Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông
lượt xem 1
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông
- TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I- NH 2024-2025 Môn: Ngữ Văn 6 I. ĐỌC VĂN BẢN:Nắm vững đặc trưng thể loại: 1. Truyện Đơn vị kiến thức Khái niệm/ Đặc điểm Cốt truyện Gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo trình tự nhất định; có mở đầu, diễn biến, kết thúc Nhân vật - Là đối tượng được khắc họa trong tác phẩm: có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ… - Nhân vật có thể là người, thần tiên, con vật, đồ vật… Người kể chuyện - Là nhân vật do tác giả tạo ra để kể lại câu chuyện Ngôi kể - Ngôi kể thứ nhất: người kể chuyện xưng “tôi” kể lại chuyện mình chứng kiến hoặc tham gia. - Ngôi kể thứ ba: người kể chuyện “giấu mình”, không tham gia vào câu chuyện nhưng có khả năng “biết hết” mọi chuyện Lời người kể - Là lời thuật lại các sự việc trong câu chuyện chuyện Lời nhân vật - Là lời nói trực tiếp của nhân vật Nhân vật trong - Thường là đồ vật, loài vật được nhân cách hóa truyện đồng - Vừa mang đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc thoại điểm của con người 2. Miêu tả nhân vật trong truyện kể Đơn vị kiến thức Khái niệm/ Đặc điểm Ngoại hình Dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục…) Hành động Cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh Ngôn ngữ Lời nói của nhân vật (đối thoại, độc thoại) Thế giới nội tâm Những tình cảm, suy nghĩ của nhân vật
- 3. Thơ Đơn vị kiến Khái niệm/ Đặc điểm thức Thể thơ - Dựa vào số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài - Các thể thơ: bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát, tự do… Ngôn ngữ - Cô đọng, giàu nhạc điệu, hình ảnh - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ… Nội dung - Thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống - Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ có thể biểu hiện gián tiếp qua yếu tố tự sự (kể lại sự việc, câu chuyện) hoặc miêu tả BÀI TẬP: Bài 1. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Công cha /như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ /như nước trong nguồn /chảy ra Một lòng thờ mẹ/ kính cha Cho tròn chữ hiếu /mới là đạo con (Ca dao) 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? Cho biết cách gieo vần, thanh điệu và nhịp của bài thơ trên? 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên.Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì? 4. Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? 5.Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Mẹ là biển rộng mênh mông Dạt dào che chở... con trông con chờ Đi xa con nhớ từng giờ Mẹ là tất cả bến bờ bình yên (“Mẹ là tất cả” - Phạm Thái) Câu a: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu b: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Trình bày hiểu biết của em về thể thơđó? Câu c: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Mẹ là biển rộng mênh mông Dạt dào che chở... con trông con chờ. gợiý:
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 1 - Thể thơ: lục bát 2 - Trình bày đặc điểm của thơ lục bát: đoạn thơ được viết theo thể thơ 6/8. Một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng, gieo vần, ngát nhịp, ... - Biện pháp tu từ: so sánh (Mẹ là biển rộng mênh mông) - Tác dụng: + Tạo cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn... giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. 3 + Nhấn mạnh, làm nổi bật tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con cái đồng thời thể hiện lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của con đối với mẹ. Bài 3: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (“Mẹ” - Trần Quốc Minh) Câu a: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu b: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Vì sao em biết? Câu c: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong cặp câu thơ sau: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. *Gợiý: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 1 - Thể thơ: lục bát 2 - Vì đoạn thơ được viết theo thể thơ 6/8. Một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. - Biện pháp tu từ: so sánh (những ngôi sao thức – mẹ thức vì chúng con) - Tác dụng: + Tạo cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn... giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. 3 + Biện pháp so sánh không ngang bằng diễn tả rõ nét tình yêu thương con, sự hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con, đồng thời khẳng định lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Bài 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CÚN CON Ngày được mẹ sinh ra, Cún con mắt vẫn còn nhắm tịt. Phải ít hôm sau, cậu ta mới mở mắt và lồm cồm bò quanh mẹ. Tới lúc đã cứng cáp, Cún cứ bò ra, bò vào. Thấy vậy, mẹ Cún mới bảo:
- - Con đi ra vườn mà chơi cho vui, cho có bạn, chứ ai lại cứ quanh quẩn một chỗ thế. Cún con chạy vống ra vườn. Lúc sau, Cún quay về, hổn hển: - Mẹ ơi! Mẹ! Khiếp quá! - Khiếp cái gì hở con? - Có một thằng, nó ngồi thế này này, mắt lồi, mồm rộng, da sù sì, sù sì… Mẹ Cún nói ngay: - À! Đấy là bác Cóc. Bác ấy còn nhiều tuổi hơn cả mẹ. Sao con lại gọi thế. Không được gọi tất cả những ai hơn tuổi mình là thằng. Cún con tiếp tục: - Vâng, còn một bạn nữa. Buồn cười lắm mẹ ạ. Bạn ấy bò rất tài trên lá cây mà không ngã. Nom đẹp lắm: áo vàng, chấm đỏ, chấm đen, như áo lông ấy! Mẹ Cún lắc đầu: - Đấy là con Sâu Róm. Không phải bạn đâu. - Thế ai là bạn hả mẹ? - Ai tốt đấy là bạn. - Làm sao con biết được ạ? - Con cứ nghe họ nói, nhìn việc mà họ làm, chứ đừng chỉ nhìn bộ quần áo, da dẻ của họ. Cún con lại ra vườn, thấy Sâu Róm đang gặm những chiếc lá non. Cậu ta reo lên: - Thế thì mình biết rồi. Đấy không phải là bạn. Đấy là kẻ làm hại cây. Cún con đi tiếp. Trên cành nhãn, có chú chim gì nho nhỏ hót hay quá. Đúng là bạn rồi! Cún thích sủa vang. Chú chim nhỏ hốt hoảng bay mất. Cún con thừ mặt. Sao thế nhỉ? Cậu ta lại lon ton về hỏi mẹ. Mẹ Cún cười: - Muốn làm quen, muốn chơi với bạn thì phải nhẹ nhàng, nói khe khẽ thôi chứ! À, còn cần phải như thế nữa cơ đấy. Thế thì Cún đã hiểu rồi. Không ai thích ầm ĩ và gắt gỏng… (Theo Phong Thu, Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2016, tr.169-170) 1. Văn bản trên thuộc kiểu truyện nào? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính trong truyện là ai? Có đặc điểm gì? 2. Con vật nào được miêu tả với các đặc điểm “mắt lồi, mồm rộng, da sù sì”? 3.Trong truyện,mẹ đã khuyên Cún con những gì? 4. Lời khuyên nào của mẹ đã làm cho Cún con thay đổi hoàn toàn suy nghĩ? Theo em, mẹ Cún muốn dạy Cún điều gì qua câu nói: 5. “Con cứ nghe họ nói, nhìn việc mà họ làm, chứ đừng chỉ nhìn bộ quần áo, da dẻ của họ”?
- 6. Câu chuyện “Cún con” đã mang đến cho em bài học nào khi ứng xử với bạn bè? II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 1. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ a. Cụm danh từ: Hoàn thành bảng mô hình cấu tạo của cụm danh từ và lấy 3 ví dụ và đặt câu với mỗi cụm danh từ đó. Phụ trước Trung tâm Phụ sau b. Cụm động từ: Hoàn thành bảng mô hình cấu tạo của cụm động từ và lấy 3 ví dụ và đặt câu với mỗi cụm động từ đó. Phụ trước Trung tâm Phụ sau c. Cụm tính từ: Hoàn thành bảng mô hình cấu tạo của cụm tính từ và lấy 3 ví dụ và đặt câu với mỗi cụm tính từ đó. Phụ trước Trung tâm Phụ sau
- BÀI TẬP: Bài 1: Tìm cụm danh từ trong những câu văn sau: a. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. b. Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. c. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màn. d. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm. e. Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. g. Chiếc tạp dề cũ kĩ của em đựng đầy diêm và tay em còn cầm thêm một bao. Bài 2: Tìm cụm động từ trong những câu văn sau: a. Chúng ta đã bảo vệ con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời. b. Chúng ta yêu con như yêu một con hải âu. c. Chúng ta cảm thấy con cũng yêu chúng ta như vậy. d. Thế rồi ngỗng quay cũng biến đi mất như lò sưởi. e. Hai chị em ngạc nhiên đứng sững ra khi thấy mẹ con Hiên đang ngồi ở cái ghế con trên đất trước mặt mẹ. Bài 3: Tìm cụm tính từ trong những câu văn sau: a. Sơn bấy giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. b. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. c. Thế rồi em phải đi đất, chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét. 2. Từ đồng âm, từ đa nghĩa Nội dung Khái niệm Ví dụ Từ đồng âm Từ đa nghĩa BÀI TẬP: So sánh nghĩa của các từ in đậm trong các cặp câu sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa. a1. Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa. a2. Cô ấy đeo rất nhiều vàng. b1. Tấm lòng theo mũi tàu ra với quần đảo Trường Sa rất gần. b2. Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rất đẹp. 3. Giải nghĩa từ 4. Các biện pháp nghệ thuật:
- Các biện pháp NT Khái niệm Tác dụng So sánh Nhân hóa Ẩn dụ Hoán dụ BÀI TẬP: 1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa có trong những ví dụ sau: a. Sau làn mưa bụi tháng ba Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu Bầu trời rừng rực ráng treo Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay. b. “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. (Đoàn Giỏi) c. Trong gió trong mưa Ngọn đèn đứng gác Cho thắng lợi, nối theo nhau Đang hành quân đi lên phía trước. (Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu) d.“Bến càng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn”. (Phong Thu) 2.Viết tiếp các câu sau để tạo thành câu có sử dụng hình ảnh so sánh. a, Mặt trời…………………………………………………………………. b, Mặt Trăng………………………………………………………………. c, Con thuyền……………………………………………………………... d, Sóng biển ……………………………………………………………..... III. VIẾT
- Đề 1. Em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân một lần về thăm quê. * Mở bài: Giới thiệu khái quát về một kỉ niệm về thăm quê * Thân bài: - Hoàn cảnh:địa điểm và thời gian xảy ra trải nghiệm, các nhân vật liên quan. + Vào dịp: Nghỉ hè + Đi cùng ai? Đó là quê nội hay quê ngoại? (Lưu ý:Giới thiệu tình huống (hoàn cảnh: địa điểm và thời gian) cần kết hợp yếu tố miêu tả không gian, cảnh sắc thiên nhiên, con người.) - Diễn biến của trải nghiệm: + Kể về tâm trạng, cảm xúc của em trước chuyến đi, trên xe, khi xuống xe,… + Kể những điều em được tận mắt chứng kiến về những thay đổi về quang cảnh của quê hương. + Kể lại cảnh đi thăm mộ tổ tiên; gặp gỡ người thân, họ hàng, làng xóm. + Kể về những hoạt động của em trong những ngày về thăm quê:Được đi lên rẫy, được về tắm sông, thăm bà, thăm ông, thả diều, câu cá...đêm về ngồi ngắm ông trăng, nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa, bà rang đậu lạc thơm chưa.. (Kết hợp kể với bộ lộ cảm xúcvà miêu tả) + Kể lại những cảm xúc lúc chia tay người thân, trở về thành phố.. - Điều đặc biệt của trải nghiệm đó khiến em nhớ nó đến tận bây giờ hoặc khiến em thay đổi, tự hoàn thiện bản thân.3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về một bài thơ mà em yêu thích. * Kết bài:Nêu ý nghĩa của kỉ niệm đối với bản thân hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm ấy. Đề 2. Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát mà em yêu thích. *Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ. * Thân đoạn:Trình bày chi tiết cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. - Nêu cảm xúc về ý nghĩa, chủ đề của bài thơ. - Nêu lên các lí do khiến em thích. * Kết đoạn:Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân. Đề 3: Em hãy bài văn miêu tả một cảnh sinh hoạt mà em yêu thích. *Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt: tên cảnh sinh hoạt, ấn tượng chung về cảnh được tả. * Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt
- - Tả bao quát quanh cảnh - Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự(không gian, thời gian, hoạt động chính). + Tả hoạt động cụ thể của con người. Hoạt động nào là nổi bật. Chi tiết nào gây ấn tượng. + Thể hiện cảm xúc khi quan sát, khi chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt. + Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động. * Kết bài: Nêu suy nghĩ đánh giá của người viết Đề tham khảo: Đề bài 1: I. Đọc – hiểu văn bản (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều trôi lơ lửng đám mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng (Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo) Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Hãy trình bày nhữngđặc điểm của thể thơ đó? Câu 2: Nội dung của đoạn thơ trên là gì? Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng. II. Tạo lập văn bản: 6 diểm Câu 1: Từ đoạn thơ trên hãy viếtđoạn văn ngắn ( khoảng 5- 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. Câu 2:Hãy viết đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy trình bày cảm nhận của em về bài ca dao? Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương *. Gợi ý Phần tạo lập văn bản: câu 1:
- a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể viết đoạn văn nêu suy nghĩ theo hướng sau: - Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng cao đẹp luôn sẵn có trong trái tim mỗi người - Yêu quê hương là yêu cảnh vật của quê hương : đồng lúa ,dòng sông ,con đường đến trường,….. là tình yêu dành cho gia đình ,người thân ,bạn bè ,trường lớp …. - Yêu quê hương được thể hiện qua việc làm cụ thể : tích cực học tập ,lao động ,rèn luyện tu dưỡng ,bảo vệ môi trường, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. Câu 2: * Hình thức: - Đoạn văn 2/3 trang giấy - Diễn đạt rành mạch, rõ ràng - Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ* Nội dung: Đảm bảo các ý sau: + Nỗi nhớ về quê hương tha thiết của người đi xa: + Là người đang sống xa quê, nhớ quê. + Nỗi nhớ đã được biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương. Đề bài 2: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “.... Ru cho mềm ngọn gió thu Ru cho tan đám sương mù lá cây Ru cho cái khuyết tròn đầy Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau
- Bàn tay mang phép nhuộm màu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi..” ( À ơi tay mẹ - Bình Nguyên) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1(0,5). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do. B. Thể thơ tám chữ. C. Thể thơ lục bát. D. Thể thơ sáu chữ. Câu 2(0,5). Chủ đề của đoạn thơ là gì? A. Tình cảm gia đình. B. Tình yêu quê hương đất nước. C. Tình yêu thiên nhiên. D. Tình mẫu tử. Câu 3(0,5). Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? A. Điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa. B. Điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh. C. Ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ. D. Nhân hóa, so sánh, hoán dụ. Câu 4(0,5). Từ “ ngọn” trong câu thơ “ Ru cho mềm ngọn gió thu”được cảm nhận bằng: A. Vị giác B. Thính giác. C. Cảm giác. D. Thị giác. Câu 5(0,5). Điệp từ “Ru cho” trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với lời ru của mẹ. B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả. C. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với thiên nhiên.
- D. Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình. Câu 6(0,5). Câu thơ: Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau ,đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 7(0,5). Lời ru của mẹ đem đến những điều kì diệu gì? A. Mềm ngọn gió thu. B. Tan đám sương mù lá cây. C. Cái khuyết tròn đầy. D. Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau. E. Tất cả các đáp án trên. Câu 8(0,5). Hình ảnh bàn tay trong câu thơ sau biểu tượng cho người mẹ. Hình ảnh đó có ý nghĩa biểu đạt như thế nào? Bàn tay mang phép nhuộm màu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.. A. Nhấn mạnh kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào gắn bó với mẹ. B. Cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, nguyện hi sinh tất cả cho con. C. Câu thơtrở nên sinh động, gần gũi, gắn bó với mọi người. D. Giúp đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Câu 9(1,0). Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì? Câu 10(1,0). Kể tên một bài thơ em được học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 ca ngợi tình mẫu tử? Nêu tác giả của bài thơ đó? II. VIẾT (4,0 điểm) Câu 1: Tả lại một phiên chợ quê em. *. Gợi ý Phần tạo lập văn bản: a. Mở bài Giới thiệu về phiên chợ quê mà em muốn miêu tả b. Thân bài
- - Miêu tả khái quát phiên chợ: Phiên chợ đó có tên gọi là gì? Được tổ chức khi nào? Ở đâu? Phiên chợ đó, gồm có những ai tham gia mua bán hàng hóa? Những người tham gia phiên chợ đều là người trong vùng hay có người từ nơi khác đến tham gia? Bài trí của phiên chợ có đặc điểm gì? (sơ sài, đơn giản, mộc mạc hay cầu kì, hoành tráng, lộng lẫy…) - Miêu tả chi tiết phiên chợ: Các gian hàng bày bán thức ăn, áo quần, dụng cụ… được sắp xếp ra sao? Chất lượng, màu sắc, sự đa dạng của các mặt hàng như thế nào? Có hấp dẫn khách mua hay không? Những người bán, người mua ăn mặc như thế nào? Thái độ, cảm xúc của họ ra sao? Bầu không khí của cả phiên chợ như thế nào? Điều đó được thể hiện qua những âm thanh gì? Ngoài hoạt động chính là mua bán, thì phiên chợ còn có hoạt động gì thú vị không? (múa hát, cá cược, ăn uống, trò chuyện…) c. Kết bài Suy nghĩ, đánh giá của em về ý nghĩa và vai trò của những phiên chợ đối với mọi người Tình cảm của em dành cho phiên chợ đó. *******************************************
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn