intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ VẬT LÍ – HÓA HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 11 I. Nội dung ôn tập: Từ bài 1 đến bài 13. II. Thời lượng kiểm tra: 45 phút – không kể thời gian phát đề III. Cấu trúc đề kiểm tra: Gồm 2 phần Phần 1: Trắc nghiệm với 3 dạng thức (8 điểm) 1 - Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (14 câu - 3,5 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm 2 - Các câu hỏi trắc nghiệm dạng thức đúng- sai (3 câu - 3 điểm) - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 01 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 01 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 01 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 01 câu hỏi được 1 điểm. 3 - Các câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn câu (6 câu – 1,5 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Phần 2: Tự luận (2 điểm) IV. Bài tập ôn tập PHẦN I – TRẮC NGHIỆM Bài 1: Dao động điều hoà Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Dao động là chuyển động có A. giới hạn trong không gian lập đi lập lại nhiều lần quanh một VTCB. B. qua lại hai bên VTCB và không giới hạn không gian. C. vị trí lặp đi lặp lại nhiều lần có giới hạn trong không gian. D. trạng thái chuyển động được lập lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. Câu 2. Chu kì dao động là: A. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s B. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu. C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại trạng thái ban đầu. D. Khoảng thời gian dể vật đi từ bên này sang bên kia của quỹ đạo chuyển động. Câu 3. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x = 2πcos(πt + 1,5π) cm, với t là thời gian. Pha dao động là A. 2π. B. 1,5π. C. πt + 1,5π. D. π. Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x  10cos(4 t   ) (x tính bằng cm và t tính bằng s). Chất điểm này dao động với tần số là A. 4 Hz B. 2Hz. C. 0,5 Hz. D. 4 Hz.   Câu 5. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x  8cos  2t   cm . Độ dài quỹ đạo của dao động là: l = 2A =  3 16cm A. 8 cm. B. 4 cm. C. 16 cm. D. 32 cm. Câu 6. Một vật thực hiện dao động điều hòa theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin. B. Độ dịch chuyển của vật bằng quãng đường. C. Li độ của vật tỉ lệ thuận với thời gian dao động. D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng. Câu 7. Đồ thị li độ - thời gian của một vật dao động điều hòa mô tả trên hình vẽ. Chu kì dao động của vật là: A. 2 s. B. 40 s. C. 3 s. D. 4 s. Câu 8. Một vật dao động điều hòa với phương trình   x  10cos  5t   cm, (t tính bằng s). Li độ của vật tại thời  3 1 điểm t  s tương ứng là: 15 A. 5 3 cm. B. 5 cm. C. – 5 cm . D. - 5 3 cm. 1
  2. Câu 9. Vật có đồ thị li độ dao động như hình vẽ. Biên độ và li độ của vật tại thời điểm t = 0,5s là: A. A = 2 cm, x = 2 cm. B. A = 4 cm, x = 2 cm. C. A = 2 cm, x = -2 cm. D. A = 4 cm, x = -2 cm. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. π Câu 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(πt + ) (x: cm; t: s). 3 a) Biên độ dao động của vật A = 10cm. π b) Pha dao động của vật ở thời điểm t là (rad). 3 c) Li độ dao động của vật ở thời điểm t = 0,5 s là x = -5 3 cm. d) Đồ thị li độ - thời gian của vật được biểu diễn như hình vẽ Câu 2: Pit-tông của một động cơ đốt trong dao động trên một đoạn thẳng dài 16 cm và làm cho trục khuỷu của động cơ quay đều với vận tốc 1200 vòng/phút. a) Biên độ dao động của điểm A trên mặt pít-tông là 16cm. b) Tốc độ góc quay của trục khuỷu động cơ là 20 rad/s. c) Chu kì dao động của pít-tông (ứng với 1 chuyển động lên xuống toàn phần) là 0,05s. d) Một máy phát điện sử dụng pit-tông của một động cơ đốt trong như trên trong thời gian 30 phút. Quãng đường mà pít-tông đã di chuyển được là 11,52km. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một vật dao động điều hoà, trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì dao động của vật là bao nhiêu giây? Câu 2: Một vật dao động điều hoà trên trục Ox. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của li độ có dạng như hình vẽ bên. Tính chu kì dao động của vật theo đơn vị giây? Câu 3: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x  4 cos  2 t  (cm) 2 ( t tính bằng giây). Quãng đường mà con lắc này đi được trong khoảng thời gian t  s 3 là bao nhiêu cm? Bài 2: Mô tả dao động điều hoà Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong dao động điều hòa, đại lượng thay đổi theo thời gian là A. chu kì. B. pha ban đầu. C. biên độ. D. pha dao động. Câu 2. Đại lượng nào dưới đây đặc trưng cho độ lệch về thời gian giữa hai dao động điều hoà cùng chu kì? A. Độ lệch pha. B. Pha. C. Pha ban đầu. D. Li độ. Câu 3. Hai vật dao động điều hoà có li độ được biểu diễn trên đồ thị li độ - thời gian như Hình 1.1. Phát biểu nào dưới đây mô tả đúng tính chất của hai vật? A. Hai vật dao động cùng tần số, cùng pha. B. Hai vật dao động cùng tần số, vuông pha. C. Hai vật dao động khác tần số, cùng pha. D. Hai vật dao động khác tần số, vuông pha. Câu 4: Trong dao động điều hòa, đại lượng phụ thuộc vào cách kích thích cho vật dao động là A. biên độ. B. chu kì. C. tần số. D. Tần số góc. Câu 5. Hai chất điểm dao động điều hoà có phương trình li độ theo thời gian là: 𝑥 = 10cos 𝑡 + (cm) và 𝑥 = 8 cos . 𝑡 − (𝑐𝑚). Tại thời điểm t vật 1 có li độ 6 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Thì vật 2 có li độ A. −6 cm đang hướng về vị trí biên. B. - 4,8 cm đang hướng về vị trí cân bằng. C. 6 cm đang hướng về vị trí cân bằng. D. 4,8 cm đang hướng về vị trí biên. Câu 6. Một vật dao động điều hoà có phương trình 𝑥 = 2cos 5𝑡 − (cm). Vào thời điểm ban đầu A. vật qua vị trí li độ 1cm, theo chiều dương. B. vật qua vị trí li độ 1cm, theo chiều âm. C. vật qua vị trí li độ -1cm, theo chiều dương. D. vật qua vị trí li độ -1cm, theo chiều âm. Câu 7. Một chất điểm dao động điều hoà có tần số góc 𝜔 = 10𝜋(rad/s). Tần số của dao động là A. 5 Hz. B. 10 Hz. C. 20 Hz. D. 5𝜋Hz. 2
  3. Câu 8. Đồ thị li độ-thời gian của vật dao động điều hòa như hình bên. Lúc ban đầu vật đang ở A. đang ở biên âm. B. vị trí cân bằng và chuyển động theo chiều âm. C. đang ở biên dương. D. vị trí cân bằng và chuyển động theo chiều dương. Câu 9. Đồ thị li độ-thời gian của vật dao động điều hòa như hình bên. Chu kì dao động của vật là A. 1,0s. B. 2,0s. C. 3,0s. D. 4,0s Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một vật dao động điều hòa có phương trình x= - 4.cos(2πt) (cm). a) vật dao động có biên độ -4cm. b) quỹ đạo chuyển động của vật là đoạn thẳng dài 8cm. c) pha ban đầu của dao động là π (rad) d) quãng đường lớn nhất vật đi được trong 0,25s là 4 2 cm. Câu 2: Khi tiến hành thí nghiệm khảo sát vật nặng của con lắc lò xo đang dao động bằng cách sử dụng thước thẳng, bạn học sinh ấy thấy rằng vật nặng dao động từ vị trí 1cm đến vị trí 11cm trên thước. Và bạn đo thời gian con lắc thực hiện 10 dao động toàn phần trong thời gian 5s. a) biên độ dao động vật bằng 10cm. b) chu kì dao động 2s c) quãng đường vật đi được trong 1 dao động là 20cm. d) nếu chọn gốc thời gian lúc vật ở vị trí cao nhất, thì khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều đang đi xuống lần thứ 2024 là lúc 1011,625s Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Sau khi chạy một quãng đường ngắn, nhịp tim của một bạn học sinh là 90 nhịp mỗi phút. Tần số đập của tim bạn học sinh đó là bao nhiêu Hz ? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười). Câu 2: Chu trình làm việc của động cơ xăng 4 kì được mô tả như hình bên. Chuyển động của piston trong 1 chu trình gồm Kì 1: Kì nạp-Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD nhờ trục khuỷu dẫn động, xupáp nạp mở, xupáp thải đóng. Kì 2: Kì nén-Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, cả hai xupáp đều đóng. Kì 3: Cháy dãn nở - Kì nổ-Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng. Kì 4: Thải-Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, xupáp nạp đóng, xupáp thải mở. Vậy khi piston thực hiện 5 chu trình thì trục khuỷu quay được bao nhiêu vòng? Câu 3: Cho đồ thị li độ theo thời gian của hai vật dao động điều hoà trên hai đường thẳng song song, có gốc tọa độ cùng nằm trên đường thẳng vuông góc với quỹ đạo 2 vật, như hình vẽ. Tìm thời điểm lần đầu tiên hai vật đi ngang qua nhau theo đơn vị giây ? