập Đảng Cộng sản Pháp, không ủng hộ gia nhập Quốc tế Cộng sản. Câu 38. Chọn từ ngữ đúng nhất điền vào chỗ trống cho đúng với nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:"Đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và .....cách mạng để đi tới xã hội .........". A. Vô sản, cộng sản. B. Thổ địa, chủ nghĩa. C. Vô sản, chủ nghĩa. D. Thổ địa, cộng sản. Câu 39. Trong thời gian ở Liên Xô (1923 -1924), Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động nào? A. dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V Quốc tế Cộng sản. B. viết bài cho báo Nhân Đạo, báo Đời sống công nhân. C. dự Đại hội đảng xã hội Pháp, viết Bản án chế độ thực dân Pháp.. D. lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên. Câu 40.Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ? A. Báo Người nhà quê. B. Báo Chuông rè. C. Báo Thanh niên. D. Báo An Nam trẻ. Câu 41. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là gì ? A. Ban chấp hành. B. Ban bí thư. C. Tổng bộ. D. Kì bộ. Câu 42. Tôn chỉ của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông là A. liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc. 3
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 B. liên lạc với các dân tộc bị Pháp xâm lược ở châu Á, châu Phi. C. liên lạc với nhân dân tiến bộ Pháp để đánh bại bọn thực dân. D. liên lạc với các dân tộc bị Pháp xâm lược ở châu Á. Câu 43. Khẩu hiệu trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng là A.“không thành công cũng thành nhân”. B. “không thành công cũng không sao”. C.“quyết chí thành công”. D. “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Câu 44. Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của “Đông Dương Cộng sản đảng” ? A. Nhân dân. B. Đỏ. C. Thanh niên. D. Búa liềm. Câu 45. Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của tổ chức An Nam Cộng sản đảng ? A. Búa liềm. B. Đỏ. C. Nhân dân. D. Thanh niên. Câu 46. Dự Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam có đại biểu của những tổ chức cộng sản nào? A. An Nam Cộng sản đảng và chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn và An Nam Cộng sản đảng. C. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. D. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 47. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là A. một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. B. một bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng Đông Dương C. một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. D. một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam. II. Mức độ thông hiểu Câu 1. Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến phong trào CM Việt Nam những năm 1919-1925? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. Các nước thắng trận họp Hội nghị Vécsai và Oasinhtơn. C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. D. Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh. Câu 2. Sau CTTG thứ nhất, kinh tế Việt Nam có chuyển biến mới là do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây? A. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai. B. Chính sách tăng cường đầu tư vào công nghiệp. C. Chính sách tăng thuế khóa nặng nề. D. Chính sách đầu tư vốn với tốc độ nhanh. Câu 3. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ở Việt Nam vì lí do chủ yếu nào dưới đây? A. Củng cố địa vị của nước Pháp trong thế giới tư bản. B. Tiếp tục kiểm soát thị trường Đông Dương. C. Đầu tư xây dựng các đô thị mới ở Việt Nam. D. Bù đắp thiệt hại do CT thế giới thứ nhất gây ra. Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại mâu thuẫn chủ yếu nào dưới đây? A. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. B. Công nhân với tư sản. C. Tư sản dân tộc với tư sản mại bản. D. Nông dân với địa chủ phong kiến. Câu 5. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì? A. Phát triển cân đối giữa các ngành. B. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc Pháp. C. Phát triển chậm và lệ thuộc vào Pháp. D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập. Câu 6. Nhận xét nào dưới đây đúng về chuyển biến của giai cấp công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Phát triển nhanh về số lượng, bị tư sản áp bức bóc lột nặng nề nên hăng hái đấu tranh. B. Phát triển nhanh về số lượng, trở thành lực lượng lớn, quan trọng nhất của cách mạng. C. Tăng nhanh về số lượng, bị bóc lột nặng nề, tiếp thu trào lưu cách mạng vô sản. D. Bị áp bóc lột nặng nề, gắn bó với nông dân đấu tranh chống thực dân và phong kiến. Câu 7. Sắp xếp các tác phẩm hoặc sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian xuất hiện: 1. Đường Kách mệnh. 2. Bản án chế độ thực dân Pháp. 3. Bản yêu sách của nhân dân An Nam. 4. Sáng lập Đảng cộng sản Pháp. A. 3,4,2,1 B. 2,3,1,4 C.3,2,1,4 D. 4,1,3,2 Câu 8. Tổ chức cách mạng nào được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. An Nam Cộng sản đảng. B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Đông Dương Cộng sản đảng. Câu 9. Ý nghĩa của việc ra đời ba tổ chức cộng sản đối với sự thành lập của Đảng cộng sản Việt Nam là? A. Chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. B. Là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản. C. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam. D. Tạo điều kiện cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân. 4
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 Câu 10. Trong các tổ chức được thành lập năm 1929, tổ chức nào ra đời sớm nhất? A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. An Nam Cộng sản đảng. C. Tân Việt Cách mạng đảng. D. Đông Dương Cộng sản đảng. Câu 11. Ba tổ chức cộng sản ra đời gây trở ngại cho cách mạng Việt Nam ra sao? A. Đặt ra yêu cầu phải thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. B. Khiến Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phân liệt thành hai nhóm. C. Tranh giành ảnh hưởng, làm cho cách mạng nước ta có nguy cơ bị chia rẽ. D. Gây tổn thất lớn cho phong trào cách mạng Việt Nam Câu 12. Sau CTTG thứ nhất, giai cấp nào có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài? A. Nông dân. B. Địa chủ. C.Tư sản. D. Tiểu tư sản. Câu 13. Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam? A. Là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ. B. Là một yếu tố dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đã tập hợp đông đảo các lực lượng xã hội chống đế quốc, phong kiến. D. Tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam. Câu 14. Đánh giá như thế nào là đúng về giai cấp địa chủ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Là giai cấp bóc lột, không có địa vị chính trị. B. Là giai cấp có tinh thần dân tộc cao, có địa vị chính trị xã hội. C. Một bộ phận là tay sai cho Pháp, phản bội quyền lợi dân tộc. D.Là giai cấp đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Câu 15. Những giai cấp nào sau đây xuất hiện từ trước chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam? A. Địa chủ, nông dân, công nhân. B. Địa chủ, tư sản, tiểu tư sản. C. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân. D. Nông dân, công nhân, tư sản. Câu 16. Cho các sự kiện sau: 1.Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời. 2. Tổ chức Đông Dương cộng sản liên đoàn ra đời. 3. Tổ chức An Nam cộng sản đảng ra đời. 4. Tổ chức Đông Dương cộng sản đảng ra đời. Hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự thời gian ra đời trước sau A. 4- 3- 2-1. B. 2-3-4-1. C.1- 2- 3- 4. D.1- 4-3- 2. Câu 17. Văn kiện nào dưới đây được coi là “cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo”? A. Tác phẩm Đường Kách Mệnh. B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. C. Luận cương chính trị của Đảng. D. Tác phẩm: “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. Câu 18. Sự kiện nào chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tháng 1 – 1930. B. Hội Việt Nam CM thanh niên ra đời (6 – 1925). C. Đấu tranh của công nhân Ba Son tháng 8 – 1925. D. Thành lập Công hội ở Sài Gòn năm 1920. Câu 19. Cương lĩnh chính trị của Đảng đầu năm 1930 đã xác định đường lối chiến lược của CM Việt Nam là A. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. B. giành độc lập cho dân tộc. C. giành ruộng đất cho dân cày. D. độc lập, tự do, hạnh phúc. Câu 20. Đường lối chiến lược của Đảng lần đầu được vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 thông qua hai khẩu hiệu nào? A.“Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”. B.“Giải phóng dân tộc” và “CM ruộng đất”. C.“Chống đế quốc” và “Chống chiến tranh”. D.“Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. Câu 21: Sự kiện lịch sử nào đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? A. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. C. Cách mạng tháng Tám thành công. D. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. Câu 22: Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm khác biệt cơ bản so với các nhà yêu nước tiến bộ ở Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX về A. phương pháp đấu tranh. B. xác định kẻ thù. C. khuynh hướng cách mạng. D. nhiệm vụ cách mạng. Câu 23: Câu thơ “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”. (Chế Lan Viên) phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc? A. Đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. B. Viết Tuyên ngôn độc lập. C. Xuất bản cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. D. Ra báo Thanh niên. 5
