intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm môn Sinh học lớp 10 trong học kì 1 vừa qua, giúp các em học sinh có tài liệu tham khảo, ôn thi sao cho hiệu quả nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN SINH HỌC 10 I. Lí thuyết: A CHỦ ĐẾ: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA SỰ SỐNG Nội dung 1: Tế bào nhân thực: Câu 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân thực. Câu 2: Cấu trúc và chức năng của nhân tế bào. Câu 3: Cấu trúc và chức năng các bào quan của tế bào chất ( Riboxom, ti thể, lục lạp, lưới nội chất, bộ máy gôn gi, lizoxom, không bào)? Câu 4: Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. Nội dung 2: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất: Câu 1: Trình bày quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất theo cơ chế thụ động (nguyên lý khuếch tán các chất; các con đường vận chuyển và đặc điểm các chất vận chuyển; điều kiện vận chuyển, khái niệm, ví dụ). Câu 2: Phân biệt các loại môi trường trong tế bào. Câu 3: Trình bày quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất theo cơ chế chụ động (con đường vận chuyển, đặc điểm các chất vận chuyển, điều kiện, khái niệm, ví dụ). Câu 4: Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất (các chỉ tiêu: con đường vận chuyển, đặc điểm chất vận chuyển, chiều vận chuyển, năng lượng, ví dụ). Câu 5: Khi nào thì tế bào cần thực hiện phương thức xuất bào, nhập bào? Trình bày quá trình xuất bào và nhập bào. B. CHỦ ĐỀ : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO Nội dung 1 : Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất Câu 1: Năng lượng là gì? Trong tế bào sống có những dạng năng lượng nào? Cậu 2: Xét về trạng thái tồn tại thì có mấy loại năng lượng, đó là những loại năng lượng nào? Phân biệt các loại đó (khái niệm và ví dụ minh họa. Câu 3: Cấu tạo và chức năng của ATP. Vì sao ATP vừa là hợp chất cao năng và vừa là đồng tiền năng lượng của tế bào? Câu 4: Vì sao liên kết cao năng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng? Câu 5: Chuyển hóa vật chất là gì? Phân biệt đồng hóa và dị hóa (khái niệm, năng lượng, ví dụ). Nêu mối quan hệ giữa 2 quá trình này. Nội dung 2: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất: Câu 1: Enzim là gì? Cấu trúc của enzim? Vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất của tế bào. Câu 2: Trình bày cơ chế tác dụng của enzim ? Cho ví dụ minh họa. Câu 3: Enzim có những đặc tính nào? Cho ví dụ minh họa tương ứng của mỗi đặc tính. Câu 4: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim. II. Bài tập: 1. ADN: - Tính tổng số nu, chiều dài, khối lượng, chu kì xoắn, liên kết hóa trị, liên kết hidro. - Tỉ lệ % và số nu từng loại của AND. - Tỉ lệ % và số nu từng loại trên mỗi mạch đơn của AND. 2. ARN: - Khi biết cấu trúc của AND từ đó xác đinh cấu trúc của ARN và ngược lại. - Tính tổng số nu, chiều dài, khối lượng, liên kết hóa trị của ARN. - Tính tỉ lệ % và số nu từng loại của ARN. - Xác định mạch gốc để tổng hợp nên ARN => số nu từng loại hoặc tỉ lệ % từng loại trên mạch gốc của AND. 3. Bài tâ ̣p tham khảo: Câu 1: Một gen có chiều dài 0,306  m . Tính số nu, số vòng xoắn và khối lượng phân tử của gen. Câu 2: Một gen có 90 vòng xoắn. Biết hiệu số giữa nu loại A với một loại nu không bổ sung với nó bằng 10%. Tính tỉ lệ % và số nu từng loại của gen. Câu 3: Một gen có 1800nu với nu loại A= 20%. Tính số liên kết hidro và liên kết hóa trị của gen. Câu 4: Một gen có chiều dài 0,408  m , A=20%. a. Tính khối lượng, liên kết hidro của gen? b. Tính tỉ lệ % và số nu từng loại của gen? Câu 5: Một gen có khối lượng phân tử 9.105 đ.v.C, trong đó có A=300. 1
  2. a. Tìm chiều dài, liên kết hidro và chu kì xoắn của gen. b. Tìm số liên kết hóa trị giữa các nu trong gen. Câu 6: Một gen có chiều dài 0,408  m . Trên mạch 1 của gen có nu A=350, T=450. Ở mạch còn lại của gen có nu X=250. Xác định số nu từng loại trên mỗi mạch đơn của gen. Câu 7: Một gen có 120 chu kì xoắn và có 3075 liên kết hidro. Xác định: a. Số nu mỗi loại của gen. b. Chiều dài gen ra đơn vị  m. Câu 8: Một gen dài 0,51  m, có tích giữa hai loại nu không bổ sung là 6%. Số liên kết hidro của gen nằm từ 3500 – 3600. a. Tính số liên kết hóa trị cuả gen. b. Tỉ lệ % và số nu từng loại của gen. Câu 9: Một gen có tổng liên kết hidro và liên kết hóa trị của gen là 6028, trong đó số liên kết hidro ít hơn liên kết hóa trị là 1168 liên kết. Xác định tỉ lệ % và số nu từng loại của gen. Câu 10: Một gen dài 2040 A0. Mạch đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ các loại nu A, T, G, X lần lượt là 1: 1: 3: 3. Xác định: a. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nu trong từng mạch đơn của gen. b. Tỉ lệ % và số nu từng loại trong cả hai mạch của gen ( của gen). Câu 11: Một gen dài 0, 306  m. Trên mạch thứ nhất của gen có A = G, T/X = 7/2. T/A = 7/3. Tính số nu từng loại của gen. Câu 12: Một gen dài 0,51  m và có 3900 liên kết hidro. Mạch đơn thứ nhất của gen có số nu loại A = 150, mạch đối diện có X = 300 số nu của mạch. Hãy xác định: a. Tỉ lệ % và số nu từng loại của gen. b. Tỉ lệ % và số nu từng loại trong mỗi mạch đơn của gen. Câu 13: Một mạch đơn của gen có tổng hai loại nu A và T chiếm 20% số nu trong toàn mạch, trong đó A = 1/3T. Ở mạch kia, hiệu số giữa nu loại G với X chiếm 10% tổng số nu của mạch và có 525 nu loại X. Hãy xác định: c. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nu trong từng mạch đơn của gen. b. Số chu kì xoắn, só liên kết hidro và liên kết hóa trị nối giữa các nu ( giũa các đơn phân) của gen. Câu 14: Trình tự các nu trong 1 gen cấu trúc được bắt đàu như sau: 3’ TAX GTA XGT ATG XAT…5’ 5’ ATG XAT GXA TAX GTA…3’ Hãy viết trình tự bắt đầu của các ribonu trong phân tử ARN được tổng hợp từ gen trên. Câu 15: Cho biết trình tự bắt đầu các ribonu trong 1 phân tử ARN là: 5’ AUG XUA AGX GXA XGX….3’ Hãy đánh dấu chiều và viết trình tự bắt đầu của các cặp nu trong gen đã tổng hợp phân tử ARN nói trên. Câu 16: Một gen có 1701 liên kết hidro tổng hợp phân tử mARN có tỉ lệ các loại ribonu A: U:G:X = 1: 2: 3: 4. Hãy xác định: a. Chiều dài của gen. b. Số nu từng loại của mỗi mạch đơn của gen. c. Số nu từng loại trên cả 2 mạch của gen. Câu 17: Gen có khối lượng 516.103 đ.v.C, tổng hợp phân tử mARN có hiệu số giũa ribonu loại A với ribonu loại X là 35% và hiệu số giữa ribonu loại U với loại G là 5% số ribonu của toàn mạch. Hãy xác định: a. Số nu của gen. b. Tỉ lệ % và số nu từng loại của gen trên. Câu 18: Một phân tử mARN dài 0.2448  m , có tỉ lệ giữa các loại ribonu U = 1/3 A, X = 1/7 G, G = 7/3 U. a. Tính tỉ lệ % và số nu từng loại của phân tử mARN trên. b. Tính tỉ lệ % và số nu từng loại của gen đã phiên mã phân tử mARN trên. Câu 19: Gen có 102 chu kì xoắn và hiệu số giữa 2 loại nu không bổ sung chiếm 30% tổng số nu của gen., trong đó có số nu loại G lớn hơn loại nu kia. Phân tử mARN do gen tổng hợp có 153 ribonu loại A và 35% ribonu loại X. hãy xác định: a. Tỉ lệ % và số nu mỗi loại của gen. b. Tỉ lệ % và số ribonu mỗi loại của phân tử mARN. c. Số nu từng loại trong mỗi mạch đơn của gen. Câu 20: Gen có chiều dài 0.3876  m và 2964 liên kết hidro. Trên mạch khuôn thứ 1 của gen có nu loại T chiếm 30% số nu của mạch. Bản phiên mã từ mạch khuôn của gen có 456 ribonu loại G. Hãy xác định: a. Phân tử mARN do gen tổng hợp có bao nhiêu liên kết hóa trị giữa đường – axit. b. Số nu mỗi loại của gen. c. Số ribonu mỗi loại trong phân tử mARN và số nu mỗi loại trong mạch đơn của gen trên. III. MỘT SỐ CÂU HỎI NGHIỆM LÝ THUYẾT THAM KHẢO. BÀI 8 + 9 + 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC. Câu 1: Tế bào nhân chuẩn không có ở: A. Động vật. B. Thực vật. C. Nấm. D. Vi khuẩn. 2
  3. Câu 2: Đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân chuẩn khác với tế bào nhân sơ là: A. Có màng sinh chất. B. Các bào quan đề u có màng bao bo ̣c. C. Riboxom. D. Chứa ADN. Câu 3: Ở tế bào nhân chuẩn, tế bào chất được xoang hóa là do: A. Có màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất. B. Có các bào quan có màng bọc phâncách với tế bào chất. C. Có hệ thống mạng lưới nội chất. D. Có các ti thể. Câu 4: Cấu trúc dưới đây không có trong nhân của tế bào là: A. Chất dịch nhân. B. Nhâncon. C. Bộ máy Gôngi. D. Chất nhiễm sắc. Câu 5: Thành phần hóa học của chất nhiễm sắc trong nhân tế bào là: A. ADN và prôtêin. B. ARN và gluxit. C. Prôtêin và lipit. D. ADN và ARN. Câu 6: Trong dịch nhân có chứa: A. Ti thể và tế bào chất. B. Tế bào chất và chất nhiễm sắc. C. Chất nhiễm sắc và nhấn con. D. Nhân con và mạng lưới nội chất. Câu 7: Chất nào sau đây có chứa nhiều trong thành phần của nhân con: A. Axit đêôxiribônuclêic. B. Axit ribônuclêic. C. Axit phôtphoric. D. Axit nitric. Câu 8: Đường kính của nhân tế bào vào khoảng: A. 0.5 m . B. 5 m . C. 50 m . D. 5 A0. Câu 9: Chất nhiễm sắc khi co xoắn lại sẽ hình thành cấu trúc nào sau đây: A. Phân tử ADN. B. Phân tử prôtêin. C. Nhiễm sắc thể. D. Ribôxôm. Câu 10: Điều sua đây sai khi nói về nhân con: A. Cấu trúc nằm trong dịch nhân của tế bào. B. Có rất nhiều trong mỗi tế bào. C. Có chứa nhiều phân tử ARN. D. Thường chỉ có 1 trong mỗi nhân tế bào. Câu 11: Hoạt động nào sau đây là chức năng của nhân tế bào: A. Chứa đựng thông tin di truyền. B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. C. Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào. D. Duy trì sự TĐC giữa tế bào và môi trường. Câu 12: Trong tế bào nhân chuẩn, nhân là cấu trúc thường nằm bên trong tế bào chất, thường có dạng…………………… Nhân được bao bọc bởi……………………….,bên trong nhân có chứa dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và …………………………. A. Hình cầu – lớp màng kép – nhân con. B. Hình que – vỏ nhầy – ti thể. C. Hình sợi- lưới nội chất – lạp thể. D. Hình hạt – màng đơn mỏng – bộ máy gôngi. Câu 13: Trong tếbào ribôxôm có thể tìm thấy ở trạng thái nào sau đây: A. Đính trên màng sinh chất. B. Tự do trong tế bào chất. C. Liên kết trên lưới nội chất. D. Tự do trong TBC và liên kết trên lưới nội chất. Câu 14: Thành phần hóa học của ribôxôm gồm: A. ADN, ARN và prôtêin. B. Prôtêin và ARN. C. Lipit, ADN và ARN. D. ADN, ARN và nhiễm sắc thể. Câu 15: Điều không đúng khi nói về ribôxôm là: A. là bào quan không có màng bao bọc. B. Gồm 2 hạt: hạt to, hạtnhỏ. C. Có chứa nhiều phân tử ADN. D. Được tạo bởi 2 thành phần hóa học là prôtêin và ARN. Câu 16: Trong tế bào,hoạt động tổng hợp prôtêin xảy ra ở: A. Ribôxxôm. B. Lưới nội chất. C. Nhân. D. Nhân con. Câu 17: Cấu trúc nào sau đây có ở tế bào động vật: A. Không bào. B. Lục lạp. C. Thành Xenlulozơ. D. Ti thể. Câu 18: Cấu trúc nào sau đây có cả ở tế bào thực vật lẫn tế bào động vật: A. Lưới nội chất. B. Không bào. C. Lục lạp. D. Thành xenlulozơ. Câu 19: Bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào: A. Không bào. B. Trung thể. C. Nhân con. D. Ti thể. Câu 20: Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây: A. Enzim hô hấp. B. Hoocmôn. C. Kháng thể. D. Sắc tố. Câu 21: Chất được chứa đựng trong lớp màng đôi của ti thể được gọi là: A. Chất vô cơ. B. Nước. C. Chất nền. D. Muối khoáng. Câu 22: Loại bào quan có thể tìm thấy trong ti thể là: A. Lục lạp. B. Ribôxôm. C. Bộ máy gôngi. D. Trung thể. Câu 23: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất: A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào hồng cầu. C. Tếbào cơ tim. D. Tế bào xương. Câu 24: Sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ hoạt động của ti thể là chất nào sau đây: A. Pôlisaccaric. B. Axit nuclêic. C. Các chất dự trữ. D. Năng lượng dữ trữ. Câu 25 Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là: A. Có chứa sắc tố quang hợp. B. Có chứa nhiều loại enzim hô hấp. 3
  4. C. Được bao bọc bởi lớp màng kép. D. Có chứa nhiều ATP. Câu 26: Phát biểu nào sau đây khi nói về lục lạp: A. Có chứa nhiều trong các tế bào động vật. B. Có thể không có trong tế bào của cây xanh. C. Là loại bào quan nhỏ bé nhất. D. Có chứa sắc tố diệp lục tạo màu xanh ở lá cây. Câu 27 Chất nền của lục lạp có màu sắc nào sau đây: A. Màu xanh. B. Màu đỏ. C. Màu da cam. D. Không màu. Câu 28: Tên goi Strôma để chỉ cấu trúc nào sau đây: A. Chất nền của lục lạp. B. Màng ngoài của lục lạp. C. Màng trong của lục lạp. D. Enzim quang hợp của lục lạp. Câu 29: Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây: A. Chất nền. B. Các túi tilacôit. C. Màng ngoài lục lạp. D. Màng trong lục lạp. Câu 30: Trong lục lạp ngoài diệp lục tố và enzim quang hợp, còn có chứa: A. ADN và ribôxôm. B. ARN và nhiễm sắc thể. C. Không bào. D. Phôtpholipit. Câu 31: Do có chứa nhiều enzim và ………………………nên lục lạp có thể hấp thụ năng lượng của ánh sáng để thực hiện quá trình ……………………tạo chất hữu cơ cho cây xanh: A. Muối khoáng – Phân giải. B. Ribôxôm – Dị hóa. C. Diệp lục tố - Quang hơ ̣p. D. Chất nền – Quang hợp. Câu 32: Cấu trúc trong tếbào bao gồm các ống và xoang dẹp thông vơi nhau được gọi là: A. Lưới nộichất. B. Chất nhiễm sắc. C. Khung tế bào. D. Màng sinh chất. Câu 33: Màng của lưới nội chất được tạo bởi các thành phần hóa học nào dưới đây: A. Phôpholipit và pôlisaccaric. B/ Prôtêin và phôtpholipit. C. ADN, ARN và phôtpholipit. D. Gluxit, prôtêin, chất nhiễm sắc. Câu 34: Trên màng lưới nội chất hạt có: A. Nhiều hạt có khả năng nhuộm màu bằng dung dịch kiềm. B. Nhiều hạt có thể nhuộm màu bằng dung dịch axit. C. Các ribôxôm gắn vào. D. Chứa nhiề u enzim quang hơ ̣p. Câu 35: Trên màng lưới nội chất trơn có chứa nhiều loại chất nào sau đây: A. Enzim. B. Hoocmôn. C. Kháng thể. D. Pôlisaccarit. Câu 36: Hoạt động nào sau đây xảy ra trên lưới nội chất hạt: A. Ôxi hóa chất hữu cơ tạo năng lượng cho tếbào. B. Tổng hợp các chất bài tiết. C. Tổng hợp pôlisaccarit cho tếbào. D. Tổng hợp prôtêin. Câu 37: Cấu tạo bộ máy gôngi bao gồm: A. Các ống rãnh xếp chồng lên nhau và thông với nhau. B. Các túi màng dẹp xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau. C. Các cấu trúc dạng hạt tập hợp lại. D. Các thể hình cầu có màng kép bao bọc. Câu 38: Trong tế bào thực vật, bộ máy gôngi còn thực hiện chức năng nào sau đây: A. Tạo ra các hợp chất ATP. B. Tham gia quá trình tổng hợp thành xenlulozơ. C. Tổng hợp prôtêin. D. Tổng hợp các enzim cho tếbào. Câu 38: Loại bào quan dưới đây chỉ được bao bọc bởi 1 lớp màng: A. Ti thể. B. Bộ máy gôngi. C. Lục lạp. D. Riboxom Câu 39: Hoạt động dưới đây không phải chức năng của lizôxôm là: A. Phân hủy các tế bào cũng như cácbào quan già. B. phân hủy các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi. C. Phân hủy thức ăn do có nhiều enzim thủy phân. D. Tổng hợp các chất bài tiết cho tế bào. Câu 40:Loại tế bào sau đây có chứa nhiều lizôxôm nhất: A. Tế bào cơ. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào bạch cầu. D. Tế bào thần kinh. Câu 41: Điều sau đây đúng khi nói về không bào là: A. Là bào quan có màng kép bao bọc. B. Có chứa nhiều trong tất cả tế bào động vật. C. Không có ở các tế bào thực vật còn non. D. Tất cả sai Câu 42: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lizôxôm và không bào là: A. Bào quan có lớp màng kép bao bọc. B. Đều có kích thước rất lớn. C. Được bao bọc chỉ 1 lớp màng đơn. D. Đều có trong tế bào thực vật và động vật. Câu 43: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hóa học chính của màng sinh chất: A. Một lớp phôtpholipit và các phân tử prôtêin. B. Hai lớp phôtpholipit và các phân tử prôtêin. C. Một lớp phôtpholipit, không có prôtêin. D. Hai lớp phôtpholipit,không có prôtêin. Câu 44: Trong thành phần của màng sinh chất, ngoài lipit và prôtêin còn có những thành phần nào sau đây: A. Axit ribônuclêic. B. Axit đêôxiribônuclêic. C. Cacbonhiđrat. D. Axit phôtphoric. Câu 45: Ở tế bào động vật, trên màng sinh chất có thêm nhiều phân tử côlestêrôn có tác dụng: A. Tạo ra tính cứng rắn cho màng. B. Làm tăng độ ẩm cho màng sinh chất. C. Bảo vệ màng. D. Hình thành cấu trúc bền vũng cho màng. Câu 46: Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc. Cấu tạo này có ở loại tế bào nào sau đây: 4
  5. A. Thực vật và động vật. B. Động vật và nấm. C. Nấm và thực vật. D. Động vật và vi khuẩn. Câu 47: Thành tế bào thực vật có thành phần hóa học chủ yếu bằng chất: A. Xenlulozơ. B. Phôtpholipit. C. Côlestêrôn. D. Axit niclêic. Câu 48: Tính vững chắc của thành tếbào nấm có được nhờ vào chất nào dưới đây: A. Cacbonhiđrat. B. Kitin. C. Triglixêric. D. Prôtêin. BÀI 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT. Câu 1: Điều dưới đây đúng khi nói về sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào là: A. Cần có năng lượng cung cấp cho quá trình vận chuyển. B. Chất được chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. C. Tuân theo quy luật khuếch tán. D. Chỉ xảy ra ở động vật không xảy ra ở thực vật. Câu 2: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào sau đây: A. Hòa tan trong dung môi. B. Dạng tinh thể rắn. C. Dạng khí. D. Dạng tinh thể rắn và dạng khí. Câu 3: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuếch tán là: A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng. B. là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương. D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng. Câu 4: Sự thẩm thấu là: A. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng. B. Sự khuếch tán của các phân tử đường qua màng. C. Sự di chuyển của các ion qua màng. D. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng. Câu 5: Câu có nội dung đúng sau đây là: A. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. B. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu. C. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng. D. Sự khuếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động. Câu 6: Nguồn năng lượng nào sau đây trực tiếp cung cấp cho quá trình vận chuyển chất chủ động trong cơ thể sống. A. ATP. B. ADP. C. AMP. D. Hóa năng. Câu 7: Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hóa qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau đây: A. Vận chuyển khuếch tán. B. Vận chuyển thụ động. C. Vận chuyển tích cực. D. Vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động Câu 8: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế: A. Thẩm thấu. B. Khuếch tán. C. Chủ động. D. Thụ động. Câu 9: Hình thức vận chuyển chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là: A. Khuếc tán. B. Thực bào. C. Thụ động. D. Tích cực. Câu 10: Khi màng tế bào lõm xuống và tách ra để tóm lấy thức ăn, bộ phận được tách ra gọi là: A. Gian bào. B. Quản bào. C. Không bào. D. Thực bào. BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT. Câu 1: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là: A. Động năng và thế năng. B. Hóa năng và điện năng. C. Điện năng và thế năng.D. Động năng và hóa năng. Câu 2: Thế năng là: A. Năng lượng giải phóng khi phân giải chất hữu cơ. B. Năng lượng ở trạng thái tiềm ẩn. C. Năng lượng mặt trời. D. Năng lượng cơ học. Câu 3: Năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là: A. Hóa năng. B. Điện năng. C. Nhiệt năng. D. Động năng. Câu 4: Ađênôzin triphôtphat là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây: A. ADP. B. AMP. C. ATP. D. NADH. Câu 5: Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP: A. Bazơ nitơ. B. Nhóm phôyphat. C. Đường. D. Prôtêin. Câu 6: Đường cấu tạo của phân tử ATP là: A. Đêôxiribozơ. B. Xenlulozơ. C. Ribozơ. D. Saccarozơ. Câu 7: Loại bazơ nitơ có trong phân tử ATP là: A. Ađênin. B. Uraxin. C. Timin. D. Guanin. Câu 8: Ngoài bazơ nitơ, hai thành phần còn lại của phân tử ATP là: A. 3 phân tử đường ribozơ và 1 nhóm phôtphat. B. 1 phân tử đường ribozơ và 3 nhóm phôtphat. C. 3 phân tử đường Đêôxiribozơ và 1 nhóm phôtphat. D. 1 phân tử đường Đêôxiribozơ và 3 nhóm phôtphat. Câu 9: Năng lượng của ATP tích lũy ở: A. Cả 3 nhóm phôtphat. B. Hai liên kết phôtphat gần phân tử đường. C. Hai liên kết phôtphat ở cuối cùng D. Chỉ 1 liên kết phôtphat ngoài cùng. 5
  6. Câu 10: Quang năng là: A. Năng lượng của ánh sáng. B. Năng lượng trong các liên kết phôtphát của ATP. C. Năng lượng được sản sinh ra từ oxi hóa của ti thể. D. Năng lượng sản sinh từ phân tử ATP. Câu 11: Để tiến hành quang tổng hợp, cây xanh đa hấp thụ năng lượng nào sau đây: A. Hoá năng. B. Nhiệt năng. C. Điện năng. D. Quang năng. Câu 12: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP: A. Sinh trưởng ở cây xanh. B. Sự khuếch tán vật chất qua màng TB. C. Sự co cơ ở động vật. D. Sự vận chuyển oxi của hổng cầu ở người. Câu 13: Qua quang hợp tạo chất đường, cây xanh đã thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng nào sau đây: A. Từ hóa năng sang quang năng. B. Từ quang năng sang hóa năng. C. Từ hóa năng sang nhiệt năng. D. Từ thế năng sang động năng. BÀI 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT. Câu 1: Hoạt động nào sau đây là của enzim: A. Xúc tác các phản ứng TĐC. B. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được. C. Điều hòa các hoạt động sống của cơ thể. D. Cả 3 hoạt động trên. Câu 2: Enzim có bản chất là: A. Pôlisaccarit. B. Monôsaccarit. C. Prôtêin. D. Phôtpholipit. Câu 3: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là: A. Enzim là 1 chất xúc tác sinh học. B. Enzim được cấu tạo từ các đisaccarit. C. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng. D. Ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra. Câu 4: Cơ chất là: A. Chất tham gia cấu tạo enzim. B. Sản phẩm tạo ra từ phản ứng do enzim xúc tác. C. Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác. D. Chất tạo ra do nhiều enzim liên kết lại. Câu 5: Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của enzim lên các phản ứng là: A. Tạo ra sản phẩm trung gian. B. Tạo enzim – cơ chất. C. Tạo sản phẩm cuối cùng. D. Giải phóng enzim khỏi cơ thể. Câu 6: Enzim có đặc tính nào sau đây: A. Tính đa dạng. B. Tính chuyên hóa. C. Tính bền với nhiệt độ cao. D. Hoạt tính yếu. Câu 7: Enzim sau đây hoạt động trong môi trường axit có pH = 2 là: A. Amilaza. B. Saccaraza. C. Pepsin. D. Mantaza. Câu 8: Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzim trong cơ thể người là: A. 150 C – 200 C. B. 200 C – 250 C. C. 250 C – 300 C. D. 350 C – 400 C. Câu 9: Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó: A. Enzim bắt đầu hoạt động. B. Enzim ngừng hoạt động. C. Enzim có hoạt tính cao. D. Enzim có hoạt tính thấp nhất. Câu 10: Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của enzim, thì điều nào sau đây đúng: A. Hoạt tính enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ. B. Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính enzim. C. Hoạt tính enzom giảm khi nhiệt độ tăng lên. D. Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoạt tính enzim. Câu 11: Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzim là: A. Hoạt tính enzim tăng lên. B. Hoạt tính enzim giảm dần và có thể mất hoàn toàn. C. Enzim không thay đổi hoạt tính. D. Phản ứng luôn dừng lại. Câu 12: Phần lớn enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây: A. Từ 2 đến 3. B. Từ 4 đến 5. C. Từ 6 đến 8. D. Trên 8. Câu 13: Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: A. Nhiệt độ. B. Độ pH của môi trường. C. Nồng độ cơ chất và nồng độ enzim. D. Cả 3 yếu tố trên. Câu 14: Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccarozơ là: A. Saccaraza. B. Urêaza. C. Lactaza. D. Enterôkinaza. Câu 15: Enzim prôtêaza có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây: A. Phân giải lipit thành axit béo và glixêrol. B. Phân giải đisaccarit thành monôsaccarit. C. Phân giải đường lactozơ. D. Phân giải prôtêin. Câu 16: Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi enzim: A. Nuclêôtiđaza. B. Nuclêaza. C. Peptiđaza. D. Amilaza. IV. MỘT SỐ BÀ I TẬP TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO. Câu 1: Một gen có chiều dài 0,306 micrômet .Số vòng xoắn (vòng) và khối lượng phân tử(đ.v.C) của gen lần lượt là: A. 90 và 54000 B. 90 và 540000 C. 900 và 540000 D. 540 và 900000 Câu 2: Một phân tử mARN có tỉ lệ giữa các loại ribônu A=2U=3G=4X. Tỉ lệ % từng loại ribônu A,U,G,X lần lượt là: 6
  7. A. 48%, 16%, 24%, 12%. B. 10%, 20%, 30%, 40%. C. 24%, 48%, 12%, 16%. D. 48%, 24%, 16%, 12%. Câu 3: Một gen có 480G và A = 35% tổng số nu của gen. Số liên kết hóa trị giữa đường và axít trên 1 mạch của ADN: A. 6399. B. 6398. C. 3198. D. 3199. Câu 4: Một phân tử ADN có 125 nu loại A và 400 nu loại G. Tổng số nu của ADN trên là: A. 1050. B. 525. C. 1500. D. 2100. Câu 5: Một ADN có %X = 15%.Trên mạch 1 của gen có A = 120 (nu) và T = 230 (nu) ,số liên kết hidro là A. 1150 B. 2565 C. 2275 D. 1350 Câu 6: Gen có 2760 liên kết hiđrô tổng hợp phân tử mARN có tỉ lệ các loại ribônu A:U:G:X = 4:3:2:1. Sô nu từng loại A,T,G,X trong mạch mã gốc của gen lần lượt là: A. 360, 480, 120, 240 B. 120, 360, 240, 180. C. 360, 120, 180, 240. D. 480, 360, 240, 120. Câu 7: Một gen dài 510 nm. Phân tử ARN do gen này tổng hợp có khối lượng là A. 9 .105. B. 9 .104. C. 33.104. D. 45.104. Câu 8: Một phân tử ADN có hiệu số giữa nu loại G với một loại nu khác là 450 nu. Phân tử ARN được tổng hợp từ ADN nói trên có U + A= 600 nu. Số lượng từng loại nu của ADN là A. A = T = 600 . G = X = 450. B. A = T = 600. G = X = 900. C. A = T = 1200. G = X = 500. D. A = T = 600. G = X = 1050. Câu 9: Một phân tử mARN có khối lượng là 420000 đvc, trên mARN có tỉ lệ các loại nu như sau : G : X : U : A = 4 : 5 : 2 : 3. Số nu A,U,G,X trên mARN lần lượt sẽ là A. 300, 200, 400, 500. B. 400, 500, 200, 300, C. 200, 300, 400, 500. D. 500, 400, 200, 300. Câu 10: Một đoạn ADN có tổng số liên kết hidro là 5700 và X = 18,75 % số nu của ADN. Thì tổng số liên kết cộng hóa trị giữa đường và axit photphoric của đoạn ADN trên là A. 9598 B. 4799 C. 4798 D. 2399 Câu 11: Một phân tử ADN có 36000 nu và tổng số giữa nu loại T với một loại nu khác bằng 40% so với số nu của ADN. Số liên kết hiđrô của ADN này là A. 48600. B. 93600. C. 43200. D. 46800. Câu 12: Gen dài 3417 A0 có số liên kết hidro giữa G và X bằng số liên kết hidro giữa A và T. Số nu từng loại của gen là A. A = T = 402 ;G = X = 603. B. A = T = G = X = 402. C. A = T = 603 ;G = X = 402. D. A = T = 603 ; G = X = 1809. Câu 13: Một đoạn ADN chứa 3000 nuclêôtit. Tổng số liên kết cộng hóa trị giữa đường và axit của đoạn ADN này là A. 5998 B. 3000 C. 6000 D. 2998 Câu 14: Phân tử ADN có chiều dài 408nm, thì số nucleotit của ADN này là A. 3600 B. 1800 C. 2400 D. 3000 Câu 14: Trên mạch một của phân tử ADN có A = 20%, T = 30%, G = 15%, X = 420. Số liên kết hydro của ADN là A. 2400. B. 2398. C. 4798. D. 3000 Câu 16: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là A. 10%. B. 30%. C. 40%. D. 20%. Câu 17: Một ADN có tổng số 2 loại nuclêôtít bằng 40% so với số nuclêotít của ADN. Số liên kết hiđrô của ADN này bằng 3900. Số lượng từng loại nuclêôtit của ADN là A. A = T = 750. G = X = 800. B. A = T = 900. G = X = 700. C. A = T = 1200. G = X = 500. D. A = T = 600. G = X = 900 Câu 18: Một phân tử mARN có chiều dài 4080 Å, trên mARN có tỉ lệ các loại nucleotit: G : X : U : A = 3 : 4 : 2 : 3. Số nucleotit từng loại của mARN trên là A. A = 150; U = 100; G = 150; X = 200. B. A = 300; U = 400; G = 200; X = 300. C. A = 600; U = 400; G = 600; X = 800. D. A = 300; U = 200; G = 300; X = 400. Câu 19: Gen có A> G và có A2 + G2 = 17%. Gía trị nào sau đây đúng ? A. A = T = 40%; G = X = 10% B. A2 = 10%; G2 = 7% C. A = T = 10%; G = X = 40% D. A + T = G + X = 50% Câu 20: Các nu trên mạch 1 là A1, T1, G1, X1, trên mạch 2 là A2, T2, G2, X2 .Biểu thức nào sau đây đúng ? A. A1 + T2 + G1 + X2 = 100%N1 B. A1 + T1 + G1 + G2 = 100%N2 C. A1 + T2 + G1 + G2 = 100%N1 D. A1 + T1 + G1 + X1 = 50%N2 Câu 22: Một gen có 360 nu loại A và có G = 30% tổng số nu. Số liên kết hóa trị giữa các nu và số liên kết hidro của gen lần lượt là A. 1799 và 2430 B. 899 và 2430 C. 899 và 2340 D. 1798 và 2340 Câu 23: Một gen dài 0,306 micrometvà có hiệu số giữa nu loại G với nu loại khác là 324 (nu ).Tỉ lệ % từng loại nu của gen trên là A. %A=%T= 32,5%; %G=%X= 17,5% B. %A=%T= 34% ;%G=%X=66% C. %A=%T=16%; %G=%X= 34% D. %A=%T= 34% ;%G=%X= 16% Câu 24: Cho 1 đoạn gen có tỉ lệ nu ở 1 mạch là A+G/T+X= 1/2, tỉ lệ này ở mạch bổ sung là 7
  8. A. 4 B. 1 C. 2 D. 1/2 Câu 25: Một phân tử mARN có hiệu số giữa A và G là 7 %và U và X là 13% .Tỉ lệ % từng loại Nu của gen tổng hợp nên phân tử mARN trên là: A. A=T= 20%,G=X=30% B. A=T= 15%,G=X=35% C. A=T= 35%,G=X=15% D. A=T=30%,G=X=20% Câu 26: Gen A có 2400 Nu. Chiều dài của gen A là: A. 3060 A0. B. 4080 A0. C. 2040 A0. D. 5100 A0. Câu 27: Phân tử mARN có A= 480 và G -X=U. Gen tổng hợp mARN có A= 3/2G. Mạch đơn của gen có G = 30% số nu của mạch. Số lượng mỗi loại ribônu A,U,G,X trên mARN lần lượt là: A. 480, 120, 360, 240. B. 480, 360, 240, 120. C. 480, 240, 120, 360. D. 480, 240, 360, 120. Câu 28: Gen có A = 35% và G = 243 nu. Số chu kì xoắn của gen là: A. 405. B. 567. C. 162. D. 81. Câu 29: Một phân tử mARN có khối lượng phân tử là 504000 đ.v.C.Biết khối lượng phân tử của U=T=X=300 đ.v.C và A=G=400 đ.v.C và trong phân tử mARN có U+X gấp 16/9 tổng A+G. Chiều dài của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN nói trên ( tính ra đơn vị nm): A. 2550 B. 5100. C. 510. D. 255. Câu 30: Gen B dài 5100 A0, có A + T = 60% số nu của gen. Số nu từng loại của gen B là: A. A = T = 700 Nu, G = X = 800 Nu. B. A = T = 900 Nu, G = X = 600 Nu. C. A = T = 600 Nu, G = X = 900 Nu. D. A = T = 800 Nu, G = X = 700 Nu. Câu 31: Mạch đơn của gen có tỉ lệ A/G = 1/7; T/X=1/3 và G /T=7/3. Tỉ lệ % từng loại nu của gen là: A. A=T =20%, G=X =30%. B. A=T =10%, G=X =40%. C. A=T =15%, G=X =35%. D. A=T =40%, G=X =10%. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1