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) Bài 3: Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hoà Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong dao động điều hoà thì li độ, vận tốc và gia tốc là những đại lượng biến đổi theo hàm sin hoặc cosin theo thời gian và A. cùng biên độ. B. cùng pha ban đầu. C. cùng chu kỳ. D. cùng pha dao động. Câu 2. Khi vật dao động điều hoà, đại lượng không thay đổi theo thời gian là A. tốc độ. B. thế năng. C. gia tốc. D. tần số Câu 3. Gia tốc của một vật dao động điều hòa được tính bởi công thức A. a = −ω x. B. a = ω x. C. a = −ωx . D. a = −ωx. Câu 4: Phương trình li độ của một vật dao động điều hoà có dạng x  Acos  t    . Tại vị trí biên, gia tốc của vật có độ lớn là A. ωA . B. ω A . C. ω A. D. ωA. Câu 5. Một vật dao động điều hòa. Khi vật đi từ vị trí có gia tốc cực tiểu đến vị trí có gia tốc cực đại thì tốc độ của vật A. giảm rồi tăng. B. tăng rồi giảm. C. giảm. D. tăng. Câu 6. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng. Khi vật chuyển động nhanh dần theo chiều dương thì giá trị của li độ x và vận tốc v là A. x > 0 và v > 0. B. x < 0 và v > 0. C. x < 0 và v < 0. D. x > 0 và v < 0. 3
  4. Câu 7. Một chất điểm dao động có phương trình x  6cos  t  x tính bằng cm, t tính bằng giây] Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chu kì dao động là 0,5 s. B. Tốc độ cực đại của chất điểm là 18,8 cm/s. C. Gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại là 113 cm/s2. D. Tần số của dao động là 2 Hz. Câu 8. Đồ thị quan hệ giữa li độ và gia tốc là A. đoạn thẳng qua gốc tọa độ. B. đường hình sin. C. đường elip. D. đường thẳng qua gốc tọa độ. Câu 9. Tìm phát biểu sai khi nói về dao động điều hoà. A. Gia tốc sớm pha π so với li độ. B. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau. C. Vận tốc luôn trễ pha 𝜋⁄2 so với gia tốc. D. Vận tốc luôn sớm pha 𝜋⁄2 so với li độ. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tốc độ cực đại là 8π cm/s. a) Vật dao động điều hòa theo quỹ đạo hình sin. b) Vận tốc của vật biến thiên điều hoà theo thời gian. c) Tốc độ vật đạt cực đại khi vật đến vị trí biên. d) Gia tốc cực đại của vật là 16π2 (cm/s2). Câu 2: Hình bên là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa gia tốc a và vận tốc v của một vật dao động điểu hòa trên trục Ox. a) Gia tốc a và vận tốc v ngược pha nhau. b) Gia tốc cực đại bằng 6𝜋 (cm/s2) c) Khi vật đạt tốc độ cực đại thì gia tốc có độ lớn cực đại. d) Biên độ của vật là 9 cm Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một con lắc lò xo dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang (vị trí cân bằng ở O). Ở li độ -2 cm, vật nhỏ có gia tốc 8 m/s2. Lấy 𝜋 = 3,14. Tần số của con lắc lò xo bằng bao nhiêu Hz. (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) Câu 2: Một vật dao động điều hoà với biên độ A. Khi vật đi qua vị trí có li độ − thì có tốc độ là 8π√3 cm/s. Tính tốc độ trung bình của vật trong một chu kì theo đơn vị cm/s. (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị) Câu 3: Phương trình vận tốc của một vật dao động điều hoà là v = 120cos(20t) (cm/s) với t đo bằng giây. Vào thời điểm t = (T là chu kì dao động) thì vật có li độ là bao nhiêu cm? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười) Bài 4: Bài toán về dao động điều hoà Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đối với dao động điều hòa, số lần dao động được lặp lại trong một đơn vị thời gian gọi là A. tần số góc. B. pha dao động. C. tần số dao động. D. chu kì dao động. Câu 2. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(4πt) cm. Biên độ dao động của vật là A. A = 5 m. B. A = 5 cm. C. A= –5 cm. D. A = 10 cm. Câu 3. Một dao động điều hoà có phương trình x = 6cos(4πt) cm thì tần số góc của dao động là A. 2 Hz. B. 4π rad. C. 4π rad/s. D. 0,4 s. Câu 4: Một vật đặt vào đầu lò xo và cho dao động điều hòa với biên độ 10 cm, phải mất 2 giây để hoàn thành một dao động. Đồ thị nào sau đây thể hiện những thông tin này? A. Hình 2. B. Hình 4. C. Hình 1. D. Hình 3. 4
  5. Câu 5. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Pha ban đầu của dao động là A. 0,5π rad. B. – 0,5π rad. C. 0,25π rad. D. π rad. Câu 6. Một dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos  4πt  cm , li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 s là A. 4,56 cm. B. -10 cm. C. 5cm. D. 10 cm. Câu 7. Một dao động điều hòa đơn giản thực hiện được 5 dao động điều hòa trong thời gian 4,8 s. Chu kỳ (T) của dao động này là A. 4,8 s. B. 0,96 s. C. 9,8 s. D. 9,6 s. Câu 8. Pit-tông của một động cơ đốt trong dao động trên một đoạn thẳng dài 24 cm và làm cho trục khuỷu của động cơ quay đều. Biên độ dao động của một điểm trên pit-tông là bao nhiêu cm? A. 24 cm B. 6 cm C. 48 cm D. 12cm Câu 9. Một chiếc phao trong hồ bơi đang dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt nước. Một người ngồi cạnh hồ thấy khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp chiếc phao nhô lên cao nhất là 3s. Chu kì dao động của chiếc phao là: A. 3 s B. 6 s C. 1,5 s D. 0,75 s Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Dựa vào các đồ thị ở hình 1. Hình 1. Đồ thị li độ, vận tốc, gia tốc theo thời gian của một vật dao động điều hòa a) Biên độ của dao động 2 cm. b) Vận tốc cực tiểu của dao động 30 cm/s. c) Gia tốc cực đại của dao dộng 5 cm/s2. d) Tần số của dao động là 2,5 Hz. Câu 2: Pit-tông bên trong động cơ ô tô dao động lên và xuống khi động cơ ô tô hoạt động như hình vẽ. Các dao động này được coi là dao động điều hòa theo trục Ox dọc theo thân xi lanh động cơ, O là vị trí chính giữa xi lanh. Phương trình li độ của 1 pit-tông là: 𝑥 = 12,5 𝑐𝑜𝑠( 60𝜋𝑡). Trong đó, x tính bằng cm, t tính bằng s. a) Chu kì dao động của một pittong là 30 s. b) Vận tốc cực đại của một pit-tong đạt được trong quá trình chuyển động là 750π cm/s c) Gia tốc cực đại của pit-tong đạt được trong quá trình chuyển động là 45000 cm/s2. Lấy 𝜋 = 10. d) Vị trí của pit-tong tại thời điểm t = 1,25s là ở biên dương. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3  π Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 4cos  πt +   cm, s . Hãy cho biết số dao động toàn  3 phần chất điểm thực hiện được trong 10 s là bao nhiêu?  5  Câu 2: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x  12cos  2t    cm . Tính quãng đường vật đi được  6 trong khoảng thời gian từ t = 1 s đến t = 2,5 s theo cm? Câu 3: Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 5 cm, tốc độ của nó bằng bao nhiêu cm/s ? (lấy 1 chữ số thập phân) Bài 5. Động năng, thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, cơ năng của nó bằng A. tổng động năng và thế năng của vật khi qua một vị trí bất kì. B. thế năng của vật nặng khi qua vị trí cân bằng. C. động năng của vật nặng khi qua vị trí biên. D. động năng tại vị trí vật có li độ bất kì. 5
  6. Câu 2. Một con lắc lò xo dao động điều hoà, cơ năng toàn phần có giá trị là W thì tại vị trí A. biên, dao động động năng bằng W. B. cân bằng, động năng bằng W. C. bất kì, thế năng lớn hơn W. D. bất kì, động năng lớn hơn W. Câu 3. Một chất điểm có khối lượng m đang dao động điều hòa. Khi chất điểm có vận tốc v thì động năng của nó là mv2 𝑨. mv2. B. 𝑪. vm2. D. . 2 Câu 4: . Đối với một chất điểm dao động cơ điều hòa với chu kì T thì động năng và thế năng đều biến thiên tuần hoàn theo thời gian A. nhưng không điều hòa. B. với chu kì T. C. với chu kì T/2. D. với chu kì 2T. Câu 5. Điều nào sau đây là đúng khi nói về động năng và thế năng của 1 vật dao động điều hòa ? A. Động năng của vật tăng và thế năng giảm khi vật đi từ VTCB đến vị trí biên. B. Động năng bằng không và thế năng cực đại khi vật ở VTCB. C. Động năng giảm, thế năng tăng khi vật đi từ VTCB đến vị trí biên. D. Động năng giảm, thế năng tăng khi vật đi từ vị trí biên đến VTCB. Câu 6. Một con lắc đơn dao động điều hoà từ vị trí biên độ cực đại đến vị trí cân bằng có A. thế năng tăng dần. B. động năng tăng dần. C. vận tốc giảm dần. D. vận tốc không đổi. Câu 7. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi A. lò xo không biến dạng B. vật có vận tốc cực đại. C. vật đi qua vị trí cân bằng. D. lò xo có chiều dài cực đại. Câu 8. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa tự do. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ lớn lực đàn hồi vào li độ con lắc. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng thì cơ năng dao động của con lắc bằng A. 2J. B. 1J. C. 0,05J. D. 1,5J. Câu 9. Một vật có khối lượng 2kg dao động điều hòa có đồ thị vận tốc – thời gian như hình vẽ. Động năng cực đại của vật trong quá trình dao động là: A. 0,16 J. B. 6,16 mJ. C. 0,16 mJ. D. 0,96 mJ. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo có độ cứng 40N/ m đang dao động điều hoà với biên độ 5 cm. a) Trong quá trình vật dao động cơ năng của vật được bảo toàn. b) Cơ năng của vật có giá trị là 0,032 J khi vật qua vị trí có li độ là 3 cm c) Động năng của vật có giá trị là 0,032J khi vật qua vị trí có li độ 3 cm. d) Nếu giữ nguyên khối lượng của vật và thay đổi lò xo có độ cứng tăng lên 2 lần mà vẫn giữ cho vật dao động có biên độ 5 cm thì cơ năng của vật tăng lên 2 lần so với ban đầu Câu 2: Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng 100 g và 1 lò xo có độ cứng 100 N/m dao động điều hoà với biên độ A trên mặt phẳng nằm ngang. Khi thế năng của vật gấp đôi động năng thì vận tốc của vật là 10 cm/s. Lấy 𝜋 = 10. a) Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động là 10 3(cm / s ) b) Trong quá trình dao động, cơ năng của vật luôn bằng tổng động năng và thế năng tại bất kì vị trí nào c) Tần số góc của dao động là 10 ( rad / s ) . d) Động năng của con lắc biên thiên với chu kì 0,2 s. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Con lắc lò xo có khối lượng m  400 gam , độ cứng k =160 N/m dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Biết khi vật có li độ 2 cm thì vận tốc của vật bằng 40 cm/s. Năng lượng dao động của vật là bao nhiêu J? ((làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) Câu 2: Con lắc lò xo nằm ngang có k = 100 N/m, m =1kg dao động điều hoà. Khi vật có động năng 10 mJ thì cách vị trí cân bằng 1 cm khi có động năng 5m J thì cách vị trí cân bằng một đoạn là bao nhiêu cm? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) Câu 3: Một vật có khối lượng 2 kg dao động điều hòa có đồ thị vận tốc – thời gian như hình . Xác định động năng cực đại của vật trong quá trình dao động theo đơn vị Jun. 6
  7. Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tìm phát biểu sai. Dao động tắt dần là dao động có A. tần số giảm dần theo thời gian. B. cơ năng giảm dần theo thời gian. C. biên độ dao động giảm dần theo thời gian. D. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh. Câu 2. Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do A. Trọng lực tác dụng lên dây treo. B. Lực đàn hồi tác dụng lên dây treo. C. Lực cản của môi trường. D. dây treo có khối lượng đáng kể. Câu 3. Chọn câu sai: A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn. B. Dao động cưỡng bức là dao động điều hòa. C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. D. Biên độ dao động cưỡng bức giảm dần theo thời gian. Câu 4. Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là: A. Biên độ và gia tốc của vật dao động. B. Chỉ năng lượng của vật dao động. C. Chỉ biên độ của vật dao động. D. Cả biên độ và năng lượng của vật dao động. Câu 5. Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với Chu kỳ T. Chu kì dao động của vật là: A. 1/(T). B. T. C. 2T. D. T/2. Câu 6. Một hệ dao động diều hòa với tần số dao động riêng 4 Hz. Tác dụng vào hệ dao động đó một ngoại lực có biểu thức f = Focos(8πt + π/3) N thì A. hệ sẽ dao động cưỡng bức với tần số dao động là 8 Hz. B. hệ sẽ dao động với biên độ cực đại vì khi đó xảy ra hiện tượng cộng hưởng. C. hệ sẽ ngừng dao động vì do hiệu tần số của ngoại lực cưỡng bức và tần số dao động riêng bằng 0. D. hệ sẽ dao động với biên độ giảm dần rất nhanh do ngoại lực tác dụng cản trở dao động. Câu 7. Một người xách một xô nước đi đều trên đường, mỗi bước đi dài L = 50 cm thì nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất. Tốc độ đi của người đó là v = 2,5 km/h. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là A. 1,44 s. B. 0,35 s. C. 0,45 s. D. 0,72 s. Câu 8. Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, sau ba chu kì đầu tiên, biên độ của nó giảm đi 10%. Phần trăm cơ năng còn lại sau khoảng thời gian đó là A. 81%. B. 6,3%. C. 19%. D. 27%. Câu 9: Một con lắc đơn gồm vật có khối lượng m, dây treo có chiều dài ℓ = 2 m, lấy g = π2. Con lắc dao động điều hòa   dưới tác dụng của ngoại lực có biểu thức F = F0cos  t   (N). Nếu chu kỳ T của ngoại lực tăng từ 2 s lên 4 s thì biên  2 độ dao động của vật sẽ A. tăng rồi giảm. B. chỉ tăng. C. chỉ giảm. D. giảm rồi tăng. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hai dao động được biểu diễn trên đồ thị (x,t) như hình. a) Dao động ứng với đồ thị 1 là dao động tắt dần. Dao động ứng với đồ thị 2 là dao động điều hòa. b) Hai dao động khác tần số. c) Hai dao động cùng chu kỳ. d) Hai dao động ở thời điểm ban đầu (t=0) luôn có cùng năng lượng. Câu 2: Con lắc đơn dài 0,1 m được treo vào trần của một toa xe lửa. Bỏ qua mọi lực cản môi trường, lấy gia tốc trọng trường 9,8 m/s2,  =3,14. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau giữa các thanh ray, mỗi thanh ray dài 12,5m. a) Con lắc dao động điều hòa với tần số riêng gần bằng 1,85 Hz. b) Khi tàu chạy, con lắc luôn thực hiện dao động riêng của nó với chu kì gần bằng 0,63s c) Khi toa xe chạy thẳng đều với tốc độ khoảng 19,8m/s thì con lắc dao động mạnh nhất. d) Khi tàu dừng hẳn, tác dụng lên vật dao động của con lắc đơn một ngoại lực cưỡng bức biến thiện điều hòa biên độ F0 và tần số f1 = 1,2 Hz thì biên độ dao động A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 mà tăng tần số ngoại lực đến f2 = 1,4 Hz thì biên độ dao động ổn định là A2 > A1. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một con lắc dao động tắt dần trong môi trường với lực ma sát rất nhỏ. Cứ sau mỗi chu kì, phần năng lượng của con lắc bị mất đi 10% thì biên độ giảm đi bao nhiêu phần trăm. (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) 7
  8. Câu 2: Một người đi xe đạp chở một thùng nước đi trên một vỉa hè lát bê tông, cứ sau 4,5m có một rảnh nhỏ. Khi người đó chạy với vận tốc 10,8km/h thì nước trong thùng bị văng tung tóe mạnh nhất ra ngoài. Tần số dao động riêng của nước trong thùng là bao nhiêu Hz? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) Câu 3: Một con lắc đơn có độ dài 60cm được treo vào trần một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh xe của toa xe gặp chỗ nối nhau của các đoạn đường ray. Cho biết khoảng cách giữa hai mối nối là 10m. Lấy g =  2 m/s2. Khi xe lửa chạy thẳng đều với tốc độ là bao nhiêu m/s thì biên độ của con lắc sẽ lớn nhất? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm) Bài 8: Mô tả sóng Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chọn phương án sai. Quá trình truyền sóng cơ học là quá trình A. lan truyền các biến dạng cơ học trong môi trường vật chất đàn hồi. B. lan truyền pha dao động giữa các phần tử vật chất có sóng truyền qua. C. lan truyền năng lượng trong môi trường vật chất đàn hồi. D. lan truyền các phần tử vật chất trong môi trường vật chất đàn hồi Câu 2. Trong cùng một môi trường truyền sóng cơ học, tốc độ truyền sóng A. càng lớn nếu tần số của sóng càng lớn. B. càng lớn nếu tần số của sóng càng nhỏ. u(cm) C. càng lớn nếu tần số góc của sóng càng nhỏ. D. có giá trị như nhau với mọi tần số. 6 Câu 3. Một sóng hình sin được mô tả như hình bên. Sóng này có bước sóng bằng 25 50 75 x(cm) 0 A. 25 cm. B. 50 cm. C. 75 cm. D. 6 cm. 6 phương truyền sóng Câu 4. Một sóng truyền trên mặt chất lỏng với tần số 10 Hz. Biết khoảng cách giữa 5 gợn sóng liên tiếp là 1,6 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là A. 0,4 m/s B. 8 m/s C. 1,6 m/s D. 4 m/s. Câu 5. Một nguồn dao động tạo ra sóng trên mặt nước. Biết sóng truyền đi với tốc độ 0,4 (m/s). Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp trên cùng một phương truyền sóng   2 cm . Tần số sóng có giá trị A. f =20 Hz . B. f =40 Hz. C. f =2 Hz. D. f =0,4 Hz. Câu 6. Cường độ sóng được xác định bằng A. Công suất của sóng truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền sóng. B. Năng lượng sóng truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền sóng. C. Năng lượng sóng truyền qua diện tích S vuông góc với phương truyền sóng, trong một đơn vị thời gian. D. Năng lượng sóng truyền qua diện tích S vuông góc với phương truyền sóng trong khoảng thời gian t. Câu 7. Trong quá trình truyên sóng trên mặt nước, càng ra xa nguồn thì đại lượng giảm dần là A. bước sóng. B. tốc độ truyền sóng. C. tần số sóng. D. biên độ sóng. Câu 8. Hình 2.4 bên mô tả quá trình sóng lan truyền trên bề mặt nước. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm A. AB . B. BC . C. CD . D. AC . Câu 9. Một sóng truyền trên dây đàn hồi theo chiều từ trái sang phải như hình vẽ. Xét phần tử sóng tại điểm M trên dây. A. Phần tử tại M đang chuyển động xuống và có tốc độ lớn nhất. B. Phần tử tại M đang chuyển động lên và có tốc độ lớn nhất. C. Phần tử tại M đang đứng yên và sắp chuyển động lên. D. Phần tử tại M đang đứng yên và sắp chuyển động xuống. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một sóng cơ học truyền đi trong nước với tốc độ 2 m/s, tần số dao động của nguồn sóng là 5 Hz. a. Khi sóng truyền từ nước ra ngoài không khí, tần số sóng trong không khí là 5 Hz. b. Bước sóng của sóng này khi truyền sang môi trường không khí giảm đi. c. Bước sóng của sóng này trong nước là 10 m. d. Khoảng cách giữa 3 ngọn sóng liên tiếp trên phương truyền sóng là 0,8 m. 8
  9. Câu 2: Khi một con bọ cánh cam bò trên bãi cát trong phạm vi vài chục xen-ti-mét cách con bọ cạp cát thì con bọ cạp cát quay ngay về phía con bọ cánh cam và xông vào chỗ trú ẩn của nó để giết và ăn thịt nó. Khi con mồi cánh cam làm xáo động cát, nó sẽ gửi đồng thời hai sóng truyền ra môi trường xung quanh, một sóng dọc và một sóng ngang. Sóng dọc truyền đi với tốc độ 150 m/s và sóng ngang truyền đi với vận tốc 50 m/s. Con bọ cạp với tám cái chân vươn đều trong một vòng tròn đường kính chứng 5 cm, bắt được xung dọc trước vì truyền nhanh hơn và biết được hướng của con cánh cam: đó là hướng cái chân nào nhận rung động trước. Sau đó con bọ cạp cảm nhận thời gian t giữa hai lần cảm nhận sự rung động của sóng dọc và sóng ngang. Nhờ đó con bọ cạp dễ dạng nhận được vị trí và bắt được con mồi. a. Trong quá trình truyền sóng, thời gian truyền sóng dọc nhiều hơn thời gian truyền sóng ngang. b. Con bọ cạp dùng sóng dọc để xác định được hướng của con mồi. d c. Nếu d là khoảng cách từ con bọ cạp đến con mồi thì thời gian con bọ cạp cảm nhận được tín hiệu đầu tiên là . 50 d. Nếu thời gian chênh lệch giữa hai tín hiệu sóng dọc và sóng ngang là 4(ms) thì khoảng cách từ con bọ cạp đến con mồi là 30 cm. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một nguồn sóng dao động điều hòa thực hiện 15 dao động trong thời gian 20 giây. Tốc độ truyền sóng là 5m/s. Bước sóng của sóng này có giá trị bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần trăm) Câu 2. Tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng dao động ngược pha cách nhau 0,8 (m). Tần số của sóng âm là bao nhiêu Hz ? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Câu 3: Một sóng cơ được tạo ra trên mặt nước có hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động vuông pha cách nhau 10 cm. Biết khoảng cách từ đỉnh sóng tới vị trí cân bằng của mặt nước là 8 cm. Tính tỷ số giữa tốc độ truyền sóng và tốc độ dao động cực đại của phần tử vật chất của môi trường tại điểm có sóng truyền qua, coi biên độ sóng không đổi. (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười). Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ. Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Chọn câu đúng. A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây. B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang. C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền sóng. D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành. Câu 2. Sóng ngang truyền được trong các loại môi trường nào? A. Cả rắn, lỏng, khí. B. Chỉ truyền được trong chất rắn. C. Chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng. D. Truyền được trong môi trường rắn và lỏng. Câu 3. Khi nói về sóng, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng. B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng. C. Sóng cơ không truyền được trong chân không. D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng. Câu 4. Tìm phát biểu sai khi nói về sóng cơ. A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau. B. Sóng trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng được gọi là sóng dọc. C. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường. D. Sóng trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng được gọi là sóng ngang. Câu 5. Hình dạng sóng truyền theo chiều dương trục Ox ở một thời điểm có dạng như hình vẽ, ngay sau thời điểm đó chiều chuyển động của các điểm A, B, C, D và E là A. Điểm B, C và E đi xuống còn A và D đi lên. B. Điểm A, B và E đi xuống còn điểm C và D đi lên. C. Điểm A và D đi xuống còn điểm B, C và E đi lên. D. Điểm C và D đi xuống và A, B và E đi lên. Câu 6. Khi nói về sóng phát biểu nào sau đây là sai? A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng. B. Sóng cơ lan truyền trên mặt nước là sóng ngang. C. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc. D. Sóng cơ truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không. 9
  10. Câu 7. Sóng âm truyền trong chất khí là sóng A. dọc. B. ngang. C. hạ âm. D. siêu âm. Câu 8. Cho mũi nhọn P chạm nước và dao động theo phương thẳng đứng để tạo sóng ngang trên mặt nước. Kết luận đúng: A. Khi có sóng truyền tới các phần tử nước dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. B. Khi có sóng truyền tới miếng xốp trên mặt nước, miếng xốp bị đẩy đi xa theo chiều truyền. C.Khi có sóng truyền tới miếng xốp trên mặt nước, miếng xốp dao động xung quanh vị trí cân bằng theo phương vuông góc với phương thẳng đứng. D.Khi có sóng truyền tới, các phần tử nước không dao động mà đứng yên tại chỗ. Câu 9. Quan sát hình ảnh mô tả biên độ và tần số của âm qua dao động kí. Chọn phát biểu Sai. A. Hình a so với ban đầu, âm phát ra có chu kì 0,0025s. B. Hình a so với ban đầu, biên độ sóng âm tăng nhưng tần số không đổi. C. Hình b so với ban đầu, biên độ sóng âm giảm nhưng tần số không đổi. D. Hình d so với ban đầu, biên độ sóng âm không đổi nhưng tần số tăng. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình dưới cho thấy hình ảnh sóng truyền trên lò xo. Nhận xét nào sau đây là đúng? a). Sóng tuyền trên lò xo là sóng dọc. b) Sóng đã truyền được 1 bước sóng. c) Điểm X chưa dao động vì sóng chưa truyền đến. d) Điểm Z và Y không dao động nữa vì sóng đã truyền qua. Câu 2: Mô hình truyền sóng âm như hình vẽ. a) Nguồn âm dao động làm cho các phần tử không khí trên dao động theo phương truyền âm, các phần tử không khí dao động lệch pha nhau tạo nên các lớp không khí nén, dãn giống như ở lò xo. b) Sóng âm khi truyền trong không khí hay trong chất lỏng là sóng dọc. Biên độ của sóng âm càng lớn thì biên độ dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng to. c) Tần số của sóng âm càng lớn thì tần số dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng cao. d) Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s, nếu loa phát ra âm có tần số 17 kHz thì bước sóng mà sóng truyền trong không khí là 20cm. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một sóng ngang có tần số 100 Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với tốc độ 60 m/s, qua điểm M rồi đến điểm N, N gần M nhất và dao động cùng pha với M. Khoảng cách MN là bao nhiêu m? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười) 10
  11. 1450 Câu 2: Một sóng âm có tần số (Hz) truyền trên mặt nước với tốc độ 1450 m/s. Trên phương truyền sóng, sóng  truyền tới điểm P rồi mới tới điểm Q cách nó 5cm. Tính độ lệch pha của P và Q. (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 3: Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là bao nhiêu? Bài 10: Thực hành: Đo tần số sóng âm Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong bộ thí nghiệm đo tần số sóng âm sau. Các thiết bị lần lượt là A. (1) – Dao động kí điện tử; (2) – Micro; (3) – Bộ khuếch đại tín hiệu; (4) – Âm thoa và búa cao su; B. (1) – Dao động kí điện tử; (2) – Bộ khuếch đại tín hiệu; (3) – Micro; (4) – Âm thoa và búa cao su. C. (1) – Máy phát tần số; (2) – Bộ khuếch đại tín hiệu; (3) – Micro; (4) – Âm thoa và búa cao su. D. (1) – Máy phát tần số; (2) – Bộ khuếch đại tín hiệu; (3) – Loa; (4) – Âm thoa và búa cao su. Câu 2: Chọn câu sai: Dao động kí có các tính năng cơ bản nào sau đây: A. Đo cường độ của tín hiệu dao động điện. B. Đo năng lượng. C. Đo tần số. D. Đo chu kì. Câu 3. Làm thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn bên ngoài đến phép đo tần số sóng âm. A. Phòng thí nghiệm phải yên lặng tuyệt đối. B. Micro được đặt ở khoảng cách xa nhất để thu được âm thanh rõ nhất. C. Phòng thí nghiệm phải có phòng thí nghiệm yên tĩnh và đặt âm thoa cách micro khoảng cách hợp lý để thi được âm thành rõ nhất. D. Đặt âm thoa cách micro khoảng cách hợp lý để thi được âm thành rõ nhất. Câu 4. Máy phát tấn số trong bộ thí nghiệm đo tốc độ truyền âm, muốn điều chỉnh tần số ở mức 500Hz thì phải chỉnh như thế nào? A. Nhấn nút tăng tần số đến 500Hz. B. Chỉnh mức tần số về mức 100+1k rồi nhấn nút tăng tần số đến 500Hz. C. Chỉnh mức tần số về mức 100+1k. D. Chỉnh mức tần số về mức 100+1k, chỉnh biên độ lên mức tối đa rồi nhấn nút tăng tần số đến 500Hz. Câu 5. Hình bên cho thấy hai sóng được hiển thị trên một màn hình máy hiện sóng. Núm điều chỉnh thời gian của màn hình được đặt ở chế độ 500 µs/độ chia (1 ô li). Chu kì mỗi sóng gần đúng là A. 1000s. B. 1000ms. C. 1000 µs. D. 500 µs. Câu 6. Một người quan sát sau khi thấy tia chớp 5s thì nghe được tiếng sét. Biết khoảng cách từ nơi sét đánh đến chỗ nguời quan sát là 1700m. Hỏi tốc độ truyền âm trong không khí bằng bao nhiêu m/s? A. 1700m/s. B. 340m/s. C. 170m/s. D. 340km/h. Câu 7. Âm thanh là một trong những yếu tố rất cần thiết trong đời sống chúng ta. Nhờ có âm thanh, con người có thể trao đổi được lẫn nhau, cũng như lắng nghe được những thanh âm khác nhau của đời sống. Phát biểu nào dưới đây Sai? A. sóng âm có cùng tần số với nguồn âm. B. sóng âm có thể truyền trong mọi môi trường trừ chân không. C. con người có thể nghe được âm thanh có tần số từ 20 Hz đến 20000Hz D. sóng âm trong môi trường khí và lỏng là sóng dọc. còn trong môi trường rắn bao gồm cả sóng ngang và sóng dọc. Câu 8. Một sóng âm lan truyền với bước sóng là 1,6 m. Nếu tốc độ truyền sóng âm là 340 m/s thì tần số của sóng khoảng A. 544 Hz. B. 212,5 Hz. C. 176 Hz. D. 0,047 Hz. Câu 9. Công thức tính sai số tuyệt đối trung bình của tần số: f 1  f 2  ...  f n f  f1  f 2  ...  f n A.  f  C. f  n n f  f 1  ...  f  f n B. f  f  f n D. f  n Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 11
  12. Câu 1. Hình vẽ cho thấy hai sóng âm được hiển thị trên một màn hình máy hiện sóng. a) Hai sóng trên ngược pha nhau. b. Núm điều chỉnh thời gian của màn hình được đặt ở chế độ 500 µs/độ chia. Chu kì mỗi sóng gần đúng T = 1000s c. Bước sóng của chúng xấp xỉ bằng nhau. d. Tỉ lệ cường độ của sóng 2 so với sóng 1 là 2,25 Câu 2. Bảng sau cho kết quả đo tần số âm thoa a) Giá trị trung bình : f  253, 7 Hz b) Sai số tuyệt đối của lần đo đầu tiên là: f1  0,3Hz c) Sai số tuyệt đối trung bình của 3 lần đo :  f  0.4 H d) Kết quả đo f = 254 ±0,3 (Hz) Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1. Một chiếc loa phát ra âm thanh đẳng hướng trong không gian. Biết cường độ âm tại điểm cách loa 5m là 10 -5 W/m2. Tìm công suất của loa theo mW? ( làm tròn 2 số thập phân). Câu 2. Một sóng âm được hiển thị trên màn của một dao động kí điện tử như hình vẽ. Bộ điều chỉnh thời gian được đặt sao cho giá trị của mỗi độ chia trên màn hình là 0,005s. Xác định tần số của sóng âm theo đơn vị Hz? (Kết quả làm tròn đến 2 chữ số thập phân) Câu 3. Người ta đo được kết quả đo tần số âm thoa như bảng sau. Sai số trung bình của phép đo là bao nhiêu Hz? (Kết quả làm tròn đến 1 chữ số có nghĩa) Bài 11: Sóng điện từ Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Bức xạ có bước sóng 3 µm thuộc vùng bức xạ A. hồng ngoại. B. ánh sáng nhìn thấy. C. Rơn-ghen. D. tử ngoại Câu 2. Theo thứ tự bước sóng tăng dần thì sắp xếp nào dưới đây là đúng? A. Sóng vi ba, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X. B. Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, sóng vi ba. C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, sóng vi ba, tia X. D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, sóng vi ba, tia X. Câu 3. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Sóng điện từ mang năng lượng. B. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ. C. Sóng điện từ là sóng ngang. D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. Câu 4. Tia X có bước sóng 0,25 nm, so với tia tử ngoại bước sóng 0,3 μm, thì có tần số cao gấp A. 120 lần. B. 12000 lần. C. 12 lần. D. 1200 lần. Câu 5. Khoảng cách từ một anten đến một vệ tinh địa tĩnh là 36000 km. Lấy tốc độ lan truyền sóng điện từ là 3.108 m/s. Thời gian truyền một tín hiệu sóng vô tuyến từ vệ tinh đến anten bằng A. 1,08 s. B. 12 ms. C. 0,12 s. D. 10,8 ms. Câu 6. Người thợ hàn hồ quang phải cần dùng “mặt nạ” che mặt, mỗi khi cho phóng hồ quang vì A. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia tử ngoại có thể làm hỏng giác mạc của mắt và gây ung thư da. B. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia hồng ngoại có thể làm nóng cơ thể. C. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia tử ngoại có thể làm ion hóa không khí xung quanh thợ hàn. D. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia hồng ngoại có thể kích thích các phản ứng hóa học không có ích trong cơ thể con người. 12
  13. Câu 7. Trong y học, tia X được ứng dụng trong máy chiếu chụp “X quang” dựa vào tính chất A. có khả năng đâm xuyên mạnh và tác dụng mạnh lên phim ảnh. B. có khả năng ion hóa nhiều chất khí. C. tác dụng mạnh trong các hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài. D. hủy hoại tế bào nên dùng trong chữa bệnh ung thư. Câu 8. Tia UVA là bức xạ thuộc vùng tử ngoại có hại cho người vì có thể gây ung thư da. Trong chân không, tia UVA có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,32 m đến 0,38 m. Lấy c = 3.108 m/s. Tia UVA có tần số nằm trong khoảng A. từ 1,05.1014 Hz đến 9,33.1014 Hz. B. từ 7,89.1014 Hz đến 9,38.1014 Hz. 14 15 C. từ 9,38.10 Hz đến 1,07.10 Hz. D. từ 1,07.1014 Hz đến 1,05.1015 Hz. Câu 9. Tầng ôzon là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. B. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. C. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời. D. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Thang của sóng điện từ sắp xếp theo bước sóng tăng dần được biểu diễn như sơ đồ dưới đây, cho c = 3.108m/s. a) A là tia hồng ngoại còn B là tia tử ngoại. b) B có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,76 𝜇𝑚 đến 1 mm. c) Sóng điện từ của dãy trên là sóng ngang và truyền được trong chân không. d) Sóng điện từ ở A có tần số 1017 Hz truyền trong chân không sẽ cớ bước sóng 3nm. Câu 2: Một vệ tinh thông tin (vệ tinh địa tĩnh) chuyển động trên quỹ đạo tròn ngay phía trên xích đạo của Trái Đất, quay cùng hướng và cùng chu kì tự quay của Trái Đất ở độ cao 36600 km so với đài phát hình trên mặt đất. Đài phát nằm trên đường thẳng nối vệ tinh và tâm Trái Đất. Coi Trái Đất là một hình cầu có bán kính R = 6400 km. Vệ tinh nhận sóng truyền hình từ đài phát rồi phát lại tức thời tín hiệu đó về Trái Đất. Biết sóng có bước sóng   0,5 m, tốc độ truyền sóng c  3.108 m/s. a) Thông tin được đài phát phát đi, vệ tinh thu nhận tín hiệu đó và phát trở lại trái đất. Các điểm trên mặt đất sẽ nhận được thông tin đó thông qua đầu thu tín hiệu. b) Khoảng thời gian lớn nhất mà sóng truyền hình đi từ đài phát đến một điểm trên mặt Trái Đất tương ứng với thời gian sóng truyền từ điểm D đến A sau đó từ A về B. c) Độ dài đoạn AB là 41521,1 km. d) Khoảng thời gian lớn nhất mà sóng truyền hình đi từ đài phát đến một điểm trên mặt Trái Đất là 0, 64 s. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một sóng vô tuyến được phát ra từ một đài phát thanh có bước sóng 3 m. Coi rằng tốc độ của sóng vô tuyến truyền trong không khí là 3.108 m/s, tần số của sóng này là bao nhiêu MHz? Câu 2: Một máy phát sóng vô tuyến AM đẳng hướng trong không gian. Ở khoảng cách 30,0 km từ máy phát này, ta nhận được sóng có cường độ bằng 4,42.10-6 W/m2. Tính công suất của máy phát này theo đơn vị kW? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị) Câu 3: Sóng vô tuyến ngắn có thể được sử dụng để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, bằng cách phát một tín hiệu từ Trái Đất tới Mặt Trăng và thu tín hiệu trở lại, đo khoảng thời gian từ khi phát đến khi nhận tín hiệu. Biết khoảng thời gian từ khi phát tới khi nhận được tín hiệu trở lại là 2,5 s. Biết tốc độ của sóng vô tuyến này là 3.10 m/s. Khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất bằng x.108 (m). Tìm x? Lấy kết quả đến chữ số hàng phần trăm. 13
  14. Bài 12: Giao thoa sóng. Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hai sóng lan truyền có thể giao thoa với nhau là A. Hai sóng cùng phương truyền, cùng tần số, hiệu số pha không đổi theo thời gian. B. Hai sóng cùng chu kỳ và biên độ. C. Hai sóng cùng tần số, hiệu lộ trình không đổi theo thời gian. D. Hai sóng cùng bước sóng, biên độ. Câu 2. Hai sóng phát ra từ hai nguồn kết hợp. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn sóng bằng A. một ước số của bước sóng. B. một bội số nguyên của bước sóng. C. một bội số lẻ của nửa bước sóng. D. một ước số của nửa bước sóng. Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại. B. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tồn tại các điểm không dao động. C. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm không dao động tạo thành các vân cực tiểu. D. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại. Câu 4. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng nước với 2 nguồn S1 và S2 cùng pha như hình vẽ, tốc độ truyền sóng là 1500 m/s, cần rung có tần số 50 kHz. Khoảng cách giữa hai điểm cực đại A và B trên đoạn thẳng S1S2 là A. 1,5 cm. B. 3 cm. C. 6 cm. D. 15 m. Câu 5. Cho các loại ánh sáng sau: Ánh sáng lục (I); Ánh sáng đỏ(II); Ánh sáng vàng(III); Ánh sáng tím(IV) thì loại ánh sáng nào trên hình ảnh giao thoa có khoảng vân nhỏ nhất A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 6. Thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, ánh sáng có bước sáng λ. Tại A trên màn quan sát cách S 1 đoạn d1 và cách S2 đoạn d2 có vân tối khi A. d2 - d1 = (k + 0,5)λ (k ϵ N). B. d2 - d1 =(k - 1)λ/2 (k ϵ N). C. d2 - d1 = kλ (k ϵ N). D. d2 - d1 = k λ/2 (k ϵ N). Câu 7. Có các dụng cụ : (1) đèn lazer ; (2) 2 khe hẹp ; (3) màn hứng ; (4) thước thẳng ; (5) ampe kế. Để đo bước sóng ánh sáng, cần những dụng cụ là A. (1); (2); (3); (4); (5). B. (1); (2); (4). C. (2); (3); (4); (5). D. (1); (2); (3); (4). Câu 8. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, khi ta tăng tần số dao động của cần rung thì số vân cực đại, cực tiểu giữa hai nguồn sẽ A. cùng tăng. B. cùng giảm. C. số cực đại tăng, cực tiểu giảm. D. số cực đại giảm, số cực tiểu tăng. Câu 9. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng I-âng, khoảng cách giữa hai khe là 0,1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 1 m. Nguồn sáng S phát ánh sáng có bước sóng từ 500 nm. Tại điểm M là vân sáng gần nhất cách vân sáng trung tâm là A. 0,25 m. B. 10 mm. C. 0,5 mm. D. 5 mm. Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Trong thí nghiệm về giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng tần số ƒ = 10 Hz và cùng pha, AB = 10 cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nuớc là v = 30 cm/s. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những đoạn d 1 = MA = 31 cm và d2 = MB = 25 cm a) Bước sóng là 3 cm b) Khoảng cách giữa 2 cực đại giao thoa liên tiếp là 3 cm c) Tại M là cực đại giao thoa bậc 3 tính từ đường trung trực của AB d) Trên đoạn AB có 7 điểm dao động với biên độ cực tiểu Câu 2: Một học sinh làm thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng thí nghiệm giao thoa qua khe Young. Bỏ qua sai số dụng cụ. Khoảng cách hai khe a = 0,15± 0,01 mm. Kết quả đo được ghi vào bảng số liệu sau: Lần đo 1 2 3 4 5 D(m) 0,40 0,43 0,42 0,42 0,43 L(mm) (Khoảng cách 6 vân sáng liên tiếp 9,12 9,21 9,20 9,01 9,07 a) Giá trị trung bình khoảng cách từ hai khe đến màn là 0,42m. b) Sai số tuyệt đối của a là 0,15 mm. c) Khoảng vân trong thí nghiệm là 1,82mm. d) Bước sóng đo được có giá trị trung bình là 0,65 μm. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Hai điểm A, B cách nhau 20cm là 2 nguồn sóng cùng pha trên mặt nước dao động với tần số f = 15Hz và biên độ bằng 5cm. Vận tốc truyền sóng ở mặt nước là v = 0,3m/s. Biên độ dao động của nước tại các điểm M nằm trên đường AB với AM = 5cm là bao nhiêu cm? 14
  15. Câu 2: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe là 0,15 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn quan sát là 1 m. Hai điểm M và N trên màn quan sát đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm. Trên đoạn MN có 11 vân sáng, tại M và N là hai vân sáng. Biết khoảng cách MN là 30 mm. Tính bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bao nhiêu μm. Câu 3: Xem hai loa là hai nguồn phát sóng âm cùng phương, cùng tần số, cùng pha. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí là 330m/s. Một người đứng ở vị trí cách 2 nguồn những khoảng là 3,375m và 3m. tìm tần số âm bé nhất để người nghe được âm là to nhất? Bài 13: Sóng dừng Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 9. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định, khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng A. một bước sóng. B. hai bước sóng. C. một phần tư bước sóng. D. một nửa bước sóng. Câu 2. Sóng truyền trên một sợi dây hai đầu cố định có bước sóng λ. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài L của dây phải thoả mãn điều kiện là   A. L   . B. L  . C. L  2  . D. L  . 2 4 Câu 3. Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ A. luôn ngược pha với sóng tới. B. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định. C. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do. D. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định. Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sóng dừng? A. Điểm bụng là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ cùng pha. B. Điểm nút là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ ngược pha. C. Trong sóng dừng có sự truyền pha từ điểm này sang điểm khác. D. Các điểm nằm trên một bó sóng thì dao động cùng pha Câu 5. Trên sợi dây PQ có đầu Q cố định, một sóng tới hình sin truyền từ P đến Q thì sóng đó bị phản xạ và truyền từ Q về P. Tại Q, sóng tới và sóng phản xạ A. lệch pha nhau π/4 rad B. ngược pha nhau C. lệch pha nhau π/3 rad D. cùng pha nhau Câu 6. Sóng dừng trên một sợi dây dài 1 m (hai đầu cố định) có hai bụng sóng. Bước sóng trên dây là A. 0,25 m. B. 0,5 m. C. 1 m. D. 2 m. Câu 7. Một sợi dây đàn hồi dài 60 cm, hai đầu cố định dao động với 4 bụng sóng. Biết tần số rung của sợi dây là ƒ = 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 60 cm/s. B. v = 75 cm/s. C. v = 12 cm/s. D. v = 15 m/s. Câu 8. Dây AB = 40 cm căng ngang, hai đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B). Biết MB = 14 cm. Tổng số bụng trên dây AB là A. 10. B. 8. C. 12. D. 14 Câu 9. Một sợi dây đàn hồi AB căng ngang, hai đầu cố định và đang có sóng dừng với tần số 25 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 1,2 m/s. Tổng số bụng và nút trên dây là 27. Chiều dài AB là A. 33,6 cm B. 31,2 cm C. 32,4 cm D. 34,8 cm Phần 2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một hình thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây được thực hiện như hình vẽ a) Tại các điểm M, Q sóng tới và sóng phản xạ ngược pha. b) Bước sóng trong thí nghiệm có chiều dài bằng đoàn thẳng nối từ A đến Q. c) Chiều dài dây AB bằng 3 lần bước sóng. d) Sóng dừngtạo ra trên dây có tần số 20Hz, chiều dài dây AB là 60cm, tốc độ truyền sóng trên dây là 8m/s. Câu 2: Đàn bầu hay độc huyền cầm, là một loại nhạc cụ truyền thống của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Người ta thường định âm cho đàn bầu theo dây buông có âm tự nhiên, nhưng có khi chỉnh theo từng bài bản. Khi khảy dây, các ngón tay trái rung nhẹ cần đàn để điều chỉnh tính đàn hồi của dây đàn, tạo ra số bó sóng phù hợp để phát âm thanh trên đàn rõ nhất. a) Sóng tạo ra trên dây đàn ghita được gảy là sóng dọc. b) Sóng âm được tạo ra bởi một dây đàn ghita đang rung là sóng dọc c) Dây đàn có chiều dài dài 110 cm với tốc độ, tần số âm cơ bản được phát ra khi đánh đàn là 200Hz. d) Dây đàn có chiều dài dài 110 cm, với tốc độ truyền sóng trên dây là 440 m/s, để tạo ra trên dây 4 bó sóng như hình thì phải khảy dây đàn với tần số là 800Hz. 15
  16. Phần 3. Trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một sóng dừng tạo ra trên dây đàn hồi dài 80 cm với 4 bụng sóng, hai đầu dây cố định. Nếu sóng tới có biên độ sóng lầ 2cm thì biên độ sóng tại điểm bụng là bao nhiêu cm? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 2: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 5 nút sóng (kể cả hai đầu dây). Bước sóng của sóng truyền trên dây là bao nhiêu mét? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười) Câu 3: Một ống sáo dọc có miệng lỗ thổi hơi (nguồn âm, nút sóng) cách lỗ ứng với âm la cao 19 cm. Tốc độ truyền âm trong không khí ở nhiệt độ phòng lúc thổi sáo là 331 (m/s). Tần số của âm la cao đó (âm cơ bản) là bao nhiêu Hz? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Phần 4: Tự luận Câu 1. Hình vẽ là đồ thị li độ - khoảng cách của một sóng truyền trên dây đàn hồi theo phương Ox, với O là nguồn sóng (t = 0). Cho biết khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng liên tiếp bằng 8,0cm và thời gian sóng truyền giữa hai đỉnh này bằng 0,02s. a) Xác định bước sóng và biên độ của sóng? b) Viết phương trình dao động của nguồn sóng? Câu 2. Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120 Hz, tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng, ở về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ năm 0,5 m. a) Tốc độ truyền sóng là bao nhiêu m/s? b) 13 ngọn sóng truyền qua trước mắt một người quan sát mất thời gian bao lâu? Câu 3. Một sóng có tần số 50 Hz truyền trong một môi trường đồng chất. Tại một thời điểm, hai điểm gần nhất trên cùng phương truyền sóng dao động lệch pha nhau π/2 cách nhau 60cm. a) Tính bước sóng? b) 2 phần tử cách nhau 1 khoảng 480cm thì như thế nào với nhau về pha? Câu 4: Một nguồn sóng âm gồm 1 loa phát thanh phát ra năng lượng 50 J trong thời gian 10 s. Nếu bỏ qua sự hấp thụ âm của môi trường, tại một điểm A đặt cách nguồn sóng âm 10 m. Tính: a) Công suất nguồn âm. b) Cường độ âm tại A. Câu 5: Một sợi dây đàn hồi, mảnh, dài có đầu O dao động với tần số f thay đổi được trong khoảng từ 80 Hz đến 125 Hz theo phương phương vuông góc với sợi dây. Sóng tạo thành lan truyền trên dây với tốc độ v = 10 m/s a) Cho f = 80 Hz, tính chu kì và bước sóng của sóng trên dây. b) Tính tần số f để điểm M trên dây cách O một khoảng bằng 20 cm luôn dao động cùng pha với điểm O. Câu 6: Một sóng cơ có tần số 20 Hz truyền trên mặt nước với tốc độ 1,5 m/s. Trên phương truyền sóng, sóng truyền tới điểm P rồi mới tới điểm Q cách nó 17,75 cm. a) Tìm bước sóng. b) Tại thời điểm t, điểm P hạ xuống thấp nhất thì sau thời gian bao lâu thì điểm Q sẽ hạ xuống thấp nhất? Câu 7: Một sóng ngang có tần số 100 Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với tốc độ 60 m/s và khoảng cách giữa 2 đầu dây là 250cm. a) Tìm bước sóng truyền trên dây. b) Tìm khoảng cách xa nhất giữa hai điểm dao động ngược pha trên dây. Câu 8: Một bức xạ truyền trong không khí với chu kì 8,25.10-18 s, với tốc độ 3.108 m/s. a) Bức xạ này thuộc vùng bức xạ nào? b) Tính quãng đường mà sóng này lan truyền được trong một chu kì sóng? Câu 9: Một anten radar phát ra những sóng điện từ đến vật đang chuyển động về phía radar. Thời gian từ lúc anten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ từ vật trở lại là 80 s . Sau hai giây, đo lần thứ hai, thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là 76 s . Coi tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 m/s. a) Tính quãng đường vật đã đi được giữa hai lần đo. b) Tính tốc độ chuyển động trung bình của vật. Câu 10: Tại hai điểm A,B trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp với phương trình dao động là 𝑢 = 𝑢 = 2 𝑐𝑜𝑠(10𝜋𝑡) 𝑐𝑚. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 20𝑐𝑚/𝑠, Gọi M là một điểm trên mặt chất lỏng cách A,B lần lượt là 𝑑 = 14 𝑐𝑚, 𝑑 = 15 𝑐𝑚. a) Viết phương trình dao động sóng tổng hợp tại M. b) Tứ giác ABCD là hình vuông cạnh 15cm, tìm số cực đại giữa hai điểm CD. 16
  17. Câu 11: Thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng thường được sử dụng để đo bước sóng của ánh sáng đơn sắc. Khi chiếu hai khe bằng một nguồn phát ánh sáng đơn sắc, ta thấy vân sáng thứ năm cách vân trung tâm là 2,0 cm. Biết hai khe đặt cách nhau 0,2 mm và cách màn một khoảng 1,2 m. a) Xác định bước sóng của ánh sáng được dùng trong thí nghiệm. b) Nếu thực hiện thí nghiệm trong nước có chiết suất 4/3 thì trên vùng giao thoa 7,2cm có bao nhiêu vân sáng? Bao nhiêu vân tối? Câu 12: Trên một sợi dây đàn hồi AB dài 60 cm đang có sóng dừng với hai đầu A và B cố định. Quan sát trên dây AB có 3 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s thì tần số sóng trên dây bằng bao nhiêu Hz? a) Tính bước sóng sóng truyền trên dây. b)Tính tần số sóng trên dây bằng bao nhiêu. Câu 13: Một sợi dây có chiều dài 1,5 m một đầu cố định, một đầu tự do. Kích thích cho sợi dây dao động với tần số 100 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng. Tốc độ truyền sóng trên dây nằm trong khoảng từ 150 m/s đến 400 m/s. Bước sóng của sóng là bao nhiêu m? Câu 14: Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe Young cách nhau 0,5mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2m, ánh sáng dùng có bước sóng 𝜆 = 0,5𝜇m. Bề rộng của giao thoa trường là 18mm. a) Tính khoảng vân i b) Tìm số vân sáng, vân tối N2 quan sát được trên màn? Câu 15: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 𝜇m. Vùng giao thoa trên màn rộng 26 mm (vân trung tâm ở chính giữa). a) Tính khoảng vân i? b) Tìm số vân sáng, vân tối N2 quan sát được trên màn? Câu 16: Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với hai khe Young cách nhau 2mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 3m, ánh sáng dùng có bước sóng 𝜆 = 0,6 𝜇m. Bề rộng của giao thoa trường là 1,5cm. a) Tính khoảng vân i? b) Tổng số vân sáng và vân tối quan sát được là bao nhiêu? Câu 17: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young: khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 là 1 mm, khoảng cách từ S1S2 đến màn là 1m, bước sóng ánh sáng bằng 0,5 μm. Xét 2 điểm M và N (ở cùng phía đối với vân trung tâm) có tọa độ lần lượt xM = 2 mm và xN = 6 mm. a) Tính khoảng vân i? b) Giữa M và N có bao nhiêu vân sáng? Câu 18: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đon sắc có bước sóng 0,6 µm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên màn, gọi M và N là hai điểm ở hai phía so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 6,84 mm và 4,64 mm. a) Tính khoảng vân i? b) Giữa M và N có bao nhiêu vân sáng? Câu 19: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Biết khoảng cách giữa hai khe là 0,6 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, hai điểm M và N nằm khác phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 5,9 mm và 9,0 mm. a) Tại N là vân sáng hay vân tối, thứ mấy? b) Trong khoảng giữa M và N có bao nhiêu vân sáng? Câu 20: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách giữa 2 khe là 0,4mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1,00m. Người ta sử dụng nguồn sáng gồm 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng 𝜆1 và 𝜆2 với 𝜆2 = 400 nm. Khi ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 𝜆1 thì quan sát thấy trên một khoảng trong vùng giao thoa có chứa 7 vân sáng với khoảng cách giữa 2 vân sáng ngoài cùng bằng 9mm. a) Tính bước sóng 𝜆1? b) Vân sáng cùng màu với vân trung tâm cách vân trung tâm gần nhất là bao nhiêu? Câu 21: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng với 2 khe Young, khoảng cách giữa hai khe hẹp là a = 2mm, khoảng cách giữa 2 mặt phẳng chứa hai khe với màn quan sát là D = 1,2m. Khe sáng hẹp phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc màu đỏ λ1 = 0,66μm và màu lục λ2 = 0,55μm. a) Tính khoảng vân tạo ra của hai ánh sáng ? b) Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm là bao nhiêu? Câu 22. Một sợi dây có chiều dài 1,5 m một đầu cố định, một đầu tự do. Kích thích cho sợi dây dao động với tần số 100 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng. Tốc độ truyền sóng trên dây nằm trong khoảng từ 150 m/s đến 400 m/s. a) Tính tốc độ truyền sóng trên dây? b) Tính quãng đường sóng truyền trong một chu kì? Câu 23. Một sợi dây AB dài 1 m đầu A cố định đầu B gắn với cần rung có tần số thay đổi được. B coi là nút sóng Ban đầu trên dây có sóng dừng. Khi tần số tăng thêm 20 Hz thì số nút sóng trên dây tăng thêm 7 nút. a) Tính tốc độ truyền sóng trên dây b) Sau khoảng thời gian bằng bao nhiêu thì sóng phản xạ từ A truyền hết một lần chiều dài sợi dây? 17
  18. Câu 24. Xét một sóng dừng trên dây có hai đầu cố định được hình thành từ dao động của sóng âm ở họa âm bậc 3. Tốc độ truyền sóng trên dây là 192 m/s và tần số sóng là 240 Hz. Biên độ dao động tại bụng sóng là 0,40 cm. Biết khoảng cách từ điểm M, N đến một đầu dây lần lượt là 40,0 cm và 20,0 cm. a) Tính bước sóng? b) Xác định biên độ dao động tại 2 phàn tử M và N? ĐỀ MINH HỌA PHẦN 1: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phương trình dao động điều hòa là A. x = Acos(ωt + φ) B. x = Asin(ω + φt) C. x = Asin(ωt + ) D. x = Acos( + ) Câu 2. Tần số dao động điều hòa là A. số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1 giây. B. số dao động toàn phần vật thực hiện được trong một chu kỳ. C. khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu. D. khoảng thời gian vật thực hiện hết một dao động toàn phần. Câu 3. Chọn phát biểu sai về gia tốc trong dao động điều hòa A. gia tốc luôn cùng hướng lực kéo về. B. gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng. B. gia tốc ngược pha với li độ. D. gia tốc ngược pha với vận tốc. Câu 4. Một vật dao động điều hòa có vận tốc A. luôn dương và không đổi. B. biến thiên điều hòa theo thời gian. C. tăng đều, luôn hướng về vị trí cân bằng. D. bằng 0 khi qua vị trí cân bằng của vật. Câu 5. Một vật có khối lượng 50g, dao động điều hòa với biên độ 4cm và tần số góc 3rad/s. Cơ năng của vật là A. 3,6.10–4 J. B. 7,2 J. C. 3,6 J. D. 7,2.10–4 J. Câu 6. Khi ô tô đi qua các gờ giảm tốc thì xe sẽ A. dao động tự do. B. dao động cưỡng bức C. dao động duy trì. D. dao động điều hòa. Câu 7. Biên độ sóng là A. khoảng cách giữa hai phân tử vật chất gần nhau nhất của sóng. B. khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha. C. biên độ dao động của phân tử vật chất của sóng. D. khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử của sóng. Câu 8. Một sóng hình sin được mô tả như hình bên. Hai điểm A, B A. cùng pha. B. ngược pha. C. vuông pha. D. lệch pha π/4. Câu 9. Âm có tần số trong vùng tai người cảm nhận được âm thanh thì âm nghe càng cao khi A. tần số càng lớn. B. tần số càng nhỏ. C. biên độ càng lớn. D. biên độ càng nhỏ. Câu 10. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng A. quang điện. B. thắp sáng. C. nhiệt. D. hóa học. Câu 11. Trong một số phòng điều trị vật lí trị liệu ở bệnh viện có sử dụng bóng đèn dây tóc bằng vonfram công suất khá lớn. Bóng đèn này là nguồn A. phát tia hồng ngoại để sưởi ấm cho máu lưu thông được tốt. B. phát ra tia X để chiếu điện, chụp điện. C. phát ra tia hồng ngoại để diệt khuẩn ngoài da. D. phát ra tia tử ngoại để chữa bệnh còi xương. Câu 12. Chọn định nghĩa sai khi nói về khoảng vân. A. Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân tối kế tiếp. B. Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng kế tiếp. C. Khoảng vân là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân sáng. D. Khoảng vân là khoảng cách giữa vân sáng và vấn tối kề nhau. Câu 13. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát, cách vân sáng trung tâm 4mm là vân sáng bậc hai thì điểm N cách vân sáng trung tâm 10mm là A. vân sáng bậc 6. B. vân sáng bậc 5. C. vân tối thứ 5. D. vân tối thứ 6. Câu 14. Để tạo sóng dừng trên dây, có một đầu cố định, một đầu tự do thì chiều dài của dây bằng A. một số nguyên lần bước sóng. B. một số lẻ lần nửa bước sóng. C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số lẻ một phần tư bước sóng. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 18
  19. π Câu 1. Cho phương trình dao động điều hòa: x = 4 cos(4πt - 6) cm. a) Chiều dài quỹ đạo là 10 cm. b) Chu kỳ của dao động bằng 0,5 s. c) Tốc độ cực đại bằng 40π cm/s. 2π d) Khi pha dao động bằng 3 thì gia tốc bằng 80π2 cm/s2. Câu 2. Hình vẽ mô tả hàm sóng của sóng cơ. Biết tốc độ truyền sóng trong môi trường là 240 m/s. a) Biên độ sóng là 10 cm. b) Chu kỳ truyền sóng là 25 ms . c) Tần số sóng là 60 Hz. d) Tốc độ dao động cực đại của các phần tử môi trường là 2 m/s. Câu 3. Cho thí nghiệm Young có bước sóng ánh sáng là 0,6 µm. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. a) Khoảng vân bằng 1,2 mm. b) Vị trí vân sáng bậc ba là 3,6mm. c) Vị trí vân tối thứ 2 là 1,8 mm. d) Tại vị trí cách vân trung tâm 6 m là vân sáng bậc 4. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6   Câu 1. Một vật dao động điều hòa với phương trình x  2 cos  4 t   ( cm). Tại thời điểm t = 2 s thì vận tốc của  3 vật bằng bao nhiêu cm/s? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Câu 2. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x  10cos  6, 28t  3,14  cm. Quãng đường vật đi được sau 3 dao động là bao nhiêu mét? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười). Câu 3. Trong môi trường đàn hồi có một sóng cơ có tần số 10 Hz , tốc độ truyền sóng là 40 cm / s . Hai điểm M và N trên phương truyền sóng dao động cùng pha nhau, giữa chúng chỉ có 2 điểm khác dao động ngược pha với M . Khoảng cách MN là bao nhiêu cm? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Câu 4: Trên mặt nước phẳng ngang, có một nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số 200 Hz. Khoảng cách từ gợn sóng thứ nhất đến gợn sóng thứ năm là 1,6 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng bao nhiêu cm/s? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Câu 5. Trong một thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khi nguồn sáng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, người ta đo khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 24 mm. Cho biết khoảng cách giữa hai khe là 0,200 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m. Khoảng cách từ vân sáng bậc hai đến vân tối thứ tư ở cùng bên so với vân sáng trung tâm là bao nhiêu mm? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười). Câu 6. Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là vị trí cân bằng của một điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm của AB, với AB  10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là 0, 2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là bao nhiêu m/s? Kết quả lấy sau dấu phẩy 1 chữ số. II. PHẦN TỰ LUẬN: (1,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì có tốc độ là 20 cm/s. Khi chất điểm của nó có tốc độ là 10 cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là 100√3 cm/s2. a. Tìm độ lớn gia tốc tại biên. b. Tính tần số góc dao động của vật. Câu 2. (1,0 điểm) Một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định được mô tả như hình bên. a. Tính bước sóng và chiều dài dây? b. Người ta tăng tần số nguồn dao động, tìm bước sóng kế tiếp để trên dây xảy ra sóng dừng. ----------- HẾT ---------- 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2