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 Câu 24. Điểm chung trong khuynh hướng đấu tranh của ba tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 là A. khuynh hướng cách mạng tư sản. B. mục đích giải phóng dân tộc. C. mục đích giải phóng giai cấp. D. khuynh hướng cách mạng vô sản. Câu 25. Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. B. Đông Dương Cộng sản đảng. C. An Nam Cộng sản đảng. D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. III. Mức độ vận dụng Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái ( 2 - 1930) thất bại là do nguyên nhân khách quan nào? A. Đế quốc Pháp còn mạnh. B. Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu. C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động. D. Giai cấp tư sản lãnh đạo. Câu 2. Phương pháp cách mạng được xác định trong cả Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị là A. đấu tranh chính trị và vũ trang. B. đấu tranh chính trị. C. đấu tranh vũ trang D. đấu tranh ôn hòa. Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác? A. Phong trào “vô sản hóa” (1928). B. Bãi công Ba Son (8-1925). C. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929). D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930). Câu 4. Phong trào yêu nước của giai cấp tư sản, tiểu tư sản thất bại chứng tỏ điều gì? A. Độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa tư bản. B. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. C. Độc lập dân tộc gắn liền với vấn đề dân chủ. D. Độc lập dân tộc không gắn liền với vấn đề giai cấp. Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển từ tự phát sang tự giác? A. Phong trào “vô sản hóa” (1928). B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930). C. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929). D. Bãi công Ba Son (8-1925). Câu 6. Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với CM Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là? A. Thành lập hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. B. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam. D. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Câu 7. Cách xác định lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng có ý nghĩa ra sao? A. Phân hóa được nội bộ kẻ thù của dân tộc, của giai cấp. B. Lôi kéo được đông đảo lực lượng tham gia cách mạng. C. Phát huy khả năng cách mạng của các giai cấp, cô lập kẻ thù. D. Tập hợp giai cấp công nhân, nông dân, là động lực chính của cách mạng. Câu 8. Điểm khác nhau trong một số luận điểm cơ bản của Luận cương chính trị ( 10- 1930) so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên là gì? A. Về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng. B. Về đường lối chiến lược của cách mạng. C. Về giai cấp lãnh đạo cách mạng. D. Về tính chất và nhiệm vụ cách mạng. Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt ngọn cờ theo trào lưu tư sản trong phong trào yêu nước hồi đầu thế kỉ XX? A. Phong trào Duy Tân. B. Khởi nghĩa Yên Bái ( 2- 1930) C. Phong trào “vô sản hóa”. D. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Câu 10. Điểm khác cơ bản của phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1925 - 1930 so với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 – 1925 là A. phong trào công nhân ngày càng tự giác. B. có sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. C. phong trào diễn ra trong cả nước. D. giai cấp tư sản thành lập chính đảng. Câu 11. Phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 mang tính “tự phát” vì A. số lượng người đấu tranh chưa nhiều, chưa đấu tranh đòi quyền lợi về chính trị. B. không chỉ đòi quyền lợi kinh tế mà còn đòi quyền lợi về chính trị. C. các cuộc đấu tranh còn lẻ tẻ, chưa có sự lãnh đạo, chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế. D. các cuộc đấu tranh còn ít, chủ yếu diễn ra ở một số trung tâm công nghiệp. Câu 12. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản Việt Nam cuối năm 1929 khẳng định bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam vì A. chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản giành được ưu thế trong phong trào dân tộc. B. từ đây liên minh công - nông được hình thành và phát triển mạnh mẽ. C. thúc đẩy phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, tiểu thương phát triển D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng. 6
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 Câu 13. Hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 - 1930 có tác dụng giải quyết hoàn toàn cuộc khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo của cách mạng Việt Nam? A. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. D. sang phương Tây tìm đường cứu nước cho dân tộc. Câu 14. Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho CM Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929? A. Thống nhất trong lực lượng lãnh đạo. B. Xây dựng khối đoàn kết trong Đảng. C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc. D. Thống nhất về tư tưởng chính trị. Câu 15. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là? A. Động lực của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân. B. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đuổi đế quốc trước, đánh đổ phong kiến sau. C. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ phong kiến trước, đánh đuổi đế quốc sau. D. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản. Câu 16. Trong các yếu tố thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đâu là yếu tố khác biệt so với các Đảng Cộng sản khác trên thế giới? A. Phong trào yêu nước. B. Chủ nghĩa Mác – Lênin. C. Phong trào công nhân. D. Phong trào nông dân. IV. Mức độ vận dụng cao Câu 1. Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận gì sau khi đọc bản Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7 – 1920)? A. Kết hợp vấn đề dân tộc và thời đại. B. Kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. C. Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. D. Kết hợp CM Việt Nam với cách mạng thế giới. Câu 2. Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường CM vô sản? A. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. B. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. C. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. D. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Câu 3. Sự kiện nào chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Cách mạng tháng Tám thành công. B. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước. C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Câu 4. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam từ 1919-1930 là A. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác. B. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng vô sản và tư sản. C. sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. D. sự chuyển biến tư tưởng của tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác – Lênin. Câu 5. Trong những năm 1921 - 1927, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông đã để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam? A. Muốn CM thắng lợi phải dựa vào các nước khác. B. CM Việt Nam luôn phải học tập các nước khác. C. Luôn chú trọng đoàn kết quốc tế. D. Đoàn kết quốc tế là yếu tố quyết định thắng lợi. Câu 6. Đường lối chiến lược của CM Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 cho đến nay là A. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. B. dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. C. giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. D. giải phóng dân tộc, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Câu 7. Văn kiện nào dưới đây phản ánh sớm nhất tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh? A. Chính cương, sách lược vắn tắt B. Luận cương chính trị. C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. D. Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam. Câu 8. Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng Sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam? A. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. A. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng nội bộ. C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc. D. Xây dựng mặt trận thông nhất dân tộc rộng rãi VIỆT NAM 1930 – 1945 I. Mức độ nhận biết . Câu 1. Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ ngành nào? A. Nông nghiệp. B. Thủ công nghiệp. C. Công nghiệp. D. Thương Nghiệp. 7
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã đẩy giai cấp nào vào tình trạng ngày càng bị bần cùng hóa? A. Công nhân. B. Tư sản. C. Tiểu tư sản. D. Nông dân. Câu 3. Mâu thuẫn sâu sắc nhất trong xã hội Việt Nam thời kì 1929-1933 là A. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản Pháp. B. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với tay sai phản động Pháp. C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai. D. Mâu thuẫn giữa tư sản người Việt với tư sản người Pháp. Câu 4. Khẩu hiệu chính trị xuất hiện trong phong trào 1930-1931 là A. “Đả đảo đế quốc ! Đả đảo phong kiến!”. B. “Chống phát xít, chống chiến tranh”. C. “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”. D. “Cách mạng ruộng đất”. Câu 5. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời tháng 10/1930 đã quyết định đổi tên Đảng thành A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Đảng Cộng sản An Nam. D. Đảng Lao động Việt Nam. Câu 6. Nét nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 là A. phát triển nhanh. B. ổn định. C. có bước phát triển mới. D. suy thoái, khủng hoảng. Câu 7. Luận cương chính trị ( 10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là A. Đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng. B. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. C. Đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai D. Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng. Câu 8. Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)? A. Luận cương chính trị. B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên. C. Báo cáo chính trị. D. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng. Câu 9. Bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo đã xác định động lực của cách mạng Đông Dương là A. giai cấp địa chủ phong kiến. B. giai cấp tư sản. C. giai cấp công nhân và nông dân. D. giai cấp tiểu tư sản Câu 10. Sự kiện nào có ý nghĩa như cuộc tập dượt lần thứ nhất chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám? A. Phong trào dân chủ 1936-1939. B. Phong trào cách mạng 1930-1931. C. Cao trào kháng Nhật cứu nước. D. Phong trào “Phá kho thóc cứu đói”. Câu 11. Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương thời kì (1936-1939) là A. chống bọn phản động và tay sai. B. chống đế quốc, phong kiến. C. chống chủ nghĩa phát xít. D. chống đế quốc và tư sản phản cách mạng. Câu 12. Sự kiện nào có ý nghĩa như cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám? A. Phong trào cách mạng 1930-1931. B. Cao trào kháng Nhật cứu nước. C. Phong trào “Phá kho thóc giải quyết nạn đói”. D. Phong trào dân chủ 1936-1939. Câu 13. Căn cứ chủ yếu để Đảng ta dùng các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là A. quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước. B. chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới. C. chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách tiến bộ cho thuộc địa. D. đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ. Câu 14. Sự kiện nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh quần chúng năm 1938 là A. nhân dân huyện Hưng Nguyên biểu tình. B. cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại Đấu Xảo. C. phong trào Đông Dương đại hội. D. phong trào đón Gôđa và Brêviê. Câu 15. Phương pháp đấu tranh của cách mạng thời kì 1936 – 1939 là sự kết hợp giữa A. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. B. bất hợp pháp, đấu tranh vũ trang. C. công khai, bí mật và đấu tranh vũ trang. D. đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Câu 16. Mục tiêu đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 được Đảng xác định là. A. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng. B. Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. C. Đánh đổ đế quốc - phát xít. D. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc. Câu 17. Ý nào sau đây không phản ánh đúng hành động của Pháp sau khi PX Nhật vào Đông Dương? A. Hợp tác cùng nhân dân Đông Dương chống Nhật. B. Đầu hàng và chia sẻ quyền lợi cho Nhật. C. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương. D. thực hiện chính sách Kinh tế chỉ huy. Câu 18. Sự kiện lịch sử nào đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước? A. Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương (7/1936). B. Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương (11/1939). C. Hội nghị thành lập Đảng (2/1930). D. Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương (5/1941). 8
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 Câu 19. Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh được đề ra tại hội nghị nào? A. Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương (1936). B. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3/1945). C. Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương (11/1939). D. Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương (5/1941). Câu 20. Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức A. Việt Nam độc lập Đồng minh. B. Đội cứu quốc dân. C. Mặt trận dân chủ Đông Dương. D. Việt Nam cứu quốc quân. Câu 21. Hội nghị BCHTƯ Đảng lần 8 (5/1941) đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng toàn dân là A. tuyên truyền, giác ngộ quần chúng. B. chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. C. xây dựng căn cứ địa cách mạng. D. chuẩn bị tiến hành tổng khởi nghĩa. Câu 22. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là A. Bắc Sơn – Võ Nhai. B. Thanh – Nghệ – Tĩnh. C. Tân Trào. D. Cao Bằng. Câu 23. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã giành được những chiến thắng đầu tiên ở A. Bắc Sơn – Võ Nhai. B. Phay Khắt – Nà Ngần. C. Vũ Lăng – Đình Bảng. D. Chợ Rạng – Đô Lương. Câu 24. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của CM cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của A. thủ đô kháng chiến. B. Chính phủ lâm thời. C. chính quyền Xô Viết. D. nước Việt Nam mới. Câu 25. Ngay khi nhận được tin Phát xít Nhật đầu hàng thì Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã A. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào. B. ban bố quân lệnh số 1. C thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. D. phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. Câu 26. Sau 30 năm xa Tổ quốc, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng trong hội nghị nào? A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần 8 (5/1941). B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936). C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939). D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930). Câu 27. Theo nhận định Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay thế bằng khẩu hiệu gì ? A. “Đánh đuổi thực dân Pháp”. B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”. C. “Đánh đuổi Nhật và bọn tay sai ”. D. “Đánh đuổi Pháp – Nhật”. Câu 28. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy” là nội dung của văn kiện nào dưới đây? A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. B. Tuyên ngôn Độc lập. C. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh. D. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng. Câu 29. Để tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tham gia cách mạng, năm 1944 Đảng ta đã thành lập A. Đảng Dân chủ Việt Nam. B. Hội trí thức cứu quốc. C Hội văn hóa cứu quốc. D. Hội văn hóa kháng chiến. Câu 30. Trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám là A. Tân Trào. B. Bắc Giang. C. Hà Nội. D. Cao Bằng. Câu 31. Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám là A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An. B Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. C. Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam. D. Bắc Giang, Nghệ An, Cao Bằng, Lạng Sơn. Câu 32. Tỉnh nào ở nước ta được chọn là nơi thí điểm xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh? A. Bắc Cạn. B. Lạng Sơn. C. Cao Bằng. D. Thái Nguyên. Câu 33. Trong Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945, CT Hồ Chí Minh đã khẳng định Việt Nam giành độc lập từ A. thực dân Pháp. B. đế quốc Mĩ. C. Pháp- Nhật. D. phát xít Nhật. Câu 34. Nội dung nào sau đây không nằm trong Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng tháng 11/1939? A. Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu. B. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. C. Dùng bạo lực để giành chính quyền. D. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Câu 35. Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang nào được thành lập? A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. B. Việt Nam Giải phóng quân. C. Đội Cứu quốc quân. D. Đội Vệ quốc đoàn. Câu 36. Tuyên bố “giúp các dân tộc Động Dương xây dựng nền độc lập” sau ngày 9/3/1945 là thủ đoạn chính trị của A. thực dân Pháp. B. phát xít Nhật. C. Pháp và Nhật. D. thực dân Pháp và tay sai. II. Mức độ thông hiểu Câu 1. Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 gây ra đối với xã hội Việt Nam là làm A. trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp. B. xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới. C. bùng nổ các cuộc đấu tranh mạnh mẽ. D. xuất hiện các khuynh hướng cứu nước mới. 9
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 Câu 2. Trong các nguyên nhân bùng nổ phong trào CM 1930-1931, nguyên nhân cơ bản, quyết định là A. do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. B. do mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai. C. do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. D. do thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp những người yêu nước. Câu 3. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là A. chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. B. chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc. C. chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. D. chống đế quốc, phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. Câu 4. Bản chất của chính quyền xô viết Nghệ Tĩnh là A. chính quyền của dân, do dân, vì dân. B. chính quyền của nhà nước vì nhân dân. C. chính quyền của dân. D. chính quyền của đảng cách mạng. Câu 5. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là A. thành lập được đội quân chính trị quần chúng đông đảo. B. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh. C. quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng. D. vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công - nông. Câu 6. Đối tượng của cách mạng Việt Nam được xác định trong Luận cương chính trị (10/1930) là A. phong kiến, đế quốc. B. đế quốc, tư sản phản cách mạng. C. thực dân Pháp và tư sản mại bản. D. đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng. Câu 7. Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939? A. Đấu tranh báo chí. B. Đấu tranh nghị trường. C. Đấu tranh vũ trang. D. Mittinh, đưa dân nguyện. Câu 8. Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương tháng 7/1936 xác định nhiệm vụ chiến lược là A. Chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai. B. Chống đế quốc và chống phong kiến. C. Chống phát xít, chống chiến tranh. D. Chống đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc. Câu 9. Nội dung nào không được nêu trong Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương tháng 7/1936? A. Chống phát xít, chống chiến tranh. B. Chống chế độ phản động thuộc địa. C. Giải phóng dân tộc. D. Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Câu 10. Phong trào đấu tranh tiêu biểu biểu nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là gì? A. Phong trào đấu tranh nghị trường. B. Phong trào Đông Dương Đại hội. C. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. D. Phong trào đón Gôđa đầu năm 1937. Câu 11. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào Đông Dương Đại hội là A. mít tinh. B. đưa dân nguyện C. diễn thuyết. D. tuần hành. Câu 12. Tại sao PT dân chủ 1936 – 1939 thu hút được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân? A. Quần chúng đã được tuyên truyền và giác ngộ cao về chính trị. B. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp nới lỏng một số chính sách tiến bộ. C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. D. Đảng đã có mục tiêu, phương pháp và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp. Câu 13. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936-1939 là A. là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng KN tháng 8 năm 1945. B. xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. C. CN Mác-Lênin, đường lối của Đảng được phổ biến sâu rộng trong quần chúng. D. đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng ngày càng trưởng thành. Câu 14. Hội nghị nào đánh dấu bước chuyển hướng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu? A. Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương (7/1936). B. Hội nghị thành lập Đảng (2/1930). C. Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương (11/1939). D. Hội nghị BCHTƯ ĐCS Đông Dương (5/1941). Câu 15. Hội nghị Trung ương lần 8 (5/1941) đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ A. khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. B. đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang. C. bãi công, biểu tình tiến lên khởi nghĩa. D. vũ trang du kích tiến tới tổng khởi nghĩa. Câu 16. Nội dung nào dưới đây không thuộc Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8? A. Kẻ thù của cách mạng là Pháp-Nhật. B. Nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh giai cấp. C. Tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”. D. Nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng dân tộc. Câu 17. Ngay khi tiến vào Đông Dương, quân Nhật đã A. thiết lập bộ máy thống trị mới của Nhật. B. bắt lính người Việt đi làm bia đỡ đạn. 10
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 C. giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp. D. hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương. Câu 18. Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. B.Việt Nam Giải phóng quân. C.Việt Nam Cứu quốc quân. D. Trung đội Cứu quốc quân I. Câu 19. Sự kiện nào dưới đây đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương trong năm 1945? A. Nhật thất bại nặng nề. B. Nhật đảo chính Pháp. C. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh. D. Quân Pháp âm mưu phản công quân Nhật. Câu 20. Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian: 1. Cao trào kháng Nhật cứu nước; 2. Nhật xâm lược Đông Dương; 3. Mặt trận Việt Minh ra đời; 4. Nhật đảo chính Pháp. A. 2, 3, 4, 1. B. 4, 1, 3, 2. C. 1, 3, 2, 4. D. 3, 4, 2, 1. Câu 21. Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì cao trào “kháng Nhật cứu nước” ? A. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Việt Minh. B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc. C. “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”. D. Khởi nghĩa Ba Tơ. Câu 22. Chiến thắng của lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã có tác dụng như thế nào đối với Tổng khởi nghĩa tháng Tám của nhân dân ta? A. Tạo thế chủ động. B. Tạo niềm tin. C. Tạo thời cơ. D. Cổ vũ tinh thần. Câu 23. Những tỉnh giành được chính quyền muộn nhất trong Cách mạng tháng Tám là A. Cần Thơ, Vĩnh Long. B. Vĩnh Long, Đồng Tháp. C. Đồng Tháp, Hà Tiên. D. Hà Tiên, Đồng Nai Thượng. Câu 24. Đoạn trích: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập” được trích trong A. Tuyên ngôn Độc lập. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Mười chính sách của Mặt trận Việt Minh. D. tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi. Câu 25. Sự kiện nào đã mở kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Thắng lợi trong phong trào dân chủ 1936-1939. B. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945. C. Thắng lợi trong phong trào 1930-1931. D. Thắng lợi của khởi nghĩa từng phần. Câu 26. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945? A. Mở ra một kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. B. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp-Nhật và phong kiến, đưa nhân dân nắm chính quyền. C Góp phần vào chiến thắng chống phát xít của phe Đồng minh.. D. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Câu 27. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam có quyền cơ bản gì? A. Quyền tự do. B. Quyền tự do, dân chủ. C. Quyền tự do và độc lập. D. Quyền mưu cầu hạnh phúc. III. Mức độ vận dụng Câu 1. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 lại có tác động, ảnh hưởng đến Việt Nam? A. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp. B. Vì Việt Nam là thị trường độc chiếm của Pháp. C. Vì khủng hoảng ảnh hưởng trên toàn thế giới. D. Vì kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Câu 2. Phong trào CM 1930-1931 bùng nổ và chính quyền Xô viết được thành lập đã khẳng định điều gì? A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. B. Đường lối đúng đắn của Đảng và sự lớn mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam. C. Đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. D. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam. Câu 3. Hai khẩu hiệu “ Độc lập dân tộc” và “ Ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam? A. 1930-1931. B. 1936-1939. C. 1939-1945. D. 1945-1946. Câu 4. Đặc điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là A. mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú. B. lần đầu tiên công – nông đoàn kết đấu tranh. C. phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo. D. quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để. Câu 5. Một trong những hạn chế của "Luận cương chính trị" (10/1930) với "Cương lĩnh chính trị" (2/1930) là A. chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam. B. chưa thấy được vai trò của giai cấp công nhân đối với CM Việt Nam. C. mang tính chất hữu khuynh, giáo điều. D nặng về đấu tranh giai cấp, coi công - nông là động lực cách mạng. 11
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 Câu 6. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là A. quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để. B. lần đầu tiên công – nông đoàn kết đấu tranh. C. phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo. D mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú. Câu 7. Sự kiện thế giới có tác động trực tiếp đến bước chuyển hướng đấu tranh quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939-1945 là A. Đức tấn công Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng. B. Nhật tiến gần biên giới Việt – Trung. C. Chiến tranh thế giới hai bùng nổ. D. Nhật - Pháp cấu kết với nhau cai trị Đông Dương. Câu 8. Hội nghị nào đã quyết định giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương? A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941). B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936). C. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (9/3/1945). D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939). Câu 9. Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11/1939) và Hội nghị Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 8 (5/1941) là gì? A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. B. Xác định kẻ thù chủ yếu của nhân dân Đông Dương là Pháp. C. Xác định kẻ thù chủ yếu của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. D. Đặt nhiệm vụ giải phóng giai cấp lên hàng đầu. Câu 10. Chủ trương thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đề ra trong sự kiện nào? A. Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào. B. Hội nghị BCHTƯ Đảng tháng 11/1939. C. Hội nghị BCH Trung ương Đảng 5/1941. D. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Câu 11. Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì khởi nghĩa từng phần ? A. Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào. B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc. C. “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”. D. Khởi nghĩa Ba Tơ. Câu 12. Sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, thực chất là A. phát xít Nhật lật đổ thực dân Pháp. B. phát xít Nhật độc chiếm Đông Dương. C. phát xít Nhật giúp Đông Dương độc lập. D. phát xít Nhật giúp Việt Nam độc lập. Câu 13. Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là A. đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang du kích. B. đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh ngoại giao. C. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. D. đấu tranh công khai kết hợp với hợp pháp. Câu 14. Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi hoàn toàn? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. B. Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến sụp đổ. C. Giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi. D. Hà Tiên và Đồng Nai Thượng giành chính quyền. Câu 15. Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm1945 là A. do phát xít Nhật bị quân Đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của Đông Dương đã gục ngã. B. do sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. do có liên minh công - nông vững chắc. D. do truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân. Câu 16. Bài học cơ bản nào cho CM Việt Nam hiện nay rút ra từ sự thất bại của phong trào 1930 - 1931? A. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. B. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc. D. Lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. Câu 17. Điểm khác biệt căn bản của PT cách mạng 1930 – 1931 so với PT yêu nước trước năm 1930? A. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn. B. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. C. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước. D. Đây là PT CM đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 18. Sự khác biệt giữa PT đấu tranh của nông dân Nghệ-Tĩnh với PT đấu tranh cả nước năm 1930 là. A. đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ. B. nông dân biểu tình đòi giảm sưu thuế. C. nông dân đấu tranh có khẩu hiệu cụ thể. D. nông dân đấu tranh đòi cải thiện đời sống. Câu 19. Bài học nào được rút ra từ PT dân chủ 1936 – 1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay? A. Phương pháp tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. B. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh. C. Vận dụng sáng tạo CN Mác – Lênin. D. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Câu 20. Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) một mặt đã hoàn thiện chủ trương chuyển hướng của HN Trung ương 11/1939, đồng thời đã khắc phục hoàn toàn những hạn chế thiếu sót của 12
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 A. Cương lĩnh chính trị (2/1930). B. Hội nghị Trung ương (7/1936). C. Luận cương chính trị (10/1930). D. Hội nghị Trung ương (11/1939). Câu 21. Hiện nay tổ chức nào ở Việt Nam có chức năng tập hợp và đoàn kết toàn dân? A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. B. Mặt trận Liên Việt. C. Mặt trận Dân tộc thống nhất. D. Mặt trận Dân tộc Việt Nam. Câu 22. Mặt trận Việt Minh có vai trò gì trong cao trào kháng Nhật cứu nước? A. Phát động và đưa ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. B. Lãnh đạo nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội mới. C. Lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống Nhật giành độc lập dân tộc. D. Tập hợp các lực lượng yêu nước, phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù tiến tới đánh bại chúng. Câu 23. Tính chất điển hình của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. cách mạng giải phóng dân tộc. B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 24. Yếu tố nào khẳng định CM T8 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng mang tính thời đại sâu sắc? A. Có ảnh hưởng trực tiếp tới hai nước Cam-pu-chia và Lào. B. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Thực hiện đúng những chủ trương, chỉ thị của Quốc tế Cộng sản. D. Mở ra kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. Câu 25 Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng. B. đi từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận C. tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra trên toàn quốc. D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. GIAI ĐOẠN 1945- 1954 I. Mức độ nhận biết Câu 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Bản Tuyên ngôn độc lập ở đâu? A. Số nhà 48 phố Hàng Ngang – Hà Nội. B. Số nhà 48 phố Hàng Quạt – Hà Nội. C. Số nhà 48 phố Hàng Buồm – Hà Nội. D. Số nhà 84 phố Hàng Ngang – Hà Nội. Câu 2. Ngày 28/8/1945, theo đề nghị của CT Hồ Chí Minh, UB Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành A. Quốc hội khoá I . B. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. Ủy ban Dân tộc Việt Nam. D. Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Câu 3 Làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc là A. quân Anh. B. quân Trung Hoa Dân quốc. C. quân Pháp, quân Anh. D. quân Anh, quân Ấn. Câu 4. Làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam là A. quân Anh. B. quân Anh và quân Pháp. C. quân Trung Hoa Dân quốc. D. quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 5. Ngày 8/9/1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? A. Tổng tuyển cử đầu tiên, bầu Quốc hội. B. Thông qua Bản Hiến pháp đầu tiên. C. Thành lập Nha Bình dân học vụ. D. Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên tại Hà Nội. Câu 6. Lực lượng nào đã giúp đỡ thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn? A. Bọn tay sai. B. Quân Nhật. C. Quân Anh và quân Nhật. D. Quân Anh. Câu 7. Khi Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, cuộc chiến mở đầu giữa nhân dân ta và Pháp diễn ra ở đâu? A. Tây Nguyên. B. Sài Gòn - Chợ Lớn. C. Trung Bộ. D. Bến Tre. Câu 8. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là A. thực dân Pháp. B. đế quốc Anh. C. phát xít Nhật. D. Trung Hoa Dân Quốc. Câu 9. Trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân quốc, Đảng ta chủ trương như thế nào? A. Kiên quyết vạch trần âm mưu của chúng. B. Tổ chức kháng chiến. C. Tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột. D. Tránh xung đột. Câu 10. Dựa vào đâu mà các đảng Việt Quốc, Việt Cách đòi ta cải tổ Chính phủ, nhường cho chúng một số ghế trong Quốc hội không qua bầu cử? 13
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 A. Dựa vào quân Trung Hoa Dân quốc. B. Dựa vào quân Anh và quân Pháp. C. Dựa vào quân Nhật, quân Anh, quân Pháp. D. Dựa vào thế lực của chúng Câu 11. Ngoài phương tiện giao thông vận tải, ta còn cung cấp gì cho quân Trung Hoa Dân quốc? A. Tiền bạc, lương thực, thực phẩm. B. Tiền bạc, thực phẩm. C. Lương thực, thực phẩm. D. Lương thực, tiền bạc. Câu 12. Ngày 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và chọn giải pháp gì? A. Nhân nhượng với Pháp và Trung Hoa Dân quốc. B. “Hòa để tiến”. C. Đánh đuổi Trung Hoa Dân quốc. D. Hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc. Câu 13. Ý nào sau đây phản ánh đúng về thuận lợi cơ bản của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất. B. Ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng. C. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. D. Nhân dân giành được quyền làm chủ, phấn khởi tin tưởng vào chế độ. Câu 14. Ngày 6/1/1946 đã diễn ra sự kiện nào sau đây của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? A. Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. B. Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên. C. Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội. D. Thông qua Hiến pháp đầu tiên. Câu 15. Vĩ tuyến nào ở Việt Nam được chọn làm ranh giới để phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp phát xít Nhật của các nước Đồng minh sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Vĩ tuyến 17. B. Vĩ tuyến 16. C. Vĩ tuyến 38. D. Vĩ tuyến 13. Câu 16. Nước Việt Nam sau cách mạng tháng Tám phải đối phó với những khó khăn nào? A. Nạn đói, dốt, tài chính, ngoại xâm và nội phản. B. Nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm. C. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách trống rỗng. D. Nạn đói, nạn dốt và nội phản. Câu 17. Ngày 9 -11 – 1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã A. thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam mới. B. Đổi tên Vệ Quốc đoàn. C. thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến. D. bầu uỷ ban hành chính các cấp. Câu 18. Rạng sáng ngày 23/9/1945 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử gì? A. Quân Anh đến Sài Gòn làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật. B. Pháp đánh úp trụ sử UB nhân dân Nam Bộ, tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai. C. Quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật . D. Nhân dân Sài Gòn tổ chức mít tinh mừng “Ngày độc lập”. Câu 19. Lực lượng nào sau đây đã dọn đường, tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta? A. Các lực lượng phản cách mạng trong nước. B. Đế quốc Anh. C. Việt Quốc, Việt Cách. D. Quân Nhật. Câu 20. Ngày 22/5/1946, Vệ quốc Đoàn được đổi tên thành A. Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. B. Việt Nam Giải phóng quân. C. Quân đội Quốc gia Việt Nam. D. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Câu 21. Với bản Tạm ước 14-9-1946, ta đã nhân nhượng cho Pháp quyền lợi về A. chính trị và quân sự. B. kinh tế và quân sự. C. chính trị và văn hóa. D. kinh tế và văn hóa. Câu 22. Ý nào sau đây phản ánh đúng nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)? A. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quôc gia tự do. B. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quôc gia độc lập. C. Chính phủ Mĩ công nhận Việt Nam là một quôc gia độc lập. D. Chính phủ Mĩ công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. Câu 23. Kể tên các thế lực ngoại xâm có mặt trên nước ta từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. A. Thực dân Pháp, thực dân Anh, đế quốc Mĩ. B. Thực dân Pháp, thực dân Anh, Trung Hoa Dân quốc, Mĩ, Nhật. C. Thực dân Pháp, Trung Hoa Dân quốc, phát xít Nhật. D. Thực dân Pháp, thực dân Anh, Trung Hoa Dân quốc, phát xít Nhật. Câu 24. Tình hình tài chính của nước ta sau Cách mạng tháng Tám ra sao? A. Ngân sách còn nhiều nhưng nằm trong tay thực dân Pháp. B. Chính quyền CM được kế thừa ngân sách tương đối lớn do chính quyền thực dân để lại. C. Ngân sách hầu như trống rỗng, ta chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương. D. Kho bạc Nhà nước nằm trong tay các nhà tư sản Việt Nam. Câu 25. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự lịch sử 1. Hiệp định Sơ bộ được kí kết. 14
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 2. Quốc hội khóa I đã thông qua Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới. 3. Thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. 4. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. A. 2-3-4-1. B. 4-3-2-1. C. 1-3-2-4. D. 3-4-1-2. Câu 26. Hành động trắng trợn nhất của Pháp sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) là A. khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. B. gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng chiến đấu. C. gây ra những cuộc xung đột vũ trang ở Hà Nội. D. tiến công các vùng tự do ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Câu 27. Đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định A. ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp. C. ủng hộ dân nhân miền Nam kháng chiến chống Pháp. C. phát động toàn quốc kháng chiến. D. hoà hoãn với Pháp để kí Hiệp định tại Phôngtennơblô. Câu 28. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là A. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. B. toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. C. toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 29. Quyết tâm “Không! chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” được trích trong văn kiện nào? A. "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh. B. Tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trường Chinh. C. Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của ban Thường vụ Trung ương Đảng. D. "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 30. Lực lượng nào của ta giữ vai trò chủ yếu khi tiến hành cuộc chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến? A. Vệ quốc quân. B. Cứu quốc quân. C. Việt Nam giải phóng quân. D. Trung đoàn Thủ đô. Câu 31. “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!” là lời khen ngợi của Hồ Chủ Tịch đối với A. Trung đoàn Thủ Đô. B. Vệ quốc quân. C. Đội Cứu quốc quân. D. Việt Nam giải phóng quân. Câu 32. Thắng lợi của quân dân đã làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến là thắng lợi trong A. cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị Bắc vĩ tuyến 16. B. chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. D. cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. D. chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Câu 33. Chiến thuật của Pháp khi tấn công Việt Bắc là A. bao vây, triệt đường tiếp tế của ta. B. tạo hai gọng kìm khép lại ở Đài Thị. C. cho quân dù bất ngờ tấn công Việt Bắc. D. tạo hai gọng kìm từ Thất Khê và Cao Bằng lên. Câu 34. Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc vào thu-đông năm 1947, Đảng ta đã có Chỉ thị A. “đánh nhanh thắng nhanh”. B. “phải phòng ngự trước, tiến công sau”. C. “phá tan cuộc hành quân mùa đông của giặc Pháp”. D. “thực hiện tiến công chiến lược lên biên giới”. Câu 35. Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch A. Việt Bắc thu-đông 1947. B. Biên giới thu-đông 1950. C. Điện Biên Phủ năm 1954. D. Cuộc chiến đấu các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. Câu 36. Chiến thắng nào buộc thực dân Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh, từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta? A. Điện Biên Phủ năm 1954. B. Thượng Lào xuân - hè 1953. C. Việt Bắc thu - đông 1947. D. Biên giới thu - đông 1950. Câu 37. Sau thất bại ở Việt Bắc thu - đông năm 1947, thực dân Pháp đã phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, chuyển từ A. vừa đánh vừa đàm sang đánh lâu dài. B. đánh lâu dài sang đánh nhanh thắng nhanh. C. đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài. D. đánh nhanh thắng nhanh sang vừa đánh vừa đàm. Câu 38. Yếu tố nào sau đây là mối lo ngại khiến Pháp - Mĩ thực hiện âm mưu “khoá cửa biên giới Việt - Trung”, thiết lập “Hành lang Đông - Tây” chuẩn bị kế hoạch tấn công Việt Bắc lần thứ hai? A. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. B. Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Campuchia phát triển mạnh. 15
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 C. Phong trào phản đối chiến tranh Đông Dương của nhân dân Pháp lên cao. D. Mĩ càng ngày can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Câu 39. Theo kế hoạch Rơve, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 nhằm mục đích gì? A. Củng cố vùng chiếm đóng ở biên giới phía Bắc. B. Khóa chặt biên giới Việt - Trung. C. Chia cắt chiến trường hai nước Việt Nam, Lào. D. Ngăn chặn sự liên lạc giữa Việt Bắc với liên khu III. Câu 40. Hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1949 - 1950 là A. hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và hành lang Đông - Tây. B. hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung du. C. phòng tuyến boongke, vành đai trắng ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. D. hệ thống phòng ngự ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Câu 41. Câu 42. Quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch Biên giới bằng trận đánh vào vị trí A. Đông Khê. B. Cao Bằng. C. Thất Khê. D. Đình Lập. Câu 43. Ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ sau A. chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. B. chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. C. cuộc Tiến công Chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 44. Với chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân ta, kế hoạch Rơ-ve của Pháp đã A. bị thu hẹp lại. B. bước đầu bị phá sản. C. bị phá sản hoàn toàn. D. bước đầu bị thu hẹp lại. Câu 45. Trước tình thế sa lầy của Pháp ở Đông Dương (1950 - 1953), Mĩ đã A. bắt đầu can thiệp vào Đông Dương. B. chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. C. từng bước can thiệp sâu vào Đông Dương. D. cấu kết với các thế lực phản động từng bước can thiệp vào Đông Dương. Câu 46. Văn bản nào sau đây được kí kết giữa Mĩ với chính phủ Bảo Đại (9/1951)? A. Hiệp ước tương trợ Việt - Mĩ. B. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ. C. Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau. D. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Câu 47. Văn bản nào sau đây được kí kết giữa Mĩ và Pháp vào tháng 12/1950? A. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. B. Hiệp ước tương trợ Mĩ - Pháp. C. Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau. D. Hiệp ước hợp tác kinh tế Mĩ - Pháp. Câu 48. Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ (9/1951) vì lí do chủ yếu nào dưới đây? A. Ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ. B. Củng cố chính quyền Bảo Đại. C. Can thiệp vào Đông Dương về kinh tế. D. Củng cố vị thế của Mĩ ở Đông Dương. Câu 49. Kế hoạch quân sự nào sau đây đã được thực dân Pháp thực hiện vào cuối năm 1950 ở Đông Dương? A. Kế hoạch Nava. B. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. C. Kế hoạch Bôlae. D. Kế hoạch Rơve. Câu 50. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, cuối 1950 Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi với mong muốn A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. tiến tới ký một hiệp định có lợi cho Pháp. C. kết thúc chiến tranh trong danh dự. D. giữ vững quyền chủ động về chiến lược. Câu 51. Để đánh phá hậu phương của ta, ngoài biện pháp quân sự, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi còn sử dụng biện pháp gì? A. Biện pháp ngoại giao, chiến tranh kinh tế. B. Chiến tranh chính trị, chiến tranh kinh tế. C. Chiến tranh kinh tế, chiến tranh ngoại giao. D. chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế. Câu 52. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (cuối năm 1950) được thực hiện đã tác động gì đến cuộc kháng chiến chống Pháp của ta? A. Thu hẹp vùng tự do, vùng giải phóng của ta. B. Làm cho cuộc kháng chiến trở nên khó khăn, phức tạp. C. Hạn chế sự chi viện từ các nước xã hội chủ nghĩa. D. Gặp khó khăn trong việc tổ chức xây dựng lực lượng kháng chiến. Câu 53. Tháng 2/1951, tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang đã diễn ra sự kiện nào dưới đây? A. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương. B. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. C. Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần I. D. Hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân Việt - Miên - Lào. Câu 54. Đại hội đại biểu lần II của Đảng (2/1951) đã quyết định đổi tên Đảng thành 16
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 A. Đảng Lao động Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Đảng Lao động Đông Dương. Câu 55. Đại hội nào dưới đây được coi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi” ? A. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951). B. Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương (3/1935). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1976). Câu 56. Mặt trận Liên Việt là kết quả sự thống nhất giữa các tổ chức nào? A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Liên Việt. B. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. D. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Câu 57. Sự kiện nào sau đây thể hiện liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)? A. Thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào. B. Thành lập Mặt trận Liên Việt. C. Đảng cộng sản Đông Dương hoạt động công khai. D. Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. Câu 58. Trước tình thế sa lầy và thất bại của Pháp ở Đông Dương, thái độ của Mĩ đối với cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương như thế nào? A. Không can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. B. Bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. C. Can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương. D. Chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Câu 59. Bước vào Đông Xuân 1953 - 1954, âm mưu của Pháp - Mĩ là A. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. B. giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. C. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới. D. giành lấy một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Câu 60. Phương hướng chiến lược của quân dân Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là tiến công A. trên toàn bộ các chiến trường Đông Dương. B. Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch Nava. C. đồng bằng Bắc Bộ, nơi tập trung quân cơ động chiến lược của Pháp. D. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. Câu 61. Từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, lực lượng Pháp buộc phải phân tán ra những vùng nào? A. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luông Phabang. B. Điện Biên Phủ, Xênô, Plâyku, Sầm Nưa. C. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang. D. Điện Biên Phủ, Thà khẹt, Plâyku, Luông Phabang. Câu 62. Từ thu - đông năm 1953, Nava tập trung quân ở khu vực nào? A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Bắc. C. Thượng Lào. D. Bắc Trung Bộ. Câu 63. "Pháo đài bất khả xâm phạm" là đánh giá của Pháp và Mĩ về A. thủ đô Hà Nội. B. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. C. cứ điểm Him Lam. D. sân bay Mường Thanh. Câu 64. Tại sao Pháp lại chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơnevơ? A. Do sức ép của Liên Xô. B. Pháp bị thất bại ở Điện Biên Phủ. C. Dư luận nhân dân thế giới phản đối. D. Pháp sợ Trung Quốc đưa quân sang. Câu 65. Theo nội dung của hiệp định Giơnevơ, các nước kí Hiệp định phải A. cam kết không can thiệp việc nội bộ của Việt Nam. B. cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương C. cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. D. thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. Câu 66. Theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ thì quốc gia nào không có vùng tập kết. A. Campuchia. B. Lào và Việt Nam. C. Việt Nam. D. Việt Nam và Campuchia. Câu 67. Cuộc kháng chiến chống TD Pháp (1945 - 1954) của dân tộc Việt Nam kết thúc bằng sự kiện nào? A. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. B. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. C. Cuộc Tiến công Chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. D. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (7/1954). Câu 68. Thắng lợi quân sự nào đã làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản? 17
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 A. Cuộc Tiến công Chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954). B. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954). C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947). D. Chiến dịch Biên Giới thu - đông (1950). Câu 69. Thắng lợi nào dưới đây đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp? A. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương kí kết. B. Cuộc tiến công Chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. C. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2/1954. Câu 70. Chiến thắng nào sau đây có làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954)? A. Chiến thắng Việt Bắc (1947). B. Chiến thắng Biên Giới (1950). C. Chiến thắng Hòa Bình (1951 - 1952). D. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). II. Mức độ hiểu Câu 1. Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược 19/12/1946 là do A. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên xô và một số nước khác. B. quá trình chuẩn bị lực lượng của VN cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất. C. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa. D. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến hành xâm lược Việt Nam. Câu 2. Cho các dữ liệu sau đây: 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tạm ước 14/9/1946. 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 3. Thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta. Hãy sắp xếp các dự liệu về nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. A. 1, 3, 2 B. 1, 2, 3 C. 3, 2, 1 D. 2, 3, 1 Câu 3. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”. Đoạn trích trên thể hiện A. mục đích của cuộc kháng chiến là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập tự do. B. quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống Pháp xâm lược. C. đường lối kháng chiến toàn dân, tư tưởng chiến tranh nhân dân. D. xác định hình thức của cuộc kháng chiến là chiến tranh cách mạng. Câu 4. Đoạn trích "Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc" thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta? A. Toàn dân kháng chiến. B. Toàn diện kháng chiến. C. Trường kì kháng chiến. D. Tự lực cánh sinh kháng chiến. Câu 5. Tính quyết tâm trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của CT Hồ Chí Minh được thể hiện qua nội dung A. ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm... ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. B. bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ …, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh Pháp. C. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. D. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Câu 6. Trong khi nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, Đảng ta vẫn coi trọng nhân tố nào để làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược? A. Xây dựng hậu phương vững mạnh. B. Xây dựng quân đội mạnh. C. Sự giúp đỡ của quốc tế. D. Sự tham gia của toàn thể dân tộc. Câu 7. Chiến dịch nào dưới đây thể hiện cách đánh du kích ngắn ngày của ta? A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. D. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. Câu 8. Kế hoạch quân sự nào của Pháp chứng tỏ Mĩ bắt đầu dính líu và can thiệp vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương? A. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi. B. Kế hoạch Rơve. C. Kế hoạch Nava. D. Kế hoạch Bôlae. Câu 9. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp A. Cuộc Tiến công Chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Câu 10. Chiến thắng nào của quân và dân ta đã mở đường liên lạc quốc tế, làm cho cuộc kháng chiến của ta 18
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 thoát khỏi thế bị bao vây cô lập? A. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. C. Cuộc Tiến công Chiến lược Đông-Xuân 1953 – 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 11. Thế bao vây của Pháp cả trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ bởi thắng lợi của A. cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. B. chiến dịch Việt Bắc 1947. C. chiến dịch Biên giới 1950. D. chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 12. Khó khăn mới đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào cuối 1949 đầu 1950 là gì? A. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện hoàn toàn tự lực cánh sinh. B. Pháp đẩy mạnh xây dựng quân đội tay sai và thành lập chính phủ bù nhìn. C. Mĩ can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. D. Tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch theo chiều hướng có lợi cho Pháp, bất lợi cho ta.. Câu 13. Hai cánh quân yểm trợ cho cuộc rút quân của Pháp trong chiến dịch Biên giới 1950 sở dĩ không gặp được nhau vì A. xuất phát không cùng thời điểm. B. lọt vào trận địa phục kích của ta. C. mất thông tin liên lạc. D. Bị quân ta mai phục, chặn đánh nhiều nơi trên đường số 4. Câu 14. Nội dung nào sau đây không nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi của thực dân Pháp? A. Thành lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ. B. Ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng quân đội quốc gia. C. Tiến hành chiến tranh tổng lực. D. Thiết lập “Hành lang Đông - Tây”.. Câu 15. Điểm khác nhau về bối cảnh Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi năm 1950 so với kế hoạch Rơve năm 1949 là gì? A. Thực hiện trong thế bị động. B. Mĩ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. C. Pháp giành thế chủ động trên chiến trường. D. Nhân dân Pháp phản đối chiến tranh Đông Dương. Câu 16. Đại hội đại biểu lần II (2/1951) của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng riêng vì lí do chủ yếu nào dưới đây? A. Để tạo thuận lợi cho phong trào cách mạng. B. Để phù hợp với xu hướng phát triển của CM. C. Để nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến thắng lợi. D. Để phù hợp với đặc điểm phát triển của mỗi nước. Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc thành lập “Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào” (1951) là gì? A. Chống lại chính sách chia rẽ của Pháp. B. Củng cố lực lượng cách mạng ba nước Đông Dương. C. Thuận lợi trong việc tổ chức kháng chiến của ba nước Đông Dương. D. Tăng cường khối đoàn kết nhân dân ba nước chống Pháp. Câu 18. Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất có tác dụng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp tiến lên? A. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt( 3/1951) B. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951). C. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào D. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc(5/1952) Câu 19. Khi mới ra đời, kế hoạch Nava của thực dân Pháp đã chứa đựng yếu tố thất bại vì A. Quân Pháp lệ thuộc vào sự viện trợ, giúp đỡ của Mĩ. B. Quân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, tinh thần chiến đấu giảm sút. C. Chiến thuật của quân Pháp chưa phù hợp với địa hình ở Việt Nam. D. mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng. Câu 20. Mục tiêu chính của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Nava là A. kết thúc chiến tranh trong danh dự. B. tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta. C. phá tan căn cứ địa cách mạng. D. khóa chặt đường liên lạc với bên ngoài Câu 21. Bản chất của kế hoạch Nava là một kế hoạch A. tập trung binh lực. B. Phân tán binh lực C. mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực. D. Chiếm đất giành dân. Câu 22. Trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, chúng ta đã buộc Nava phải điều quân đóng tại 5 vị trí quan trọng. Chúng ta đã thực hiện được mục tiêu gì? A. Buộc chúng phải leo thang chiến tranh. B. Buộc Pháp phải phân tán lực lượng. C. Tiêu diệt lực lượng quân Pháp. D. Buộc Pháp phải từ bỏ chiến tranh xâm lược. Câu 23. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm mạnh 19
- TN Sử 12 – LS Việt Nam Bùi Thị Hường - THPT Yên Dũng số 2 nhất Đông Dương vì A. Điện Biên Phủ là trung tâm của kế hoạch Nava. B. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở biên giới Việt - Lào. C. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở biên giới Việt - Trung. D. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á. Câu 24. Phương châm tác chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong trận Điện Biên Phủ là A. đánh chắc, tiến chắc. B. đánh nhanh, thắng nhanh. C. đánh lâu dài. C. kết hợp với mặt trận ngoại giao. Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Bộ Chính trị Trung ương Đảng? A. Giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam. B. Tạo điều kiện giúp nước bạn Lào giải phóng. C. Tạo điều kiện giải phóng hoàn toàn Đông Dương. D. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. Câu 26. Khẩu hiệu của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là A. “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. B. “tiêu diệt hết quân địch ở Điện Biên Phủ”. C. Điện Biên Phủ thành mồ chôn giặc Pháp. D. tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch. Câu 27. Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “cái mốc chói lọi bằng vàng”? A. Điện Biên Phủ (1954). B. Việt Bắc thu - đông 1947. C. Biên giới thu đông 1950. D. Cuộc Tiến công Chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. Câu 33. Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là A. các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. B. hiệp định cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. C. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. D. các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. Câu 34. Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam song chưa trọn vẹn vì A. quyền lợi của Lào và Campuchia chưa được thỏa đáng. B. các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự. C. tồn tại giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17. D. mới giải phóng được miền Bắc Việt Nam. III. Mức độ vận dụng Câu 1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của ta mang tính chất A. kháng chiến, kiến quốc. B. chính nghĩa và nhân dân. C. trường kì và tự lực canh sinh. D. chiến tranh giải phóng dân tộc. Câu 2. Điểm mới của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 so với chiến dịch Việt Bắc là A. ta thất bại. B. Pháp bị thất bại. C. ta chủ động đánh Pháp. D. Pháp chủ động đánh ta. Câu 3. Điểm mới của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) so với kế hoạch Rơve (1949) là gì? A. Tập trung kiểm soát trung du và đồng bằng Bắc Bộ. B. Kiểm soát biên giới Việt - Trung. C. Tấn công Việt Bắc với quy mô lớn. D. Tập trung bao vây căn cứ địa Việt Bắc. Câu 4. Điểm mới trong xác định kẻ thù của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1949 - 1954 so với giai đoạn 1946 - 1948 là gì? A. Chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. B. Chống thực dân Pháp và tay sai. C. Chống thực dân Pháp và phong kiến. D. Chống thực dân Pháp và các đảng phái phản động. Câu 5. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954), mặt trận nào có vai trò quyết định trong việc làm thất bại các kế hoạch chiến tranh của kẻ thù? A. Chính trị. B. Quân sự. C. Ngoại giao. D. Kinh tế. Câu 6. Trong giai đoạn 1946 - 1954, Đảng và Chính phủ đã thực hiện chủ trương sách lược nào để đối phó với thực dân Pháp xâm lược? A. Tiến hành kháng chiên ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. B. Thực hiện sách lược “hoà để tiến”. C. Kiên quyết phát động và tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc. D. Huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ. Câu 7. So với kế hoạch Rơve (1949) thì kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi (1950) được xem là A. một bước tiến trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương B. sự bế tắc của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn